Thủ tục lựa chọn Nhà thầu theo NĐ15

Thuy3664

Thành viên năng động
Tham gia
15/2/08
Bài viết
52
Điểm thành tích
8
Các Bác cho E xin ý kiến với: Theo Điều 12 Nghị định 15 có nêu rõ trình tự lựa chọn Nhà thầu khảo sát là:
1. Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng.
2. Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng.

Trong trường hợp chỉ định thầu (không phải rút gọn), ở bước Lập dự án có giá trị là tạm tính (dưới 500tr) nhưng không chính xác (vì tạm tính) và "trượt giá" nên tại thời điểm thực hiện TK BVTC gói thầu lớn hơn 500tr.

Vậy CHủ đầu tư phải lập Nhiệm vụ và phê duyệt để lấy giá trị ký hợp đồng? Nếu vậy trường hợp CĐT k đủ năng lực để lập thì sao? Chẳng lẽ gọi 1 ông vào bảo lập Nhiệm vụ sau đó lấy giá trị để chỉ định thầu cho chính ông đó (cái này nghe k ổn)? Trường hợp lấy giá theo bước Lập dự án để Chỉ định thầu rút gọn thì sợ sau này thanh tra "xoáy chết".

Xin các Bác chỉ giáo.
 

caravan

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/10/08
Bài viết
263
Điểm thành tích
43
Cái mà bạn đang đề cập đó hiện nay vẫn là vân đề giống câu chuyện con gà, quả trứng, cái nào có trước. Tạm tính ra chi phí tư vấn, làm thủ tục chỉ thầu, sau khi thực hiện xong công việc tư vấn, ra giá trị chi phí tư vấn tính theo các quy định hiện hành, rồi lại lấy chi phí ấy để làm giá hợp đồng. Hậu quả là giá hợp đồng thay đổi, hình thức chỉ thầu cũng thay đổi.

Chính vì thế, theo thiển của tôi thì với loại hình tư vấn trước khi có quyết định đầu tư, giá hợp đồng nên là trọn gói với một khoản giảm trừ an toàn nào đó cho chủ đầu tư để tránh vượt chi phí tư vấn đó trong dự toán được duyệt theo quyết định đầu tư. Đây là mối quan hệ dân sự nên chỉ cần có sự nhất trí giữa tư vấn và chủ đầu tư là được.

Lấy ví dụ trường hợp của bạn, giá tạm tính ban đầu khoảng 450 triệu, ký hợp đồng trọn gói 450 triệu, sau này dù dự toán được duyệt có là 600, 700 triệu thì việc cũng đã rồi, nhà thầu không nhận thêm nữa.

trường hợp bạn là nhà thầu, nếu thấy thiệt thòi (cũng do nhà thầu không tính toán kỹ mà đã chấp nhận ký hợp đồng rồi) thì bàn với chủ đầu tư lách luật, bổ sung hồ sơ chỉ thầu như với gói thầu trên 500 triệu.

Kể từ sau khi có dự toán được duyệt theo quyết định đầu tư thì các tư vấn thực hiện sau có thể lấy theo tỷ lệ được rồi.
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Các Bác cho E xin ý kiến với: Theo Điều 12 Nghị định 15 có nêu rõ trình tự lựa chọn Nhà thầu khảo sát là:
1. Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng.
2. Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng.

Trong trường hợp chỉ định thầu (không phải rút gọn), ở bước Lập dự án có giá trị là tạm tính (dưới 500tr) nhưng không chính xác (vì tạm tính) và "trượt giá" nên tại thời điểm thực hiện TK BVTC gói thầu lớn hơn 500tr.

Vậy CHủ đầu tư phải lập Nhiệm vụ và phê duyệt để lấy giá trị ký hợp đồng? Nếu vậy trường hợp CĐT k đủ năng lực để lập thì sao? Chẳng lẽ gọi 1 ông vào bảo lập Nhiệm vụ sau đó lấy giá trị để chỉ định thầu cho chính ông đó (cái này nghe k ổn)? Trường hợp lấy giá theo bước Lập dự án để Chỉ định thầu rút gọn thì sợ sau này thanh tra "xoáy chết".

