Xin hỏi về các DA vẫn tiến hành theo NĐ 52

  • Khởi xướng Cairong
  • Ngày gửi
C

Cairong

Guest
Tại một số địa phương do tính chất đặc thù nào đó vẫn có một số DA không phải là XD vẫn thực hiện theo NĐ 52/CP. Điển hình là các DA mau sắm thiết bị, CNTT, Phần mềm ...Tuy nhiên ở đây có vấn đề là: các văn bản qui định về chi phí tư vấn, TKKT-TDT ... ( QĐ 12, 15 ) lại bị Bộ XD bãi bỏ vì đã có QĐ 10 và 11. Vậy áp dụng tính các chi phí khác như thế nào ? Bác nào có cao kiến nào cho ý kiến giúp ? Xin cảm ơn
 
A

AAmylove

Guest
Tại một số địa phương do tính chất đặc thù nào đó vẫn có một số DA không phải là XD vẫn thực hiện theo NĐ 52/CP. Điển hình là các DA mau sắm thiết bị, CNTT, Phần mềm ...Tuy nhiên ở đây có vấn đề là: các văn bản qui định về chi phí tư vấn, TKKT-TDT ... ( QĐ 12, 15 ) lại bị Bộ XD bãi bỏ vì đã có QĐ 10 và 11. Vậy áp dụng tính các chi phí khác như thế nào ? Bác nào có cao kiến nào cho ý kiến giúp ? Xin cảm ơn
Nghị đinh 52 của Chính Phủ ra đời Ngày 08 Tháng 07 năm 1999 Về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng.
Trước hết phải hiểu đối tượng áp dụng của Nghị định 52 là đối tượng nào:
Điều 3. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng
1. Đối tượng quản lý đầu tư và xây dựng bao gồm:
a) Dự án đầu tư và xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa lớn, nâng cấp các dự án đã đầu tư xây dựng;
b) Dự án đầu tư để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt và sản phẩm công nghệ khoa học mới;
c) Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước để quy hoạch phát triển vùng, lãnh thổ, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn;
d) Công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước mà không yêu cầu phải lập dự án đầu tư;
đ) Các đối tượng đầu tư và xây dựng không sử dụng vốn nhà nước.
Nghị định 52 (ra đời trước Luật XD) cùng với các đối tượng của nó đã bị thay thế bởi Luật XD +... và Nghị định số 16.
KHẲNG ĐỊNH: NĐ52 đã bị bãi bỏ và công bố bãi bỏ từ phía Chính Phủ bằng văn bản cụ thể (công bố danh mục văn bản hết hiệu lực).
Vậy hiện này, với các nguồn vốn NN và với các đối tượng trên nếu bây giừo lấy 52 ra áp dụng là hoàn toàn sai. Tương tự như vậy với các QĐ12,15.
NGUYÊN LÝ: do sự phát triển nên nhiều Vbản, chính sách NN chỉ phù hợp tại 1 thời điểm, thời gian khác cần thay đổi, điều chỉnh, hủy bỏ. Do vậy cần thường xuyên cập nhật văn bản mới, quy định mới để áp dụng. Đừng lấy cái cũ đã hủy bỏ ra áp dụng. Đó là tính pháp lý.
 
Last edited by a moderator:
H

Huongtv

Guest
Cùng chung thắc mắc với Cairong
Bọn em cũng gắp phải vấn đề như Cairong đó là có dự án đã hoàn thành nhưng còn tiền nên chủ đầu tư muốn làm thêm một số hạng mục bổ sung (em làm bên đường sắt) nên yêu cầu tư vấn tính điều chỉnh bổ sung dự án. Bọn em đã lập dự toán điều chỉnh theo ND 16 và Luật XD mới nhưng bị yêu cầu làm lại và chủ đầu tư còn gửi kèm một văn bản của Bộ GTVT cho phép lập theo ND 52 vì đây là công trình chuyển tiếp. Nói như bác FUBI thì rất có lý nhưng nếu vậy thì BGTVT không hiểu vấn đề à? Em xin nói thêm là cái dự án đó đã thi công xong rồi và các hạng mục b/s này chưa hề có tên trong dự án cũ. Nếu bọn em làm DA này thì phần tính chi phí khác theo ND52 sẽ tính ntn? tính tỷ lệ phí theo GTXL mới hay là theo cái đã được duyệt.
Nhờ các bác có kinh nghiệm chỉ giúp em. Thanks for your help.
 
