Giá trong đấu thầu và điều chỉnh hợp đồng.

LHNcdb37

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
4/1/09
Bài viết
10
Điểm thành tích
3
Tuổi
46
Em có tình huống như này mong các bác cho ý kiến:
Em đơn cử là, giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt ứng với lương tối thiểu 650.000 đồng. Sau khi kế hoạch đấu thầu được duyệt thì nhà nước thay đổi lương tối thiểu lên 730.000 đồng. Chủ đầu tư vẫn phát hành hồ sơ mời thầu bình thường, không điều chỉnh dự toán gói thầu với hình thức hợp đồng theo đơn giá. Nhà thầu chào thầu theo lương tối thiểu 650.000 đồng (Dù trước thời điểm phát hành HSMT đã áp dụng hình thức lương mới). Sau khi trúng thầu, quá trình thi công họ cùng tiến hành điều chỉnh nhân công, máy lên theo lương mới.
Em nghĩ như vậy là sai. Xin các bác cho ý kiến.
 

MyChick

Thành viên mới
Tham gia
24/3/10
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
55
Theo minh thì không chắc họ đã sai, còn tùy thuộc vào loại hợp đồng ký kết giữa hai bên vẫn có thể điều chỉnh được. Nếu việc điều chỉnh nhân công không làm vượt tổng mức đầu tư và chủ đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh giá gói thầu
 

vantrung

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
23/3/09
Bài viết
20
Điểm thành tích
3
Tuổi
40
Cái này bạn phải tham khảo điều 70 của nghị định 85/2009/NĐ-CP nhé. Theo đó trường hợp của bạn nếu khi lương điều chỉnh lên 730.000 mà không làm thay đổi tổng mức đầu tư thì vẫn thực hiện như bạn nêu, còn nếu làm tăng tổng mức đầu tư thì phải điều chỉnh lại tổng mức cũng như kế hoạch đấu thầu trước khi tổ chức đấu thầu.
 

LHNcdb37

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
4/1/09
Bài viết
10
Điểm thành tích
3
Tuổi
46
Thực ra mình tư vấn cho CĐT là điều chỉnh dự toán gói thầu trước khi đấu thầu nhưng họ không làm. Vấn đề là các nhà thầu không biết giá gói thầu được tính như thế nào, họ cứ theo đúng chế độ chính sách làm theo lương mới dẫn đến có thể dẫn đến các hồ sơ đều vượt giá gói thầu thì xử lý phức tạp hơn.
 

LHNcdb37

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
4/1/09
Bài viết
10
Điểm thành tích
3
Tuổi
46
Tình huống này mình muốn thảo luận thêm một ý nữa. Nhà thầu A (biết dự toán) lập lương nhân công 650.000 và giá không vượt quá giá gói thầu (đương nhiên). Nhà thầu B áp dụng lương nhân công 730.000 (Vì theo chính sách hiện hành của nhà nước) và vượt giá gói thầu. Cả 2 đều vượt qua đánh giá về mặt kỹ thuật. Giá đánh giá lúc này sẽ tính như thế nào?
 

Xe Dap Oi

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
22/8/08
Bài viết
673
Điểm thành tích
63
Theo ý kiến của tôi: Nếu giá trị nhân công của dự án không làm vượt tổng mức đầu tư có nghĩa là sẽ trích dự phòng phí ra bù cho dự toán được duyệt vậy thì trong điều khoản hợp đồng giữa đơn vị trúng thầu và chủ đầu tư mà là hợp đồng theo đơn giá và có điều chỉnh giá trong điều kiện thi công thì đơn vị trúng thầu vẫn tiếp tục làm và được thanh quyết toán theo thời điểm thi công trong hợp đồng
Còn nếu giá trị nhân công làm ảnh hưởng đến tổng mức đầu tư tức là ảnh hưởng cả dự án cũng như phương an kinh doanh của dự án thì bắt buộc phải điều chỉnh cả dự án và tất nhiên kế hoạch đấu thầu cũng phải huỷ và kết quả đấu thầu cũng phải theo.
Xin ý kiến khác
 

