Tình huống trong đấu thầu về thư giảm giá và sự hợp lệ của HSDT

  • Khởi xướng giadutoan
  • Ngày gửi

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
Thứ 2 là ngày đầu tuần, post 1 bài báo về hợp đồng miệng bên Nhật để lấy khí thế nào

Xin đừng gọi đó là rác!

TT - Những ngày cuối tháng 3-2012, vừa tròn một năm sau ngày đen tối, chúng tôi đặt chân tới thành phố Rikuzentakata (tỉnh Iwate) - nơi động đất, sóng thần khiến 1.155 người chết, gần 1.900 người mất nhà cửa, chứng kiến những câu chuyện “kỳ lạ” thấm đẫm triết lý nhân văn trong công cuộc tái thiết ở mảnh đất này.

ImageView.aspx


Công ty thủy sản Morishita Suisan được ví như ngôi nhà chung của các công nhân với những chính sách nhân văn - Ảnh: Lâm Hoài

Những ông chủ giàu tình thương

Ngày 11-3, khi 100 công nhân và 19 thực tập sinh Công ty thủy sản Morishita Suisan (đóng tại thị trấn Ofunato, thành phố Rikuzentakata) đang miệt mài bên những dây chuyền thì sóng thần ập đến. Đích thân giám đốc công ty tay cầm loa dẫn đầu đoàn người chạy lên núi lánh nạn. Từ trên cao, tất cả đau đớn nhìn sóng thần ập vào cuốn trôi toàn bộ nhà xưởng, máy móc cùng hàng chục nghìn tấn hàng ra biển. Sóng rút đi tất cả lại dò dẫm xuống vũng bùn vớt vát chút ít đồ đạc còn sót lại. Hơn một tuần sau đó, ban giám đốc công ty đã hoàn thành mọi thủ tục để chi trả bảo hiểm cho công nhân rồi chính thức cho công nhân nghỉ việc.

Thế nhưng sau đó, thay vì đi lánh nạn lãnh đạo công ty đã cùng toàn bộ công nhân tỏa đi khắp thị trấn Ofunato để cứu nạn và tìm kiếm những người mất tích. Ròng rã hàng tháng trời ngừng sản xuất và đi làm “việc xã hội” này, 100% công nhân vẫn được trả lương đầy đủ. Đến nay, chỉ mới hơn một năm trôi qua, từ trắng tay và nợ nần chồng chất, công ty đã gây dựng lại toàn bộ nhà máy, kho chứa trên chính nền đất cũ, năng suất sản xuất đã khôi phục 70%. Những công nhân của nhà máy mới không ai khác chính là những công nhân đã gắn bó với công ty trước đây.

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/486471/Xin-dung-goi-do-la-rac.html


Giờ quay lại chủ đề chính

big%20grin.gif
Trước khi trả lời bạn.
Xin hỏi có điều luật nào cho phép Xã Hội Đen (XHĐ) vào đấu thầu không?
Mà đã là XHĐ thì chắc chắn phải làm việc mờ ám rồi thì mới gọi là XHĐ chứ?
Mà đã mờ ám, không minh bạch, làm bậy thì sợ Công An/ Quân đội là đương nhiên rồi!:))

Bác này ở trên cung trăng rơi xuống thì phải.:(( Luật đâu cấm nhà thầu Xã Hội Đen tham gia đấu thầu??? Em không thích đặt tên nhà thầu là Vinaconex hay gì đó, em thích đặt tên doanh nghiệp của em là Xã Hội Đen. Mà ai cho bác đem quân đội tham gia tranh chấp dân sự???
 
Last edited by a moderator:

dodungktxd

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/6/10
Bài viết
243
Điểm thành tích
28
Hic, Hồ sơ dự thầu mà không có đủ chữ ký và đóng dấu sao. Dựa vào hồ sơ yêu cầu mà chém thui. Hic hic.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Thứ 2 là ngày đầu tuần, post 1 bài báo về hợp đồng miệng bên Nhật để lấy khí thế nào

Xin đừng gọi đó là rác!

Bác này ở trên cung trăng rơi xuống thì phải.:(( Luật đâu cấm nhà thầu Xã Hội Đen tham gia đấu thầu??? Em không thích đặt tên nhà thầu là Vinaconex hay gì đó, em thích đặt tên doanh nghiệp của em là Xã Hội Đen. Mà ai cho bác đem quân đội tham gia tranh chấp dân sự???
Tôi nghĩ bạn cũng rất rành Bộ Luật dân sự rồi, nên điều cần bàn lại ở đây là áp dụng Luật như thế nào là phù hợp.
Luật đấu thầu: nó là quy tắc 1 cuộc chơi. Người chơi đã tham gia thì phải tuân thủ.
Ví dụ: bạn đi thi, nội quy phòng thi là cấm sử dụng bút chì khi viết bài. Bạn hỏng bút mực và phải dùng bút chì, đó là việc của bạn. Người chấm, theo quy định, không được chấm bài của bạn để đảm bảo tính công bằng. Vì nếu là bút chì, người ta có thể tẩy xóa bổ sung khiến mất tính công bằng.
Thư giảm giá cũng vậy, nhà thầu đánh thư nhưng không ký:
- Thứ nhất: nhà thầu không tôn trọng luật chơi
- Thứ 2: nhà thầu không tôn trọng bản thân mình, cái mình làm ra không dám khẳng định nó, tạo sự mập mờ đánh lận con đen.
- Thứ 3: không tôn trọng bên mời thầu: Nếu bạn ra kết luận nhà thầu trúng thầu (khi cộng thêm thư giảm giá), nhà thầu lại cãi, cái đấy em nhầm. Tự mình biến thành trò cười cho thiên hạ.
Vậy: Tôn trọng luật chơi là tôn trọng mình và người khác.
 

haophuong80

Thành viên rất quan trọng (VIP)
Tham gia
2/11/10
Bài viết
594
Điểm thành tích
43
Bác này ở trên cung trăng rơi xuống thì phải.:(( Luật đâu cấm nhà thầu Xã Hội Đen tham gia đấu thầu??? Em không thích đặt tên nhà thầu là Vinaconex hay gì đó, em thích đặt tên doanh nghiệp của em là Xã Hội Đen. Mà ai cho bác đem quân đội tham gia tranh chấp dân sự???

