Hỏi về thời gian hiệu lực của HSDT và bảo lãnh thầu ?

  • Khởi xướng Cairong
  • Ngày gửi
M

martha_pmu

Guest
Thời gian hiệu lực của HSDT được qui định trong HSMT, HSYC cho tất cả nhà thầu nộp HSDT,HSĐX. Khi chấm thầu, nếu HSDT hoặc HSĐX có thời gian hiệu lực ít hơn số ngày mà HSDT,HSĐX qui định thì HSDT,HSĐX đó bịi loại theo điều kiện tiên quyết. Luật chỉ qui định thời gian hiệu lực tối đa như bạn thấy đấy chứ ko qui định cụ thể bao nhiêu ngày, đối với hình thức lựa chọn nào...
 
M

minhtuong

Guest
Theo điều 31 Luật đấu thầu thì: "Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu tối đa là 180 ngày kể từ thời điểm đóng thầu; trường hợp cần thiết có thể yêu cầu gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu nhưng không quá 30 ngày".

Vậy các bạn cho mình hỏi:
  1. Đồi với nhà thầu trúng thầu thì thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu là bao nhiêu
  2. Đối với trường hợp chỉ định thầu thì thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất là bao nhiêu
Các bạn cho ý kiến về vấn đề này nha. Cảm ơn

Không có qui định riêng cho hiệu lực của HSDT của nhà thầu trúng thầu. ĐƠn giản là tại thời điểm qui định thời gian hiệu lực của HSDT, chưa có nhà thầu trúng thầu.
Dựa trên hiệu lực HSDT của nhà thầu được công bố trúng thầu, bạn hãy thương thảo và ký hợp đồng và nhà thầu thực hiện bảo đảm hợp đồng trước khi HSDT hết hiệu lực.
Khi đã ký hợp đồng, thì không còn tính đến hiệu lực của HSDT do đã có hợp đồng ràng buộc.
 
T

tannm

Guest
Nhưng trong quá trình triển khai thi công mình thấy có lúc cũng cần 1 số mục trong hồ sơ nhận thầu chẳng hạn:

1. Bảng chỉ danh các vật tư chính sử dụng trong công trình.

Bảng chỉ danh các vật tư chính này là cơ sở để Giám sát ký biên bản nghiệm thu công việc cho công trình.

2. Bố trí nhân sự cho công trình (chỉ huy trưởng, giám sát ...)

Căn cứ vào bảng bố trí nhân sự này, đơn vị tư vấn giám sát của chủ đầu tư có cơ sở làm việc với Ban chỉ huy công trường.

Không biết các bạn thấy thế nào.
 
M

minhtuong

Guest
Nhưng trong quá trình triển khai thi công mình thấy có lúc cũng cần 1 số mục trong hồ sơ nhận thầu chẳng hạn:

1. Bảng chỉ danh các vật tư chính sử dụng trong công trình.

Bảng chỉ danh các vật tư chính này là cơ sở để Giám sát ký biên bản nghiệm thu công việc cho công trình.

2. Bố trí nhân sự cho công trình (chỉ huy trưởng, giám sát ...)

Căn cứ vào bảng bố trí nhân sự này, đơn vị tư vấn giám sát của chủ đầu tư có cơ sở làm việc với Ban chỉ huy công trường.

Không biết các bạn thấy thế nào.

Không hiểu bài viết của bạn có nghĩa thế nào trong ngữ cảnh, ở chủ đề này.?????
 

oanhho

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
6/3/08
Bài viết
47
Điểm thành tích
8
Theo điều 31 Luật đấu thầu thì: "Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu tối đa là 180 ngày kể từ thời điểm đóng thầu; trường hợp cần thiết có thể yêu cầu gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu nhưng không quá 30 ngày".

Vậy các bạn cho mình hỏi:
  1. Đồi với nhà thầu trúng thầu thì thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu là bao nhiêu
  2. Đối với trường hợp chỉ định thầu thì thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất là bao nhiêu
Các bạn cho ý kiến về vấn đề này nha. Cảm ơn
Không thể hiểu được bạn muốn hỏi cái gì. Hiệu lực của Hồ sơ dự thầu là trong lúc chấm thầu. Trúng thầu rồi thì đâu có Hồ sơ dự thầu nữa mà có hiệu lực của HSDT. Nó chuyển sang giai đoạn khác rồi.
 
H

hahoan39

Guest
Tước thu bảo lãnh dự thầu.

