Phương pháp sử dụng chỉ số giá xây dựng để tính chi phí dự phòng

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.580
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
TS. Trần Văn Tấn là giảng viên khoa Kinh tế xây dựng, trường Đại học Xây dựng, thầy giáo dạy môn Kinh tế đầu tư của TA. Thầy Tấn có bài viết Phương pháp sử dụng chỉ số giá xây dựng để tính chi phí dự phòng đăng trên Tạp chí xây dựng số ra 10/2007. TA thấy các phân tích trong bài viết và ví dụ tính toán minh họa rất dễ hiểu. Vì vậy, TA đã viết email xin phép được đăng tải lại bài viết của thầy Tấn trên Giaxaydung.vn. Thầy Tấn đã cho phép TA đăng lại bài viết này. Sau đây là toàn văn email thầy đã gửi cho TA:
Chào bạn Thế Anh.
Tôi thấy ý tưởng về Website của bạn là rất tốt, rất đáng được khuyến khích. Bây giờ tôi mới biết và tôi sẽ rất ủng hộ bạn. Về bài báo của tôi, tôi viết cũng với mục đích là gỡ rối và cũng là để trao đổi vấn đề thuộc về chuyên môn của ngành mình với những người quan tâm. Vì vậy tôi đồng ý với bạn việc đưa bào báo đó lên Website của bạn. Vì là tác giả bài báo nên tôi sẵn sàng trao đổi thêm với độc giả.
Từ trước đến nay xã hội chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của ngành Kinh tế xây dựng. Tôi nghĩ với cương vị là cựu sinh viên của ngành, các bạn sẽ là những người tích cực khuếch trương cho ngành của chúng ta.
Chúc bạn thành công!
Và đây là trích đoạn phần đầu bài viết:
Tinh thần của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình là một bước đột phá lớn trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo hướng kinh tế thị trường. Một trong những nội dung đổi mới về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình là việc xác định chi phí dự phòng trong tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình và chi phí dự phòng của dự toán xây dựng công trình. Nguyên tắc và phương pháp xác định chi phí dự phòng đã được hướng dẫn ở Nghị định số 99/2007/NĐ-CP và Thông tư số 05/2007/TT-BXD. Bộ Xây dựng cũng đã công bố phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng kèm theo Công văn số 1599/BXD-VP ngày 25 tháng 7 năm 2007 và công bố chỉ số giá xây dựng kèm theo Công văn số 1601/BXD-VP ngày 25 tháng 7 năm 2007 để các tổ chức, cá nhân tham khảo áp dụng. Tuy nhiên việc sử dụng chỉ số giá xây dựng như thế nào để xác định chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể và đang gây lúng túng cho nhiều tổ chức, cá nhân lập dự toán chi phí đầu tư xây dựng công trình. Bài viết này tập trung làm rõ bản chất và đề xuất phương pháp cụ thể để giải quyết vấn đề này.
Các bạn kích vào file đính kèm bên dưới để tải toàn văn bài viết. Bạn có thể trao đổi ngay dưới bài viết này hoặc gửi email cho thầy Tấn (có địa chỉ email trong bài viết) để trao đổi làm rõ thêm.
 

File đính kèm

  • Su dung chi so GXD de tinh chi phi du phong.pdf
    72,1 KB · Đọc: 3.755
D

daidautao

Guest
Khai thác khía cạnh thực tế

Thực tế dự án của NN thì hầu như là tính hiệu quả ảo. (Tôi và bác có muốn tính thật thì cũng chỉ là trong giấc mơ thôi). Với vốn NN, tính kiểu gì cũng có lãi để duyệt dự án. Thực tế nó vậy đó bác.
Còn việc vượt mức đầu tư xin điều chỉnh lại thì có hàng ngàn lý do hợp lý. Kiểu gì rồi cũng phê duyệt được hết. Thực tế nó vậy đó bác (bác có thể hỏi những người có kinh nghiệm thực tế để kiểm chứng).
Còn thất thoát gây lãng phí do Tổng mức đầu tư là nói miệng với nhau thôi, chưa ai có số liệu để chứng minh. Ngược lại, thực tế theo đài báo bác sẽ thấy rõ các dự án gần đây tính vống Tổng mức đầu tư lên cao, sau khi hoàn thành dự án thì báo cáo thành tích: đã làm lợi cho nhà nước hàng tỷ đồng (lợi cái gì chứ nhỉ? giá có 1 hô lên 10, thanh toán 2 rồi báo cáo làm lợi 8..thực tế nó vậy đấy bác ah). Để chống lại những điều thực tế kể trên là không có giải pháp. Hô hào phải đổi mới là cho khí thế vậy thôi. Thực tế hiện nay và với cơ chế nay lý thuyết vẫn còn xa rời thực tế.
Đó là những gì tôi muốn bàn thêm với các bác trên khía cạnh thực tế.
 
