Xin các sư huynh quân sư về định mức

henry_cuong

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
13/9/08
Bài viết
35
Điểm thành tích
8
Xin gửi tới các huynh đệ ngôi nhà xây dựng ( Ngôi nhà chung) lời chào ấm áp nhất!
Tôi có một câu hỏi mong các sư huynh đệ chỉ giáo giùm: Đệ đang làm dự toán cho công trình thuỷ điện sơn la chưa có kinh ngiệm nên gặp rất nhiều vướng mắc.
-câu hỏi thứ nhất là: Một công tác không có trong định mức mình muốn chiết tính đơn giá. về giá thì có đơn giá VL, NC, MTC roài. nhưng về phần định mức không biết lấy ở đâu. ví dụ một công tác làm sao ta biết được sử dụng vật liệu gì?, nhân công bao nhiêu, máy gi? để biết được cái đó ta phải căn cứ vào đâu và cần tìm hiểu công văn, văn bản nào ạ!
- câu hỏi tứ hai là: Một công tác trong ĐM thi công bằng máy, củng công tác tương tự nhưng thi công bằng thủ công mà công tác thi công bằng thủ công không co trong định mức. vậy khi chuyển thi công bằng thủ công ta suy thế nào ra được CT thi công bằng thủ công. và một công tác sử dụng bằng cát xay không rửa, công tác kia sử dụng cát tự nhiên.....
Rất mong các sư huynh đệ chỉ dùm em
Thân!
 
L

levinhxd

Guest
Mình xin đóng góp chút ý kiến:
Hiện nay Nhà nước đã tạo cơ chế mở, cho phép Chủ đầu tư chịu trách nhiệm chính với phương thức quản lý chi phí đầu tư xây dựng của mình. Như vậy CĐT có quyền lập và phê duyệt định mức nếu đủ năng lực. TUy đã được trao quyền, nhưng vẫn còn rất ít Chủ đầu tư dám mạnh tay phê duyệt những định mức lập mới, trừ những ĐM mang tính vận dụng.

Về câu hỏi thứ nhất: Định mức đa phần đã có trong cuốn ĐM ban hành của Bộ xây dựng, một số công tác nếu không có trong ĐM thì phải tìm một công việc có trình tự và biện pháp thi công tương tự hoặc có hao phí nhân công, máy thi công tương đối giống với công tác mình đang cần lập ĐM, sau đó vận dụng có tính lại. Tuy nhiên phải được sự đồng ý của TVGS, Chủ đầu tư!
Mình ví dụ:
1, Công tác đắp bao tải cát không có trong ĐM, ta vận dụng mã đắp cát thủ công, thêm phần vật liệu bao tải
2, Công tác thi công cấu kiện bê tông không trát (sử dụng tấm cốp pha nhẵn), có thể tra vận dụng, có thay đổi định mức gỗ cốp pha
vv….
Nếu công tác bạn đang muốn xây dựng định mức hoàn toàn mới lạ, không có tính chất tương tự với 1 công tác nào trong định mức thì cần có phương pháp xây dựng định mức theo hướng dẫn (giống như bộ môn và đồ án lập ĐM trong các trường đào tạo).

Về câu hỏi thứ 2: Thường đã có mã thi công máy thì sẽ có phần thi công thủ công. Còn nếu không thì bạn phải xem thật kỹ xem nó có thể vận dụng các ĐM nào khác không! Phải nói rõ ra thì mọi người mới góp ý thảo luận được.
Ví dụ: Công tác vận chuyển vác bộ, không có trong ĐM 1776, 1777 nhưng có thể vận dụng mã hiệu XP. (Chương 10) trong ĐM 1778 để tính!
 

henry_cuong

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
13/9/08
Bài viết
35
Điểm thành tích
8
Mình xin đóng góp chút ý kiến:
Hiện nay Nhà nước đã tạo cơ chế mở, cho phép Chủ đầu tư chịu trách nhiệm chính với phương thức quản lý chi phí đầu tư xây dựng của mình. Như vậy CĐT có quyền lập và phê duyệt định mức nếu đủ năng lực. TUy đã được trao quyền, nhưng vẫn còn rất ít Chủ đầu tư dám mạnh tay phê duyệt những định mức lập mới, trừ những ĐM mang tính vận dụng.

Về câu hỏi thứ nhất: Định mức đa phần đã có trong cuốn ĐM ban hành của Bộ xây dựng, một số công tác nếu không có trong ĐM thì phải tìm một công việc có trình tự và biện pháp thi công tương tự hoặc có hao phí nhân công, máy thi công tương đối giống với công tác mình đang cần lập ĐM, sau đó vận dụng có tính lại. Tuy nhiên phải được sự đồng ý của TVGS, Chủ đầu tư!
Mình ví dụ:
1, Công tác đắp bao tải cát không có trong ĐM, ta vận dụng mã đắp cát thủ công, thêm phần vật liệu bao tải
2, Công tác thi công cấu kiện bê tông không trát (sử dụng tấm cốp pha nhẵn), có thể tra vận dụng, có thay đổi định mức gỗ cốp pha
vv….
Nếu công tác bạn đang muốn xây dựng định mức hoàn toàn mới lạ, không có tính chất tương tự với 1 công tác nào trong định mức thì cần có phương pháp xây dựng định mức theo hướng dẫn (giống như bộ môn và đồ án lập ĐM trong các trường đào tạo).