LHNcdb37

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
4/1/09
Bài viết
10
Điểm thành tích
3
Tuổi
46
Theo ý kiến của tôi: Nếu giá trị nhân công của dự án không làm vượt tổng mức đầu tư có nghĩa là sẽ trích dự phòng phí ra bù cho dự toán được duyệt vậy thì trong điều khoản hợp đồng giữa đơn vị trúng thầu và chủ đầu tư mà là hợp đồng theo đơn giá và có điều chỉnh giá trong điều kiện thi công thì đơn vị trúng thầu vẫn tiếp tục làm và được thanh quyết toán theo thời điểm thi công trong hợp đồng
Ý mình là, sẽ không vượt tổng mức. Ở đây, nhà nước đã điều chỉnh lương trước khi tổ chức đấu thầu và nhà thầu tham gia có thông tin dự toán vẫn theo lương cũ nên họ làm theo lương cũ.Nhưng vấn đề là, để điều chỉnh được Hợp đồng thì lương tại thời điểm thi công và thời điểm mời thầu phải được nhà nước thay đổi thì lại không xảy ra.
 

Huongly1111

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
8/6/09
Bài viết
294
Điểm thành tích
28
Tuổi
36
Em có tình huống như này mong các bác cho ý kiến:
Em đơn cử là, giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt ứng với lương tối thiểu 650.000 đồng. Sau khi kế hoạch đấu thầu được duyệt thì nhà nước thay đổi lương tối thiểu lên 730.000 đồng. Chủ đầu tư vẫn phát hành hồ sơ mời thầu bình thường, không điều chỉnh dự toán gói thầu với hình thức hợp đồng theo đơn giá. Nhà thầu chào thầu theo lương tối thiểu 650.000 đồng (Dù trước thời điểm phát hành HSMT đã áp dụng hình thức lương mới). Sau khi trúng thầu, quá trình thi công họ cùng tiến hành điều chỉnh nhân công, máy lên theo lương mới.
Em nghĩ như vậy là sai. Xin các bác cho ý kiến.
Cái này có 2 hướng giải quyết.
Một: Ý lãnh đạo là đồng ý cho điều chỉnh. Nếu ok thì điều chỉnh cho người ta. Nhưng về sau có bị làm sao thì đừng trách nhé?
Hai: Làm theo đúng quy định là không được điều chỉnh. Vì nhà thầu chào giá mức lương 650.000đ/tháng tại thời điểm mức lương 730.000đ/thángi đã có hiệu lực, nghĩa là nhà thầu chấp nhận giảm giá nhân công để trúng thầu. Việc chào giá nhân công cũng giống như chào giá vật liệu thôi.
Nếu cứ đấu thầu kiểu này rồi lại được điều chỉnh thì khác gì là bảo với ông nhà thầu là "cuộc đấu thầu này tưởng có mỗi ông tham gia, hóa ra lại có vài nhà thầu có năng lực, uy tín ở đâu đến dự thầu (xanh-chín đấy). Vì vậy, ông chào giá lương 65.000đ/tháng thôi (giảm 90%), còn giá vật liệu thì ông cứ lấy giá trên trời cho tôi (tăng 85% chẳng hạn), cộng chung lại thì giá dự thầu của ông vẫn giảm 15%, chắc là vẫn thấp nhất đấy. Trúng thầu rồi thì tôi sẽ điều chỉnh lại với mức lương công nhân 730.000đ/tháng, còn giá vật liệu trên trời thì vẫn ở nguyên đấy".
 