Khả năng mình ở đâu rơi xuống không quan trọng bằng đã rơi xuống vị trí địa lý nào bạn ạ!
Mình đang ở Việt Nam.
Xin hỏi bạn nếu theo tên (XHĐ) bạn gọi thì có chứng minh gì họ là xã hội đen không?
Bạn có thể cho mình biết vài chục cái gạch đầu dòng để chứng minh được không?

Còn giải thích dài dòng một chút thì theo ý kiến chú naat sau:
Tôi nghĩ bạn cũng rất rành Bộ Luật dân sự rồi, nên điều cần bàn lại ở đây là áp dụng Luật như thế nào là phù hợp.
Luật đấu thầu: nó là quy tắc 1 cuộc chơi. Người chơi đã tham gia thì phải tuân thủ.
Ví dụ: bạn đi thi, nội quy phòng thi là cấm sử dụng bút chì khi viết bài. Bạn hỏng bút mực và phải dùng bút chì, đó là việc của bạn. Người chấm, theo quy định, không được chấm bài của bạn để đảm bảo tính công bằng. Vì nếu là bút chì, người ta có thể tẩy xóa bổ sung khiến mất tính công bằng.
Thư giảm giá cũng vậy, nhà thầu đánh thư nhưng không ký:
- Thứ nhất: nhà thầu không tôn trọng luật chơi
- Thứ 2: nhà thầu không tôn trọng bản thân mình, cái mình làm ra không dám khẳng định nó, tạo sự mập mờ đánh lận con đen.
- Thứ 3: không tôn trọng bên mời thầu: Nếu bạn ra kết luận nhà thầu trúng thầu (khi cộng thêm thư giảm giá), nhà thầu lại cãi, cái đấy em nhầm. Tự mình biến thành trò cười cho thiên hạ.
Vậy: Tôn trọng luật chơi là tôn trọng mình và người khác.
Ngắn gọn một chút thì theo ý kiến bạn dodungktxd sau:
Hic, Hồ sơ dự thầu mà không có đủ chữ ký và đóng dấu sao. Dựa vào hồ sơ yêu cầu mà chém thui. Hic hic.
Tạm thời hôm nay trao đổi với bạn như vậy.
Có gì ta trao đổi tiếp nhể?:D
 

excel2050

Thành viên năng động
Tham gia
28/1/08
Bài viết
51
Điểm thành tích
8
Tuổi
44
Tăng lương bằng cách giảm giờ làm?

Thứ 2 là ngày đầu tuần, post 1 bài báo về hợp đồng miệng bên Nhật để lấy khí thế nào

Xin đừng gọi đó là rác!

TT - Những ngày cuối tháng 3-2012, vừa tròn một năm sau ngày đen tối, chúng tôi đặt chân tới thành phố Rikuzentakata (tỉnh Iwate) - nơi động đất, sóng thần khiến 1.155 người chết, gần 1.900 người mất nhà cửa, chứng kiến những câu chuyện “kỳ lạ” thấm đẫm triết lý nhân văn trong công cuộc tái thiết ở mảnh đất này.

ImageView.aspx


Công ty thủy sản Morishita Suisan được ví như ngôi nhà chung của các công nhân với những chính sách nhân văn - Ảnh: Lâm Hoài

Những ông chủ giàu tình thương

Ngày 11-3, khi 100 công nhân và 19 thực tập sinh Công ty thủy sản Morishita Suisan (đóng tại thị trấn Ofunato, thành phố Rikuzentakata) đang miệt mài bên những dây chuyền thì sóng thần ập đến. Đích thân giám đốc công ty tay cầm loa dẫn đầu đoàn người chạy lên núi lánh nạn. Từ trên cao, tất cả đau đớn nhìn sóng thần ập vào cuốn trôi toàn bộ nhà xưởng, máy móc cùng hàng chục nghìn tấn hàng ra biển. Sóng rút đi tất cả lại dò dẫm xuống vũng bùn vớt vát chút ít đồ đạc còn sót lại. Hơn một tuần sau đó, ban giám đốc công ty đã hoàn thành mọi thủ tục để chi trả bảo hiểm cho công nhân rồi chính thức cho công nhân nghỉ việc.

Thế nhưng sau đó, thay vì đi lánh nạn lãnh đạo công ty đã cùng toàn bộ công nhân tỏa đi khắp thị trấn Ofunato để cứu nạn và tìm kiếm những người mất tích. Ròng rã hàng tháng trời ngừng sản xuất và đi làm “việc xã hội” này, 100% công nhân vẫn được trả lương đầy đủ. Đến nay, chỉ mới hơn một năm trôi qua, từ trắng tay và nợ nần chồng chất, công ty đã gây dựng lại toàn bộ nhà máy, kho chứa trên chính nền đất cũ, năng suất sản xuất đã khôi phục 70%. Những công nhân của nhà máy mới không ai khác chính là những công nhân đã gắn bó với công ty trước đây.

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/486471/Xin-dung-goi-do-la-rac.html


Giờ quay lại chủ đề chính



Bác này ở trên cung trăng rơi xuống thì phải.:(( Luật đâu cấm nhà thầu Xã Hội Đen tham gia đấu thầu??? Em không thích đặt tên nhà thầu là Vinaconex hay gì đó, em thích đặt tên doanh nghiệp của em là Xã Hội Đen. Mà ai cho bác đem quân đội tham gia tranh chấp dân sự???
Sếp này post bài vào lúc 11h sáng, tức là đang sử dụng time của công ty để online. Tôi sẽ phạm văn mách MO.
 

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
Bác doxungktxd định chém bằng hồ sơ thầu. Ở đây đã giả thiết hồ sơ thầu giống hệt như các văn bản pháp luật hiện hành. Chém bằng luật gì thì phải rõ ràng không lại nhầm xem” chém gió”.

