Thu nhập chịu thuế tính trước

  • Khởi xướng legiakhang
  • Ngày gửi
L

legiakhang

Guest
cho mình hỏi nhé , trong bảng dự toán có mục thu nhập chịu thuế tính trước vậy thuế này là thuế gì vậy, vat hay thu nhập và ý nghĩa của nó như thế nào,ai bit chỉ mình với
 
N

nhutrang84

Guest
cho mình hỏi nhé , trong bảng dự toán có mục thu nhập chịu thuế tính trước vậy thuế này là thuế gì vậy, vat hay thu nhập và ý nghĩa của nó như thế nào,ai bit chỉ mình với

Theo mình hiểu thì đây chính là lợi nhuận tính trước để thực hiện công trình đó. Mỗi loại công trình có tỷ lệ lợi nhuận khác nhâu. Vì vậy tại các TT hướng dẫn có quy định cụ thể các tỷ lệ này. Và điều đó cũng có nghĩa là khoản mục này không phải là khoản thuế nào cả.
Chính vì vậy nên khi lập các HSDT, các nhà thầu phải cân nhắc kỹ trước khi đưa ra tỷ lệ cho phần này để tăng khả năng trúng thầu cho mình.
Đấy là những gì mình hiều. Không biết có vấn đề gì không. Mong các bạn bổ sung thêm.
 
K

KtsDzi

Guest
Theo mình hiểu thì đây chính là lợi nhuận tính trước để thực hiện công trình đó. Mỗi loại công trình có tỷ lệ lợi nhuận khác nhâu. Vì vậy tại các TT hướng dẫn có quy định cụ thể các tỷ lệ này. Và điều đó cũng có nghĩa là khoản mục này không phải là khoản thuế nào cả.
Chính vì vậy nên khi lập các HSDT, các nhà thầu phải cân nhắc kỹ trước khi đưa ra tỷ lệ cho phần này để tăng khả năng trúng thầu cho mình.
Đấy là những gì mình hiều. Không biết có vấn đề gì không. Mong các bạn bổ sung thêm.
Đúng vậy, hiểu theo nghĩa kế toán thì đây là lợi nhuận trước thuế. Nhà thầu phải nộp tiếp 28% của giá trị này vào thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tuy nhiên, thực tế không hoàn toàn như vậy!
Thí dụ: Năm 2004, doanh nghiệp mình lỗ nặng, tổng thu có ~300tr mà riêng lương đã trên 250tr. Bên thuế có những văn bản của họ chỉ công nhận cho mình ~120tr tiền lương... Cuối cùng, phải bằng 1 số "biện pháp nghiệp vụ" phần chênh lệch kia mới được chuyển sang năm 2005.
Thậm chí, mình đã "xin" thuế cho mình nộp đủ 28%*6% (hay 32%*6% cũng được) thuế TNDN theo đúng giá trị hợp đồng đã xuất hóa đơn đỏ mà nhất định "họ" không "cho"... đau thế! Còn chứng từ để họ công nhận cũng khỏi bàn, đúng mã số thuế, tên người mua rồi mà em bán hàng viết nhầm 1 chút địa chỉ cũng coi như mất trắng! Muốn chơi đẹp với "họ" nhưng "họ" lại thích "chơi đẹp" theo nghĩa khác... Buồn!
 
A

AAmylove

Guest
cho mình hỏi nhé , trong bảng dự toán có mục thu nhập chịu thuế tính trước vậy thuế này là thuế gì vậy, vat hay thu nhập và ý nghĩa của nó như thế nào,ai bit chỉ mình với
ĐỌC CÁI NÀY BẠN KHẮC SẼ RÕ PHẦN NÀO:

Sự khác nhau giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận doanh nghiệp


Hiện nay khi kiểm tra quyết toán thuế thường phát sinh vấn đề: thu nhập chịu thuế do cơ quan thuế xác định thường lớn hơn lợi nhuận theo báo cáo quyết toán thuế tài chính của doanh nghiệp. Vấn đề này còn có sự nhìn nhận khác nhau. Một số tổ chức, cá nhân còn lúng túng trong hạch toán và xác định số liệu khi thực hiện quyết toán tài chính và quyết toán thuế, chưa quen với sự khác nhau này và đòi hỏi số liệu kế toán và thuế phải thống nhất với nhau. Vì sao có sự khác nhau này và có thể khắc phục được vấn đề này hay không?


Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí hợp lý + Thu nhập khác. Còn theo chế độ tài chính doanh nghiệp và chế độ kế toán hiện hành: Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí kinh doanh + Thu nhập khác.


Theo các quy định trên, đối với thu nhập khác không có sự khác nhau nhiều về nội dung, do đó sẽ không ảnh hưởng lớn đến sự khác nhau giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận doanh nghiệp. Thực tế cho thấy sự khác biệt chủ yếu thường ở các chỉ tiêu doanh thu và chi phí, do các nguyên nhân sau:


Về doanh thu: Điều 4, Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ thì thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ là thời điểm chuyển giao sở hữu hàng hóa, hoàn thành dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ.


Theo chuẩn mực kế toán số 14 doanh thu được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện, đó là: Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua; doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc kiểm soát hàng hóa; doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng và xác định chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.


Do vậy các trường hợp điển hình dẫn đến doanh thu tính thu nhập chịu thuế bao gồm:


Một là: Các trường hợp được xác định là doanh thu tính thuế TNDN trong năm, nhưng chưa đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu theo chế độ kế toán. Ví dụ, các trường hợp đã viết hóa đơn bán hàng nhưng chưa đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực kế toán.


Hai là: Trường hợp cho thuê tài sản, có nhận trước tiền cho thuê của nhiều năm; doanh thu trong năm ghi nhận theo kế toán là tổng số tiền cho thuê chia cho tổng số năm trả tiền trước, còn doanh thu để tính thuế TNDN cơ sở kinh doanh có thể lựa chọn một trong hai cách tính doanh thu phân bổ cho số năm trả tiền trước, hoặc xác định theo doanh thu trả tiền một lần.


Ba là: các khoản hàng hóa dịch vụ được trao đổi không được xác định là doanh thu theo chế độ kế toán nhưng là doanh thu để tính thu nhập chịu thuế theo quy định của luật thuế TNDN.


Bốn là: Các khoản được giảm trừ doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ hoặc doanh thu hoạt động tài chính theo chuẩn mực kế toán, nhưng không được loại trừ khỏi doanh thu để tính thu nhập chịu thuế (ví dụ các khoản chiết khấu được giảm trừ doanh thu theo chuẩn mực kế toán, nhưng không đủ chứng từ hợp pháp để giảm trừ doanh thu thuế tính thuế theo quy định của Luật thuế TNDN trong trường hợp thanh toán bằng tiền mặt).


Về chi phí thực tế cho thấy sự khác nhau giữa chi phí hợp lý và chi phí kinh doanh chủ yếu ở một số khoản là chi phí thực tế của doanh nghiệp theo chế độ kế toán được hạch toán vào chi phí nhưng không được đưa vào chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế cụ thể:


Một: Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) không đúng quy định cụ thể cơ sở kinh doanh trích vượt mức kh u hao được tính vào chi phí theo các quy định tại chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ; số khấu hao của các TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh nhưng không có hóa đơn chứng từ hợp pháp và các giấy tờ khác chứng minh tài sản thuộc quyền sở hữu của cơ sở kinh doanh; số khấu hao của các TSCĐ đã khấu hao hết giá trị, nhưng vẫn tiếp tục sử dụng cho sản xuất kinh doanh và số khấu hao của TSCĐ không tham gia vào hoạt động kinh doanh.


Hai: Chi phí trả lãi tiền vay vượt mức khống chế cụ thể cơ sở kinh doanh vay vốn của các đối tượng không phải là ngân hàng và các tổ chức tín dụng với mức lãi suất cao hơn 1,2 lần mức lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại có quan hệ thanh toán với cơ sở kinh doanh và vay vốn để góp vốn phát định, vốn điều lệ.


