Tính giá trị bù vật liệu, nhân công, máy khi quyết toán

Du_kick_xom

Thành viên năng động
Tham gia
1/9/08
Bài viết
51
Điểm thành tích
8
Tuổi
40
Hiện nay, tôi đang làm quyết toán cho 1 công trình chỉ định thầu. Xin anh em cho ý kiến về những nội dung sau:
1. Cách tính chênh lệch VL, NC, M từng tháng tương ứng với khối lượng trong Biên bản nghiệm thu từng tháng có đúng Luật hay không?
2. Trong khi tính bù giá thì giá trị VL, NC, M khác có được tính vào giá trị được hưởng không? (nếu có thì Nhà thầu thường để xót giá trị này - Phí lắm:(()
3. Trong dự toán được duyệt có sai xót thì khi làm Quyết toán chúng ta có được điều chỉnh hay không?
Trên đây là thắc mắc của mình mong anh em giúp đỡ nha:">
Chúc mọi người thành công trong công việc.
 
  • Like
Các tương tác: vna

quangtrung64

Thành viên mới
Tham gia
19/3/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
60
Củng đang làm bù giá vật liệu đây

x(Mình đang làm bù giá các loại VL, NC, MTC nhân công và máy thi công thì chỉ lấy hệ số tăng lương theo các nghị định .còn bù giá vật liệu thì chưa
 
Last edited by a moderator:

Du_kick_xom

Thành viên năng động
Tham gia
1/9/08
Bài viết
51
Điểm thành tích
8
Tuổi
40
Mình nghĩ sau khi nghị định 97/Cp ra thì sau ngày quyết toán và bù giá ca máy còn phức tạp nữa vì:
1. Không phải ai cũng thành thạo việc tính ca máy và điều chỉnh ca máy theo giá nhiên liệu và nhân công mới.
2. Các file excel do mình tự tính hoặc download trên mạng lại phải kiểm chứng xem đúng hay không bằng cách: Thay giá nhiên liệu và nhân công gốc và xem nó khớp với giá gốc hay không (chỉ kiếm tra ngẫu nhiên thôi chứ kiểm tra hết thì chắc die mất).
3. Nếu được đề xuất cơ quan chức năng có ra 1 file chuẩn để a e chỉ cần thay nhiên liệu và nhân công là tự chạy ra giá ca máy hiện tại (File này thì có rùi nhưng đôi khi vẫn phải check lại :D)
 

Tran Huong

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
13/8/08
Bài viết
13
Điểm thành tích
1
Thắc mắc khi làm quyết toán

Mình đang làm quyết toán công trình, khi làm việc với kiểm toán thì cách tính của chênh lệch vật liệu kiểm toán là:
- Thành tiền chênh lệch: CL=A-B
A= Khối lượng vật liệu kiểm toán tính x (Giá vật liệu tại thời điểm thi công (kiểm toán)-giá tính bù giá (kiểm toán))
B= Khối lượng vật liệu nhà thầu x (Giá vật liệu tại thời điểm thi công (nhà thầu)-giá dự thầu))
- Trong đó: Giá tính bù giá của kiểm toán= max (giá Dự toán gốc theo đơn giá nhà nước, giá dự thầu của nhà thầu và giá thông báo của nhà nước tại thời điểm trúng thầu (do kiểm toán áp lại))
- Theo mình thì kiểm toán không được tính lại giá dự thầu, nhà thầu đã trúng thầu thì coi như giá vật liệu được chấp nhận.Tức là giá tính bù giá của kiểm toán=giá dự thầu
- Vì vậy khi phần khối lượng vật liệu không có chênh lệch và giá vật liệu tại thời điểm thi công do nhà thầu áp=giá vật liệu tại thời điểm thi công của kiểm toán thì không còn chênh lệch tiền vật liệu.
- Kiểm toán lại chỉ dẫn là làm đúng theo TT09/2008 (phần phụ lục TT09/2008)
Vậy mình nhờ các bạn chỉ giúp với, kiểm toán làm như vậy có đúng không?
 

