Về việc Quyền hạn của BQLDA trực thuộc

hungblue

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
9/10/08
Bài viết
21
Điểm thành tích
3
Tuổi
40
Sở em mới thành lập BQLDA và em là người thuộc BQLDA. (BQLDA các công trình Y tế- trực thuộc Sở Y tế XYZ)
Xin hỏi cụ thể các Pro một việc: Sở có thể ủy quyền cho BQLDA Phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình không?:confused:
Sở dĩ em hỏi thế vì:
Trong Nghị định 12/NĐ-CP và thông tư 03/2009/TT-BXD nêu nhưng ko rõ:

Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án trong trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án
1. Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp luật. Ban Quản lý dự án có thể được giao quản lý nhiều dự án nhưng phải được người quyết định đầu tư chấp thuận và phải bảo đảm nguyên tắc: từng dự án không bị gián đoạn, được quản lý và quyết toán theo đúng quy định. Việc giao nhiệm vụ và uỷ quyền cho Ban Quản lý dự án phải được thể hiện trong quyết định thành lập Ban Quản lý dự án. Chủ đầu tư có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý dự án.
2. Ban Quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và quyền hạn do chủ đầu tư uỷ quyền. Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được uỷ quyền.

Nhưng soi lại ngày trước 1 tý, theo Nghị định 16/2005/NĐ-CP về QLDA thì lại có 1 cái hướng dẫn của Bộ XD, đó là Công văn Số 1394 /BXD-PC V/v: hướng dẫn về tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, trong đó có nội dung sau:

Mục 1: Ban quản lý dự án là đơn vị trực thuộc Chủ đầu tư. Chủ đầu tư giao nhiệm vụ, quyền hạn cho Ban quản lý dự án phù hợp với điều kiện thực tế của Chủ đầu tư, yêu cầu của dự án và các nguyên tắc nêu trên, trừ một số nhiệm vụ, quyền hạn Chủ đầu tư phải trực tiếp thực hiện như: Phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán; quyết định, phê duyệt điều chỉnh thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán; kiểm tra, chấp thuận một số hợp đồng quan trọng trước khi giao cho Ban quản lý dự án ký kết; tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng để đưa vào sử dụng. Trường hợp đặc biệt, cần thiết phải uỷ quyền cho Ban quản lý dự án thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên thì Chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định.

Xin các PRO ra tay giúp em!!!
 

Xe Dap Oi

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
22/8/08
Bài viết
673
Điểm thành tích
63
Nếu độc lập có con dấu riêng và tài khoản riêng thì ban QLDA quyết định còn nếu chỉ là bnạ phụ thuộc thì BQLDA chỉ có chức năng quản lý vè chất lượng, tiến độ và một số công việc khác...nhưng không được ký vào những chỗ liên quan đến đóng dấu...
 

Quiet Quasimodo

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
10/7/12
Bài viết
289
Điểm thành tích
63
Chào bạn, mình xin tham gia thế này, bạn xem trong Quyết định thành lập Ban quản lý dự án trực thuộc Sở Y tế của bạn có phải là Ban quản lý độc lập và có con dấu riêng không? Nếu có con dấu riêng thì khi Sở Y tế uỷ quyền Quản lý dự án cho bên bạn, khi đó Ban QLDA thuộc Sở mới được Quyền phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình. Còn nếu chỉ là Ban quản lý dự án trực thuộc không có con dấu thì chỉ xem như một phòng, một bộ phận chuyên môn giúp việc tham mưu cho giám đốc Sở ký và ra Quyết định mà thôi./. :)

Nếu độc lập có con dấu riêng và tài khoản riêng thì ban QLDA quyết định còn nếu chỉ là bnạ phụ thuộc thì BQLDA chỉ có chức năng quản lý vè chất lượng, tiến độ và một số công việc khác...nhưng không được ký vào những chỗ liên quan đến đóng dấu...
Thưa với các ngài là việc này không có liên quan gì đến việc Ban có con dấu hay không. Phân cấp đầu tư và ủy quyền phân cấp đầu tư ở đâu cũng thế. Khi quyết định thành lập Ban dự án, chủ đầu tư sẽ quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, phạm vi công việc được chủ đầu tư ủy quyền. Cứ căn cứ vào đó mà thực hiện.