Last edited by a moderator:
A

AAmylove

Guest
Vấn đề xử lý các dự án chuyển tiếp lại là vấn đề khác. Bạn đọc kỹ văn bản hướng dẫn xử lý các vấn đề liên quan đến DA chuyển tiếp giữa NGhị định 52 và Luật XD mới (và NGhị định 16 hướng dẫn). Tất cả đều sống và làm việc theo pháp luật chứ k theo cơ chế xin cho thực hiện trái luật hoặc xin thực hiện theo cái cũ tại thời điểm hiện nay đâu bạn ah.
 
H

hathai

Guest
Cùng chung thắc mắc với Cairong
Bọn em cũng gắp phải vấn đề như Cairong đó là có dự án đã hoàn thành nhưng còn tiền nên chủ đầu tư muốn làm thêm một số hạng mục bổ sung (em làm bên đường sắt) nên yêu cầu tư vấn tính điều chỉnh bổ sung dự án. Bọn em đã lập dự toán điều chỉnh theo ND 16 và Luật XD mới nhưng bị yêu cầu làm lại và chủ đầu tư còn gửi kèm một văn bản của Bộ GTVT cho phép lập theo ND 52 vì đây là công trình chuyển tiếp. Nói như bác FUBI thì rất có lý nhưng nếu vậy thì BGTVT không hiểu vấn đề à? Em xin nói thêm là cái dự án đó đã thi công xong rồi và các hạng mục b/s này chưa hề có tên trong dự án cũ. Nếu bọn em làm DA này thì phần tính chi phí khác theo ND52 sẽ tính ntn? tính tỷ lệ phí theo GTXL mới hay là theo cái đã được duyệt.
Nhờ các bác có kinh nghiệm chỉ giúp em. Thanks for your help.

Chắc là bạn làm ở TRICC-JSC à, chắc là bạn nhầm thế nào ấy chứ ? Bộ GTVT chỉ có văn bản hướng dẫn chuyển tiếp giữa 16 và 52 tức là tất cả các dự án đã có quyết định đầu tư từ trước khi 16 có hiệu lực thì vẫn thực hiện theo 52 (cũng có 1 số dự án có QĐ ĐT trước khi 16 có hiệu lực nhưng chưa triển khai, sau khi 16 có hiệu lực mới bắt đầu triển khai thì cũng được điều chỉnh lại thực hiện theo 16). Trường hợp của bạn, công trình (dự án) đã hoàn thành, bây giờ còn dư vốn, muốn làm tiếp mà CĐT lại yêu cầu làm theo 16 (tại thời điểm nay) là ko đúng rồi. Không thể làm 1 công việc mà cái căn cứ đầu tiên là 52, còn nhưng cái hướng dẫn kèm theo lại là con của thằng 16 (vô lý hết sức). Mình cũng đã làm nhiều với TRICC, nhưng mà mình nói thật nhé, các bạn rất ít chịu cập nhật (đấy là những đối tác mình đã làm việc thôi, còn bạn thì mình ko biết) với lại chẳng hiểu tại sao các đồng chí làm được việc lại ra đi gần hết rồi còn gì ?
 
Last edited by a moderator:
H

Huongtv

Guest
Xin các bác giải thích rõ hơn được không ạ. Em xin nói thêm là CĐT yêu cầu bọn em tính TMDT theo ND52 và các TT ban hành theo ND52 trong khi như chúng ta đều đã biết là ND52 cùng với các TT12, 15.. đã bị bãi bỏ. Trong trường hợp này thì tính thế nào? nghĩa là nếu làm theo công văn của BGTVT gửi cho TCT bọn em thì phần chi phí khác em tính theo giá trị của dự án cũ hay là của giá trị dự án mới lập bổ sung này.
 