Ba: Chi phí không có hóa đơn, chứng từ theo chế độ quy định cụ thể các khoản thực chi nhưng không có hóa đơn chứng từ và các khoản chi phí phát sinh trong năm, liên quan đến việc tạo ra doanh thu chịu thuế trong năm có hóa đơn nhưng hóa đơn không hợp pháp.


Bốn: Các khoản thuế bị truy thu và tiền phạt vi phạm hành chính và các khoản chi phí không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế đã tính vào chi phí.


Năm: Chi phí tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh, tiền thù lao trả cho sáng lập viên, thành viên hội đồng quản trị của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất kinh doanh và tiền lương, tiền công không được tính vào chi phí hợp lý do vi phạm chế độ hợp đồng lao động.


Qua phân tích, từ các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự khác biệt trên, Nhà nước ta có các biện pháp khắc phục từng bước thay đổi, hoàn thiện chế độ tài chính doanh nghiệp, chế độ hạch toán kế toán và chính sách thuế TNDN theo hướng thu hẹp dần sự khác nhau giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận doanh nghiệp. Bên cạnh đó biện pháp cơ bản, lâu dài để giảm độ lệch trên là tất cả các hoạt động mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp. Bộ Tài chính đã có nhiều chính sách biện pháp để thúc đẩy việc sử dụng hóa đơn như: Chính sách thanh toán không dùng tiền mặt, bán hóa đơn lẻ và nhất là khuyến khích sử dụng hóa đơn tự in... Các doanh nghiệp cũng thấy rằng sử dụng hóa đơn trong mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không những sẽ làm cho việc xác định số thuế TNDN chính xác, phù hợp hơn với lợi nhuận thực tế mà còn là biện pháp làm lành mạnh tình hình tài chính doanh nghiệp, giám sát được chi phí để hạ giá thành sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
 
K

KtsDzi

Guest
Bác kiếm cái này đâu ra nhanh thế:confused:
Hai: Chi phí trả lãi tiền vay vượt mức khống chế cụ thể cơ sở kinh doanh vay vốn của các đối tượng không phải là ngân hàng và các tổ chức tín dụng với mức lãi suất cao hơn 1,2 lần mức lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại có quan hệ thanh toán với cơ sở kinh doanh và vay vốn để góp vốn phát định, vốn điều lệ.
Cái này tớ tặng thuế, không cãi nhau được, dù thực chi!
Ba: Chi phí không có hóa đơn, chứng từ theo chế độ quy định cụ thể các khoản thực chi nhưng không có hóa đơn chứng từ và các khoản chi phí phát sinh trong năm, liên quan đến việc tạo ra doanh thu chịu thuế trong năm có hóa đơn nhưng hóa đơn không hợp pháp.
Chết ở cái "không có hóa đơn" và "hóa đơn không hợp pháp"
Cũng là thực chi, nhưng cái này lớn, không tặng thuế được. Nhưng cũng không cãi được, vì không nên cãi nhau với đài. Nhưng nếu chấp nhận thì quanh năm đi cầy nuôi thuế. Vậy làm sao?
SEARCH: "không có hóa đơn" ---> REPLACE: "phải có hóa đơn gì đó cùng giá trị"
SEARCH: "hóa đơn không hợp pháp" ---> REPLACE: "phải để cho người ta coi đó là hợp pháp"
Thuật toán SEARCH/REPLACE được áp dụng khác nhau ở từng đặc thù doanh nghiệp. Doanh nghiệp và Ngân sách đều được 1 ít và mất 1 ít, đều bị mất cái không đáng mất, và được cái đáng nhẽ phải lớn hơn. Có thể về lý thuyết, đúng như bạn Aamylove nói: "Nhà nước ta có các biện pháp khắc phục từng bước thay đổi" nhưng đừng phủ nhận thực tế:
"Thuế thu nhập doanh nghiệp chính thức là 28% nhưng báo cáo của Công ty tài chính quốc tế (IFC) và Ngân hàng thế giới (WB) cho thấy tổng số thuế thực đóng lên tới 41,6%. Tại sao lại có những phần dôi ra đó? Vì còn nhiều khoản mà ngành tài chính không công nhận là những chi phí hợp lý cần có để đóng thuế? Vì tiêu cực giữa người thu thuế và người nộp thuế? Không dừng lại ở đó, với 32 số lần đóng thuế trong một năm và 1.050 giờ/năm dành cho việc đóng thuế (số liệu trong báo cáo) cũng đủ khiến VN "chiếm" được vị trí 120/175 (riêng lĩnh vực đóng thuế) trong bảng xếp hạng"
Nguồn: http://www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2006/09/3B9EDFE8/
 
