Xác định giá gói thầu để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93
Từ các văn bản pháp lý liên quan và các bài viết trao đổi chuyên môn nghiệp vụ trên Diễn đàn tôi có tổng hợp đưa ra một số ý kiến về xác định giá gói thầu như sau rất mong được các anh/chị, bạn bè đồng nghiệp góp ý, trao đổi thêm:
- Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư (khi chưa có thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán được duyệt) hoặc dự toán (nếu có) đối với dự án và các quy định về lập và quản lý chi phí DAĐT XDCT. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết;
- Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin về giá trung bình theo thống kê của các dự án đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định; ước tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư; sơ bộ tổng mức đầu tư;
- Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì ghi rõ giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu.
Giá gói thầu thi công xây dựng được xác định căn cứ vào chi phí xây dựng trong tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình được duyệt (đối với trường hợp dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật). Thực tế thời gian qua cho thấy, theo quy định của pháp luật về đấu thầu, kế hoạch LCNT phải được lập cho toàn bộ dự án ngay sau khi dự án được duyệt để trình người quyết định đầu tư xem xét, phê duyệt. Do vậy hầu như các gói thầu xây lắp, khi xác định giá gói thầu mới chỉ xác định từ thiết kế cơ sở được duyệt mà chưa có thiết kế chi tiết. Mặt khác từ khi phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu tới khi tổ chức đấu thầu cho các gói thầu của dự án có thể sau vài năm (đặc biệt đối với dự án lớn, vấn đề này càng phức tạp). Do đó xác định chuẩn xác giá của từng gói thầu có ý nghĩa hết sức quan trọng. Điều này đòi hỏi tư vấn khi giúp chủ đầu tư lập giá gói thầu phải có năng lực, kinh nghiệm, am hiểu kỹ về dự án để tính toán giá gói thầu sao cho dự kiến đủ chi phí tính cho gói thầu, tránh việc điều chỉnh nhiều lần giá gói thầu, phát sinh nhiều thủ tục, kéo dài tiến độ, giảm hiệu của dự án.
- Giá gói thầu tổng thầu xây dựng được xác định căn cứ vào chi phí thực hiện các công việc của tổng thầu nêu trong tổng mức đầu tư được duyệt kể cả các khoản chi phí về đào tạo, chuyển giao công nghệ (nếu có) và chi phí QLDA của tổng thầu xây dựng. Riêng đối với gói thầu tổng thầu chìa khoá trao tay, việc xác định giá gói thầu có thể căn cứ vào sơ bộ tổng mức đầu tư tính theo suất vốn đầu tư hoặc chi phí của dự án tương tự đã thực hiện và các yêu cầu khác của chủ đầu tư.
 

Capcon

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/9/07
Bài viết
257
Điểm thành tích
43
Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế.
Cho em hỏi chi phí dự phòng tính như thế nào vậy bác?
 
N

nguyenhien92

Guest
nhà mời thầu có bắt buộc phải đưa ra giá gói thầu trước k ạ?
 

gnol009

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
11/4/14
Bài viết
14
Điểm thành tích
1
nhà mời thầu có bắt buộc phải đưa ra giá gói thầu trước k ạ?

Căn cứ điểm c, Khoản 1, Điều 7 Nghị định 63 thì Bên mời thầu có trách nhiệm cũng cấp thông tin Kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên hệ thống mạng đấu thầu quốc giá (http://muasamcong.mpi.gov.vn) và giá gói thầu nằm trong thông tin này.
 

quangnhot

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
18/6/08
Bài viết
14
Điểm thành tích
3
Tuổi
64
- Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư (khi chưa có thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán được duyệt) hoặc dự toán (nếu có) đối với dự án và các quy định về lập và quản lý chi phí DAĐT XDCT. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết;

Cơ quan tôi có một dự án lập Báo kinh tế kỹ thuật với tổng mức đầu tư: 1.794.866.000, đ. Trong đó:
- Xây lắp: 995.915.432, đ
- Thiết bị: 474.006.500, đ
- Chi phí quản lý dự án:….
- Chi phí tư vấn:……
- Chi khác:….
- Dự phòng: 146.992.000, đ
Khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, chúng tôi căn cứ vào điểm a, khoản 2, Điều 35 của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định "Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế", với hình thức hợp đồng là trọn gói nên đã tính giá gói thầu là:
Xây lắp(995.915.932,đ)+Thiết bị (474.006.500,đ)+Dự phòng(146.992.000,đ)= 1.617.000.000,đ.
Nhưng khi giao kế hoạch cho đơn vị, cơ quan tài chính cấp trên giữ lại chi phí dự phòng và yêu cầu chúng tôi tính giá gói thầu bằng: Xây lắp (995.915.432,đ) + thiết bị (474.006.500)= 1.469.921.932,đ.
Như vậy cơ quan Tài chính cấp trên làm như vậy có đúng không.
 