Nhà thầu sau khi trúng thầu đã bỏ thầu. Xin hỏi thủ tục để tước thu bảo lãnh dự thầu. Ai có file sẵn cho xin luôn nhé!
 
H

hahoan39

Guest
Nhờ mọi người giúp em trả lời câu hỏi này đi ạ! Em đang cần rất gấp. Bây giờ em phải làm sao để tịch thu được BLDT ạ?
 
H

hahoan39

Guest
Cảm ơn bạn đã trả lời nhé. Nhưng ở đây mình muốn hỏi thủ tục để tiến hành Tước thu BLDT thì phải làm như thế nào cơ? Bạn nào đã từng làm vụ này rồi làm ơn giúp mình với nhé!
 
H

huy15378

Guest
Trong thời hạn có hiệu lực của bảo đảm dự thầu, nếu nhà thầu có vi phạm như bạn nêu thì Chủ đầu tư hoàn toàn có quyền tước bảo đảm dự thầu của nhà thầu vi phạm.

Khi đó bạn phải gửi cho ngân hàng cung cấp bảo đảm dự thầu văn bản thông báo nhà thầu vi phạm các quy định về đấu thầu (được nêu trong HSMT). Bước tiếp theo thì đến đó mà lĩnh xiền về tiêu chứ còn gì nữa.
 
N

Nuyễn Văn Lộc

Guest
Các bác xem lại di. Hiệu lực của HSDT là để làm gì? Hiệu lực của Bảo đảm dự thầu là để làm gi? sau đó mới đưa ra kết luận và xem xét ý kiến đó là đúng hay sai.
Theo tôi, Hồ sơ dự thầu đó là sai và sẽ bị loại
 
D

dinhthong_08

Guest
Thời gian có hiệu lực của HSDT (cần gấp)

Tôi có tình huống này nhờ các bác tư vấn hộ:
Chủ đầu tư tiến hành tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước gói thầu xây lắp, khi chấm thầu tất cả các nhà thầu đều chào giá vượt giá gói thầu đựoc duyệt. Người Quyết định đầu tư đã cho chủ trương giải quyết tình huống đó là: Cho phép các nhà thầu chào lại giá đồng thời xem xét lại giá gói thầu và HSMT như quy định của Nghị định 111. Tuy nhiên Chủ đầu tư chậm trễ trong việc yêu cầu nhà thầu chào lại giá và làm thủ tục điều chỉnh giá gói thầu dẫn đến thời gian hiệu lực của HSDT đã hết. (HSMT yêu cầu 90 ngày chủ đầu tư yêu cầu gia hạn thêm hiệu lực của HSDT nhưng theo quy định của Luật Đấu thầu tối đa chỉ đựoc gia hạn thêm 30 ngày => cộng tất cả chỉ được 120 ngày) Đến nay khi đã quá thời gian hiệu lực của HSDT 120 ngày (kể cả gia hạn) chủ đầu tư mới yêu cầu nhà thầu chào lại giá và điều chỉnh lại giá gói thầu.
Tôi đang băn khoăn không biết xử lý thế nào vì:
- Nếu đồng ý cho chủ đầu tư và nhà thầu chào lại giá và điều chỉnh giá gói thầu thì thời gian hiệu lực của HSDT đã hết.
- Nếu huỷ kết quả đấu thầu thì không biết áp dụng khoản nào của điều 43 Luật Đấu thầu. Việc chậm trẽ hoàn toàn do chủ đầu tư, trong khi nhà thầu đã đáp ứng tất cả các yêu cầu cảu chủ đầu tư.
Mong các bác trợ giúp
 
H

happy

Guest
Chủ đầu tư hoàn toàn có quyền yêu cầu các nhà thầu gia hạn thêm hiệu lực của HSDT. Vấn đề chỉ ở chỗ là có nên yêu cầu gia hạn của bảo đảm dự thầu không? Vì bảo đảm dự thầu liên quan đến chi phí và các thủ tục với ngân hàng đảm bảo.

Cố gắng đừng để hủy đấu thầu, nhất là lại do lỗi của Chủ đầu tư hoặc Bên mời thầu...

Chúng tôi đã gặp trường hợp này rồi, và chúng tôi chỉ yêu cầu các nhà thầu gia hạn hiệu lực HSDT thôi, bảo đảm dự thầu thì lờ đi, không yêu cầu gia hạn thêm... Đến nay cũng xong xuôi rồi. Áp dụng Luật thì cũng nên linh hoạt, không cứng nhắc...