T

tatylic

Guest
Hệ số trượt giá bình quân phải tính theo số bình quân nhân ( căn n ). Không phải số bình quân cộng ( cộng vào chia ra).
- Phương pháp này còn hạn chế là dựa vào kế hoạch phân bổ vốn hàng năm. Mà kế hoạch này thì cần phải có kinh nghiệm và phương pháp khoa học mới có thể sát với thực tế đuợc. Nếu ai có ý "chiêu" gì khắc phục xin chia sẻ.
 
D

daidautao

Guest
Tôi thấy bài của thầy rất dễ hiểu và dễ áp dụng. nhưng cơ bản phải có được kế hoạch vốn cho từng năm dự án tương đối chính xác (thường thì chỉ đúng trên giấy).
Công thức của Bộ đưa ra mức biến động giá khác gây ra sự không rõ ràng trong áp dụng công thức để tính.Tôi thấy cách tính của thầy Tấn là rất ổn, hay nhất là tính được trượt giá theo từng năm phản ánh đúng bản chất trượt giá. Quan trọng là việc trượt giá này được chuyển vào sản phẩm xây dựng như thế nào, tại thời điểm nào, bao nhiêu và ai cho phép sản phẩm được trượt giá....để thanh toán cho các Nhà thầu. Chứ để nguyên trong TMĐT của dự án như thế cũng chỉ là trên giấy mà thôi.
Chắc bạn đọc bài của thầy Tấn không rõ: thầy Tấn đưa ra phương pháp tính chi phí dự phòng trong Tổng mức đầu tư tại giai đoạn lập dự án. Mà giai đoạn này, việc dựa vào kế hoạch vốn để tính là hoàn toàn mang tính lý thuyết, chưa sát với thực tế. Vì sao lại chưa sát thực tế thì tôi đã giải thích rồi. Do đó PP này để nghiên cứu khoa học định hướng thôi, áp dụng thực tế chưa sát, vì chẳng có dự án nào thực hiện đúng kế hoạch vốn theo đúng thuyết minh dự án cả. Nó được điều chỉnh và phê duyệt từng năm theo đúng tiến độ thi công thực tế.
Nhưng dù sao về mặt lý thuyết, PP của thầy Tấn xem chừng rất chặt chẽ.
 
M

minhtuong

Guest
Thực tế hay tiêu cực??????

Thực tế dự án của NN thì hầu như là tính hiệu quả ảo. (Tôi và bác có muốn tính thật thì cũng chỉ là trong giấc mơ thôi). Với vốn NN, tính kiểu gì cũng có lãi để duyệt dự án. Thực tế nó vậy đó bác.
Còn việc vượt mức đầu tư xin điều chỉnh lại thì có hàng ngàn lý do hợp lý. Kiểu gì rồi cũng phê duyệt được hết. Thực tế nó vậy đó bác (bác có thể hỏi những người có kinh nghiệm thực tế để kiểm chứng).
Còn thất thoát gây lãng phí do Tổng mức đầu tư là nói miệng với nhau thôi, chưa ai có số liệu để chứng minh. Ngược lại, thực tế theo đài báo bác sẽ thấy rõ các dự án gần đây tính vống Tổng mức đầu tư lên cao, sau khi hoàn thành dự án thì báo cáo thành tích: đã làm lợi cho nhà nước hàng tỷ đồng (lợi cái gì chứ nhỉ? giá có 1 hô lên 10, thanh toán 2 rồi báo cáo làm lợi 8..thực tế nó vậy đấy bác ah). Để chống lại những điều thực tế kể trên là không có giải pháp. Hô hào phải đổi mới là cho khí thế vậy thôi. Thực tế hiện nay và với cơ chế nay lý thuyết vẫn còn xa rời thực tế.
Đó là những gì tôi muốn bàn thêm với các bác trên khía cạnh thực tế.