Luật Dân sự đã được bác naat vận dụng mà cũng chẳng chỉ ra chương mấy, điều mấy. Toàn thấy vận dụng "tư duy ngàn năm". :((Em chạ hỉu khái niệm luật chơi, tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác là gì. Hình như đây là vấn đề liên quan đến đạo đức. Nhà thầu Xã Hội Đen ở đây cử giám đốc đến tham gia buổi mở thầu. Giám đốc ký vào biên bản mở thầu xác nhận giá đề xuất và giá trong thư giảm giá. Người ta "lễ độ" với bác thế còn gì. =D>

Bác haophuong80 thay vì tìm chứng cứ để loại thư giảm giá thì quay ra truy tìm lý lịch 3 đời của nhà thầu. Nhà thầu XHĐ không nhất thiết là xã hội đen và nếu có là xã hội đen thì cũng không nhất thiết phải chứng minh nguồn gốc 3 đời của mình miễn là có đủ năng lực tham gia đấu thầu.

Bác excel2050 vào đây spam không biết có phải định đánh hội đồng không biết. Chạ thấy đưa ra dẫn chứng gì lại đi méc em với người khác.

Túm lại, thay vì lý luận, các bác chỉ cho em căn cứ vào điều luật nào, bộ luật nào để loại/không loại thư giảm giá của nhà thầu Xã Hội Đen?
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Bác doxungktxd định chém bằng hồ sơ thầu. Ở đây đã giả thiết hồ sơ thầu giống hệt như các văn bản pháp luật hiện hành. Chém bằng luật gì thì phải rõ ràng không lại nhầm xem” chém gió”.

Luật Dân sự đã được bác naat vận dụng mà cũng chẳng chỉ ra chương mấy, điều mấy. Toàn thấy vận dụng "tư duy ngàn năm". :((Em chạ hỉu khái niệm luật chơi, tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác là gì. Hình như đây là vấn đề liên quan đến đạo đức. Nhà thầu Xã Hội Đen ở đây cử giám đốc đến tham gia buổi mở thầu. Giám đốc ký vào biên bản mở thầu xác nhận giá đề xuất và giá trong thư giảm giá. Người ta "lễ độ" với bác thế còn gì. =D>

Bác haophuong80 thay vì tìm chứng cứ để loại thư giảm giá thì quay ra truy tìm lý lịch 3 đời của nhà thầu. Nhà thầu XHĐ không nhất thiết là xã hội đen và nếu có là xã hội đen thì cũng không nhất thiết phải chứng minh nguồn gốc 3 đời của mình miễn là có đủ năng lực tham gia đấu thầu.

Bác excel2050 vào đây spam không biết có phải định đánh hội đồng không biết. Chạ thấy đưa ra dẫn chứng gì lại đi méc em với người khác.

Túm lại, thay vì lý luận, các bác chỉ cho em căn cứ vào điều luật nào, bộ luật nào để loại/không loại thư giảm giá của nhà thầu Xã Hội Đen?
Có lẽ bạn không làm nhiều với nguồn vốn nhà nước thì phải. Với vốn nhà nước, sai quy định là đi tù.
Vốn tư nhân, không bắt buộc phải theo Luật đấu thầu mà là thỏa thuận dân sự.
Đối với vốn tư nhân, người ta mặc cả như ở ngoài chợ, ký xoẹt cái hợp đồng là xong, thời gian đâu mà ngồi đấu thầu với chấm thầu, vì thế làm gì phải cãi nhau cái thư giảm giá,.
Tôi nói Luật dân sự mà không chỉ ra điều khoản bởi cái mà bạn nói hợp đồng miệng thì Luật dân sự nói rồi: giao dịch dân sự có thể bằng miệng, bằng văn bản, hình thức khác.
Những tình huống trong mục đấu thầu này là cái mà người ta nói về Luật đấu thầu, sân chơi với vốn nhà nước (30% trở lên), chỉ nói quy định, miễn bàn ngoài lề
 

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
Có lẽ bạn không làm nhiều với nguồn vốn nhà nước thì phải. Với vốn nhà nước, sai quy định là đi tù.

Đây em đang nói dự án vốn nhà nước chứ vốn tư nhân cãi nhau làm giề. Quy định nào của nhà nước yêu cầu thư giảm giá phải đóng dấu và ký tên? Quy định nào ghi là thư giảm giá không có những thứ đó thì loại/không loại. Nếu bác không tìm được những quy định đó thì mình tính tiếp nhen.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Đây em đang nói dự án vốn nhà nước chứ vốn tư nhân cãi nhau làm giề. Quy định nào của nhà nước yêu cầu thư giảm giá phải đóng dấu và ký tên? Quy định nào ghi là thư giảm giá không có những thứ đó thì loại/không loại. Nếu bác không tìm được những quy định đó thì mình tính tiếp nhen.
Bạn tham khảo các thông tư hướng dẫn lập hồ sơ mời thầu.
Tôi trích quy định TT 01/2010/TT-BKH về mời thầu xây lắp, các gói khác quy định khác tương tự:
Mục 19. Quy cách HSDT, chữ ký HSDT
2. ... Đơn dự thầu, thư giảm giá (nếu có), các văn bản bổ sung, làm rõ HSDT, biểu giá và biểu mẫu tại chương IV yêu cầu đại diện hợp pháp của nhà thầu ký
 

vna

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
8/6/11
Bài viết
322
Điểm thành tích
63
Mình đọc thấy đa số các bạn đều không chấp nhận thư giảm giá của nhà thầu. Trời ơi :(:)(:)(:)(( đi mua hàng được khuyến mại mà không nhận sao :(:)(:)(( Bạn ra siêu thị mua tivi, giá niêm yết là 10 triệu, nhân viên cửa hàng nói với bạn cửa hàng em hôm nay bớt 1 triệu nhưng chưa kịp ghi niêm yết giá mới. Bạn có đòi cửa hàng phải niêm yết giá mới rồi mua không?????? Vứt lối suy nghĩ thư không có dấu công ty thì không chấp nhận vào sọt rác đi. Với trách nhiệm người quản lý tiền thuế của dân, không phải tiền chùa, thì bạn phải hỏi lại nhà thầu thư có đúng không. Nếu đúng thì tại sao lại không chấp nhận???