doan_minh_anh

Thành viên rất năng động
Tham gia
28/3/11
Bài viết
103
Điểm thành tích
18
Về quy định, nếu trước khi phát hành hồ sơ mời thầu và tiến hành đấu thầu mà có sự thay đổi chế độ thì phải điều chỉnh lại dự toán và kế hoạch đấu thầu bạn ạ!
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Nếu cứ đấu thầu kiểu này rồi lại được điều chỉnh thì khác gì là bảo với ông nhà thầu là "cuộc đấu thầu này tưởng có mỗi ông tham gia, hóa ra lại có vài nhà thầu có năng lực, uy tín ở đâu đến dự thầu (xanh-chín đấy). Vì vậy, ông chào giá lương 65.000đ/tháng thôi (giảm 90%), còn giá vật liệu thì ông cứ lấy giá trên trời cho tôi (tăng 85% chẳng hạn), cộng chung lại thì giá dự thầu của ông vẫn giảm 15%, chắc là vẫn thấp nhất đấy. Trúng thầu rồi thì tôi sẽ điều chỉnh lại với mức lương công nhân 730.000đ/tháng, còn giá vật liệu trên trời thì vẫn ở nguyên đấy".
Thực ra đây là một hình thức lách luật - gói thầu "xanh - đỏ". Nguyên nhân là các thủ tục đã phê duyệt, giờ nhà thầu chào đúng theo chế độ sẽ mất thời gian phê duyệt lại. Nên theo kiểu: Cứ chào theo dự toán duyệt - Điều chỉnh sau. Chắc ai cũng biết điều này.

Trường hợp này xảy ra thường xuyên ở tất cả các địa phương. Vấn đề là có cho điều chỉnh hay không? Câu trả lời là: Có - Nếu thỏa mãn cả 2 điều kiện:
+ Một là nhà thầu trong căn cứ lập giá vẫn nêu căn cứ mức lương tối thiểu chung cũ;
+ Hai là quá trình xét thầu, thương thảo, ký kết hợp đồng các bên (bên mời thầu, tổ chuyên gia v.v...) không có ý kiến gì về việc chào giá của nhà thầu.
 

Huongly1111

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
8/6/09
Bài viết
294
Điểm thành tích
28
Tuổi
36
Thực ra đây là một hình thức lách luật - gói thầu "xanh - đỏ". Nguyên nhân là các thủ tục đã phê duyệt, giờ nhà thầu chào đúng theo chế độ sẽ mất thời gian phê duyệt lại. Nên theo kiểu: Cứ chào theo dự toán duyệt - Điều chỉnh sau. Chắc ai cũng biết điều này.

Trường hợp này xảy ra thường xuyên ở tất cả các địa phương. Vấn đề là có cho điều chỉnh hay không? Câu trả lời là: Có - Nếu thỏa mãn cả 2 điều kiện:
+ Một là nhà thầu trong căn cứ lập giá vẫn nêu căn cứ mức lương tối thiểu chung cũ;
+ Hai là quá trình xét thầu, thương thảo, ký kết hợp đồng các bên (bên mời thầu, tổ chuyên gia v.v...) không có ý kiến gì về việc chào giá của nhà thầu.
Mình không đồng ý quan điểm này của bạn. Vì dù nhà thầu có nêu căn cứ mức lương tối thiểu chung cũ thì cũng vẫn coi là giảm giá. Vì tại thời điểm này mức lương tối thiểu mới đã có hiệu lực và bắt buộc mọi doanh nghiệp phải áp dụng để trả lương cho người lao động. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đi đấu thầu công trình thì có quyền giảm mức lương trong đơn giá để có giá dự thầu đảm bảo trúng thầu, còn việc thanh toán lương cho người lao động của công trình này thì vẫn phải áp dụng mức lương cơ bản mới, khoản bù chênh lệch này nhà thầu sẽ phải tiết kiệm, quản lý chặt chẽ trong quá trình thi công hoặc lấy ở nguồn khác để bù vào.
 

LHNcdb37

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
4/1/09
Bài viết
10
Điểm thành tích
3
Tuổi
46
Đồng ý với bạn Huongly1111, vì mình đã nêu ý thứ 2 của tình huống. Nếu nhà thầu A dùng lương 730, nhà thầu B dùng lương 650 và vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật thì giá đánh giá sẽ xác định thế nào?. Chẳng lẽ ông B có giá đánh giá thấp hơn => trúng thầu, trúng xong điều chỉnh???
 