Xin các Bác chỉ giáo.
Theo tôi:
1. Chủ đầu tư phải lập kế hoạch đấu thầu (trong đó có gói thầu Khảo sát xây dựng) trình người quyết định phê duyệt làm cơ sở để lựa chọn nhà thầu Khảo sát xây dựng.
2. Nếu trong kế hoạch đấu thầu được phê duyệt quy định gói thầu Khảo sát xây dựng thực hiện chỉ định thầu thì tiến hành các thủ tuc chỉ định thầu theo quy định.
 

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
Theo tôi:
1. Chủ đầu tư phải lập kế hoạch đấu thầu (trong đó có gói thầu Khảo sát xây dựng) trình người quyết định phê duyệt làm cơ sở để lựa chọn nhà thầu Khảo sát xây dựng.
2. Nếu trong kế hoạch đấu thầu được phê duyệt quy định gói thầu Khảo sát xây dựng thực hiện chỉ định thầu thì tiến hành các thủ tuc chỉ định thầu theo quy định.

Em hoàn toàn nhất trí với ý kiến của Thầy.
Nhiều chủ đầu tư đã chắc chắn nhà thầu nọ làm rồi nên việc lập kế hoạch đấu thầu ở khâu này thường xem nhẹ, khi có cơ quan thanh tra vào khi đó mới lập và khép kín hồ sơ. Còn nhiệm vụ khảo sát ở giai đoạn này Chủ đầu tư thường để các anh nhà thầu khảo sát vẽ voi vẽ chuột, làm thất thoát rất nhiều.
 

Thuy3664

Thành viên năng động
Tham gia
15/2/08
Bài viết
52
Điểm thành tích
8
Cảm ơn ý kiến của các Bác, nhưng xin các Bác "đi sâu hơn" vào tình huống của E, có mấy vấn đề là:
1. Trình tự lựa chọn nhà thầu khảo sát theo Nghị định 15:
- Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng: Chủ đầu tư hay nhà thầu lập? Trong nghị định 15 chưa rõ lắm. Theo E thì Nhà thầu lập sẽ đúng hơn vì Nhà thầu có chuyên môn, Chủ đầu tư không thể thuê 1 đơn vị Tư vấn khác lập nhiệm vụ, phê duyệt, sau đó lại lựa chọn Nhà thầu tư vấn khác thực hiện gói thầu. Đây đúng là câu chuyện "Con gà, quả trứng", có lẽ các Bác Thanh tra không xoáy về vấn đề này? Nếu chọn 1 ông Tư vấn vào lập Nhiệm vụ rồi mới lựa chọn thì có vẻ không ổn.
- Sau đó mới đến lựa chọn nhà thầu: Được hiểu căn cứ trên giá trị ở Nhiệm vụ khảo sát đã lập và phê duyệt sẽ ký hợp đồng theo giá trị này.
2. Bên E đang thực hiện dự án theo hình thức BT do đó Nhà đầu tư có quyền phê duyệt Kế hoạch đấu thầu (không phải cơ quan nhà nước, trường hợp mà Bác nhà nước phê duyệt thìyên tâm rồi) vì vậy khi lập KHĐT để chỉ định thầu rút gọn mà sau thực hiện lại vượt phải chỉ định thầu thì sợ bị Thanh tra sau này xoáy.
3. Theo Em thì bây giờ lấy 450tr (theo tổng mức đầu tư đã được duyệt) nhân với hệ số trượt giá nào đấy cho qua 500tr và thực hiện các thủ tục lựa chọn nhà thầu. Hợp đồng sẽ là tạm tính, thanh toán theo giá trị thực tế. Đây là Khảo sát thiết Hạng mục nhỏ, không phải Cầu hay đường, và lại giá trị nhỏ nên vài chục triệu cũng là vấn đề đối với tư vấn khi cân nhắc hình thức trọn gói theo "tổng mức đầu tư" đã được duyệt.
 

