Xin kinh nghiệm thiết kế hệ thống pccc

yeuvoban

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
19/7/09
Bài viết
18
Điểm thành tích
3
xin chào mọi người. Mình mới vào làm ở phòng thiết kế hệ thống pccc được có 1 tuần. Mình thấy lúng túng quá không biết bắt đầu từ đâu. Xin mọi người chỉ giáo vài kinh nghiệm khi thiết kế được không ạ. Kinh nghiệm nhỏ nhất cũng được. Mình cảm ơn nhiều!
 
Last edited by a moderator:
T

Thaison99

Guest
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CST
Địa chỉ: Số 6 -Lê Văn Thịnh -Suối Hoa-TP Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh
Điện thoại: (84) (241) 3700 - 900 :: Fax: (84) (241) 387-5112
Website: http://www.Cst.vn - http://www.Cst.com.vn - Mail : Info@cst.vn


Hay lien he voi chung toi
Chung toi se giup do ban!

 

yeuvoban

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
19/7/09
Bài viết
18
Điểm thành tích
3
mình thật sự có quá nhiều cái để hỏi. Sao chúng ta không lập thành một topic để mọi người vào đây chia sẻ kinh nghiệm nhỉ.
Đầu tiên mình muốn hỏi, mình phải bóc tách khối lượng. Nhưng có quá nhiều đầu sprinkler, đầu báo, rổi tổng đường dây. Liệu có cách nào để CAD tính tự động cho mình không nhỉ.
 

Chutmayman

Thành viên BQL Diễn đàn
Tham gia
9/10/07
Bài viết
619
Điểm thành tích
93
Website
giaxaydung.vn
mình thật sự có quá nhiều cái để hỏi. Sao chúng ta không lập thành một topic để mọi người vào đây chia sẻ kinh nghiệm nhỉ.
Đầu tiên mình muốn hỏi, mình phải bóc tách khối lượng. Nhưng có quá nhiều đầu sprinkler, đầu báo, rổi tổng đường dây. Liệu có cách nào để CAD tính tự động cho mình không nhỉ.

Bạn có thể dùng lệnh filter để đếm khối lượng thiết bị trong bản vẽ (với điều kiện các thiết bị để dưới dạng block).
 

yeuvoban

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
19/7/09
Bài viết
18
Điểm thành tích
3
cám ơn bạn chutmayman nhiều, mình làm được rồi. Minh xin hỏi thêm mọi người, nghe có vẻ hơi ngố môt chút là khi co sự cố cháy xảy ra, thì nước của hệ thống chữa cháy spinkler và hệ thống chữa cháy vách tường sẽ được máy bơm bơm trực tiếp lên các họng nước và các đầu spinkler, hay là máy bơm bơm lên bể mái, rồi từ bể mái mới chảy xuống các họng nước và các đầu spinkler.
Cái thứ hai mình muốn hỏi là mình luôn thấy có 2 máy bơm, một bơm chính và một dự phòng. Vậy có bắt buộc trong bản vẽ thiết kế phải có bơm dự phòng không, mình có thể chỉ dùng một bơm chính không.
Cảm ơn các bạn trước nhé
 

loveu

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
5/6/08
Bài viết
37
Điểm thành tích
8
Tuổi
40
:) chắc bạn ko học về chuyên ngành liên quan đến nước ^_^
Mình xin có vài ý kiến thế này:
+Nước của hệ thống sprinkler và họng nước vách tường đều được cấp từ máy bơm chữa cháy (dù trên sơ đồ nguyên lý có thể hiện HT chữa cháy vách tường nối với bể mái, trường hợp cấp từ bể mái là trong khoảng tg 10' đầu khởi động bơm chữa cháy).
+Bơm dự phòng là bắt buộc rồi, dù đó có là bơm cấp cho sinh hoạt bạn ạ .
Thân!!!
 
G

ga_kho

Guest
:) chắc bạn ko học về chuyên ngành liên quan đến nước ^_^
Mình xin có vài ý kiến thế này:
+Nước của hệ thống sprinkler và họng nước vách tường đều được cấp từ máy bơm chữa cháy (dù trên sơ đồ nguyên lý có thể hiện HT chữa cháy vách tường nối với bể mái, trường hợp cấp từ bể mái là trong khoảng tg 10' đầu khởi động bơm chữa cháy).
+Bơm dự phòng là bắt buộc rồi, dù đó có là bơm cấp cho sinh hoạt bạn ạ .
Thân!!!
Trường hợp hệ thống chữa cháy vách tường nối với bể mái chỉ áp dụng với các nhà cao tầng thôi bạn ơi, vì lúc đó áp lực nước trong hệ thống đường ống mới đáp ứng được cho việc chữa cháy chứ. Chứ giải thik như bạn thì chết thằng bé "yeuvoban" ah. Như nhà 1,2 tầng mà nối hệ thống chữa cháy vách tường với bể mái thì chữa cháy bằng niềm tin ah?(trừ trường hợp đó là bể áp lực).
Còn về máy bơm dự phòng thì có qui định ở Điều 10.24 TCVN 2622:1995 đó.
 