boytongdat

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
11/1/08
Bài viết
130
Điểm thành tích
28
Tuổi
42
Tính bù giá:
- Mình cũng từng đi tính bù giá vật liệu, nhân công, máy thi công khi quyết toán của một số công trình.
Có công trình đã được Chủ đầu tư chấp nhận bù giá (mặc dù bù giá âm) nhưng kết quả thì như mình mong đợi. Kết quả này cũng được Chủ đầu tư thuê kiểm toán độc lập rồi.
- Công trình tuy đơn giản, nhưng hồ sơ kèm theo để chứng minh cũng không phải ít, xin chia sẻ cho các bạn tham khảo nhé!
Pass: 123456
Thân chào
 

File đính kèm

  • giadieuchinh.xls
    2,7 MB · Đọc: 2.595

Tran Huong

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
13/8/08
Bài viết
13
Điểm thành tích
1
Cảm ơn bạn boytongdat nhiều, cho mình hỏi 1 chút nhé, trong file dự toán bạn gửi ở sheet TongHop thì mục (5) giá tại thời điểm dự thầu là giá chủ đầu tư tính lại đúng không, bên kiểm toán chố mình cũng tính lại tương tự như vậy. nhưng theo mình phần chênh lệch (8) = (7)-(4), vì giá dự thầu của mình đã trúng thầu thì coi như giá vật liệu này được chấp nhận chứ , nếu không thì chấm thầu làm gì nhỉ vì giá trúng thầu hiểu như thế là bị thay đổi đúng không? Mình mới làm nên không rõ lắm.
 

haophuong80

Thành viên rất quan trọng (VIP)
Tham gia
2/11/10
Bài viết
594
Điểm thành tích
43
Mình cũng đang thắc mắc vấn đề tương tự như vậy:
Quả thật khi đơn vị kiểm toán sử dụng TT09/2008 để tính chênh lệch mục đích là giảm tối đa chi phí nhưng theo mình thì có thể tranh luận đến cùng được. Thử hỏi tại thời điểm đấu thầu tại sao nhà thầu bỏ giá như vậy mà chủ đầu tư không có ý kiến gì? Ngoài ra việc nhà thầu bỏ giá, sử dụng định mức là quyền của nhà thầu, chủ đầu tư đã phê duyệt giá đó ( thuận mua vừa bán ) thì trách nhiệm đó đâu thuộc nhà thầu? Có thể kiểm tra lại hợp đồng xây dựng nếu có điều khoản sử dụng TT09/2008 thì còn chấp nhận chứ không thì lỗi thuộc về chủ đầu tư mới đúng, sao lại trừ tiền của nhà thầu? Thử hỏi nếu nhà thầu đã chót mua vật tư tại thời điểm giá cao mà có tài liệu chứng minh thì tính theo thời điểm thi công liệu có thiệt thòi cho nhà thầu không?
 