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
Cảm ơn ý kiến của các Bác, nhưng xin các Bác "đi sâu hơn" vào tình huống của E, có mấy vấn đề là:
1. Trình tự lựa chọn nhà thầu khảo sát theo Nghị định 15:
- Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng: Chủ đầu tư hay nhà thầu lập? Trong nghị định 15 chưa rõ lắm. Theo E thì Nhà thầu lập sẽ đúng hơn vì Nhà thầu có chuyên môn, Chủ đầu tư không thể thuê 1 đơn vị Tư vấn khác lập nhiệm vụ, phê duyệt, sau đó lại lựa chọn Nhà thầu tư vấn khác thực hiện gói thầu. Đây đúng là câu chuyện "Con gà, quả trứng", có lẽ các Bác Thanh tra không xoáy về vấn đề này? Nếu chọn 1 ông Tư vấn vào lập Nhiệm vụ rồi mới lựa chọn thì có vẻ không ổn.
- Sau đó mới đến lựa chọn nhà thầu: Được hiểu căn cứ trên giá trị ở Nhiệm vụ khảo sát đã lập và phê duyệt sẽ ký hợp đồng theo giá trị này.
2. Bên E đang thực hiện dự án theo hình thức BT do đó Nhà đầu tư có quyền phê duyệt Kế hoạch đấu thầu (không phải cơ quan nhà nước, trường hợp mà Bác nhà nước phê duyệt thìyên tâm rồi) vì vậy khi lập KHĐT để chỉ định thầu rút gọn mà sau thực hiện lại vượt phải chỉ định thầu thì sợ bị Thanh tra sau này xoáy.
3. Theo Em thì bây giờ lấy 450tr (theo tổng mức đầu tư đã được duyệt) nhân với hệ số trượt giá nào đấy cho qua 500tr và thực hiện các thủ tục lựa chọn nhà thầu. Hợp đồng sẽ là tạm tính, thanh toán theo giá trị thực tế. Đây là Khảo sát thiết Hạng mục nhỏ, không phải Cầu hay đường, và lại giá trị nhỏ nên vài chục triệu cũng là vấn đề đối với tư vấn khi cân nhắc hình thức trọn gói theo "tổng mức đầu tư" đã được duyệt.

1. Việc lập nhiệm vụ khảo sát, trong NĐ 15 nêu quá ro chỉ có điều bạn chưa chịu đọc hết.Mục trách nhiệm CĐT, trách nhiệm nhà thầu khảo sát, trách nhiệm nhà thầu thiết kế.
2. Giai đoạn lập nhiệm vụ khảo sát, sau đó lựa chọn nhà thầu. Khối lượng trong nhiệm vụ khảo sát là khối lượng dự kiến nên "xoáy" là thế nào?
3.
Theo Em thì bây giờ lấy 450tr (theo tổng mức đầu tư đã được duyệt) nhân với hệ số trượt giá nào đấy
Bạn nên xem lại cái bôi đỏ.
 

bqldagnnvbv

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
6/6/10
Bài viết
706
Điểm thành tích
93
Cảm ơn ý kiến của các Bác, nhưng xin các Bác "đi sâu hơn" vào tình huống của E, có mấy vấn đề là:
1. Trình tự lựa chọn nhà thầu khảo sát theo Nghị định 15:
- Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng: Chủ đầu tư hay nhà thầu lập? Trong nghị định 15 chưa rõ lắm. Theo E thì Nhà thầu lập sẽ đúng hơn vì Nhà thầu có chuyên môn, Chủ đầu tư không thể thuê 1 đơn vị Tư vấn khác lập nhiệm vụ, phê duyệt, sau đó lại lựa chọn Nhà thầu tư vấn khác thực hiện gói thầu. Đây đúng là câu chuyện "Con gà, quả trứng", có lẽ các Bác Thanh tra không xoáy về vấn đề này? Nếu chọn 1 ông Tư vấn vào lập Nhiệm vụ rồi mới lựa chọn thì có vẻ không ổn.
- Sau đó mới đến lựa chọn nhà thầu: Được hiểu căn cứ trên giá trị ở Nhiệm vụ khảo sát đã lập và phê duyệt sẽ ký hợp đồng theo giá trị này..

Bác lôi nghị định 15 ra đọc điều 13, điều 14 về trách nhiệm của chủ đầu tư và đơn vị thầu khảo sát sẽ rõ ngay thôi, xin được viện dẫn điều 13 và 14 NĐ 15 như sau:
Điều 13. Trách nhiệm của chủ đầu tư
1. Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng đủ điều kiện năng lực theo quy định.
2. Tổ chức lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng và bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng (nếu có).