Đúng như bạn nói, đi mua hàng đk khuyến mại thì ai chả thích. Nhưng ở đây là luật nên phải tuân theo thôi.Nhưng tôi tin là "" người bán hàng" chả ngốc nghếch đến nỗi thế đâu.
 

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
Bạn tham khảo các thông tư hướng dẫn lập hồ sơ mời thầu.
Tôi trích quy định TT 01/2010/TT-BKH về mời thầu xây lắp, các gói khác quy định khác tương tự:
Mục 19. Quy cách HSDT, chữ ký HSDT
2. ... Đơn dự thầu, thư giảm giá (nếu có), các văn bản bổ sung, làm rõ HSDT, biểu giá và biểu mẫu tại chương IV yêu cầu đại diện hợp pháp của nhà thầu

Như vậy bác naat tìm thấy Mục 19 TT 01/2010/TT-BKH yêu cầu thư giảm giá phải được . Đến đây có thể kết luận "tư duy nghìn năm nay là phải đóng dấu cồm cộp mới chấp nhận" là không quy định trong luật được không các bác? Loại được cái tư duy này thì 50 năm nữa đuổi kịp Thái Lan rồi.

Điều 19 trong TT ở trên chỉ quy định thư giảm giá phải ký, không quy định loại thư này nếu không ký. Bác tìm nốt cho em điều nào/luật nào loại/không loại thư giảm giá của Xã Hội Đen nhen.

Chúc các bác cuối tuần vui vẻ hen.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Như vậy bác naat tìm thấy Mục 19 TT 01/2010/TT-BKH yêu cầu thư giảm giá phải được . Đến đây có thể kết luận "tư duy nghìn năm nay là phải đóng dấu cồm cộp mới chấp nhận" là không quy định trong luật được không các bác? Loại được cái tư duy này thì 50 năm nữa đuổi kịp Thái Lan rồi.

Điều 19 trong TT ở trên chỉ quy định thư giảm giá phải ký, không quy định loại thư này nếu không ký. Bác tìm nốt cho em điều nào/luật nào loại/không loại thư giảm giá của Xã Hội Đen nhen.

Chúc các bác cuối tuần vui vẻ hen.
Bàn luận thêm 1 chút:
Luật Việt Nam và trong tư duy ngôn ngữ có 2 loại khẳng định và phủ định.
Khi đã khẳng định là phải làm-> đối ngược lại không làm->out (miễn bàn thêm)
Xã hội đen hay xã hội trắng thì mình không biết.:D
Cứ theo quy định mà làm (giống giọng nhà nước chưa??:)))
Quy định phải ký giống như biển báo cấm đi ngược chiều. Đi vào đương nhiên bị bắt.
Còn về xã hội đen ư: nếu có tổ công tác Y41 đứng ở đó liệu xã hội đen có đi ngược chiều được không?
Việc quy định đóng dấu không khác gì việc dưới biển 1 chiều có thêm biển cấm ôtô vậy.
Vì sao ư? liệu pháp nhân có bị truy tố hình sự không?
 
Last edited by a moderator:

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
Bàn luận thêm 1 chút:
Luật Việt Nam và trong tư duy ngôn ngữ có 2 loại khẳng định và phủ định.
Khi đã khẳng định là phải làm-> đối ngược lại không làm->out (miễn bàn thêm)

Bác đi lộn đường rồi. Thảo dân được làm những gì pháp luật không cấm nhưng quan bác chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Quan bác có đồng ý với em không?

Nếu quan bác đồng ý thì dù nhà thầu Xã Hội Đen vi phạm luật quan bác phải căn cứ xem việc đó xử thế nào theo luật chứ đừng tự suy luận nhen. Em thấy bùn bùn vì trong tư duy các bác post bài ở đây khi thấy nhà thầu giảm giá tuyền sợ nọ sợ kia mà không bác nào nghĩ đến tìm 1 cái gì đó trong luật để hợp lý cái thư giảm giá. Đấy là cái tư duy lo giữ ghế chứ không phải lo lãng phí tiền thuế. Nếu các quan bác làm việc minh bạch công khai và theo luật để chấp nhận thư giảm giá thì sợ gì ai.

Giờ em vận dụng luôn cái TT 01/2010/TT-BKH mà quan bác trích dẫn ở trên.

Mục 26. Đánh giá sơ bộ HSDT

1. Kiểm tra tính hợp lệ và sự đầy đủ của HSDT, gồm:

a) Tính hợp lệ của đơn dự thầu theo quy định tại Mục 11 Chương này;
b) Tính hợp lệ của thỏa thuận liên danh theo quy định tại khoản 2 Mục 2 Chương này (nếu có);
c) Tư cách hợp lệ của nhà thầu theo quy định tại khoản 1 Mục 2 và khoản 1 Mục 16 Chương này;
d) Số lượng bản gốc, bản chụp HSDT theo quy định tại khoản 1 Mục 19 Chương này;
đ) Sự hợp lệ của bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 17 Chương này;
e) Các phụ lục, tài liệu kèm theo HSDT được quy định trong BDL.

2. HSDT không đáp ứng một trong những điều kiện tiên quyết nêu trong BDL (bảng dữ liệu) thì bị loại và HSDT không được xem xét tiếp.