Huongly1111

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
8/6/09
Bài viết
294
Điểm thành tích
28
Tuổi
36
Đồng ý với bạn Huongly1111, vì mình đã nêu ý thứ 2 của tình huống. Nếu nhà thầu A dùng lương 730, nhà thầu B dùng lương 650 và vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật thì giá đánh giá sẽ xác định thế nào?. Chẳng lẽ ông B có giá đánh giá thấp hơn => trúng thầu, trúng xong điều chỉnh???
Uh, nhưng thực tế vẫn có hiện tượng đó diễn ra đấy. Biết làm sao được.
 

dmngoc

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
12/5/08
Bài viết
18
Điểm thành tích
3
Theo mình, mọi người hãy xem lại phạm vi áp dụng của các văn bản pháp luật trước khi xử lý các tình huống này, đừng xử lý tình huống theo cảm tính. Ở đây cụ thể:
1. NĐ về lương tối thiểu áp dụng cho những đối tượng nào? Mức áp dụng ra sao?
2. Quy định về giá trong HSDT là ntn? bắt buộc tuân theo những quy định nào?
Việc xử lý tình huống trong trường hợp nêu trên, xét theo hệ thống văn bản pháp luật hiện giờ (trừ khi trong HSMT có quy định khác), thì như thế này:
Mức lương là do nhà thầu tự quy định phù hợp với chi phí nhà thầu bỏ ra để trả cho nhân công theo tiến độ thi công đề xuất trong HSDT của nhà thầu. Chi phí lương đó không tuân theo bất kỳ sự quy định nào của Nhà nước, kể cả các Nghị định về tiền lương. Vì thế việc hiệu chỉnh hay sửa lỗi bất cứ điều gì liên quan là sai sót nghiêm trọng trong quá trình đánh giá HSDT, rất có thể bị quy kết là cố tình làm sai lệch kết quả đấu thầu.
Việc điều chỉnh giá nhân công chỉ được áp dụng khi trong hợp đồng có quy định và phải phù hợp với pháp luật. Khi điều chỉnh chỉ được điều chỉnh tối đa từ mức quy định của Pháp luật tai thời điểm đấu thầu đến thời điểm nghiệm thu công việc (công trình) hoàn thành.
 

Openxda

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
21/3/10
Bài viết
16
Điểm thành tích
3
Với tình huống này thì mình có ý kiến như sau:
- Trường hợp nếu điều chỉnh dự toán theo nhân công mới mà làm vượt tổng mức đầu tư của dự án thì bắt buộc phải làm thủ tục điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án. Khi đó, kế hoạch đấu thầu cũng sẽ bị hủy bỏ.
- Trường hợp điều chỉnh dự toán mà vẫn không làm vượt tổng mức đầu tư thì dù hình thức hợp đồng đã được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu như thế nào, chủ đầu tư cũng phải điều chỉnh dự toán. Nếu hình thức hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh (quy định tại Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ) thì việc điều chỉnh dự toán sẽ đẩm bảo tính cạnh tranh và công bằng cho các nhà thầu trong việc lập hồ sơ dự thầu. Nếu hình thức hợp đồng được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu không cho phép được điều chỉnh giá hợp đồng sau này thì chủ đầu tư phải điều chỉnh dự toán theo giá nhân công mới để thuận lợi cho quá trình thực hiện dự án sau này.
 

htr

Thành viên có triển vọng
Tham gia
1/8/09
Bài viết
6
Điểm thành tích
1
Tuổi
37
Theo ý kiến của tôi: Nếu giá trị nhân công của dự án không làm vượt tổng mức đầu tư có nghĩa là sẽ trích dự phòng phí ra bù cho dự toán được duyệt vậy thì trong điều khoản hợp đồng giữa đơn vị trúng thầu và chủ đầu tư mà là hợp đồng theo đơn giá và có điều chỉnh giá trong điều kiện thi công thì đơn vị trúng thầu vẫn tiếp tục làm và được thanh quyết toán theo thời điểm thi công trong hợp đồng
Còn nếu giá trị nhân công làm ảnh hưởng đến tổng mức đầu tư tức là ảnh hưởng cả dự án cũng như phương an kinh doanh của dự án thì bắt buộc phải điều chỉnh cả dự án và tất nhiên kế hoạch đấu thầu cũng phải huỷ và kết quả đấu thầu cũng phải theo.
Xin ý kiến khác

đồng ý với ý kiến của bạn. Chính mình cũng đang vấp phải tình huống này khi kiểm toán 1 công trình vốn nhà nước. ai có ý kiến khác thì trích dẫn văn bản nhé.
 