Về câu hỏi thứ 2: Thường đã có mã thi công máy thì sẽ có phần thi công thủ công. Còn nếu không thì bạn phải xem thật kỹ xem nó có thể vận dụng các ĐM nào khác không! Phải nói rõ ra thì mọi người mới góp ý thảo luận được.
Ví dụ: Công tác vận chuyển vác bộ, không có trong ĐM 1776, 1777 nhưng có thể vận dụng mã hiệu XP. (Chương 10) trong ĐM 1778 để tính!


Trước hết rất cảm ơn anh Lê Vinh đã nhiệt tình. Thực tế củng có những công tác tương tự nhau, em đưa ra một ví dụ các huynh xem có chổ nào không hợp lý không nhé:
- chẳng hạn tôi muốn tra công tác này : SXLD và tháo dỡ cốt pha bản đáy(hoặc tường..), tấm nhỏ bằng thủ công. tôi lấy mã của công tác sau:
-> SXLD và tháo dỡ cốp pha kim loại tường, cột vuông, hình chữ nhật xà, dầm, giằng cao <=16m
các huynh thấy có hợp lý không?
Mặt khác: nếu hai công tác tương tự nhau gần như hết, chỉ có khác nhau duy nhất công tác tôi muốn tra là thủ công chứ không phải bằng máy. vậy trường hợp này tôi vẫn lấy mã công tác đó nhưng trong phần chiết tính giá tôi bỏ đi phần máy chỉ lấy phần VL, và nhân công thui. liệu làm như thế có ổn không. củng như vậy môt công tác khác sử dụng vật liệu là cát xay không rửa, mình cần tính cát tự nhiên thì mình thay cát tự nhiên vào có được không nhi.
Nếu các huynh đã từng lập định mức cho 1 công tác nào đó rùi thì xin chỉ giáo cho đệ được không ạ. dễ hiểu nhanh hơn là di mày mò. trình tự và cách tính
Thank các huynh nhiu!
 
Last edited by a moderator:
L

levinhxd

Guest
Trước hết rất cảm ơn anh Lê Vinh đã nhiệt tình. Thực tế củng có những công tác tương tự nhau, em đưa ra một ví dụ các huynh xem có chổ nào không hợp lý không nhé:
- chẳng hạn tôi muốn tra công tác này : SXLD và tháo dỡ cốt pha bản đáy(hoặc tường..), tấm nhỏ bằng thủ công. tôi lấy mã của công tác sau:
-> SXLD và tháo dỡ cốp pha kim loại tường, cột vuông, hình chữ nhật xà, dầm, giằng cao <=16m
các huynh thấy có hợp lý không?
Mặt khác: nếu hai công tác tương tự nhau gần như hết, chỉ có khác nhau duy nhất công tác tôi muốn tra là thủ công chứ không phải bằng máy. vậy trường hợp này tôi vẫn lấy mã công tác đó nhưng trong phần chiết tính giá tôi bỏ đi phần máy chỉ lấy phần VL, và nhân công thui. liệu làm như thế có ổn không. củng như vậy môt công tác khác sử dụng vật liệu là cát xay không rửa, mình cần tính cát tự nhiên thì mình thay cát tự nhiên vào có được không nhi.
Nếu các huynh đã từng lập định mức cho 1 công tác nào đó rùi thì xin chỉ giáo cho đệ được không ạ. dễ hiểu nhanh hơn là di mày mò. trình tự và cách tính
Thank các huynh nhiu!

- Ở công tác cốp pha bản đáy (cốp pha tường) tra vận dụng như bạn nói là hợp lý
- Một công tác có thủ công và máy mà bỏ máy để lấy có mỗi thủ công thì khả năng sai là rất lớn! Vì nhân công và máy trong trường hợp công tác đó có thể phục vụ những công tác khác nhau, và nhân công không thể thay máy làm việc được (những công tác KL phức tạp hoặc rất lớn, trọng lượng thi công lớn...), bạn cứ xem 1 ví dụ: mã hiệu AB.26111 - Nhân công chỉ để sửa đáy và ta luy chứ không thể với mức nhân công đó làm hết việc cả máy được! Nếu nhân công đào hết 1 cái hố móng nhà cao tầng có khi mất vài tháng nhưng máy thì mất vài ngày! :D!
- Thay cát rửa bằng cát tự nhiên hay các loại cát khác thì không ảnh hưởng lắm đến ĐM, hoàn toàn có thể vận dụng! Nhưng phải cẩn thận ở chỗ mã vữa (tổng hợp, xi măng, mác vv....)
Chúc bạn thành công!
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Mặt khác: nếu hai công tác tương tự nhau gần như hết, chỉ có khác nhau duy nhất công tác tôi muốn tra là thủ công chứ không phải bằng máy. vậy trường hợp này tôi vẫn lấy mã công tác đó nhưng trong phần chiết tính giá tôi bỏ đi phần máy chỉ lấy phần VL, và nhân công thui. liệu làm như thế có ổn không. củng như vậy môt công tác khác sử dụng vật liệu là cát xay không rửa, mình cần tính cát tự nhiên thì mình thay cát tự nhiên vào có được không nhi.
Đúng như Levinhxd đã thảo luận. Mình không bàn thêm về vấn đề trên.

Từ trước tới nay, định mức luôn được vận dụng. Miễn là người lập - thẩm tra/thẩm định dự toán thấy khả thi và phù hợp. Lưu ý trong Mã hiệu định mức ghi là vận dụng để dễ tra cứu. Ví dụ: VD AB.26111.
 

Top