Oản tù tì xem mục 19 khoản 1 xem là cái gì

Mục 19. Quy cách của HSDT và chữ ký trong HSDT

1. Nhà thầu phải chuẩn bị một bản gốc và một số bản chụp HSDT được quy định trongBDLvà ghi rõ "bản gốc" và "bản chụp" tương ứng. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và phù hợp giữa bản chụp và bản gốc. Trong quá trình đánh giá, nếu bên mời thầu phát hiện bản chụp có lỗi kỹ thuật như chụp nhòe, không rõ chữ, chụp thiếu trang hoặc các lỗi khác thì lấy nội dung của bản gốc làm cơ sở. Trường hợp bản chụp có nội dung sai khác so với bản gốc thì tùy theo mức độ sai khác, bên mời thầu sẽ quyết định xử lý cho phù hợp, chẳng hạn sai khác đó là không cơ bản, không làm thay đổi bản chất của HSDT thì được coi là lỗi chấp nhận được; nhưng nếu sai khác đó làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT so với bản gốc thì bị coi là gian lận, HSDT sẽ bị loại, đồng thời nhà thầu sẽ bị xử lý theo quy định tại Mục 39 Chương này.

Ý thứ 1 cần phân tích là thư giảm giá không ai ký có bị coi là bất hợp lệ không. Mặc dù 19.2 quy định phải ký nhưng 26.1.d và 19.1 không quy định thư không ký là bất hợp lệ. 26.1.d chỉ refer tới 19.1 mà chả refer tới 19.2 mặc dù 2 thằng này nằm trong cùng 1 mục chứ không phải 2 điều khoản xa xôi gì.

Ý thứ 2 nếu muốn không quy định thư không ký là bất hợp lệ thì có loại được không? Có thể có và có thể không phải không quan bác? Dấn ga sang mục 26, khoản 2 thì chỉ loại hồ sơ thầu khi không đáp ứng được điều kiện tiên quyết trong bảng dữ liệu. Item 26.2.e trong BDL quy định loại hồ sơ thầu chỉ liên quan đến đơn dự thầu theo mục 11.1, tuyệt không thấy bóng dáng thư giảm giá đâu. Mình kết luận thư giảm giá không ký quy định bi loại theo mục 26.2 và item 26.2 trong bảng dữ liệu được chưa bác?

Giờ bác muốn làm thảo dân hay làm quan để vận dụng luật tiếp?

Nghỉ lễ vui vẻ các bác nhé!!!!
 
Last edited by a moderator:

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Bác đi lộn đường rồi. Thảo dân được làm những gì pháp luật không cấm nhưng quan bác chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Quan bác có đồng ý với em không?

Nếu quan bác đồng ý thì dù nhà thầu Xã Hội Đen vi phạm luật quan bác phải căn cứ xem việc đó xử thế nào theo luật chứ đừng tự suy luận nhen. Em thấy bùn bùn vì trong tư duy các bác post bài ở đây khi thấy nhà thầu giảm giá tuyền sợ nọ sợ kia mà không bác nào nghĩ đến tìm 1 cái gì đó trong luật để hợp lý cái thư giảm giá. Đấy là cái tư duy lo giữ ghế chứ không phải lo lãng phí tiền thuế. Nếu các quan bác làm việc minh bạch công khai và theo luật để chấp nhận thư giảm giá thì sợ gì ai.

Giờ em vận dụng luôn cái TT 01/2010/TT-BKH mà quan bác trích dẫn ở trên.

Mục 26. Đánh giá sơ bộ HSDT

1. Kiểm tra tính hợp lệ và sự đầy đủ của HSDT, gồm:

a) Tính hợp lệ của đơn dự thầu theo quy định tại Mục 11 Chương này;
b) Tính hợp lệ của thỏa thuận liên danh theo quy định tại khoản 2 Mục 2 Chương này (nếu có);
c) Tư cách hợp lệ của nhà thầu theo quy định tại khoản 1 Mục 2 và khoản 1 Mục 16 Chương này;
d) Số lượng bản gốc, bản chụp HSDT theo quy định tại khoản 1 Mục 19 Chương này;
đ) Sự hợp lệ của bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 17 Chương này;
e) Các phụ lục, tài liệu kèm theo HSDT được quy định trong BDL.

2. HSDT không đáp ứng một trong những điều kiện tiên quyết nêu trong BDL (bảng dữ liệu) thì bị loại và HSDT không được xem xét tiếp.

Oản tù tì xem mục 19 khoản 1 xem là cái gì

Mục 19. Quy cách của HSDT và chữ ký trong HSDT

1. Nhà thầu phải chuẩn bị một bản gốc và một số bản chụp HSDT được quy định trongBDLvà ghi rõ "bản gốc" và "bản chụp" tương ứng. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và phù hợp giữa bản chụp và bản gốc. Trong quá trình đánh giá, nếu bên mời thầu phát hiện bản chụp có lỗi kỹ thuật như chụp nhòe, không rõ chữ, chụp thiếu trang hoặc các lỗi khác thì lấy nội dung của bản gốc làm cơ sở. Trường hợp bản chụp có nội dung sai khác so với bản gốc thì tùy theo mức độ sai khác, bên mời thầu sẽ quyết định xử lý cho phù hợp, chẳng hạn sai khác đó là không cơ bản, không làm thay đổi bản chất của HSDT thì được coi là lỗi chấp nhận được; nhưng nếu sai khác đó làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT so với bản gốc thì bị coi là gian lận, HSDT sẽ bị loại, đồng thời nhà thầu sẽ bị xử lý theo quy định tại Mục 39 Chương này.

Ý thứ 1 cần phân tích là thư giảm giá không ai ký có bị coi là bất hợp lệ không. Mặc dù 19.2 quy định phải ký nhưng 26.1.d và 19.1 không quy định thư không ký là bất hợp lệ. 26.1.d chỉ refer tới 19.1 mà chả refer tới 19.2 mặc dù 2 thằng này nằm trong cùng 1 mục chứ không phải 2 điều khoản xa xôi gì.

Ý thứ 2 nếu muốn không quy định thư không ký là bất hợp lệ thì có loại được không? Có thể có và có thể không phải không quan bác? Dấn ga sang mục 26, khoản 2 thì chỉ loại hồ sơ thầu khi không đáp ứng được điều kiện tiên quyết trong bảng dữ liệu. Item 26.2.e trong BDL quy định loại hồ sơ thầu chỉ liên quan đến đơn dự thầu theo mục 11.1, tuyệt không thấy bóng dáng thư giảm giá đâu. Mình kết luận thư giảm giá không ký quy định bi loại theo mục 26.2 và item 26.2 trong bảng dữ liệu được chưa bác?