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93
Cơ quan tôi có một dự án lập Báo kinh tế kỹ thuật với tổng mức đầu tư: 1.794.866.000, đ. Trong đó:
- Xây lắp: 995.915.432, đ
- Thiết bị: 474.006.500, đ
- Chi phí quản lý dự án:….
- Chi phí tư vấn:……
- Chi khác:….
- Dự phòng: 146.992.000, đ
Khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, chúng tôi căn cứ vào điểm a, khoản 2, Điều 35 của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định "Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế", với hình thức hợp đồng là trọn gói nên đã tính giá gói thầu là:
Xây lắp(995.915.932,đ)+Thiết bị (474.006.500,đ)+Dự phòng(146.992.000,đ)= 1.617.000.000,đ.
Nhưng khi giao kế hoạch cho đơn vị, cơ quan tài chính cấp trên giữ lại chi phí dự phòng và yêu cầu chúng tôi tính giá gói thầu bằng: Xây lắp (995.915.432,đ) + thiết bị (474.006.500)= 1.469.921.932,đ.
Như vậy cơ quan Tài chính cấp trên làm như vậy có đúng không.

Việc cắt hẳn phần chi phí dự phòng trong giá gói thầu là không đúng với Luật (như phần dẫn Luật anh đã nêu).
Ở đây cần phải làm rõ cái chi phí dự phòng 146.992.000 của anh đã. Nếu không nhầm thì chi phí dự phòng này là chi phí dự phòng cho cả công trình tức là dự phòng cho cả phần chi phí QLDA, chi phí tư vấn, chi phí khác nữa. Dễ thấy dự phòng cho yếu tố phát sinh KL Gdp1 = (Gxd+Gtb+Gqlda+Gtv+Gk)xKps (Kps =5%) và dự phòng cho yếu tố trượt giá cũng phải tính dựa trên vốn đầu tư dự kiến Vt = Gxd+Gtb+Gqlda+Gtv.
Nên nếu muốn tính dự phòng cho gói thầu xây lắp này thì chỉ tính cho (Gxd+Gtb), cách tính nhanh nhất là lấy 146.992.000/1.794.866.000x(995.915.432+474.006.500). Bảo vệ đến cùng anh nhé, đúng luật là không thể cắt được đâu.
Chúc anh thành công!
 
Chỉnh sửa cuối:

quangnhot

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
18/6/08
Bài viết
14
Điểm thành tích
3
Tuổi
64
Hình thức của hợp đồng này của chúng tôi là trọn gói nên trong HSYC chúng tôi yêu cầu giá dự thầu phải bao gồm tất cả các chi phí kể cả các chi phí cho các yếu tố rủi ro và trượt giá (Điểm b Khoản 1 Điều 62 Luật Đấu thầu )Nếu không cho tính dự phòng vào giá gói thầu thì có lẽ giá dự thầu sẽ luôn vượt giá gói thầu trong KHLCNT vì dự toán chỉ tính những chi phí bình thường nhất làm gì có trượt giá với rủi ro có đúng không ạ? Riêng cách tính chi phí dự phòng, ở đây tôi chỉ tính dự phòng của phần (Gxd +Gtb)x10%= (995.915.432+474.006.500)x10%. Không hiểu có được không? Còn "bảo vệ đến cùng..." nghe chừng cũng hơi khó. Tôi viết nội dung trên hỏi trang web của Bộ Tài Chính, Bộ KHĐT, Bộ XD, chính phu.vn nhưng chẳng có thằng nào trả lời cả. Thế mới rầu
 

0nickname0

:):):):):)
Tham gia
25/5/11
Bài viết
103
Điểm thành tích
28
Tôi viết nội dung trên hỏi trang web của Bộ Tài Chính, Bộ KHĐT, Bộ XD, chính phu.vn nhưng chẳng có thằng nào trả lời cả

Ai mà rãnh để đi trả lời cho bác vấn đề này. Tự làm, tự bảo vệ.
Đúng thì không sao, sai thì mới có cớ để đập bác chứ ..... :)
 

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93
Nếu liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm và thấy mình đúng thì phải bảo vệ đến cùng chứ anh
Còn về tính dự phòng 10% luôn thì cũng cần làm rõ. Anh cứ làm đúng theo hướng dẫn của Thông tư (vẫn tạm dùng TT 04/2010-BXD) 5% phát sinh KL . Trượt giá theo Vt và Ixctbq (cần có chỉ số giá xây dựng).
 