3. Kiểm tra việc tuân thủ các quy định trong hợp đồng xây dựng của nhà thầu khảo sát xây dựng trong quá trình thực hiện khảo sát.
4. Tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân có chuyên môn phù hợp với loại hình khảo sát để thực hiện giám sát công tác khảo sát xây dựng.
5. Nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.
Điều 14. Trách nhiệm của nhà thầu khảo sát xây dựng
1. Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư; lập phương án kỹ thuật khảo sát phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng và các tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng.
2. Bố trí đủ cán bộ có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện khảo sát; cử người có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật để làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng; tổ chức tự giám sát trong quá trình khảo sát.
3. Thực hiện khảo sát theo phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được phê duyệt; sử dụng thiết bị, phòng thí nghiệm hợp chuẩn theo quy định của pháp luật và phù hợp với công việc khảo sát.
4. Bảo đảm an toàn cho người, thiết bị, các công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình xây dựng khác trong khu vực khảo sát.
5. Bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan trong khu vực khảo sát; phục hồi hiện trường sau khi kết thúc khảo sát.
6. Lập báo cáo kết quả khảo sát xây dựng đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng và hợp đồng; kiểm tra, khảo sát lại hoặc khảo sát bổ sung khi báo cáo kết quả khảo sát xây dựng không phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi xây dựng công trình hoặc không đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát.
Như vậy chúng ta có thể thấy rõ trách nhiệm lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng là do CHỦ ĐẦU TƯ lập.
 

JAYCHOU

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
8/4/11
Bài viết
136
Điểm thành tích
28
Tuổi
40
cái này bên tôi thường ký HĐ với mức cố định là 500tr, nếu giá trị HĐ sau khi thực hiện <500tr thì lấy bằng giá trị đó, còn nếu giá trị sau khi thực hiện >=500tr thì lấy bằng 500tr và tất cả các nhà thầu đều chấp nhận điều này! thực ra trường hợp chênh lệch lớn khó xảy ra, nhưng các trường hợp chênh lệch nhỏ rất dễ xay ra, để tránh các thủ tục phiền hà cho CĐT cũng như nhà thầu thì cả 2 đều vui vẻ bỏ qua sự chênh lệch ngoài ý muốn này!
 

caravan

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/10/08
Bài viết
263
Điểm thành tích
43
Dẫn lại một số điều của NĐ 12:

Điều 12 Nghị định 15 có nêu rõ trình tự lựa chọn Nhà thầu khảo sát là:
1. Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng.
2. Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng.
và:
Điều 13. Trách nhiệm của chủ đầu tư
1. Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng đủ điều kiện năng lực theo quy định.
2. Tổ chức lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng và bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng (nếu có).

3. Kiểm tra việc tuân thủ các quy định trong hợp đồng xây dựng của nhà thầu khảo sát xây dựng trong quá trình thực hiện khảo sát.
4. Tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân có chuyên môn phù hợp với loại hình khảo sát để thực hiện giám sát công tác khảo sát xây dựng.
5. Nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.
Điều 14. Trách nhiệm của nhà thầu khảo sát xây dựng
1. Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư; lập phương án kỹ thuật khảo sát phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng và các tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng.
2. Bố trí đủ cán bộ có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện khảo sát; cử người có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật để làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng; tổ chức tự giám sát trong quá trình khảo sát.
3. Thực hiện khảo sát theo phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được phê duyệt; sử dụng thiết bị, phòng thí nghiệm hợp chuẩn theo quy định của pháp luật và phù hợp với công việc khảo sát.
4. Bảo đảm an toàn cho người, thiết bị, các công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình xây dựng khác trong khu vực khảo sát.
5. Bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan trong khu vực khảo sát; phục hồi hiện trường sau khi kết thúc khảo sát.
6. Lập báo cáo kết quả khảo sát xây dựng đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng và hợp đồng; kiểm tra, khảo sát lại hoặc khảo sát bổ sung khi báo cáo kết quả khảo sát xây dựng không phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi xây dựng công trình hoặc không đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát.


Điều 12, trình tự phải lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng trước rồi mới chỉ thầu.
Điều 13: nhà thầu khảo sát phải lập nhiệm vụ khảo sát.