Giờ bác muốn làm thảo dân hay làm quan để vận dụng luật tiếp?

Nghỉ lễ vui vẻ các bác nhé!!!!
DLSS thân mến, ở đây chủ topic và vấn đề thảo luận muốn hỏi là thư giảm giá có hợp lệ không chứ không phải là HSDT có hợp lệ không.
Do vậy mình đã nêu rõ quan điểm là thư giảm giá không ký là không hợp lệ (đường 1 chiều).
Vẫn có ý kiến là mặc dù thư giảm giá không hợp lệ nhưng vẫn đánh giá HSDT, mình ủng hộ quan điểm này
Còn việc bạn hợp lệ thư giảm giá không ký bằng cách nào???
Tôi đã được nghe kể về trường hợp này nhiều rồi. Rất nhiều chú đi tù vì không loại thư giảm giá không hợp lệ. Vì sao ư? Đó là do móc ngoặc với nhà thầu hoặc bị chơi xỏ.
Nhà thầu nếu có giá dự thầu thấp nhất mà không cần thư giảm giá, lúc đó nó bảo, em nhầm, em giảm giá trực tiếp vào giá dự thầu rồi!:-w Kiện nó?? Nó bảo em có ký đâu,
Nếu giá nó chưa thấp nhất nhưng cộng thư giảm giá sẽ là thấp nhất, bạn hợp lệ cho nó, thằng nhà thầu khác bị loại nó kiện cho vỡ mặt ấy chứ
Lưu ý: Luật không cấm nhưng phải tôn trọng sự thật khách quan
 

mrbomb

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
23/7/08
Bài viết
27
Điểm thành tích
6
Tuổi
39
. Hay như Nhật "bẩn", tồn tại cái gọi là hợp đồng miệng. Hi vọng chắng sớm thì muộn sau vài trăm năm nữa tôi và bạn sẽ dắt tay nhau vào 1 thế giới đại đồng để làm việc dựa trên niềm tin.

Cái này chính xác gọi là "hợp đồng giao kết bằng lời nói" bạn ạh. Thông thường, do thói quen cũng gọi là "giao kết bằng miệng". Nó cũng chả phải là cái gì xa lạ đâu, ngay trong chế định HĐ dân sự ở Việt Nam cũng có cái loại này. Bạn chưa đọc Việt Nam đã vội đọc Nhật nên mới thấy nó "là lạ" thôi.
 

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
Vụ này mãi vẫn chưa kết thúc là sao. Câu giờ bằng 1 bài báo nữa cho dzui.

Phí làm đường cao tốc ở Việt Nam cao hơn cả Trung Quốc và Mỹ

Theo ông Nguyễn Xuân Thành - chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, chỉ cần so sánh chi phí xây dựng đường cao tốc ở VN với Mỹ và Trung Quốc có thể thấy chi phí xây dựng hạ tầng giao thông ở VN cao như thế nào. Đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương là đường cao tốc đúng chuẩn đầu tiên của VN có chi phí 9,9 triệu USD/km cho bốn làn xe cơ giới. Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đang được xây dựng dự kiến chi phí cũng lên tới 18,3 triệu USD/km. Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành có chi phí xây dựng dự kiến lên tới 28,2 triệu USD/km. Trong khi đó, số liệu thống kê chi phí xây dựng đường cao tốc tại Trung Quốc chỉ khoảng 6 triệu USD/km, tại Mỹ chỉ khoảng 8 triệu USD/km. Lẽ ra ở VN nhân công rẻ, mọi thứ cũng rẻ hơn thì chi phí xây dựng đường phải thấp hơn các nước, nhưng thực tế chi phí làm đường cao tốc của chúng ta lại cao hơn nhiều.

Vì đâu nên nỗi?

Ông Thành cho rằng có bốn nhóm nguyên nhân chính dẫn đến chi phí làm đường cao.

- Nhóm nguyên nhân thứ nhất là do sử dụng kỹ thuật lãng phí. “Ở nước ngoài, cần làm bao nhiêu thì họ thuê hoặc mua bấy nhiêu, làm xong thì bán để thu hồi một phần vốn. Nhưng ở VN lại khác, có những dự án xây dựng đường cao tốc người ta tính luôn phần máy móc vào chi phí khấu hao, nghĩa là làm xong đường, máy móc coi như đã khai thác hết và thanh lý” - ông Thành cho biết.


- Nhóm nguyên nhân thứ hai thuộc năng lực quản lý dự án. Năng lực quản lý kém nên dự án giao thông thường trễ tiến độ dẫn tới tăng chi phí (chi phí trượt giá, trả lãi vay, nhân công). Việc trễ tiến độ thường làm tăng tới 50% chi phí xây dựng.

- Nhóm nguyên nhân thứ ba thường xảy ra đối với những dự án sử dụng nguồn vốn viện trợ phát triển (ODA) song phương. Với những dự án này về lý thuyết vẫn tiến hành đấu thầu cạnh tranh nhưng trên thực tế chúng ta phải thuê chuyên gia, dùng tư vấn, nhà thầu, máy móc thiết bị... của quốc gia cấp vốn ODA với chi phí đắt hơn so với giá thực tế.

- Nguyên nhân cuối cùng là do tiêu cực với những phần trăm hoa hồng.



http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/489814/Phi-lam-duong-cao-toc-dat-hon-ca-My.html


Nếu tác giả bài báo trên mà vào đây có khi sẽ ghi thêm tư duy lo giữ ghế không chấp nhận thư giảm giá mà mấy bác ở đây đang bảo vệ bằng được. Cũng theo bài báo trên thì "Theo PGS.TS Nguyễn Quang Toản - nguyên chủ nhiệm bộ môn đường bộ (Đại học Giao thông vận tải), rất khó đánh giá dự án giao thông ở nước ta đắt hay rẻ hơn so với nước ngoài". TS, Chủ nhiệm bộ môn đường mà "không có" số liệu của nước ngoài để so sánh với VN là sao????