  • Like
Các tương tác: vna

boytongdat

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
11/1/08
Bài viết
130
Điểm thành tích
28
Tuổi
42
Vấn đề điều chỉnh giá VL, NC, MTC.
- Nếu đúng quy trình, ai cũng biết cách làm thì sẽ như thế này nhé!
+ Khi chấm thầu ngoài việc kiểm tra giá gói thầu đáp ứng theo hồ sơ mời thầu hay hồ sơ yêu cầu, các Bên phải kiểm tra tính chính xác tương đối của giá vật liệu, nhân công, máy thi công. Nếu có sự chênh lệch về giá vật liệu như các bạn thắc mắc (được làm rõ trong quá trình chấm thầu). Thì có lẽ nhà thầu để giá vật liệu như vậy sẽ bị loại nhưng thực tế (đấu thầu ở Việt Nam như thế nào thì tôi và các bạn điều biết đúng không). Và mặc nhiên như các bạn nói trên nó chỉ đúng theo phương thức cạnh tranh và hiệu quả của nhà thầu thi công thôi.
+ Khi thực hiện điều chỉnh gói thầu trên mình đã đưa ra tất cả lý lẽ để bảo vệ giá vật liệu trong dự thầu cuả mình là hợp lý và sai sót đó là về phía CĐT.
+ Nhưng các bạn đã từng làm CĐT chưa? Nhà thầu đã chấp nhận vào khi giá gói thầu cụ thể đã được CĐT ấn định. Nếu HSDT nhà thầu biết làm thì không bao giờ hạ giá vật liệu (CĐT đưa ra khi quyết toán- tại sao anh lại hạ giá vật liệu giảm không đúng so với thị trường tại thời điểm để được điều chỉnh nhiều hơn?).
+ Giá vật liệu chỉ giảm được do Nhà thầu có lợi thế cạnh tranh (nhưng giảm không nhiều so với thị trường).
+ Bên mình và bên CĐT đều là Công ty Nhà nước nên việc làm phải thực hiện đúng thôi.
+ Bộ phận làm dự thầu, hợp đồng và quyết toán là không đồng bộ nên khâu cuối cùng là quyết toán chỉ biết làm những gì có thể.
+ Trong điều chỉnh giá trên để chứng minh giá thép đúng với thị trường là 17.500đ/kg trong dự thầu (Tuy đã qua 1,5 năm mới quyết toán Mình đã phải dùng đến 03 báo giá của nhà cung cấp tại thời điểm dự thầu để chứng minh và báo giá thì các bạn biết đấy)- Khi dự thầu người làm chỉ hỏi giá bằng điện thoại.
Nói chung nếu cụ thể tường tận ra thì còn rất nhiều điều để bàn, nhưng các bên chấp nhận với nhau một cách tương đối là ok thôi các bạn ạ.
Thân chào.
 

nvcxd08

Thành viên mới
Tham gia
19/6/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
3
Tuổi
42
Vấn đề điều chỉnh VL, NC, M:
1/. Bù VL: Theo mình giá VL trong DT DT có thể cao hoặc thấp hơn thị trường tại thời điểm lập DT DT. Khi làm bù giá VL thì giá được lấy chênh lệch tại thời điểm thi công so với max(Đơn giá chi tiết trong DT DT và Công bố giá tại thời điểm lập DT DT)_Tránh trường hợp khi lập DT DT để giá VL thấp để trúng thầu rồi lại bù giá (đã có quy định)
?: Ai biết chính thức giá tại thời điểm thi công lấy giá nào ko (Công bố giá, Hoá Đơn) vì theo Công bố giá chỉ là tham khảo và thường thấp hơn thị trường. Theo NĐ 48 thì nói là HĐ phải nêu tiêu chí để làm căn cứ bù giá nhưng thường HĐ ko nêu rõ. Có ý kiến là lấy báo giá của Đại lý cấp I để làm căn cứ. mọi người thấy ntn?
2/. Bù NC, M: ở HN thì năm 2010 có QĐ 4662 nhưng năm 2011 mới có CV 87 của BXD hướng dẫn nhưng vẫn chưa có QĐ nào thì phải. ai có thì cho mình xin nhé.
 
  • Like
Các tương tác: vna

huuthien68

Thành viên mới
Tham gia
4/8/11
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
37
tớ thấy cứ làm theo báo giá cua sở tài chinh sau này co thay đổi giá thì làm bù giá .
còn gia dự thầu của nhà thầu đưara mà chủ đầu tư đã chấp nhân thì khi làm bù giá cdt chỉ xem giá cả thôi
chính xác thì duyệt không thì làm lại
 