Quay trở lại vấn đề, câu hỏi: "Sở có thể ủy quyền cho BQLDA Phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình không?", xin trả lời là có thể. Kể cả có thể ủy quyền tất cả các công việc thuộc trách nhiệm của Sở. Việc ủy quyền này có thể, hoàn toàn có thể. Luật dân sự 33/2005/QH11 cho phép. Tất nhiên, Sở vẫn là đơn vị chịu trách nhiệm đối với người có thẩm quyền về quyết định ủy quyền và phân cấp lại của mình. Điều này giống như ông nội sai bố mua cút rượu, bố đau chân, bảo thằng con đi mua về rồi mang cho ông nội. Bản chất như nhau.

Trong trường hợp Sở ủy quyền cho Ban QLDA được phê duyệt TK BVTC-DT, mà BQLDA không có con dấu riêng, thì tất nhiên là sẽ dùng con dấu của Sở. Và tóm lại: Con dấu chẳng có liên quan gì đến mấy việc này cả.
 
Last edited by a moderator:

trinh.le

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
26/3/12
Bài viết
11
Điểm thành tích
3
Thưa với các ngài là việc này không có liên quan gì đến việc Ban có con dấu hay không. Phân cấp đầu tư và ủy quyền phân cấp đầu tư ở đâu cũng thế. Khi quyết định thành lập Ban dự án, chủ đầu tư sẽ quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, phạm vi công việc được chủ đầu tư ủy quyền. Cứ căn cứ vào đó mà thực hiện.

Quay trở lại vấn đề, câu hỏi: "Sở có thể ủy quyền cho BQLDA Phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình không?", xin trả lời là có thể. Kể cả có thể ủy quyền tất cả các công việc thuộc trách nhiệm của Sở. Việc ủy quyền này có thể, hoàn toàn có thể. Luật dân sự 33/2005/QH11 cho phép. Tất nhiên, Sở vẫn là đơn vị chịu trách nhiệm đối với người có thẩm quyền về quyết định ủy quyền và phân cấp lại của mình. Điều này giống như ông nội sai bố mua cút rượu, bố đau chân, bảo thằng con đi mua về rồi mang cho ông nội. Bản chất như nhau.

Trong trường hợp Sở ủy quyền cho Ban QLDA được phê duyệt TK BVTC-DT, mà BQLDA không có con dấu riêng, thì tất nhiên là sẽ dùng con dấu của Sở. Và tóm lại: Con dấu chẳng có liên quan gì đến mấy việc này cả.
Bác Quite đã trả lời đúng, bên tôi, công ty Tổng, bên tổng có 1 phòng QLDA, khi có dự án thuộc Tổng công ty, Tổng công ty lập ra 1 ban BQLA trực thuộc phòng Dự án, tất nhiên nhân sự sẽ có người trong phòng, và các BQLDA này sẽ hoàn động theo ủy quyền của Tổng công ty...
Con dấu không quan trọng nữa, nếu không có thì sẽ dùng dấu chung, các bác cứ căn cứ vào quyết định thành lập Ban dự án, chủ đầu tư sẽ quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, phạm vi công việc được chủ đầu tư ủy quyền mà làm thôi...Không có gì phải lăng tăng nhĩ...:-w
 

Quiet Quasimodo

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
10/7/12
Bài viết
289
Điểm thành tích
63
Bác Quite đã trả lời đúng
Sai sao được. Tôi làm tạp vụ ở Ban quản lý Sở Y tế nên tôi biết lắm chứ. Ngày nào chả dọn giấy rác, chữ ký thì của ông Trưởng ban, còn dấu thì có chữ SỞ Y TẾ to tướng.
 

csokhong

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
7/7/12
Bài viết
14
Điểm thành tích
3
Chào cả nhà, mình có chút ý kiến thế này
Dấu hay không dấu để xác định trách nhiệm thuộc về ai.
Thông thường, những trường hợp như thế này đều là kiêm nhiệm, do đó mới có tình trạng ký tên trưởng ban nhưng có dấu của sở
BQLDA có thể có chức năng thẩm tra, chứ không có khả năng phê duyệt. Trên thực tế, lúc nào quyết định phê duyệt cũng căn cứ vào tờ trình của BQLDA.
Cho nên dựa theo kiến thức về những công việc mình tiếp xúc, mình nghĩ là Chủ đầu tư không thể ủy quyền BQLDA phê duyệt (Ngay cái tên BQLDA đã nói rõ, chức năng quản lý thôi mà :p)
 