Giờ quay lại thưa chuyện bác naat. Bác bảo "vấn đề thảo luận muốn hỏi là thư giảm giá có hợp lệ không chứ không phải là HSDT có hợp lệ không". Mục 26.1 ở trên quy định tính hợp lệ của HSDT đương nhiên sẽ bao gồm tính hợp lệ của thư giảm giá vì thư giảm giá là một bộ phận của HSDT. Nói cách khác tất cả những gì nhà thầu trình sẽ là HSĐT và các tài liệu trong đó có hợp lệ hay không phải căn cứ vào điều 26.1 và 19.1.

Câu hỏi tiếp theo của bác naat "Còn việc bạn hợp lệ thư giảm giá không ký bằng cách nào"?? thì để dành kỳ sau. Phải chốt với bác thư giảm giá không ký không bị quy định là bất hợp lệ theo luật hiện hành rồi mới vận dụng luật nọ luật kia. Mà giả sử sau nay bác tìm thấy điều luật nào đó quy định thư là bất hợp lệ thì bác có dám chiến tiếp để cho nó thành hợp lệ không?

Mrbomb, buổi trước có một bác trên mặt giăng vào thăm topic giờ đến lượt bác đem cái gọi "hợp đồng giao kết bằng lời nói" quăng bom vào hội nghị. Bên Nhật với kinh tế tư nhân là chủ đạo thì hợp đồng miệng mới có đất mà phát triển. Kinh tế nhà nước là chủ đạo thì bác thấy "hợp đồng giao kết bằng lời nói" ở dự án nào? Mấy hôm trước có bác nào ngoi lên được tập đoàn rồi vào Giá xây dựng hỏi cách thực hiện hợp đồng giấy trắng mực đen ở đây

http://www.giaxaydung.vn/diendan/f1...hau-va-nghi-dinh-85-giup-minh-voi-102563.html

Còn đây là "hợp đồng giao kết bằng lời nói" của tư nhân, nhà hàng My Way và khách hàng

http://dantri.com.vn/c728/s728-5945...g-my-way-khach-hang-nuot-cuc-tuc-vao-bung.htm
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Mình đọc thấy đa số các bạn đều không chấp nhận thư giảm giá của nhà thầu. Trời ơi :(:)(:)(:)(( đi mua hàng được khuyến mại mà không nhận sao :(:)(:)(( Bạn ra siêu thị mua tivi, giá niêm yết là 10 triệu, nhân viên cửa hàng nói với bạn cửa hàng em hôm nay bớt 1 triệu nhưng chưa kịp ghi niêm yết giá mới. Bạn có đòi cửa hàng phải niêm yết giá mới rồi mua không?????? Vứt lối suy nghĩ thư không có dấu công ty thì không chấp nhận vào sọt rác đi. Với trách nhiệm người quản lý tiền thuế của dân, không phải tiền chùa, thì bạn phải hỏi lại nhà thầu thư có đúng không. Nếu đúng thì tại sao lại không chấp nhận???
Cách trình bày ý tưởng hay đấy! Chính xác là phải hỏi lại nhà thầu, khép cho đúng pháp lý và chọn lựa. Tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm này, đứng trên mọi phương diện và góc độ.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Vụ này mãi vẫn chưa kết thúc là sao. Câu giờ bằng 1 bài báo nữa cho dzui.

Nếu tác giả bài báo trên mà vào đây có khi sẽ ghi thêm tư duy lo giữ ghế không chấp nhận thư giảm giá mà mấy bác ở đây đang bảo vệ bằng được. Cũng theo bài báo trên thì "Theo PGS.TS Nguyễn Quang Toản - nguyên chủ nhiệm bộ môn đường bộ (Đại học Giao thông vận tải), rất khó đánh giá dự án giao thông ở nước ta đắt hay rẻ hơn so với nước ngoài". TS, Chủ nhiệm bộ môn đường mà "không có" số liệu của nước ngoài để so sánh với VN là sao????

Giờ quay lại thưa chuyện bác naat. Bác bảo "vấn đề thảo luận muốn hỏi là thư giảm giá có hợp lệ không chứ không phải là HSDT có hợp lệ không". Mục 26.1 ở trên quy định tính hợp lệ của HSDT đương nhiên sẽ bao gồm tính hợp lệ của thư giảm giá vì thư giảm giá là một bộ phận của HSDT. Nói cách khác tất cả những gì nhà thầu trình sẽ là HSĐT và các tài liệu trong đó có hợp lệ hay không phải căn cứ vào điều 26.1 và 19.1.

Câu hỏi tiếp theo của bác naat "Còn việc bạn hợp lệ thư giảm giá không ký bằng cách nào"?? thì để dành kỳ sau. Phải chốt với bác thư giảm giá không ký không bị quy định là bất hợp lệ theo luật hiện hành rồi mới vận dụng luật nọ luật kia. Mà giả sử sau nay bác tìm thấy điều luật nào đó quy định thư là bất hợp lệ thì bác có dám chiến tiếp để cho nó thành hợp lệ không?

Mrbomb, buổi trước có một bác trên mặt giăng vào thăm topic giờ đến lượt bác đem cái gọi "hợp đồng giao kết bằng lời nói" quăng bom vào hội nghị. Bên Nhật với kinh tế tư nhân là chủ đạo thì hợp đồng miệng mới có đất mà phát triển. Kinh tế nhà nước là chủ đạo thì bác thấy "hợp đồng giao kết bằng lời nói" ở dự án nào? Mấy hôm trước có bác nào ngoi lên được tập đoàn rồi vào Giá xây dựng hỏi cách thực hiện hợp đồng giấy trắng mực đen ở đây

http://www.giaxaydung.vn/diendan/f1...hau-va-nghi-dinh-85-giup-minh-voi-102563.html