Thật sự là ý kiến của bác thực tế đến mức ...tiêu cực.
Hiện nay, Nhà nước cùng các cấp, các ngành đang thay đổi, làm thế nào để lập tổng mức một cách chính xác, làm thế nào để tránh chuyện ...sai thì sửa mà bác nói vậy thì buồn quá, nhất là trong cái topic nó hay và thú vị thế này.
 
Last edited by a moderator:
M

minhtuong

Guest
Ý nghĩa của dự phòng là gì? Theo mình nó có 2 ý nghĩa chủ yếu sau:
- Dành cho những yếu tố không lường trước được (bất khả kháng, yếu tố mới lợi hơn,...): đã được tính 5-10%, vậy là ổn.
- Dành cho những yếu tố đã lường trước nhưng chưa xảy ra (như vấn đề biến động giá): dựa vào chỉ số giá xây dựng là hoàn toàn hợp lý.
 
D

daidautao

Guest
Hệ số trượt giá bình quân phải tính theo số bình quân nhân (căn n). Không phải số bình quân cộng (cộng vào chia ra).
- Phương pháp này còn hạn chế là dựa vào kế hoạch phân bổ vốn hàng năm. Mà kế hoạch này thì cần phải có kinh nghiệm và phương pháp khoa học mới có thể sát với thực tế đuợc. Nếu ai có ý "chiêu" gì khắc phục xin chia sẻ.
Chính xác! 100 điểm cho pác.
Kế hoạch phân bổ vốn hàng năm tại thời điểm tính tổng mức đầu tư (khi lập dự án) là tính cho vui thôi. Vì trên thực tế nó được điều chỉnh theo đúng thực tế triển khai. Tức là: cứ gần cuối kỳ năm, sẽ lên kế hoạch vốn trong năm tới và phê duyệt. Sau đó cấp theo đúng kế hoạch vốn năm này. Tất nhiên kế hoạch từng năm phải phù hợp với tiến độ thi công. Mà tiến độ thì có bao giờ chính xác theo dự án đâu. Do đó phương pháp tính dự phòng theo kế hoạch vay vốn tại thời điểm lập dự án cũng mang nặng tính lý thuyết mà thôi.

Ý nghĩa của dự phòng là gì? Theo mình nó có 2 ý nghĩa chủ yếu sau:
- Dành cho những yếu tố không lường trước được (bất khả kháng, yếu tố mới lợi hơn,...): đã được tính 5-10%, vậy là ổn.
- Dành cho những yếu tố đã lường trước nhưng chưa xảy ra (như vấn đề biến động giá): dựa vào chỉ số giá xây dựng là hoàn toàn hợp lý.
Nhưng khổ nỗi là PP chỉ số Ts Tấn tính chi phí dự phòng cho trượt giá lại phụ thuộc vào kế hoạch vốn từng năm. Mà KH vốn từng năm lại dựa vào suy đoán tại thời điểm lập dự án, nên nó không sát thực tế. Nó chỉ mang tính chặt chẽ về lý thuyết thôi bạn ah.
 

sonnn

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
24/12/07
Bài viết
43
Điểm thành tích
8
Tuổi
50
Tôi thấy bài của thầy rất dễ hiểu và dễ áp dụng. nhưng cơ bản phải có được kế hoạch vốn cho từng năm dự án tương đối chính xác (thường thì chỉ đúng trên giấy).
Công thức của Bộ đưa ra mức biến động giá khác gây ra sự không rõ ràng trong áp dụng công thức để tính.Tôi thấy cách tính của thầy Tấn là rất ổn, hay nhất là tính được trượt giá theo từng năm phản ánh đúng bản chất trượt giá. Quan trọng là việc trượt giá này được chuyển vào sản phẩm xây dựng như thế nào, tại thời điểm nào, bao nhiêu và ai cho phép sản phẩm được trượt giá....để thanh toán cho các Nhà thầu. Chứ để nguyên trong TMĐT của dự án như thế cũng chỉ là trên giấy mà thôi.
 