Last edited by a moderator:

virutnet

Thành viên có triển vọng
Tham gia
14/6/08
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Có bạn nào giỏi về thuật ngữ đấu thầu Tiếng Anh giúp mình dịch cụm từ " Thu nhập chịu thuế tính trước" được viết như thế nào không? Không phải là " Thu nhập trước thuế" đâu.
Xin mail về : trantuyen@vinhcuustone.com hoặc virutnet@yahoo.co.uk
Cảm ơn!
 
S

son_vq121

Guest
"Thu nhập chịu thuế tính trước" thực chất là "lãi định mức theo quy định của Nhà nước", bạn có thể dịch là "lãi theo quy định" hoặc "lãi định mức cũng được" (Profit as defined)
 

haitrannguyen

Thành viên có triển vọng
Tham gia
5/9/08
Bài viết
6
Điểm thành tích
3
cho mình hỏi nhé , trong bảng dự toán có mục thu nhập chịu thuế tính trước vậy thuế này là thuế gì vậy, vat hay thu nhập và ý nghĩa của nó như thế nào,ai bit chỉ mình với

Thu nhập chịu thuế tính trước là lợi nhuận phải chịu thuế mà Nhà nước cho phép doanh nghiệp được hưởng khi thực hiện dự án.
Để hoàn thành dự án, doanh nghiệp phải thực hiện các chi phí sau:
- Chi phí vật liệu, nhân công, máy (trực tiếp phí)
- Trực tiếp phí khác
- Chi phí chung (lương quản lý, lương gián tiếp, đào tạo, bảo hiểm...)
Khi bỏ ra các khoản chi phí trên có nghĩa là doanh nghiệp đã đủ để hoàn thành dự án nhưng chưa có lãi (lợi nhuận hay thu nhập). Vậy lợi nhuận của doanh nghiệp lấy từ đâu?
- Giảm chi phí vật liệu là rút ruột công trình, là phạm pháp
- Giảm chi phí nhân công thì công nhân bỏ việc hoặc làm ẩu
- Giảm chi phí máy thì đối tác không cho thuê
- Giảm chi phí chung nghĩa là giảm lương gián tiếp, là không tham gia bảo hiểm...
Các khoản giảm trên là không khả thi.
Do vậy, khi thực hiện một dự án, Nhà nước cho phép doanh nghiệp được hưởng một khoản lợi nhuận, khoản lợi nhuận này được gọi là "Thu nhập chịu thuế tính trước" mà bạn đang tìm hiểu.
 

meimei82

Thành viên mới
Tham gia
6/7/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tính lãi cho phần thu nhập chịu thuế tính trước

Em đọc được chủ đề này khi đang tìm hiểu các vấn đề liên quan đến chi phí phải nộp cho phần thu nhập của doanh nghiệp khi không hoàn đủ hóa đơn, chứng từ. Vậy các bác có kinh nghiệm làm ơn cho em hỏI: khi không hoàn đủ hóa đơn chứng từ thì công ty phải chấp nhận nộp nhạt cho phần hóa đơn đó là bao nhiêu ạ? (10% thuế VAT) +(25% Thu nhập chịu thuế tính trước hay là 25% giá trị xây lắp trước thuế.). Hay là như thế nào ạ?và được qui định trong loại thông tư, luật nào?
Mong các bác giải đáp giúp em. Em xin chân thành cảm ơn!
 