Lúc nào cũng đúng thì tốt, nhưng mệt lắm...

Đã có người nói với chúng tôi rằng: trong đấu thầu việc chọn được nhà thầu đúng là rất khó, chỉ cố gắng chọn được nhà thầu không sai là tốt rồi (tức nhà thầu mà chúng ta chọn được sẽ làm được những việc mà chúng ta cần)...!!!!!!!!!
 

UBND_xa

Thành viên năng động
Tham gia
24/12/07
Bài viết
75
Điểm thành tích
28
Lưu ý HSMT của chủ đầu tư phát hành trước ngày 29/5/2008 (NĐ58) có hiệu lực để áp dụng tình huống đấu thầu . Nếu phát hành trước ngày 29/5/2008 thì áp dụng NĐ111.
Điều 31-Luật Đấu thầu:
5. Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa là bốn mươi lăm ngày đối với đấu thầu trong nước, sáu mươi ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày mở thầu đến khi chủ đầu tư có báo cáo về kết quả đấu thầu trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định;

Thời gian hiệu lực của HSDT liên quan đến Bảo đảm dự thầu; thời gian này đảm bảo để chủ đầu tư thương thảo ký kết hợp đồng xong mới được coi như chấm hết quá trình lựa chọn nhà thầu.

Nếu quá thời gian quy định trên thì Chủ đầu tư đã vi phạm về thời gian đấu thầu: Điều 16 - Nghi định 53/2007/NĐ-CP.

Ban có thể tham mưu bằng văn bản báo cáo tình huống đấu thầu, có thể nghiên cứu khoản 6, điều 70- NĐ58.
Theo tui nên đề nghị tổ chức đấu thầu lại (với điều kiện không cấp bách về thời gian thi công hoặc do bên tài trợ vốn).
 
Last edited by a moderator:
L

lestrong

Guest
Tự CDT làm khó cho họ hồi, Luật cho phép 180 ngày hiệu lực của HSDT anh ấy lại chỉ chọn có 1 nữa, đùng ra sự thể bây giờ có cộng thêm 30 ngày kéo dài cũng thiếu. Chưa kể đã hết 120 ngày rồi mà vẫn chưa cho nhà thầu chào lại giá và CDT lập trình phê duyệt điều chỉnh kế hoạch đấu thầu (giá gói thầu+thời gian lựa chọn nhà thầu).
Để giải quyết vấn đề của bạn mình có ý kiến như thế này:
1. CDT làm văn bản xin cấp có thẩm quyền điều chỉnh Kế hoạch đấu thầu lên 180 ngày và xin phép cấp có thẩm quyền cho phép nhà thầu chào lại giá.
2. Yêu cầu nhà thầu chào lại giá tương ứng với giá điều chỉnh mới.
Tuy nhiên, do CDT đã để quá trể nên ý kiến trên chỉ được thực hiện trên cơ sở đồng thuận của cấp có thẩm quyền.

Nếu phải hủy Kết quả đấu thầu thì bạn lấy lý do là tất cả các HSDT của nhà thầu về cơ bản ko đáp ứng yêu cầu của HSMT (cái này quá rõ ràng, do ko có nhà thầu nào đáp ứng nên sự thể mới ra nông nỗi như thế này)
 

uyen

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
26/9/07
Bài viết
13
Điểm thành tích
6
Chúng tôi đã gặp trường hợp này rồi, và chúng tôi chỉ yêu cầu các nhà thầu gia hạn hiệu lực HSDT thôi, bảo đảm dự thầu thì lờ đi, không yêu cầu gia hạn thêm... Đến nay cũng xong xuôi rồi. Áp dụng Luật thì cũng nên linh hoạt, không cứng nhắc...

Lúc nào cũng đúng thì tốt, nhưng mệt lắm...

Đã có người nói với chúng tôi rằng: trong đấu thầu việc chọn được nhà thầu đúng là rất khó, chỉ cố gắng chọn được nhà thầu không sai là tốt rồi (tức nhà thầu mà chúng ta chọn được sẽ làm được những việc mà chúng ta cần)...!!!!!!!!!

Đúng vậy, bên tôi (bên nhà thầu) cũng đã gặp gói thầu như vậy rồi và coi như lờ đi, chủ đầu tư yêu cầu thế nào ( gia hạn thêm đến tận 2 lần cơ..) thì mình cũng thực hiện như thế thôi.
 