P

potato

Guest
Em thấy bài này hữu ích quá. Nhưng em thấy thắc mắc không biết cách tính chỉ số giá từng năm của thầy như thế nào, em thử tính thì không ra kết quả như vậy.:beat: Các bác có thể giải đáp giúp em với được không ạ. Em cảm ơn các bác giúp nhiều.
 
D

daidautao

Guest
Bài viết của pác rất hay theo lối tư duy khoa học nhưng vẫn phức tạp theo lối lý thuyết.
Tuy nhiên tôi thì trình bày theo 1 hướng khác theo lối tư duy thực tế dân gian mà ra:
Chi phí dự phòng thuộc 1 mục trong tổng mức đầu tư. Tổng mức đầu tư được tính trước nhằm chủ yếu để giúp CĐT chủ động chuẩn bị trước số tiền vốn để đầu tư, để tính trước hiệu quả của dự án đầu tư (trên giấy). Để đạt 2 mục đích cơ bản ấy, thực tế chi phí dự phòng thường tính theo % tổng các chi phí. Ít ai tính theo chỉ số biến động giá. Chỉ số biến động giá thường tính gắn liền vào các chi phí XD, thiết bị.
Và cũng để đạt 2 mục đích cơ bản trên, trong thực tế cũng đơn giản hơn nhiều: dự án khi triển khai nếu có vượt tổng mức đầu tư thì cũng có 1 bước là điều chỉnh Tổng mức đầu tư. Và lúc đó sẽ xảy ra: phải xin bổ sung vốn (thực tế không khó vì các mối quan hệ + các lý do khách quan: nếu có thời gian tôi có thể viết bài riêng) và tính lại hiệu quả đầu tư (có những mẹo thuật tính kiểu gì cũng có lãi: nếu có thời gian tôi cũng sẽ viết bài riêng). Do đó Tổng mức đầu tư tính càng đơn giản càng tốt. Nhất là chi phí dự phòng chỉ cần tính theo % các chi phí là dễ nhất.
 
Last edited by a moderator:

DutoanGXD

SmartSoftware
Tham gia
7/7/07
Bài viết
830
Điểm thành tích
93
Bài viết của pác rất hay theo lối tư duy khoa học.
Tuy nhiên tôi thì trình bày theo 1 hướng khác theo lối tư duy thực tế dân gian mà ra:
Chi phí dự phòng thuộc 1 mục trong tổng mức đầu tư. Tổng mức đầu tư được tính trước nhằm chủ yếu để giúp CĐT chủ động chuẩn bị trước số tiền vốn để đầu tư, để tính trước hiệu quả của dự án đầu tư (trên giấy). Để đạt 2 mục đích cơ bản ấy, thực tế chi phí dự phòng thường tính theo % tổng các chi phí. Ít ai tính theo chỉ số biến động giá. Chỉ số biến động giá thường tính gắn liền vào các chi phí XD, thiết bị.
Và cũng để đạt 2 mục đích cơ bản trên, trong thực tế cũng đơn giản hơn nhiều: dự án khi triển khai nếu có vượt tổng mức đầu tư thì cũng có 1 bước là điều chỉnh Tổng mức đầu tư. Và lúc đó sẽ xảy ra: phải xin bổ sung vốn (thực tế không khó vì các mối quan hệ + các lý do khách quan: nếu có thời gian tôi có thể viết bài riêng) và tính lại hiệu quả đầu tư (có những mẹo thuật tính kiểu gì cũng có lãi: nếu có thời gian tôi cũng sẽ viết bài riêng). Do đó Tổng mức đầu tư tính càng đơn giản càng tốt. Nhất là chi phí dự phòng chỉ cần tính theo % các chi phí là dễ nhất.

Đó là lối tư duy không tích cực, tư duy theo kiểu "bệnh rồi mới chữa chứ không phòng".
Tôi thấy bài viết của Thầy Tấn là rất hay, rất hữa ích! Ở chỗ:
- Bám sát được tiến độ thực hiện dự án.
- Xác định được số dự phòng trượt giá và tổng mức đầu tư của dự án cho từng năm.
 
