Phương pháp sử dụng chỉ số giá xây dựng để tính chi phí dự phòng

M

minhtuong

Guest
Chào các bác.Em đọc bên vncold.com có cái công văn 2800/CV-Vp ngày 31/12/2007 của Bộ xây dựng công bố chỉ số giá xây dựng năm 2007 nhưng ko có nội dung.Bác nào có thì cho e xin với

Mình chỉ mới thấy Bộ xây dựng ban hành chỉ số giá quí III năm 2007 (công văn 2194 ngày 12/10/2007) thôi.
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Mình chỉ mới thấy Bộ xây dựng ban hành chỉ số giá quí III năm 2007 (công văn 2194 ngày 12/10/2007) thôi.

Cái chỉ số giá xây dựng quý III/2007 đã được bác TA post lên diễn đàn rồi! Nhưng mình tìm lại ko ra nên post lại lên đây bác nào có nhu cầu thì down về tham khảo nhé!
Thân chào các bác!
Mã:
http://www.box.net/shared/mb4c0w8sgs
 

hai thuy

Thành viên mới
Tham gia
21/8/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Lập Dự Toán

Mình đang điều chỉnh lại dự toán của 1 công trình được bắt đầu từ năm 2000, nhưng vào thời điểm này đơn giá đã thay đổi nhiều so với trước. Mình đã lập lại dự toán theo đơn giá tổng hợp rồi,nhưng mình muốn lập lại theo cách tính trượt giá để đối chiếu 2 phương pháp.
Xin chỉ giúp mình cách tính ấy như thế nào nhé. Thanks
 

kitty

Thành viên mới
Tham gia
17/1/08
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
cho mình hỏi một tí. bên mình đang lập chi phí quản lý dự án cho 1 công việc tư vấn đầu thầu. tụi mình được thuê. vấn đề là tụi mình lập dự toán chứ không tính hệ số theo 1751. trong đó có tính chi phí dự phòng (công việc này dự kiến kéo dài 4 năm). có một số quan điểm là tính 10%. một số lại cho rằng tách ra làm 2 phần: 5% công việc phát sinh và tính trượt giá (theo tinh thần hướng dẫn của TT 05). vậy, quan điểm nào đúng. nếu quan điểm 2 đúng thì cách tính trượt giá như thế nào.
 

Tran Thanh Mai

Thành viên mới
Tham gia
18/3/09
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Kính gửi thầy Tấn!
Đọc bài Phương pháp sử dụng chỉ số giá XD để tính chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá của thầy thì thấy: Công thức tính toán có vẻ hợp lý, logíc nhưng khi áp dụng cụ thể thì chi phí dự phòng này quá lớn (có vẻ quá bất hợp lý). VDụ cụ thể Dự án của Công ty chúng tôi như sau:
TMĐT: 299 tỷ (Không gồm lãi vay, chi phí dự phòng); Phân bổ vốn các năm như sau:
Năm 2009: 89,7 tỷ; năm 2010: 128,57 tỷ; năm 2011: 80,73 tỷ;
Chỉ số giá XD bình quân 03 năm là: Ixdbq = 1,178 ( tính theo Chỉ số giá XD quý I/2008 do BXD ban hành);Nếu tính theo PP của Thầy thì, dự phòng phí các năm như sau (trượt giá):
Năm 2009: 15,97 tỷ; năm 2010: 49,76 tỷ; năm 2011: 51,18 tỷ. Tổng công: 116,91 tỷ, chiếm tỷ lệ: 116,91 tỷ/299 tỷ = 39,1% trên TMĐT (Không gồm lãi vay, chi phí dự phòng). Một con số bất hợp lý mà chắc không chủ đầu tư nào sử dụng vì TMĐT của dự án sẽ rất lớn, khi phân tích hiệu quả kinh tế dự án chắc chắn sẽ không khả thi.
Mong thầy có ý kiến thêm để tham khảo. Trân trọng cảm ơn!
 
M

myLDT

Guest
Kính gửi thầy Tấn!
Đọc bài Phương pháp sử dụng chỉ số giá XD để tính chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá của thầy thì thấy: Công thức tính toán có vẻ hợp lý, logíc nhưng khi áp dụng cụ thể thì chi phí dự phòng này quá lớn (có vẻ quá bất hợp lý). VDụ cụ thể Dự án của Công ty chúng tôi như sau:
TMĐT: 299 tỷ (Không gồm lãi vay, chi phí dự phòng); Phân bổ vốn các năm như sau:
Năm 2009: 89,7 tỷ; năm 2010: 128,57 tỷ; năm 2011: 80,73 tỷ;
Chỉ số giá XD bình quân 03 năm là: Ixdbq = 1,178 ( tính theo Chỉ số giá XD quý I/2008 do BXD ban hành);Nếu tính theo PP của Thầy thì, dự phòng phí các năm như sau (trượt giá):
Năm 2009: 15,97 tỷ; năm 2010: 49,76 tỷ; năm 2011: 51,18 tỷ. Tổng công: 116,91 tỷ, chiếm tỷ lệ: 116,91 tỷ/299 tỷ = 39,1% trên TMĐT (Không gồm lãi vay, chi phí dự phòng). Một con số bất hợp lý mà chắc không chủ đầu tư nào sử dụng vì TMĐT của dự án sẽ rất lớn, khi phân tích hiệu quả kinh tế dự án chắc chắn sẽ không khả thi.
Mong thầy có ý kiến thêm để tham khảo. Trân trọng cảm ơn!