htr

Thành viên có triển vọng
Tham gia
1/8/09
Bài viết
6
Điểm thành tích
1
Tuổi
37
Ở đây tôi nghĩ thế này: Đã có Quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu và giá các gói thầu được duyệt thì cứ tiến hành. Vẫn đấu thầu theo giá cũ và nhà thầu vẫn làm đơn giá dự thầu theo thời điểm mời thầu hiện tại. Vẫn tổ chức đấu thầu và lựa chọn xong nhà thầu trúng thầu. Chủ đầu tư vẫn OK ký hợp đồng thi công với nhà thầu trúng thầu với giá đã trúng thầu. Khi phát sinh dự toán mới do chính sách điều chỉnh mức lương tối thiểu thì Chủ đầu tư sẽ tổ chức thẩm định và phê duyệt bổ sung dự toán (với điều kiện khi bổ sung không vượt tổng mức đầu tư đã phê duyệt trước đó). Sau khi phê duyệt bổ sung dự toán xong sẽ tiến hành ký kết phụ lục hợp đồng.
@ Thường trong Quyết định phê duyệt kế hoạc đấu thầu chỉ ghi hình thức hợp đồng theo đơn giá. Còn khi đơn vị Tư vấn đấu thầu lập HSMT thì phải đưa hình thức hợp đồng là theo đơn giá cố định hoặc theo đơn giá điều chỉnh. Lúc thương thảo và ký kết hợp đồng với nhau cũng phải theo đó mà thực hiện. Mọi người cho ý kiến thêm!
Mình không đồng ý với ý kiến này. Vì chắc chắn rằng thời điểm lập hsmt và dự thầu thì lương mới 730 đã có hiệu lực rồi. Nhà thầu cố tình lập dự thầu theo lương cũ để không vượt giá gói thầu (đáng lẽ phải phê duyệt lại giá gói thầu). Biết đâu nhà thầu cố tình làm vậy để trúng thầu... túm lại theo mình thi không được điều chỉnh
 

hhh

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
4/5/10
Bài viết
413
Điểm thành tích
28
Tuổi
39
Mình vừa đọc qua 1 lượt. có mỗi bài viết được cảm ơn. Chắc các ý kiến chưa được thuyết phục. có ý kiến cho rằng dùng mức lương 650 rồi thi sau này không được điều chỉnh, có ý kiến được điều chỉnh. Nếu dùng giá 730 --> dễ trượt thầu. v...v, lỗi CĐT không điều chỉnh giá trước khi đấu thầu. các ý kiến đều có lý nhưng chưa dẫn cụ thể 1 văn bản luật hướng dẫn về điều đó. Hj
 
Last edited by a moderator:

htr

Thành viên có triển vọng
Tham gia
1/8/09
Bài viết
6
Điểm thành tích
1
Tuổi
37
Mình vừa đọc qua 1 lượt. có mỗi bài viết được cảm ơn. Chắc các ý kiến chưa được thuyết phục. có ý kiến cho rằng dùng mức lương 650 rồi thi sau này không được điều chỉnh, có ý kiến được điều chỉnh. Nếu dùng giá 730 --> dễ trượt thầu. v...v, lỗi CĐT không điều chỉnh giá trước khi đấu thầu. các ý kiến đều có lý nhưng chưa dẫn cụ thể 1 văn bản luật hướng dẫn về điều đó. Hj
Theo hướng dẫn điều chỉnh hợp đồng điều chỉnh giá tại thông tư 08/2010/TT-BXD ngày 29/07/2010 thì giá trị hợp đồng được điều chỉnh theo ct: Gtt= Ghd *Pn
Hệ số điều chỉnh Pn được xác định bởi 2 yếu tố :
1, Giá thời điểm (ok)
2, Giá gốc để điều chỉnh ( là các chỉ số giá hoặc giá gốc tương ứng với mỗi loại chi phí được xác định trong khoảng thời gian 28 ngày trước ngày đóng thầu)
tức là Giá gốc này phải là giá trị max (giá dự thầu, giá trước thời điểm đóng thầu 28 ngày)
Do vậy cho dù đây là hđ điều chỉnh giá thì vẫn phải tuân theo nguyên tắc điều chỉnh chung như trên, do vậy sẽ không được điều chỉnh lương nữa.
 

Top