Xe Dap Oi

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
22/8/08
Bài viết
673
Điểm thành tích
63
Thực tế như bên Tổng công ty tôi là Tổng 90- 91 nhé để các ban dễ hình dung và tranh luận và thực tế tôi đã từng là lãnh đạo ban của một ban phụ thuộc.
Khi triển khai một dự án của Tổng công ty .
- Nếu Tổng công ty giao cho một công ty con là đơn vị phụ thuộc là đơn vị thực hiện và trỉên khai dự án. Công ty con thành lập BQLDA thay mặt công ty quản lý chất lượng tiến độ...Ban quản lý này không có quyền ký về hồ sơ chất lượng yêu cầu liên quan đến con dâu cũng như bản giá trị quyết toán, Ông trưởng ban này tương đương cấp phòng của công ty con và chỉ có ký nháy cho ông Giám đốc công ty hoặc phó ký chính. Bên cạnh đó các quyết định phê duyệt thì vẫn là Tổng công ty...
- Nếu tổng công ty thành lập ban độc lập thì các bác biết rồi lúc này vai trò ban như một Công ty độc lập...
- Nếu dự án tổng công ty trực tiếp thực hiện thì Tổng công ty sẽ thành lập Ban DA phụ thuộc lúc này thì Ông trưởng ban ký tối đa nhưng các quyết định phê duyệt vẫn là tổng công ty...
..........
 
L

levinhxd

Guest
Sở em mới thành lập BQLDA và em là người thuộc BQLDA. (BQLDA các công trình Y tế- trực thuộc Sở Y tế XYZ)
Xin hỏi cụ thể các Pro một việc: Sở có thể ủy quyền cho BQLDA Phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình không?:confused:

Theo mình, vấn đề ai là Chủ đầu tư của Dự án. Vì Phê duyệt Bản vẽ thiết kế và Dự toán thuộc trách nhiệm của Chủ đầu tư (Điều 18- Nghị định 12/2009). Vậy ở đây có 2 trường hợp:
1, Nếu Chủ đầu tư là Sở y tế thì Sở y tế phải phê duyệt. Còn người ký phê duyệt thì có thể là Đại diện trước pháp luật của Chủ đầu tư hoặc Người được ủy quyền (tất nhiên phải là người có chức danh đóng dấu). Như vậy trong trường hợp này, nếu Trưởng ban QLDA của Sở được Giám đốc sở y tế ủy quyền thì hoàn toàn có thể ký phê duyệt Bản vẽ và Dự toán.
Còn việc ký phê duyệt cho các trang của Bản vẽ thì Trưởng Ban QLDA ký mình nghĩ không vấn đề gì, tất nhiên vẫn phải có ủy quyền như đã nói ở trên.
2, Còn trường hợp Ban QLDA được thành lập có con dấu riêng và được giao làm Chủ đầu tư thì Ban QLDA sẽ ký phê duyệt Bản vẽ và Dự toán. Lúc này Giám đốc ban lại có thể ủy quyền ký phê duyệt cho Phó giám đốc ban

Thông thường Ban QLDA sẽ có 2 thể loại:
1, Chủ đầu tư lập lên để ủy quyền việc thực hiện quản lý dự án => KHông có dấu, chỉ là đơn vị phòng ban trực thuộc như bác ks.thanhtan đã nói. Chỉ được thực hiện trong phạm vi ủy quyền
2, Là các Ban QLDA của NHà nước (trực thuộc Bộ, Tỉnh, Huyện- QUận - TP) trực tiếp quản lý nguồn vốn đầu tư. Họ chính là Chủ đầu tư và có các quyền như Chủ đầu tư trong NĐ 12/2009
 

hungblue

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
9/10/08
Bài viết
21
Điểm thành tích
3
Tuổi
40
Cám ơn các bác. Em quên nói là Ban em có con dấu và Tài khoản riêng luôn, trong quyết định thành lập Ban thì Sở thì ko ủy quyền cho Phê duyệt TKBVTC, dự toán; phê duyệt KQ đấu thầu (mà phải trình SỞ phê duyệt). Bây giờ muốn làm QĐ bổ sung nhiệm vụ thì chỉ lăn tăn mỗi cái Phê duyệt TKBVTC, DT thôi ạ. Nhưng văn bản hướng dẫn mù mờ quá nên chưa dám quyết. Có người bảo, nếu Sở ủy quyền thì Ban ko sai, chỉ sợ Sở sai thôi. hi. nhưng nghĩ đến hình ảnh ông lão sai ông bố, ông bố sai thằng con đi mua rượu thấy cũng hợp lý, chỉ ông lão say và sướng thôi mà.:D