Cách tính của TS Tấn là đúng, nhưng thầy quyên mất chia cho 2.
Ví dụ: Năm đầu tiên đầu tư 25 tỉ thì không có chuyện trượt giá cả 25 tỉ được, giá trị trượt giá giảm dần theo thời gian khi tổng số vốn vay giảm theo thời gian, như vậy con số để tính trượt giá của năm đầu là 25/2=12,5 tỉ.
 

xomchua

Thành viên có triển vọng
Tham gia
3/11/08
Bài viết
6
Điểm thành tích
1
Kính gửi thầy Tấn!
Đọc bài Phương pháp sử dụng chỉ số giá XD để tính chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá của thầy thì thấy: Công thức tính toán có vẻ hợp lý, logíc nhưng khi áp dụng cụ thể thì chi phí dự phòng này quá lớn (có vẻ quá bất hợp lý). VDụ cụ thể Dự án của Công ty chúng tôi như sau:
TMĐT: 299 tỷ (Không gồm lãi vay, chi phí dự phòng); Phân bổ vốn các năm như sau:
Năm 2009: 89,7 tỷ; năm 2010: 128,57 tỷ; năm 2011: 80,73 tỷ;
Chỉ số giá XD bình quân 03 năm là: Ixdbq = 1,178 ( tính theo Chỉ số giá XD quý I/2008 do BXD ban hành);Nếu tính theo PP của Thầy thì, dự phòng phí các năm như sau (trượt giá):
Năm 2009: 15,97 tỷ; năm 2010: 49,76 tỷ; năm 2011: 51,18 tỷ. Tổng công: 116,91 tỷ, chiếm tỷ lệ: 116,91 tỷ/299 tỷ = 39,1% trên TMĐT (Không gồm lãi vay, chi phí dự phòng). Một con số bất hợp lý mà chắc không chủ đầu tư nào sử dụng vì TMĐT của dự án sẽ rất lớn, khi phân tích hiệu quả kinh tế dự án chắc chắn sẽ không khả thi.
Mong thầy có ý kiến thêm để tham khảo. Trân trọng cảm ơn!

Hix. Mình có một số ý kiến như sau:
-Trong Thông tư 05/2007 có câu "thời gian để tính trượt giá là thời gian xây dựng công trình theo tiến độ xây dựng công trình để phê duyệt". Vì vậy thời gian thực tế tính trượt giá chắc không dài đến tận 3 năm như bạn tính ở trên đâu. Nhưng kể cả tính dài 3 năm theo cách của bạn như trên thì năm đầu tiên hệ số trượt giá phải bằng 1 chứ ( từ năm thứ 2 trở đi mới là 1,178 ) Theo mình cách tính trượt giá theo tiến độ xây dựng là chuẩn nhất rồi. Hii
 

bichcd37

Thành viên mới
Tham gia
10/8/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
3
Công thức tính chi phí dự phòng phần trượt giá

Mình tham gia lập một số DA vốn ODA, phía bạn thường đưa ra công thức như sau:
Gtgn=G*[(Ibq+1)^n-1]
n: năm giải ngân thứ n hay năm xây dựng tính từ năm gốc
Gtgn: CP dự phòng trượt giá năm thứ n
Gn: Vốn dự kiến giải ngân năm thứ n
Ibq: Tỷ lệ trượt giá bình quân (%). Cái này có thể tính theo chỉ số giá của BXD hoặc theo Tổng cục thống kê
Còn về bài viết của thầy Tấn và HD của BXD thì mình miễn bàn.
 

nguyendinhtienxda

Thành viên mới
Tham gia
4/6/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
37
Dự toán dự thầu

hiện tôi đang sử dụng phần mền dự toán Escon6.0. hiện tôi đang dự toán về một công trình ở tây ninh nhưng trong phầm mền không có đơn giá của tây ninh mà chỉ có đơn giá của thành phố hồ chí minh và thành phố hà nội. mong các bác giúp e. Em cảm ơn.
 
C

chuotdong

Guest
Hix. Mình có một số ý kiến như sau:
-Trong Thông tư 05/2007 có câu "thời gian để tính trượt giá là thời gian xây dựng công trình theo tiến độ xây dựng công trình để phê duyệt". Vì vậy thời gian thực tế tính trượt giá chắc không dài đến tận 3 năm như bạn tính ở trên đâu. Nhưng kể cả tính dài 3 năm theo cách của bạn như trên thì năm đầu tiên hệ số trượt giá phải bằng 1 chứ ( từ năm thứ 2 trở đi mới là 1,178 ) Theo mình cách tính trượt giá theo tiến độ xây dựng là chuẩn nhất rồi. Hii
Dự án có kế hoạch giải ngân kéo dài trong 3 năm là bình thường, như vậyn cách tính của thấy Tân phải trừ đi 1 nữa mới chính xác
Ngoài ra nhiều dự án sau 2 -3 năm dự án được duyệt mới bắt đầu giải ngân nên vẫn phải ngoại suy các chỉ số XD một số năm
 

chien90humg

Thành viên mới
Tham gia
27/1/12
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Có Bác nào còn cách khác về tính chỉ số giá XD nữa không cho tôi với???
 

truonggtvt

Thành viên mới
Tham gia
26/3/12
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Chỉ số giá của năm thứ t

Trong bảng 4 của thầy Tấn ko hiểu ở đâu ra chỉ số giá của năm thứ 2, 3, 4, 5 là 1.121; 1.187; 1.258; 1.332?
Ở năm đầu tiên thì lấy = chỉ số bình quân đã tính (1.059), nhưng các năm tiếp theo thì lấy đâu ra (1.121; 1.187; 1.258; 1.332)?
Tôi thấy tính theo công thức Gtg(t) = Gt *[(Ibq+1)^n-1] la oke!
 

Top