Hỏi về quy định hệ số độ võng đây dẫn điện trên không

vietdnpc

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
19/3/09
Bài viết
16
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
Có bác nào biết có tiểu chuẩn hay quy định nào nói về độ võng dây dẫn điện cao-trung-hạ thế không ? Giúp mình với, mình đang tranh cãi về vấn đề độ võng dây dẫn trần, trên không là 1,02.
 
Last edited by a moderator:

hongha17c

Thành viên mới
Tham gia
3/2/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tính độ võng dây dẫn điện ( kể cả dây trần và dây bọc ) là một bài toán lớn liên quan đến nhiều tham số như ứng suất dây, khoảng cột, sức gió .... mà chỉ những người trực tiếp thiết kế công trình hoặc có đầy đủ số liệu mới tính được. Công thức tính độ võng dây cũng khá phức tạp.Còn hệ số 1,02 như bạn nêu theo tôi hiểu là hệ số về hao hụt dây khi thi công, trong đó bao gồm cả hao hụt độ võng và các yếu tố khác như dây vụn, hỏng ... Ví dụ khi thi công một đường dây 3 pha ( 3 sợi ) dài 100km thì cho phép tiêu hao 3x100x1,02 = 306 km dây dẫn
 

vietdnpc

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
19/3/09
Bài viết
16
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
Vậy có qui định nào nói về hệ số sao hụt 1,02 không bạn? Minh đang duyệt khối lượng cho Nhà thầu, tuy nhiên nhà thầu nói hệ số 1,02 là không đủ. Ví dụ như dây AC240, khoảng trụ 200m.
 
T

thuandonghanh

Guest
Theo tôi, muốn duyệt quyết toán độ võng của dây dẫn trên không cho nhà thầu bạn phải đối chiếu với thiết kế và dự toán (lấy tổng chiều dài đường dây đã dự toán chia cho tổng khoảng cột).
Tôi thấy, thường có độ võng từ 1,025 (đ/v dây nhôm) đến 1,03 (đ/v dây đồng).
Còn nếu bạn muốn biết vì sao, thì hỏi trực tiếp cơ sở tính toán của ông thiết kế và dự toán ấy.
Trong toán học, cũng có cách tính độ võng dây căng phụ thuộc vào trọng lượng dây, bạn tìm hiểu thử. Tôi thấy công thức toán học nó không phù hợp trong trường hợp này (?!).
Hệ số hao hụt 1,02 trong thi công đối với cáp, theo tôi là chưa bao gồm độ võng, vì trong đó người ta nói chung cho cáp, chứ có nói cáp treo trên không đâu.
 
Last edited by a moderator:
T

thuongevn

Guest
Vậy có qui định nào nói về hệ số sao hụt 1,02 không bạn? Minh đang duyệt khối lượng cho Nhà thầu, tuy nhiên nhà thầu nói hệ số 1,02 là không đủ. Ví dụ như dây AC240, khoảng trụ 200m.

Cái này có quy định trong định mức 6060 hoặc 6061 của bộ công thương.
 

huenhung

Thành viên có triển vọng
Tham gia
29/7/09
Bài viết
7
Điểm thành tích
3
Tuổi
40
Do vong day cap

Bạn thử xem công văn Số: 2669 /CV-ĐL2-QLXD Hướng dẫn tính toán hao hụt và nhân công kéo dây dẫn điện, cáp ngầm và cáp quang. xem có the áp dung Công ty
 

Huongly1111

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
8/6/09
Bài viết
294
Điểm thành tích
28
Tuổi
36
Bạn thử xem công văn Số: 2669 /CV-ĐL2-QLXD Hướng dẫn tính toán hao hụt và nhân công kéo dây dẫn điện, cáp ngầm và cáp quang. xem có the áp dung Công ty
Bác có Công văn này không? Cho em xin với.
Xin cảm ơn.
 

thisiphongluu

Thành viên mới
Tham gia
21/10/12
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
34
Độ võng trong thi công kéo rải căng dây, lấy độ võng là số liệu để áp dụng khi ngắm độ võng. Số liệu này được Đơn vị thiết kế tính toán chi tiết dựa trên các tham số kỹ thuật như : chủng loại dây dẫn, ứng suất dây, khoảng cột, sức gió .... Khi thi công kéo rải căng dây, lấy độ võng. Đơn vị thi công sẽ sử dụng số liệu này và thước ngắm độ võng để lấy độ võng cho khoảng cột. Còn hệ số 1,02 mà bạn nói chúng ta hiểu ở đây là hệ số độ võng được nhân vào khi tính toán khối lượng dây dẫn thực tế ( trong thi công, và thanh toán ) Vì các khoảng cột trong thiết kế là khoảng cách giữa các vị trí cột. Khi kéo dây, do khối lượng bản thân của dây, ứng suất, độ căng của dây nên dây bị võng. Nên khi tính toán khối lương dây thực tế cần nhân thêm hệ số độ võng. Ví dụ . khoảng cột là 100m, hệ số độ võng là 1,02 thì chiều dài dây kéo thực tế là 100x1,02=102m. Đối với các chủng loại dây dẫn khác nhau, và đối với các công trình khác nhau thì hệ số độ võng ( ví dụ 1,02 như mình đang nói) cũng khác nhau. Ví dụ đối với công trình hạ thế, vốn RE2 thì thông thường chỉ cho phép hệ số độ võng là 1,015 ( cả độ võng và lèo dây dẫn).
 

thisiphongluu

Thành viên mới
Tham gia
21/10/12
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
34
Nói về hê số độ võng để tính lượng dây thực tế để kéo, thông thường đối với cáp ngầm (tùy thuộc chủng loại cáp) người ta thường tính thêm 3% ( 3% này là để cáp trùng trong mương cáp hay trong đất để hạn chế trường hợp có sự cố trên tuyến : cáp căng, lún đât, sập mương,.... hihih). tức là 1,03. đối với cáp nhôm lõi thép (đường dây trên không) là 1.5%, còn đối với cáp vặn xoắn hạ thế thì thông thường 2% ( cả lèo và độ võng) là đủ. Anh nào kêu thiếu thì là do giao tuyến kém hoặc anh em công nhân mang đi bán làm con lô, con đề thôi. :D. Bon mình làm nhiều.
 

illusion8x

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
13/12/08
Bài viết
15
Điểm thành tích
3
Tuổi
39
Nói về hê số độ võng để tính lượng dây thực tế để kéo, thông thường đối với cáp ngầm (tùy thuộc chủng loại cáp) người ta thường tính thêm 3% ( 3% này là để cáp trùng trong mương cáp hay trong đất để hạn chế trường hợp có sự cố trên tuyến : cáp căng, lún đât, sập mương,.... hihih). tức là 1,03. đối với cáp nhôm lõi thép (đường dây trên không) là 1.5%, còn đối với cáp vặn xoắn hạ thế thì thông thường 2% ( cả lèo và độ võng) là đủ. Anh nào kêu thiếu thì là do giao tuyến kém hoặc anh em công nhân mang đi bán làm con lô, con đề thôi. :D. Bon mình làm nhiều.



Bác xem lại ĐM 6061 đi. 06.600 RẢI CĂNG DÂY LẤY ĐỘ VÕNG tính cho 1km đk đồi dốc <= 15%, bùn <= 20 cm, tức là nếu tính theo 6061 định mức đã tính cả độ võng dây trừ khi bác công tác lắp dây của bác là tạm tính thì mới phải tính thêm độ võng dây. Xin được chỉ giáo
 

Top