yeuvoban

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
19/7/09
Bài viết
18
Điểm thành tích
3
Trời, nói như bạn gakho thì nhà thấp tầng người ta không nối hệ thống chữa cháy vách tường với bể mái à. Thế nếu thiết kế cho một nhà hàng 3 tầng thì có dùng bể mái không, hay la bỏ luôn đi bạn. Giúp mình nhé!
 

loveu

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
5/6/08
Bài viết
37
Điểm thành tích
8
Tuổi
40
Trường hợp hệ thống chữa cháy vách tường nối với bể mái chỉ áp dụng với các nhà cao tầng thôi bạn ơi, vì lúc đó áp lực nước trong hệ thống đường ống mới đáp ứng được cho việc chữa cháy chứ. Chứ giải thik như bạn thì chết thằng bé "yeuvoban" ah. Như nhà 1,2 tầng mà nối hệ thống chữa cháy vách tường với bể mái thì chữa cháy bằng niềm tin ah?(trừ trường hợp đó là bể áp lực).
Còn về máy bơm dự phòng thì có qui định ở Điều 10.24 TCVN 2622:1995 đó.
Bác này nói đúng đấy, em chỉ nói về nhà cao tầng thôi (nối với bể mái hay ko nó thể hiện trên sơ đồ nguyên lý), còn với nhà 1 hay 2 tầng như bác nói tùy theo quy mô mới phải làm hệ thống chữa cháy
@yeuvoban : nhà hàng 3 tầng thì bạn bỏ qua bể mái bạn ạ:)
 
G

ga_kho

Guest
Trời, nói như bạn gakho thì nhà thấp tầng người ta không nối hệ thống chữa cháy vách tường với bể mái à. Thế nếu thiết kế cho một nhà hàng 3 tầng thì có dùng bể mái không, hay la bỏ luôn đi bạn. Giúp mình nhé!
nha hang 3 tang ma ban thiet ke he thong chua chay vach tuong noi voi be mai thi lam sao du ap luc de chua chay, ke ca ban co su dung may bom chua chay de noi vao he thong chua chay vach tuong thi khi co chay xay ra, luc do may bom hoạt động nó phải bơm lên bể mái nữa (đường ống nối với bể mái), lúc đó áp lực nước ra họng nước chữa cháy vách tường sẽ thấp hơn khi bạn chỉ nối hệ thống chữa cháy vách tường với máy bơm.
Mà hiện nay đa số khi thiết kế cũng như trong sử dụng hệ thống chữa cháy vách tường người ta thường để máy bơm ở chế độ hoạt động tự động (đóng, ngắt), vì vậy trong hệ thống đường ống luôn luôn phải duy trì 1 áp lực nhất định nào đó, để khi có cháy xảy ra ta mở 1 họng nước chữa cháy nào đó thì áp lực nước trong đường ống sẽ giảm xuống, lúc này nó sẽ kích hoạt máy bơm chữa cháy hoạt động. Vì vậy nếu bạn nối hệ thống chữa cháy vách tường với bể mái thì bạn cứ nghĩ đi, lúc này bạn sẽ duy trì áp lực nước trong hệ thống đường ống chữa cháy như thế nào?
 

loveu

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
5/6/08
Bài viết
37
Điểm thành tích
8
Tuổi
40
Theo bác gakho thì khi nối đường ống cấp cho hệ thống CC vách tường với bể mái thì máy bơm chữa cháy lại bơm lên bể mái á?
Theo mình thì nối với bể mái chỉ đơn giản là cấp nước chữa cháy trong 10' đầu thôi còn dù có nối thì bơm chữa cháy sẽ bơm trực tiếp lên họng nước chữa cháy chứ.Có 2 loại :
+1 loại tủ có nút ấn khởi động bơm (cái này ít dùng)
+1 loại thì hệ thống bơm có bình tích áp và máy bơm bù áp(cái này áp dụng cho nhà cao tầng) để duy trì áp lực trong được ống mà bác gakho nói
Còn về trường hợp bạn yeuvoban thì bạn nên dùng loại tủ có nút ấn khởi động bơm, cái này tiết kiệm hơn cho chủ đầu tư, tất nhiên nếu chủ đầu tư yêu cầu cao thì ko nên.Thân!!!
 
G

ga_kho

Guest
ở đây tôi nói đến trường hợp nhà thấp tầng như ban yeuvoban nói vì vậy khi áp lực máy bơm lúc hoạt động lớn (cột áp > cột áp nước đẩy từ bể mái xuống)
 

honghanhmt1

Thành viên mới
Tham gia
1/12/08
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
co ban nao biet tính lưu lương bơm va cột áp chữa cháy không?

mình mới làm thiết kế chữa cháy, nên ko co kinh nghiệm tính toán Q và H của bơm chữa cháy. Mình đã tham khảo nhiều tiêu chuẩn chữa cháy nhưng ko hiểu. Có bạn nào biết chỉ mình với nhé. (honghanhmt1@yahoo.com)
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top