Chưa chỉ thầu mà đã yêu cầu người ta làm nhiệm vụ khảo sát thì chỉ có cách ngầm hiểu là nhắm trước một anh tư vấn rồi bảo anh này làm nhiệm vụ, xong đâu đấy mới chỉ thầu cho anh chứ còn gì.

Với các dự án tầm cỡ, chủ đầu tư có thể thuê tư vấn lập nhiệm vụ riêng, cũng giống việc thuê tư vấn thẩm tra và đánh giá chọn thầu tư vấn vậy.
 

caravan

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/10/08
Bài viết
263
Điểm thành tích
43
Một vấn đề lớn nữa, nếu chủ đầu tư phê duyệt dự toán và nhiệm vụ khảo sát (mà không thuê tư vấn khác thẩm tra, và chủ đầu tư không có năng lực thẩm định) thì nguy hiểm ở chỗ, nếu khối lượng đó ký với nhà thầu khảo sát, nhà thầu khảo sát thực hiện xong, các bên nghiệm thu, nhưng khi hồ sơ thẩm tra bị cat khối lượng vì lý do khối lượng thừa, không cần thiết (có nhiều hơn so với yêu cầu của các tiêu chuẩn hiện hành chẳng hạn) (VD: đáng lẽ chỉ cần khoan 3 lỗ thì nhiệm vụ làm 6 lỗ). Vậy thì anh chủ đầu tư tự bỏ tiền ra mà đền cho nhà thầu khảo sát vì ngân sách không trả.

Nếu ngay từ đầu, nhà thầu khảo sát lập nhiệm vụ khảo sát, dự toán đồng thời giữa chủ đầu tư và nhà thầu khảo sát có thỏa thuận khối lượng khảo sát sẽ là khối lượng được duyệt ở dự toán cuối cùng thì sẽ tránh được việc này.
 

Thuy3664

Thành viên năng động
Tham gia
15/2/08
Bài viết
52
Điểm thành tích
8
Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến của các Bác:
1. Theo Điều 12: Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát, sau đó mới lựa chọn nhà thầu.
2. Theo điều 14: Trách nhiệm của Nhà thầu khảo sát xây dựng là lập Nhiệm vụ khảo sát khi có yêu cầu của CĐT.
3. Theo điều 13: Chủ đầu tư chỉ "tổ chức lập và phê duyệt Nhiệm vụ khảo sát" chứ chưa chắc là CĐT phải lập NVKS.

Nếu như suy luận Logic của 3 điều trên thì "đá nhau" (điều 13 và 14 đá điều 12): Nhà thầu khảo sát lập NVKS trước khi được lựa chọn? Liệu có được không các Bác nhỉ?
 

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
Một vấn đề lớn nữa, nếu chủ đầu tư phê duyệt dự toán và nhiệm vụ khảo sát (mà không thuê tư vấn khác thẩm tra, và chủ đầu tư không có năng lực thẩm định) thì nguy hiểm ở chỗ, nếu khối lượng đó ký với nhà thầu khảo sát, nhà thầu khảo sát thực hiện xong, các bên nghiệm thu, nhưng khi hồ sơ thẩm tra bị cat khối lượng vì lý do khối lượng thừa, không cần thiết (có nhiều hơn so với yêu cầu của các tiêu chuẩn hiện hành chẳng hạn) (VD: đáng lẽ chỉ cần khoan 3 lỗ thì nhiệm vụ làm 6 lỗ). Vậy thì anh chủ đầu tư tự bỏ tiền ra mà đền cho nhà thầu khảo sát vì ngân sách không trả.

Nếu ngay từ đầu, nhà thầu khảo sát lập nhiệm vụ khảo sát, dự toán đồng thời giữa chủ đầu tư và nhà thầu khảo sát có thỏa thuận khối lượng khảo sát sẽ là khối lượng được duyệt ở dự toán cuối cùng thì sẽ tránh được việc này.

Anh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng nhé.
Khối lượng trong nhiệm vụ khảo sát chỉ là những khối lượng dự kiến. Sau khi lựa chọn nhà thầu, nhà thầu lập phương án kỹ thuật khảo sát và dự toán, Chủ đầu tư lại phê duyệt tiếp nhé.
Nếu ông CĐT đủ năng lực, điều kiện thì giám sát công tác này. Còn ko đủ năng lực thì thuê đơn vị giám sát.
 

Top