M

minhtuong

Guest
Trong trường hợp này, phần lớn cấp thẩm quyền sẽ hủy đấu thầu. Đây cũng là một bài học kinh nghiệm khi HSMT đưa ra thời gian hiệu lực của HSDT quá thấp.
Hiệu lực HSDT là một lợi thế cho bên mời thầu, cho chủ đầu tư, nhất là trong thời điểm vật giá biến động như thế này.
 
G

giangbx

Guest
Xử lý 1 trường hợp bảo lãnh Ngân hàng

Do thời gian đóng thầu kéo dài ( lui lại) nên bên mời thầu đã thông báo cho tất cả các NT đã mua HSMT biết để điều chỉnh hiệu lực của HSDT và bảo lãnh. Khi xét thầu, tại HSDT của nhà thầu X chỉ có văn bản gia hạn hiệu lực của bảo lãnh Ngân hàng. Nội dung của văn bản này nói đây là một phần không thể tách rời của bảo lãnh ngân hàng được ký trước đó và chỉ thể hiện thay đổi về hiệu lực bảo lãnh. Bên mời thầu đã loại bỏ HSDT của nhà thầu X ( theo điều kiện tiên quyết ) vì không có bão lãnh dự thầu của ngân hàng. Theo các bạn thì điều đó đúng không?

Xin được ý kiến tham gia. Cảm ơn nhiều.
 
M

minhtuong

Guest
Do thời gian đóng thầu kéo dài ( lui lại) nên bên mời thầu đã thông báo cho tất cả các NT đã mua HSMT biết để điều chỉnh hiệu lực của HSDT và bảo lãnh. Khi xét thầu, tại HSDT của nhà thầu X chỉ có văn bản gia hạn hiệu lực của bảo lãnh Ngân hàng. Nội dung của văn bản này nói đây là một phần không thể tách rời của bảo lãnh ngân hàng được ký trước đó và chỉ thể hiện thay đổi về hiệu lực bảo lãnh. Bên mời thầu đã loại bỏ HSDT của nhà thầu X ( theo điều kiện tiên quyết ) vì không có bão lãnh dự thầu của ngân hàng. Theo các bạn thì điều đó đúng không?

Xin được ý kiến tham gia. Cảm ơn nhiều.

Theo mình rõ ràng việc nhà thầu bị loại là đúng, do không có bảo lãnh ngân hàng. Văn bản gia hạn hiệu lực chỉ có ý nghĩa là gia hạn hiệu lực (ý nghĩa về thời gian, tính hiệu lực), không thể thay thế bảo lãnh dự thầu (còn có các ý nghĩa, tác dụng khác).
 
H

happy

Guest
Do thời gian đóng thầu kéo dài ( lui lại) nên bên mời thầu đã thông báo cho tất cả các NT đã mua HSMT biết để điều chỉnh hiệu lực của HSDT và bảo lãnh. Khi xét thầu, tại HSDT của nhà thầu X chỉ có văn bản gia hạn hiệu lực của bảo lãnh Ngân hàng. Nội dung của văn bản này nói đây là một phần không thể tách rời của bảo lãnh ngân hàng được ký trước đó và chỉ thể hiện thay đổi về hiệu lực bảo lãnh. Bên mời thầu đã loại bỏ HSDT của nhà thầu X ( theo điều kiện tiên quyết ) vì không có bão lãnh dự thầu của ngân hàng. Theo các bạn thì điều đó đúng không?

Xin được ý kiến tham gia. Cảm ơn nhiều.

Theo tôi thì như sau:

- Thứ nhất: phải là bảo đảm dự thầu chứ không phải bảo lãnh dự thầu.

- Thứ hai: điều đó hoàn toàn hợp lệ; nó chính là công văn thay đổi bảo đảm dự thầu. Tuy nhiên phải do người có thẩm quyền của ngân hàng phát hành bảo đảm dự thầu ký (cả ở thư bảo đảm lẫn công văn đề nghị thay đổi hiệu lực bảo đảm). Không được loại nhà thầu vì bảo đảm dự thầu không hợp lệ.

Như vậy nhà thầu X phải nộp cả thư bảo đảm dự thầu (với hiệu lực cũ) và công văn do chính ngân hàng phát bảo đảm điều chỉnh hiệu lực của bảo đảm đó (tất cà đều là bản gốc).

Hợp lệ chứ........
 

Top