NguyenVu12

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
14/10/07
Bài viết
22
Điểm thành tích
8
Tuổi
41
Nói về cách điều chỉnh vật liệu, nhân công, ca máy mình xin có vài ý như sau:
+ Có rất nhiều văn bản hướng dẫn để điều chỉnh nhưng đa số áp dụng rất khó và có những điều có lợi cho nhà thầu ví dụ: Theo TT 09 và các văn bản khác hướng dẫn điều chỉnh thì những hạng mục chậm trễ do lỗi của nhà thầu thì không được điều chỉnh vật liệu. Tuy nhiên, mọi người cũng biết thời điểm đấu thầu như thời điểm 2008 giá thép trên trời đến năm 2009 và 2010 giá thép giảm mạnh nhưng nếu nằm trong hạng mục chậm trể do lỗi nhà thầu thì ko điều chỉnh --> nhà thầu ẵm khoảng chênh lệch đó.
+ Cách điều chỉnh vật liệu của mình như sau: Giá vật liệu chênh lệch được tính bằng giá tại thời điểm điều chỉnh trừ cho max(giá dự thầu và giá tại thời điểm ký hợp đồng).
+ Còn chi phí nhân công ca máy mình cũng tính như vậy nhưng cũng có phát sinh một số việc nan giải mong các anh em chia sẽ.
- Đối với công trình đấu thầu đầu năm (đã có phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật và kế hoạch đấu thầu theo lương cũ) ko có văn bản hướng dẫn điều chỉnh (đến tháng 5 hàng năm BXD mới có văn bản hướng dẫn) nên khi tổ chức đấu thầu vẫn áp dụng mức lương cũ. Vậy khi điều chỉnh nhân công ca máy có điều chỉnh cho nhà thầu hay ko vì theo cách điều chỉnh của mình là giá nhân công, ca máy chênh lêch được tính bằng giá tại thời điểm điều chỉnh trừ cho max(giá dự thầu và giá tại thời điểm ký hợp đồng) nên kết quả = 0.
Mọi người chia sẽ giùm mình với. thanh!
 

vinhech

Thành viên mới
Tham gia
29/9/07
Bài viết
4
Điểm thành tích
3
Tuổi
38
Kiểm toán làm vậy là đúng rồi. Theo phụ lục tại TT09/2008
"CLi là giá trị chênh lệch giá của loại vật liệu thứ i tại thời điểm điều chỉnh so với giá vật liệu xây dựng trong hợp đồng hoặc trong dự toán gói thầu.
Giá vật liệu xây dựng tại thời điểm điều chỉnh được xác định theo giá vật liệu xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo hoặc giá công bố.
Trường hợp giá vật liệu xây dựng trong hợp đồng thấp hơn giá vật liệu xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo ở cùng thời điểm tương ứng thì CLi là giá trị chênh lệch giá của giá vật liệu xây dựng tại thời điểm điều chỉnh so với giá vật liệu xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo ở cùng thời điểm tương ứng."
 

russia87

Thành viên mới
Tham gia
12/2/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
36
em là người mới bắt đầu đi làm!! em muốn tham khảo phần quyết toán nhân công!! vd: diện tích sàn 198m2 họ lấy 450.000 đ/m2 x198 m2 vậy các bác cho em hỏi 450.000 đ đó tính như thế nào ạ!! tức là mình tính bằng cách nào để ra đc con số 450.000 để làm quyết toán ạ!! xin cảm ơn nhiều ạ!
 

dung.hp

Thành viên mới
Tham gia
21/12/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
36
Các bác cho em hỏi : Khi em làm hồ sơ quyết toán.phần bù nhân công,theo kiểu đơn giá chi tiết chứ không làm theo tổng hợp kinh phí có được không ?.(Tính phần bù nhân công "do tăng hệ số nhân công " thì em tính phần bù bằng cách là em chạy lại dự toán nhưng lấy hệ số nhân công mới.Sau khi chạy ra giá trị .Thì lấy giá trị dự toán có bù nhân công trừ đi giá trị dự toán theo hồ sơ mời thầu ,được 1 giá trị ,Giá trị này có phải là khối lượng bù nhân công ?
2>Quyết toán phần bù nhân công có tính chi phí lán trại vào không ?
3>Khi hợp đồng xây lắp là hợp đồng chọn gói thì khi quyết toán có bù nhân công,khối lượng phát sinh,thì có những chi phí nào không được tính thêm .
Thank you !
 