D

daidautao

Guest
Đó là lối tư duy không tích cực, tư duy theo kiểu "bệnh rồi mới chữa chứ không phòng".
Tôi thấy bài viết của Thầy Tấn là rất hay, rất hữa ích! Ở chỗ:
- Bám sát được tiến độ thực hiện dự án.
- Xác định được số dự phòng trượt giá và tổng mức đầu tư của dự án cho từng năm.
Chắc pác này là "dân kinh tế" và học trò của thầy nên bảo vệ dữ nha. Nhưng nếu pác là người có kinh nghiệm thì chắc chắn pác thấy cái lý thuyết phức tạp sẽ không phù hợp với thực tế. Dự phòng tính cho yếu tố trượt giá bằng sử dụng chỉ số giá chẳng ai làm trên thực tế vì phức tạp lại không hiệu quả đúng thực tế. Nếu dùng chỉ số biến động giá chỉ áp dụng trực tiếp vào tính chi phí XD + thiết bị là xong. Còn chi phí dự phòng tính theo % là đơn giản dễ dùng. Tuy nhiên phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của BXD trước khi dùng. Lưu ý thêm: chỉ số biến động giá là 1 con số tính trước chắc gì phù hợp với thực tế hiện tại và tương lai xảy ra. Nên lấy nó để làm thước đo vốn dĩ cũng không thực tế rồi.
 
H

HueAnh

Guest
Chi phí dự phòng thuộc 1 mục trong tổng mức đầu tư. Tổng mức đầu tư được tính trước nhằm chủ yếu để giúp CĐT chủ động chuẩn bị trước số tiền vốn để đầu tư, để tính trước hiệu quả của dự án đầu tư (trên giấy). Để đạt 2 mục đích cơ bản ấy, thực tế chi phí dự phòng thường tính theo % tổng các chi phí. Ít ai tính theo chỉ số biến động giá. Chỉ số biến động giá thường tính gắn liền vào các chi phí XD, thiết bị.
Và cũng để đạt 2 mục đích cơ bản trên, trong thực tế cũng đơn giản hơn nhiều: dự án khi triển khai nếu có vượt tổng mức đầu tư thì cũng có 1 bước là điều chỉnh Tổng mức đầu tư. Và lúc đó sẽ xảy ra: phải xin bổ sung vốn (thực tế không khó vì các mối quan hệ + các lý do khách quan: nếu có thời gian tôi có thể viết bài riêng) và tính lại hiệu quả đầu tư (có những mẹo thuật tính kiểu gì cũng có lãi: nếu có thời gian tôi cũng sẽ viết bài riêng). Do đó Tổng mức đầu tư tính càng đơn giản càng tốt. Nhất là chi phí dự phòng chỉ cần tính theo % các chi phí là dễ nhất.
Chào Bạn, với Bạn điều chỉnh tổng mức đầu tư thật là đơn giản, Bạn có thể truyền đạt cho mọi người trong đó có tôi biết cách điều chỉnh như Bạn, được chứ? Cám ơn Bạn trước.
Vì tôi đọc: điều 7 Nghị định 99/2007/NĐ-CP về Điều chỉnh tổng mức đầu tư khi đã được phê duyệt chỉ có trong các trường hợp sau mới được điều chỉnh:
+ Xuất hiện các yếu tố bất khả kháng: động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh và có tác động trục tiếp đến công trình xây dựng;
+ Khi quy hoạch đã được phê duyệt được điều chỉnh có ảnh hưởng trực tiếp tới tổng mức đầu tư xây dựng công trình;
+ Do người quyết định đầu tư thay đổi, điều chỉnh quy mô công trình khi thấy xuất hiện các yếu tố mới đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn.
Trong các trường hợp trên không có trường hợp nào cho phép được điều chỉnh Tổng mức đầu tư khi biến động giá - vậy nếu không tính đến yếu tố trượt giá (chỉ số biến động giá) trong chi phí dự phòng thì nếu xảy ra biến động giá, ví dụ như hiện nay - làm sao có thể triển khai thực hiện được dự án khi không được điều chỉnh tổng mức đầu tư vì yếu tố trượt giá.
 