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93

tuan.bqldanampo

Thành viên mới
Tham gia
24/3/14
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Thực ra chi phí dự phòng rất khó để đưa vào giá gói thầu vì nhiều lý do liên quan, nhưng Khoản 2 Điều 5 TT 10.2015.TT-BKHĐT quy định :
2. Giá gói thầu:
Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư của dự án. Trường hợp dự toán đã được phê duyệt trước khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì căn cứ dự toán để lập giá gói thầu. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng (chi phí dự phòng trượt giá, chi phí dự phòng phát sinh khối lượng và chi phí dự phòng cho các khoản tạm tính (nếu có)), phí, lệ phí và thuế.
Đối với các gói thầu có thời gian thực hiện hợp đồng ngắn, không phát sinh rủi ro, trượt giá thì chi phí dự phòng được tính bằng không. Chi phí dự phòng do chủ đầu tư xác định theo tính chất từng gói thầu nhưng không được vượt mức tối đa do pháp luật chuyên ngành quy định. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết.
Chi phí dự phòng không được vượt thì không có chút nào cũng là không vượt theo quy định.
 

KieuManhTu

Thành viên BQL Diễn đàn
Tham gia
18/9/08
Bài viết
170
Điểm thành tích
43
Tuổi
38
Nguyên nhân của việc khó này là do gói thầu đơn giản thế kia luật bắt phải ký trọn gói.
Khi lập kế hoạch LCNT, đơn vị lập không đưa vào chi phí dự phòng thì ko hẳn là không đúng. Vì họ bảo là gói thầu của họ thuộc loại đơn giản nên không cần dự phòng gì cả: thời gian thi công ngắn, nên họ không cần lường trước về trượt giá vì nếu có trượt giá thì cũng nhỏ, hơn nữa về lý thuyết giá gói thầu đã cập nhật trong vòng 28 ngày rồi; họ cũng không cần dự phòng cho khối lượng vì đã là gói thầu đơn giản thì có nghĩa là có thể xác định được khối lượng từ bản vẽ thiết kế (tư vấn lập dự toán xác định khối lượng dự toán để làm cơ sở mời thầu; nhà thầu lập hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất kiểm tra lại khối lượng của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu). Nếu chúng ta có ở cương vị của cơ quan tài chính ở trên thì cũng sẽ lập luận và làm tương tự như thế thôi.
Để giảm thiểu rủi ro thì chỉ có cách là nhà thầu kiểm tra thật kỹ khối lượng mời thầu, lập biện pháp thi công thật tốt để nếu có khối lượng mời thầu thiếu thì đề xuất bổ sung và thương thảo phần này với chủ đầu tư thôi.
 

tuvn254

Thành viên năng động
Tham gia
11/1/08
Bài viết
58
Điểm thành tích
8
Tuổi
39
Việc cắt hẳn phần chi phí dự phòng trong giá gói thầu là không đúng với Luật (như phần dẫn Luật anh đã nêu).
Ở đây cần phải làm rõ cái chi phí dự phòng 146.992.000 của anh đã. Nếu không nhầm thì chi phí dự phòng này là chi phí dự phòng cho cả công trình tức là dự phòng cho cả phần chi phí QLDA, chi phí tư vấn, chi phí khác nữa. Dễ thấy dự phòng cho yếu tố phát sinh KL Gdp1 = (Gxd+Gtb+Gqlda+Gtv+Gk)xKps (Kps =5%) và dự phòng cho yếu tố trượt giá cũng phải tính dựa trên vốn đầu tư dự kiến Vt = Gxd+Gtb+Gqlda+Gtv.
Nên nếu muốn tính dự phòng cho gói thầu xây lắp này thì chỉ tính cho (Gxd+Gtb), cách tính nhanh nhất là lấy 146.992.000/1.794.866.000x(995.915.432+474.006.500). Bảo vệ đến cùng anh nhé, đúng luật là không thể cắt được đâu.
Chúc anh thành công!
Mình chưa hiểu công thức này bản chất là thế nào và số 1.794.866.000 ở đâu ra.
Bạn có thể làm rõ giúp mình được ko
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top