cathuyluc

Thành viên mới
Tham gia
27/7/09
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Gửi bạn Tran Huong. Do bản đặt vấn đề mình trưa hiểu lắm.những sẽ như sau
1. giá dự thầu kiểm toán không có cơ sở để tính lại vì đơn giá của các tỉnh cũng như định mức 1776- 1778- 1779, hay 24 .... và có thể là thông báo giá của các địa phương đều là để tham khảo vận dụng không mang tính chất bắt buộc.Vậy mình thấy đơn giá của nhà thầu sau khi trúng thầu (kể cả hình thức chỉ định thầu hay đấu thầu) là giá cuối cùng làm cơ sở thanh toán " Nhưng đừng sai về chế độ chính sách quy định của nhà nước".
2. việc tính điều chỉnh bù giá nhân công theo TT09/2008. được xác định như sau
a. lấy giá tại địa phương vào thời điểm 28 ngày trước khi đấu thầu cũng như chỉ định thầu làm giá so sánh chênh lệch và làm cơ sở bù chênh lệch cho các tháng thi công sau này khi điều chỉnh giá nguyên vật liệu.(chánh tình trạng giảm giá vật liệu để giảm giá gói thầu dẫn đến chúng thầu sau lại được điều chỉnh tăng lên)
 

passa nu cuoi

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
5/8/09
Bài viết
14
Điểm thành tích
3
Tuổi
38
Việc tính bù giá thì chủ đầu tư cần phải xem xét, xem có được bù không.
Chủ đầu tư phải có văn bản xin người quyết định đầu tư. nếu người quyết định đầu tư cho bù thì bù, không cho thì botay
có 2 cách bù. bù theo chỉ số giá của tổng cục thống kê (bộ xây dụng) hoặc bù trừ trực tiếp.
thời điểm để tính bù là 28 ngày trước ngày nhà thầu nộp hồ sơ dự thấu và 28 ngày trước ngày nhà thầu nộp hồ sơ thanh toán.
dụ toán dùng để phân tích phải dựa vào dự toán dự thầu (trường hợp dự toán dự thầu không có đơn giá chi tiết thì phải dựa vào dự toán, có xét đến hệ số giảm thầu (hệ số giảm thầu bằng giá trúng thầu chia cho giá gói thầu)
khối lượng thì dựa vào khối lượng nghiệm thu
 

minhitea

Thành viên có triển vọng
Tham gia
25/6/11
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Mình đang làm quyết toán một công trình san lấp. trong dự toán bên thi công lấy giá dầu diezel gốc theo một giá nhưng khi làm quyết toán đơn vị thi công lại lấy giá gốc khác. Vậy quyết toán thì nên lấy giá diezel gốc theo giá nào?
p/s: Công trình làm tại thái nguyên, ký hợp đồng năm 2009, đến năm 2011 thì hoàn thành.
 

en_long3

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
22/2/09
Bài viết
23
Điểm thành tích
3
Tuổi
46
Mình đang làm quyết toán một công trình san lấp. trong dự toán bên thi công lấy giá dầu diezel gốc theo một giá nhưng khi làm quyết toán đơn vị thi công lại lấy giá gốc khác. Vậy quyết toán thì nên lấy giá diezel gốc theo giá nào?
p/s: Công trình làm tại thái nguyên, ký hợp đồng năm 2009, đến năm 2011 thì hoàn thành.
Giá gốc = max (giá trúng thầu; giá gói thầu; giá 28 ngày trước ngày mở thầu).
giá trúng thầu: là giá vật liệu trong đơn giá trúng thầu;
Giá gói thầu: là giá vật liệu trong hồ sơ dự toán giá gói thầu của Chủ đầu tư;
Giá 28 ngày trước ngày mở thầu: giá vật liệu trong thông báo giá của liên nghành tại thời điểm 28 ngày trước ngày mở thầu.
 

Top