D

daidautao

Guest
Chào Bạn, với Bạn điều chỉnh tổng mức đầu tư thật là đơn giản, Bạn có thể truyền đạt cho mọi người trong đó có tôi biết cách điều chỉnh như Bạn, được chứ? Cám ơn Bạn trước.
Vì tôi đọc: điều 7 Nghị định 99/2007/NĐ-CP về Điều chỉnh tổng mức đầu tư khi đã được phê duyệt chỉ có trong các trường hợp sau mới được điều chỉnh:
+ Xuất hiện các yếu tố bất khả kháng: động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh và có tác động trục tiếp đến công trình xây dựng;
+ Khi quy hoạch đã được phê duyệt được điều chỉnh có ảnh hưởng trực tiếp tới tổng mức đầu tư xây dựng công trình;
+ Do người quyết định đầu tư thay đổi, điều chỉnh quy mô công trình khi thấy xuất hiện các yếu tố mới đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn.
Trong các trường hợp trên không có trường hợp nào cho phép được điều chỉnh Tổng mức đầu tư khi biến động giá - vậy nếu không tính đến yếu tố trượt giá (chỉ số biến động giá) trong chi phí dự phòng thì nếu xảy ra biến động giá, ví dụ như hiện nay - làm sao có thể triển khai thực hiện được dự án khi không được điều chỉnh tổng mức đầu tư vì yếu tố trượt giá.
Tôi biết trước có pác sẽ thắc mắc điều này nên tôi nói trước rồi. Tôi trình bày theo khía cạnh thực tế dân gian. Và những điều pác nêu ra là đúng với nguồn vốn NN thôi. Còn thành phần kinh tế của chúng ta là k chỉ có NN. Trừ nguồn vốn NN ra, các nguồn khác thì NĐ 99 tham khảo cho vui thôi pác ơi.
Và kể cả nguồn vốn NN, những điều tôi nêu ra là hoàn toàn căn cứ trên thực tế: để có thể điều chỉnh được Tổng mức đầu tư do biến động giá không khó đâu pác ơi. Miễn sao có xảy ra hiện trạng giá leo thang đột biến là được (như 2 tháng vừa qua: chỉ số biến động giá của BXD là khác xa thực tế. Vậy áp dụng nó trở thành vô nghĩa. Nhưng k thể trách BXD vì có ai biết trước được tương lai), không cho điều chỉnh thì dự án chết ah.
Cái khó là cần có 1 người có cái đầu tốt để phân tích diễn giải cho phù hợp thuyết phục. Dự án tôi đang làm 800 tỷ cũng vừa điều chỉnh do biến động giá đấy mặc dù khi tính dự án, TMĐT đã tính đến yếu tố trượt giá zồi (ngân hàng cũng OK, các cấp thẩm quyền cũng OK vì đó là thực tế: thanh tra kiểm tra cũng chẳng làm gì được vì đâu có làm thất thoát, tham nhũng gì. Hiệu quả dự án tính lại trên giấy tờ vẫn thấy rất OK là được nên k ảnh hưởng hòa bình thế giới - nhưng khi kinh doanh thực tế có hiệu quả hay k thì có trời mới biết).
Còn pác muốn biết thêm kinh nghiệm thực tế này thì tôi sẵn sàng thôi nhưng ở dịp khác, 1 chuyên đề khác.
 
Last edited by a moderator:
Y

ylangylang2004

Guest
Theo ý kiến mình, tính dự phòng có đưa chỉ số giá xây dựng để tính trượt giá là phù hợp với thực tế, dễ bảo vệ và cũng không hề phức tạp. Mình đã tính tổng mức đầu tư theo cách tính trượt giá cho công trình có tiến độ thi công ~5năm, có tính theo tiến độ giải ngân thì dự phòng trung bình khoảng 30%. Nếu tính vo theo % thì chắc chủ đầu tư không chấp nhận đâu bạn à. Còn việc điều chỉnh TMDT thì chẳng ai muốn đâu (cho dù có dễ như bạn nghĩ). Tuy nhiên việc xem xét chỉ số giá xây dựng mà BXD công bố là cần thiết vì các nhóm ngành chia ra hơi ít, không mang tính đại diện (ví dụ CT cầu, cống cùng nhóm; không có hầm đường bộ cho xe cơ giới, cả nước mới có chỉ số giá xây dựng cho 3 thành phố;...)
Vài ý kiến tham gia cùng các bạn! Mong các bạn cùng chia sẻ trên diễn đàn!
 