P

phaquangtuyenht

Guest
thu nhập chịu thuế tính trước trong xây dựng cơ bản

tôi muốn hỏi thu nhập chịu thuế tính trước được chi như thế nào
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
tôi muốn hỏi thu nhập chịu thuế tính trước được chi như thế nào
Nguồn gốc của "thu nhập chịu thuế tính trước" như các đồng nghiệp đã trao đổi. Đây là khoản lợi nhuận mà Nhà nước cho phép doanh nghiệp được hưởng. Do vậy, chi tiêu nó như thế nào là quyền của doanh nghiệp.
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Vài ý kiến tham góp về "thu nhập chịu thuế tính trước"

tôi muốn hỏi thu nhập chịu thuế tính trước được chi như thế nào
Theo tôi:
1. "Thu nhập chịu thuế tính trước" biểu thị "Lợi nhuận dự kiến" khi lập dự toán hoặc khi tính giá dự thầu.
2. Không có khái niệm "chi" thu nhập chịu thuế tính trước.
3. Đối với doanh nghiệp xây dựng (nhà thầu xây dựng), lợi nhuận được hạch toán cụ thể sau mỗi kỳ kinh doanh. Khi đó, lợi nhuận doanh nghiệp kiếm được trước hết phải thực hiện nghĩa vụ "thuế thu nhập doanh nghiệp", sau đó sẽ trích các quỹ doanh nghiệp từ lợi nhuận, phần còn lại sẽ được chia (một phần) cho các "cổ đồng".
 

nguyendinhlan9

Thành viên mới
Tham gia
14/3/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Cho mình hỏi. Bạn nào biết trả lời giùm mình với nhé
- Mình làm ở ban quản lý cấp huyện mỗi năm số tiền đã thanh toán đều được duyệt toán
+ Ví dụ: Một công trình kế hoạch vốn 100.000.000đ
Thannh toán chi phí xây lắp: 90.000.000đ, thanh toán chi phí ban quản lý 10.000.000đ
Nợ 241: 90.000.000đ
Có 441: 90.000.000đ
Nợ tk 111: 10.000.000đ
Có tk 441: 10.000.000đ
10 triệu rút về chi phí ban quản lý chi hết 6 triệu
Nợ tk 642: 6.000.000đ
Có tk 111: 6.000.000đ
Cuối năm kết chuyển chi phí ban quản lý vào chi phí đầu tư mà phải làm sao hết 10 triệu (Mình chỉ ví dụ vậy thôi chứ không thể chi hết chi phí ban quản lý được:
Nợ tk 241: 10.000.000đ
Có tk 642: 6.000.000đ
Có tk .....: 4.000.000đ
Để cuối năm Quyết toán vốn đầu tư ở ban mình quyết toán hết 100 triệu mặc dù chỉ có tiêu 5 triệu chi phí ban quản lý thì làm thế nào
Nợ tk 441: 100.000.000đ
Có tk 241: 100.000.000đ
 

HoangTrungAu

Thành viên có triển vọng
Tham gia
17/2/08
Bài viết
9
Điểm thành tích
3
Thu nhập chiij thuế tính trước ?

cho mình hỏi nhé , trong bảng dự toán có mục thu nhập chịu thuế tính trước vậy thuế này là thuế gì vậy, vat hay thu nhập và ý nghĩa của nó như thế nào,ai bit chỉ mình với

Bản chất của Thu nhập chịu thuế tính trước (TNCTTT) như sau: Các đơn vị thi công, nếu thi công mà chi phí đúng với đơn giá địa phương thì sau khi thi công xong sẽ không còn chút lãi nào để mà tích lũy, mở rộng sản xuất, phúc lợi cho CBCNV của mình. Vì vậy nhà nước quy định một khoản gọi là TNCTTT, trước kia gọi là Lãi Định mức, tính trên giá thành tùy theo dạng công trình : CN, DD ... lỗi gây cho mọi người khó hiểu cũng chính là như vậy.

Hoàng Trung ÂU
 

gackiem19842010

Thành viên mới
Tham gia
3/8/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Cho mình hỏi nhé!
Thu nhập chịu thuế tính trước của TP Hà Nội về nhà dân dụng điều chỉnh lên 6.5% rồi hả. Mình vào mấy trang web sở xây dựng mà không thấy.
 

Top