Nghe ý kiến tư vấn của các bác, em đang thiên về hướng là Chủ đầu tư (Sở) vẫn ủy quyền cho Ban phê duyệt tuốt tuồn tuột các loại quyết định, có chăng thì báo cáo Sở thôi. Còn các loại văn xin xỏ như Tờ trình dự án, KHĐT thì đương nhiên Sở rùi, vì là CĐT mà.
Xin các bác ý kiến lần nữa nhé, vì e vẫn còn hơi hoang mang!!!
:confused:

 

huyphan

Thành viên rất năng động
Tham gia
24/6/08
Bài viết
107
Điểm thành tích
28
Ở đây ông Chủ Đầu tư (CĐT) là Sở Y tế, Đại diện giúp việc chuyên môn cho CĐT là ông Ban QLDA, Khi ban hành QĐ thành lập và Ban hành cơ chế làm việc phải nêu rõ là Ông nào làm việc gì để khỏi lằng nhằn về sau. Luật, Nghị định, Thông tư về XDCB đầy rẫy cập nhật cái mới nhất làm cho đúng vào. Không sao cả.
Mạn đàm
 

Quiet Quasimodo

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
10/7/12
Bài viết
289
Điểm thành tích
63
1, Nếu Chủ đầu tư là Sở y tế thì Sở y tế phải phê duyệt. Còn người ký phê duyệt thì có thể là Đại diện trước pháp luật của Chủ đầu tư hoặc Người được ủy quyền (tất nhiên phải là người có chức danh đóng dấu). Như vậy trong trường hợp này, nếu Trưởng ban QLDA của Sở được Giám đốc sở y tế ủy quyền thì hoàn toàn có thể ký phê duyệt Bản vẽ và Dự toán.
Còn việc ký phê duyệt cho các trang của Bản vẽ thì Trưởng Ban QLDA ký mình nghĩ không vấn đề gì, tất nhiên vẫn phải có ủy quyền như đã nói ở trên.
- Xin hỏi: Nếu em chỉ là cán bộ thuộc Sở Y tế. Vậy em có thể ký vào các quyết định thuộc trách nhiệm của Sở Y tế trong quá trình thực hiện dự án được hay không?

- Được chứ sao lại không nhỉ?

- Xin anh dẫn chứng được không ạ?

- À, Nghị định số 58/2001/NĐ-CP (24/8/2001) của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu và Điểm 2.2 Mục III Phần C Thông tư liên tịch số 07/2002/TT-LT (6/5/2002) của liên bộ Công an – Ban tổ chức cán bộ Chính phủ qui định: “Con dấu chỉ được đóng lên các văn bản, giấy tờ sau khi các văn bản, giấy tờ đó đã có chữ ký của cấp có thẩm quyền gồm: cấp trưởng, cấp phó hoặc cấp dưới trực tiếp được uỷ quyền của cơ quan, tổ chức đó; không được đóng dấu vào văn bản, giấy tờ không có nội dung, đóng dấu trước chữ ký”.

- Dạ, nhưng em không phải là cấp dưới trực tiếp của anh giám đốc Sở ạ.

- À, vậy bảo ông Giám đốc Sở lập cái gọi là Ban quản lý dự án trực thuộc Sở nhé, cho chú làm Trưởng ban, không cần dấu má làm gì cho mệt. Vậy là chú sẽ trở thành cấp dưới trực tiếp của anh giám đốc Sở đấy.

- Dạ, nhưng giờ em không muốn ký một số giấy tờ thuộc trách nhiệm của anh Giám đốc Sở. Em cho thằng quân của em nó ký được không?

- Cái này thì cũng tùy. Nó liên quan đến Khoản 1, Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP (8/4/2004) của Chính phủ về công tác văn thư qui định “ở cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả các văn bản của cơ quan, tổ chức có thể giao cho cấp phó của mình ký thay (KT) các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách” và “trong các trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể uỷ quyền cho một cán bộ phụ trách dưới quyền mình một cấp ký thừa uỷ quyền (TUQ) một số văn bản mà mình phải ký. Việc giao ký thừa uỷ quyền phải được qui định bằng văn bản và giới hạn trong một thời gian nhất định. Người được uỷ quyền không được uỷ quyền cho người khác ký”.

- Dạ, vậy nếu anh Sở mà ủy quyền cho em thì em làm được tất anh nhỉ?

- Ừ. Còn phải hỏi.

- Nhưng nhỡ nó chồng chéo thì sao ạ?

- Ý chú là sao?

- Ví dụ: em vừa ký quyết định phê duyệt Báo cáo thẩm định TKBVTC-DT, vừa ký Quyết định phê duyệt TKBVTC-DT của dự án đó à?