C

Cairong

Guest
Hiện nay hết giờ làm việc nên mấy máy chủ của các bác Nhà nước đi ngủ mất rồi. Mai tôi sẽ down và minh họa cho các bác.
Ở đây ko phải là dự án chuyển tiếp mà là các dự án không phải XD, ví dụ DA mua thiết bị máy tính, sản xuất PM.... Theo QĐ của UBND Hà nội là làm theo NĐ 52. Vậy làm thế nào đây ?
 
P

Phugia

Guest
Nghị định NĐ 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thay thế các quy định về hoạt động xây dựng tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo các Nghị định của Chính phủ: số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999, số 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000, số 07/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2003; thay thế các nội dung về đấu thầu xây dựng quy định tại Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo các Nghị định của Chính phủ: số 88/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 1999, số 14/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 và số 66/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2003 mà trái với các quy định về lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng tại Nghị định này của Chính phủ

NĐ52/CP là Quy chế Quản lý đầu tư và Xây dựng bao gồm hai lĩnh vực Đầu tư và Xây dựng, Phần Xây dựng thì theo NĐ 16, còn phần Đầu tư thì chưa có văn bản nào thay thế cả nên vẫn sử dụng. Không phải cứ Đầu tư là có xây dựng, có cái Đầu tư nhưng không có xây dựng (như cái mua TB và PM mà Cairong nói đến ấy) nhưng mà đấu thầu là phải theo Luật Đấu Thầu, NĐ 111, QĐ 521 (mua sắm hàng hóa mà), riêng về gói thầu động đến CNTT là có thêm nhiều văn bản lắm đấy
 
P

PVN

Guest
Mình thấy mọi người đều thống nhất các dự án không phải xây dựng vẫn áp dụng NĐ52.

Nhưng nếu không phải xây dựng thì sao lại áp dụng thông tư của Bộ Xây dựng?
Kể cả các TT của BXD còn hiệu lực thì cũng chỉ là vận dụng (áp dụng luật tương tự, hoặc áp dụng tương tự luật) chứ theo mình không phải bắt buộc tuân thủ (có khi còn sai, vì có thể có quy định chuyên ngành của cơ quan QLNN khác)
 
Last edited by a moderator:
P

Phugia

Guest
NĐ 52 không phải của Bộ Xây dựng. Nghị định là do Chính Phủ ban hành chứ
 
P

PVN

Guest
NĐ 52 không phải của Bộ Xây dựng. Nghị định là do Chính Phủ ban hành chứ

Ý mình là comment câu hỏi của bạn cairong: nếu BXD bãi bỏ mấy thông tư tính chi phí tư vấn, TKKT thì tính trên cơ sở nào. Chẳng lẽ quá đề cao Bộ Xây dựng đến như vậy (có thể ban hành nghị định bao trùm các lĩnh vực khác) :)

Nhân đây cũng nói luôn câu chuyện dịch chữ: capital expenditure hay đại loại như thế.
Ở ta cái gì cũng gọi là: Đầu tư xây dựng cơ bản. Có nhiều cái không có xây dựng vẫn cứ liệt vào loại ĐT XD CB
Sao không gọi luôn là "đầu tư cơ bản" có phải gọn hơn bao nhiêu không?
 
Last edited by a moderator:
C

Cairong

Guest
Xin cung cấp thông tin để các bác rõ và giải thích giúp:
1. Theo QĐ 214/2006/QĐ-UBND của UBND TP Hà nội về quản lý dự án DTXD công trình thì các công trình không phải XD thực hiện theo NĐ 52/CP ( các bác xem ảnh chụp điều 1 của QĐ kèm theo ). Cái này OK
2. Theo Quyết định số 44/2006/QĐ-UB của UBNDTP Hà Nội về quản lý và điều hành chương trình CNTT có viết:

2. Chi phí thiết bị bao gồm:
2.1. Chi phí mua sắm thiết bị CNTT và các thiết bị phụ trợ:
- Các thiết bị phải lắp đặt và cài đặt phần mềm.
- Các thiết bị không phải lắp đặt và cài đặt
- Các thiết bị đặc biệt phải gia công, sản xuất (phần mềm phải gia công, sản xuất và các thiết bị đặc biệt khác).
- Các thiết bị phụ trợ và thiết bị ngoại vi.
2.2. Chi phí mua sắm tài sản vô hình:
- Phần mềm hệ thống, phần mềm thương mại đóng gói sẵn.
- Tạo lập CSDL, chuẩn hoá phục vụ cho nhập DL, thực hiện nhập DL cho CSDL.
- Mua sắm các tài sản vô hình khác.
2.3. Chi phí đào tạo chuyển giao công nghệ
2.4. Chi phí lắp đặt thiết bị, cài đặt phần mềm, kiểm tra và hiệu chỉnh thiết bị và phần mềm.