F

FngXongTe

Guest
Nên hiểu thế nào

Bản chất của việc tính toán chi phí dự phòng là việc lường trước tới sự biến đổi về giá trị (theo chiều hướng tăng) trong quá trình thực hiện dự án để cân đối nguồn vốn và dự trù cho việc huy động vốn một cách không bị động.
Việc dùng chỉ số giá xây dựng để tính toán chi phí dự phòng cũng là một cách để tính toán và dự trù kinh phí dự phòng mà thôi và thực tế chắc cũng chưa được kiểm chứng nhiều (vì lý do tất cả các văn bản hướng dẫn cho cách tính nêu trên mới có hiệu lực gần đây).
Để đỡ phức tạp thì theo hướng dẫn của TT05 về lập dự toán có đưa ra cách tính chi phí dự phòng theo tỷ lệ % của chi phí TB và XD. Chỉ số giá xây dựng thì lại là con số thống kê sự biến động trên thị trường về mặt giá cả (con số thực tế đã xảy ra) qua đó mọi người có thể "dự đoán" hay vận dụng chiều hướng của thị trường để áp dụng vào từng dự án cụ thể của mình có tính đến thời gian XD để tính toán. Lấy cái đã có để dự đoán cái chư xảy ra cũng có thể cho là một căn cứ mang tính chất thị trường nhiều và đôi khi cũng đem lại hiệu quả tốt.
Chỉ số giá thì chỉ có thể dự báo những diễn biến mang tính thị trường một cách bình thuờng mà không thể dự báo được những công tác không lường hết được, đó là một thực tế dễ nhận thấy. Nếu chúng ta đánh đồng các vấn đề này thì rất dễ mắc phải sự rối khi không biết vận dụng thế nào cho đúng và không biết vận dụng theo cách nào.
Xét cho cùng thì chỉ số giá chỉ là một phần cơ sở rất nhỏ trong cái gọi là cách tính và xác định chi phí dự phòng. Chỉ số giá chỉ đơn thuần xem xét sự biến động về giá, còn dự phòng bao trùm cho tất cả sự biến động : về thay đổi giá, tăng Kl, rủi ro, chiến tranh ...
Mời các bạn cùng bàn thêm.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.580
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Chi phí dự phòng tính theo % tổng các chi phí là cách tính mà trước đây các văn bản hướng dẫn lập và quản lý chi phí của Nhà nước hướng dẫn xác định đối với các dự án sử dụng nguồn vốn Nhà nước (Thông tư 09/2000/TT-BXD, 07/2003/TT-BXD, 04/2005/TT-BXD) chứ chẳng phải thực tế dân gian nào cả.
Quan niệm tính tổng mức đầu tư càng đơn giản càng tốt, đi liền theo sau là suy nghĩ thường trực chuẩn bị hồ sơ để điều chỉnh TMĐT đã lỗi thời. Vì quan niệm quá đơn giản nên mới xảy ra tình trạng thời gian vừa qua hầu hết các dự án Tổng dự toán vượt Tổng mức đầu tư, hầu hết các dự án phải thực hiện điều chỉnh Tổng mức đầu tư (gây thất thoát lãng phí, bỏ lỡ cơ hội sản xuất, kinh doanh, tốn thời gian công sức, giấy mực, làm trì trệ sự phát triển chung của đất nước…). Tư tưởng này cần được thay thế bằng: Tính tổng mức đầu tư sao cho sát thực, hiệu quả và không phải tốn công sức, thời gian, tiền bạc cho công việc điều chỉnh TMĐT nữa. Hơn nữa việc tư tưởng tính lấp liếm để cốt sao thực hiện bằng được dự án có lợi cho cá nhân (hoặc một số cá nhân) rồi dự án không cần hiệu quả, muốn ra sao thì ra cần phải được bài trừ.
Sở dĩ trước nay ít ai tính theo chỉ số biến động giá. Là vì nó mới được BXD đưa ra hướng dẫn sử dụng, trước đây phương pháp này đã sử dụng ở một số dự án ở đồng bằng sông Cửu Long, cầu Thanh Trì – Hà Nội và một số gói thầu trong các hợp đồng có yếu tố nước ngoài.
Những người có tư tưởng tiến bộ, đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay cần có cách suy nghĩ khác đi: Thời gian cũng là tiền bạc. Một trong những tư tưởng tiến bộ của Nghị định 99 và các văn bản hướng dẫn đi kèm là tính đến yếu tố thời gian trong dự án. Sử dụng chỉ số giá xây dựng để tính chi phí dự phòng là nhằm xét đến yếu tố này. Việc tính chi phí dự phòng theo một tỷ lệ % cố định như trước đây chưa đưa được yếu tố “thời gian cũng là tiền bạc” vào dự án cụ thể là tính toán vào Tổng mức đầu tư.
Phương pháp tính chi phí dự phòng sử dụng chỉ số giá xây dựng mới được đề cập, để khẳng định sự ưu việt và có hiệu quả hay không thì còn phải chờ kiểm chứng từ thực tế. Nhưng dẫu sao đó cũng là những nỗ lực của những người muốn thay đổi, muốn tiến bộ, muốn phấn đấu cho một sự phát triển hơn. Và dù muốn hay không muốn thì trong phạm vi điều chỉnh của các văn bản hướng dẫn chúng ta vẫn phải thực hiện theo (hoặc tham khảo để làm theo, nếu không nghĩ ra cách nào hay hơn).
 