- Thì chủ đầu tư là anh Sở, anh ủy quyền cho chú tổ chức thẩm định TKBVTC-DT, chú giao nhiệm vụ cho cấp dưới ký Báo cáo Thẩm định, còn chú ký quyết định phê duyệt. Có sao đâu nhỉ?

- À... dạ dạ... Nhưng có anh còn hỏi có cái điều liên quan từ Nghị định 16/2005/NĐ-CP. Em vẫn băn khoăn.

- Nghị định đấy nó bỏ lâu rồi. Chú quan tâm làm gì cho mệt xác ra?
 

hungblue

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
9/10/08
Bài viết
21
Điểm thành tích
3
Tuổi
40
Like bác Quiet Quasimodo cái. Đúng là cao thủ võ lâm. Còn thành văn được như thế này thì Pro quá.

Đúng là văn bản PL của VN nói chung và ngành XD ta nói riêng còn nhiều cái mà "nách" được các bác nhỉ. Pác Quasimono chắc là Pro nách, hehe.
Cảm ơn tất cả các bác nhé. Sếp em ký QĐ rồi. Vừa ký chiểu nay rồi, Ủy quyền tất tần tật.hi.


user-online.png
 
L

levinhxd

Guest
- Xin hỏi: Nếu em chỉ là cán bộ thuộc Sở Y tế. Vậy em có thể ký vào các quyết định thuộc trách nhiệm của Sở Y tế trong quá trình thực hiện dự án được hay không?

- Được chứ sao lại không nhỉ?

- Xin anh dẫn chứng được không ạ?

- À, Nghị định số 58/2001/NĐ-CP (24/8/2001) của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu và Điểm 2.2 Mục III Phần C Thông tư liên tịch số 07/2002/TT-LT (6/5/2002) của liên bộ Công an – Ban tổ chức cán bộ Chính phủ qui định: “Con dấu chỉ được đóng lên các văn bản, giấy tờ sau khi các văn bản, giấy tờ đó đã có chữ ký của cấp có thẩm quyền gồm: cấp trưởng, cấp phó hoặc cấp dưới trực tiếp được uỷ quyền của cơ quan, tổ chức đó; không được đóng dấu vào văn bản, giấy tờ không có nội dung, đóng dấu trước chữ ký”.

- Dạ, nhưng em không phải là cấp dưới trực tiếp của anh giám đốc Sở ạ.
Luật cho phép nhưng báo cáo Sếp là lịch sử mấy chục ngàn doanh nghiệp ở Việt Nam em chưa bao giờ thấy những chuyện sau:
- Giám đốc ủy quyền cho 1 nhân viên văn phòng (cấp dưới của mọi cấp dưới) phê duyệt những hồ sơ liên quan đến công ty
- Cũng chưa bao giờ có chuyện Giám đốc đi công tác ủy quyền cho Lễ tân điều hành công ty khi giám đốc vắng nhà. Rồi ủy quyền luôn cho 1 kế toán viên ký các chứng từ, séc ....
- Cũng chưa có chuyện Giám đốc ủy quyền cho nhân viên phòng Kế hoạch kỹ thuật ký hồ sơ dự thầu ...rồi tiện ủy quyền luôn cho 1 nhân viên phòng Dự án ký phê duyệt Bản vẽ thiết kế thi công.
- Cũng chưa thấy Tổng giám đốc say và vui quá ủy quyền cho em Thư ký xinh đẹp ký hợp đồng kinh tế...
...và vv...
Mọi người nghĩ sao? Hay là mình nói sai nhỉ?
 
Last edited by a moderator:

Quiet Quasimodo

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
10/7/12
Bài viết
289
Điểm thành tích
63
Luật cho phép nhưng báo cáo Sếp là lịch sử mấy chục ngàn doanh nghiệp ở Việt Nam em chưa bao giờ thấy những chuyện sau:
- Giám đốc ủy quyền cho 1 nhân viên văn phòng (cấp dưới của mọi cấp dưới) phê duyệt những hồ sơ liên quan đến công ty
- Cũng chưa bao giờ có chuyện Giám đốc đi công tác ủy quyền cho Lễ tân điều hành công ty khi giám đốc vắng nhà. Rồi ủy quyền luôn cho 1 kế toán viên ký các chứng từ, séc ....
- Cũng chưa có chuyện Giám đốc ủy quyền cho nhân viên phòng Kế hoạch kỹ thuật ký hồ sơ dự thầu ...rồi tiện ủy quyền luôn cho 1 nhân viên phòng Dự án ký phê duyệt Bản vẽ thiết kế thi công.
- Cũng chưa thấy Tổng giám đốc say và vui quá ủy quyền cho em Thư ký xinh đẹp ký hợp đồng kinh tế...
...và vv...
Mọi người nghĩ sao? Hay là mình nói sai nhỉ?
Ừ nhỉ? Chưa thấy thật. Mà đang nói về đại diện pháp nhân Nhà nước lại quay sang chuyện ông giám đốc.