Cái này cũng OK.

3. Vậy xin hỏi khi lập một DA đầu tư các hạng mục như trên thì các chi phí khác tính theo cái gì ( lập báo cáo đầu tư, lập hồ sơ thầu, đánh giá hồ sơ thầu .... ) ? Vì đi theo NĐ 52 chúng ta có các QĐ tính chi phí tư vấn và chi phí quản lý khác theo QĐ 10, 11. Nay đã hủy rồi thì làm sao ? Chả lẽ chủ đầu tư đi trình cách tính cho UBND TP phê duyệt ? Cơ sở pháp lý của việc trình này ?
 

File đính kèm

  • untitled.JPG
    untitled.JPG
    40,9 KB · Đọc: 159

hoathuca

Thành viên mới
Tham gia
28/4/10
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tôi có ý kiến như sau:
Về giá trị pháp lý của Nghị định 52/1999/NĐ-CP thì vẫn còn hiệu lực
STTVăn bảnTrích yếuNgày/Trạng thái 1 Nghị định 07/2003/NĐ-CP [Thuộc tính] [Lược đồ]
Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ Ban hành:
30/01/2003
Hiệu lực:
28/02/2003
2 Thông tư 14/2000/TT-BXD [Thuộc tính] [Lược đồ]
Hướng dẫn xử lý việc chuyển đổi quản lý các dự án đầu tư và xây dựng theo Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 52/1999/NĐ-CP. Ban hành:
13/11/2000
Hiệu lực:
13/11/2000
Trạng thái:
Hết hiệu lực

27/04/2006
3 Nghị định 12/2000/NĐ-CP [Thuộc tính] [Lược đồ]
Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ Ban hành:
05/05/2000
Hiệu lực:
20/05/2000
4 Thông tư liên tịch 16/2000/TTLT/BTC-BLĐTBXH [Thuộc tính] [Lược đồ]
Hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/09/1999 của Chính phủ. Ban hành:
28/02/2000
Hiệu lực:
01/12/1999
Trạng thái:
Hết hiệu lực

28/11/2003
5 Thông tư 28/1999/TT-BLĐTBXH [Thuộc tính] [Lược đồ]
Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ quy định việc người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nuớc ngoài. Ban hành:
15/11/1999
Hiệu lực:
30/11/1999
Trạng thái:
Hết hiệu lực

05/11/2003
6 Nghị định 152/1999/NĐ-CP [Thuộc tính] [Lược đồ]
Quy định việc người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài Ban hành:
20/09/1999
Hiệu lực:
05/10/1999
Trạng thái:
Hết hiệu lực

12/08/2003
7 Nghị định 52/1999/NĐ-CP [Thuộc tính] [Lược đồ]
Về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng Ban hành:
08/07/1999
Hiệu lực:
23/07/1999


Tuy nhiên hiện tại các Thông tư hướng dẫn đã không còn hiệu lực

Đỗi với Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 Chính phủ quy định về dự án đầu tư xây dựng công trình
theo tôi nghĩ dự án xây dựng công trình = công trinh + thiết bị ( trong Quyết định 957/QĐ-BXD ) quy định về tính dự toán
Nếu dự án công trình = 0 cũng được coi phần thiết bị là hiện hữu
vậy cứ theo cái Nghị định 12 mà làm
nhưng Công trình thuộc dạng sửa chữa nhỏ ( coi như không tính) = 0
Còn thiết bị = Dự án mua sắm thiết bị muốn lập

Cụ thể tôi đã áp dụng với VDB để lập 1 dự án mua sắm thiết bị và đã được phê duyệt
Phần căn cứ ok
Chia sẻ
 

Top