Last edited by a moderator:

malsoni810

<b>A.dmin Thanh tra Diễn đàn</b>
Tham gia
23/7/07
Bài viết
1.511
Điểm thành tích
113
Tuổi
39
Website
www.giaxaydung.vn
Bản chất của chi phí dự phòng như chúng ta đã biết là tạo ra một ngồn kinh phí dùng để thanh toán những chi phí phát sinh trong quá trình triển khai dự án.Đã là dự phòng thì không có cách nào để biết được khi triển khai thực hiện dự án sẽ phát sinh thêm những chi phí nào? bao nhiêu? Vì vậy hiện nay cách tính chi phí dự phòng có thể xem là chưa thể biết được là chính xác và hợp lý nhất hay chưa? Cái này phải để khi 1 dự án sự dụng cách tính dự phòng hoàn thành thì mới có thể kiểm chứng được mức độ chính xác của nó.
Tính dự phòng dựa vào chỉ số giá xây dựng ( chỉ có 3 chỉ số giá xây dựng ) và chỉ số này không thể tính được những sự biến động bất thường với 1 mức độ cao. các địa phương không có chỉ số giá xây dựng thì căn cứ vào 1 trong 3 chỉ số giá đó để tính. Chỉ riêng điều này thôi đã cho chúng ta thấy rằng để tính chi phí dự phòng 1 cách hợp lý là 1 điều không đơn giản. Vấn đề này sẽ còn được bàn nhiều và nói đến nhiều nhất là trong thời giá cả lên xuống không đoán được.
Mời mọi người tiếp tục
 

sonnn

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
24/12/07
Bài viết
43
Điểm thành tích
8
Tuổi
50
Theo tôi thì dự phòng là những vấn đề không biết trước được (dự đoán) do đó các công thức tính toán cũng chỉ là nhằm mục đích tiệm cận với thực tế.
Việc tính dự phòng trên là chỉ áp dụng đối với các nguồn vốn của chính phủ, NSNN, đầu tư của DNNN..còn các nguồn khác đầu cần vầy cho phức tạp.
Bốc thuốc 10% tổng chi phí (đó là dự phòng) hoạc tất cả các khoản mục chi phí đều có 10% dự phòng nữa là Oke.
Việc biến động trong năm len xuống thất thường thi xử lý sao? Thị trường mà...khi giá cả lên xuống theo ngày thì nguyên liệu đầu vào có được tính theo ngày không?
Tóm lại không có công thức tính toán nào chính xác bằng thực tế.
Không ai biết được giá dàu có thể >100$/thùng...khôgn ai biết được chỉ có giá cước điện thoại giảm giá.
Cảm ơn các ý kiến hay.:beer:
 
H

hoangviet123

Guest
xin công văn

Chào các bác.Em đọc bên vncold.com có cái công văn 2800/CV-Vp ngày 31/12/2007 của Bộ xây dựng công bố chỉ số giá xây dựng năm 2007 nhưng ko có nội dung.Bác nào có thì cho e xin với
 

Top