Còn đây là "hợp đồng giao kết bằng lời nói" của tư nhân, nhà hàng My Way và khách hàng

http://dantri.com.vn/c728/s728-5945...g-my-way-khach-hang-nuot-cuc-tuc-vao-bung.htm
Lý do gì mà nhà thầu không ký vào thư giảm giá? sợ trách nhiệm hay 1 kiểu làm hàng đổi trắng thay đen?
Nếu bạn bảo không loại thư giảm giá không ký, hãy đọc lại những ý kiến tôi nêu, phản biện trực tiếp từng ý nhé. đừng trích dẫn đoạn đầu 1 tí, đoạn giữa 1 tí.
Về ý kiến thư giảm giá là 1 bộ phận của HSDT để làm ý kiến loại HSDT, bạn xem lại các thảo luận khác. Tôi chỉ tập trung vấn đề sự hợp lệ của thư giảm giá ký hay không ký.
Còn tôi khẳng định: không ký là không hợp lệ
Riêng vấn đề 1 bộ phận rồi phủ định toàn bộ là suy nghĩ sai lầm và làm sai quy định
Nếu vậy thì không bao giờ phải đi làm rõ HSDT, cứ sai 1 cái thì loại luôn, khỏi bàn
Vấn đề này tại sao không thể kết thúc vì lý do nhìn từ 2 phía khác nhau nhưng thực ra đều có 1 cái chung, đó là vấn đề đạo đức.
Bạn DLSS nhìn ở góc độ soi đạo đức CĐT, những khuất tất, bất cập trong QL dự án.
Tôi nhìn nhận vấn đề trên sự trung thực nhà thầu. Nếu không có gì phải lừa dối ở đây thì tại sao không ký, ký chỉ mất có 1 giây.
Thương truờng là chiến truờng, không thể mang tình thương ra nói chuyện, chỉ có quy định là cái để bảo vệ nhau mà thôi
 
Last edited by a moderator:

hotmen_8x_pro

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
17/2/12
Bài viết
441
Điểm thành tích
63
Theo quan điểm của em việc không ký thư giảm giá sẽ có 3 trường hợp:
Trường hợp 1: Hồ sơ mời thầu không quy định về việc phải ký và đóng dấu thư giảm giá, thư giảm giá được đóng chung với hồ sơ dự thầu, được đánh số trang, được đóng dấu treo... Như vậy thư giảm giá này kể cả không ký thì vẫn là một thành phần không tách rời khỏi hồ sơ dự thầu. Như vậy vẫn tính là có thư giảm giá và giá gói thầu là giá sau giảm giá, tiến hành đánh giá như bình thường.
Trường hợp 2: Thư giảm giá gửi không kèm trong hồ sơ dự thầu, không có chữ ký và dấu. Như vậy, thư giảm giá không có giá trị, và vẫn tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu bình thường.
Trường hợp 3: Hồ sơ mời thầu có tiêu chí về điều kiện tiên quyết hoặc quy định về tính hợp lệ của thư giảm giá. Nếu là điều kiện tiên quyết thì loại không cần xem xét. Nếu quy định là hợp lệ hay không hợp lệ thì chỉ có thể xét thư giảm giá đó có hợp lệ thì tính giá gói thầu là giá sau giảm giá, còn không hợp lệ thì coi như không có giảm giá và không thể loại bỏ hồ sơ dự thầu được!
Tôi cũng chưa thấy văn bản nào nói rằng thư giảm giá không hợp lệ thì loại hồ sơ dự thầu. Theo lẽ thông thường thì hợp lệ thì được áp dụng, tính vào và không hợp lệ thì không được áp dụng mà thôi.
Kiến thức hạn hẹp, mong các bác thêm ý kiến đóng góp!
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Tại sao chúng ta lại đi tranh luận một vấn đề giản đơn thế này nhỉ?

1. Đứng trên góc độ người đi mua hàng:

Ví dụ: Ông Nha Văn Nước, là bố, muốn mua ít hàng nhưng bận, gọi ông Cù Đầu Tư, là thằng con út, mua giúp với quan điểm: ngon - bền - bổ - rẻ. Ông này gọi các ông có hàng đến bán. Đến phút cuối, có mấy ông bán đều ngon - bền - bổ - rẻ giống nhau nhưng một ông bán tên Nha Văn Thầu bảo: "Tôi giảm cho ông thêm 10%. Mua giúp tôi nhé".

Nói thế rồi mà Ông Cù Đầu Tư mà không mua, về bố oánh chết. Thằng Thầu đã nói vậy, phải tìm mọi cách để gạ nó cam kết bán với giá đấy.

2. Đứng trên góc độ người bán hàng:

Ai chẳng muốn bán với giá cao, thế mới có lời. Nhưng nhiều thằng bán quá, đành phải giảm giá.

Mang hàng đến nhà người ta bán mà nói giảm giá nhưng thực chất đi lừa người ta, không giảm thì chẳng ai mua. Họ đuổi ra khỏi nhà ngay.

3. Tóm lại là như thế này:

- Thư giảm giá không ký là không hợp lệ. Đương nhiên là như vậy bởi theo quy định: Đơn dự thầu, thư giảm giá (nếu có), các văn bản bổ sung, làm rõ HSDT, biểu giá và các biểu mẫu khác tại Chương IV trong TT01-2010-BKH yêu cầu đại diện hợp pháp của nhà thầu ký.

- Thư giảm giá không ký không loại bỏ hồ sơ dự thầu, kể cả trường hợp nộp cùng HSDT hay nộp riêng. Bởi nó không vi phạm các điều kiện tiên quyết loại bỏ hồ sơ dự thầu.

- Trường hợp thư giảm giá không ký, dù là quên hay cố tình, sẽ yêu cầu nhà thầu ký bổ sung. Đương nhiên là việc ký này chỉ mang tính bổ sung pháp lý. Trong trường hợp nhà thầu không chịu ký, chối bỏ các nội dung trong thư giảm giá thì sẽ loại bỏ hồ sơ dự thầu đó vì vi phạm điều kiện tiên quyết: HSDT có giá dự thầu không cố định, chào thầu theo nhiều mức giá hoặc giá có kèm điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư.

@all: thay mặt Cục quản lý đấu thầu trả lời bà con.
 

Top