Mấy việc trên thì đúng là không được ủy quyền thật.

- Giám đốc không dám ủy quyền cho nhân viên cấp dưới của mọi cấp dưới vì sợ nó bán trời không văn tự.

- Giám đốc không dám ủy quyền cho kế toán ký chứng từ séc, giấy rút tiền tại Ngân hàng vì họ có ký cũng... không thể rút được tiền. Đây là quy định chung của hệ thống ngân hàng, người ký séc, giấy rút tiền ngân hàng phải là người có đăng ký chữ ký mẫu ở tài khoản đó, ngoài ra một số ngân hàng không cho phép nhiều người đăng ký chữ ký cùng chung một tài khoản, và thậm chí có người rút tiền không được vì chữ ký "trông không giống" với chữ ký đã đăng ký (nói ra xấu hổ: chính tôi đã có lần phải ký đi ký lại 3 lần ở Ngân hàng Nông nghiệp vì chữ ký không giống với chữ ký đã đăng ký).

- Còn riêng việc cô thư ký xinh đẹp thì nhiều ông giám đốc ủy quyền lắm rồi. Ủy quyền xong, trực tiếp giám đốc mang con dấu ra đóng: cồm cộp - cồm cộp.
 

NamTVDS

Thành viên năng động
Tham gia
15/10/09
Bài viết
72
Điểm thành tích
33
Nơi ở
Hà Nội
Mức độ ủy quyền cho Ban QLDA

Sở em mới thành lập BQLDA và em là người thuộc BQLDA. (BQLDA các công trình Y tế- trực thuộc Sở Y tế XYZ)
Xin hỏi cụ thể các Pro một việc: Sở có thể ủy quyền cho BQLDA Phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình không?:confused:
Sở dĩ em hỏi thế vì:
Trong Nghị định 12/NĐ-CP và thông tư 03/2009/TT-BXD nêu nhưng ko rõ:

Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án trong trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án
1. Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp luật. Ban Quản lý dự án có thể được giao quản lý nhiều dự án nhưng phải được người quyết định đầu tư chấp thuận và phải bảo đảm nguyên tắc: từng dự án không bị gián đoạn, được quản lý và quyết toán theo đúng quy định. Việc giao nhiệm vụ và uỷ quyền cho Ban Quản lý dự án phải được thể hiện trong quyết định thành lập Ban Quản lý dự án. Chủ đầu tư có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý dự án.
2. Ban Quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và quyền hạn do chủ đầu tư uỷ quyền. Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được uỷ quyền.

Nhưng soi lại ngày trước 1 tý, theo Nghị định 16/2005/NĐ-CP về QLDA thì lại có 1 cái hướng dẫn của Bộ XD, đó là Công văn Số 1394 /BXD-PC V/v: hướng dẫn về tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, trong đó có nội dung sau:

Mục 1: Ban quản lý dự án là đơn vị trực thuộc Chủ đầu tư. Chủ đầu tư giao nhiệm vụ, quyền hạn cho Ban quản lý dự án phù hợp với điều kiện thực tế của Chủ đầu tư, yêu cầu của dự án và các nguyên tắc nêu trên, trừ một số nhiệm vụ, quyền hạn Chủ đầu tư phải trực tiếp thực hiện như: Phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán; quyết định, phê duyệt điều chỉnh thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán; kiểm tra, chấp thuận một số hợp đồng quan trọng trước khi giao cho Ban quản lý dự án ký kết; tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng để đưa vào sử dụng. Trường hợp đặc biệt, cần thiết phải uỷ quyền cho Ban quản lý dự án thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên thì Chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định.

Xin các PRO ra tay giúp em!!!

Các bạn đã trao đổi rất sôi nổi, mình có ý kiến thêm như sau:

I. Theo pháp luật luật hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thì thực hiện theo các quy định tại Nghị định 12/2009/NĐ-CP, Thông tư 03/2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng và các văn bản liên quan.
II. Trong trường hợp này là chủ đầu tư (Sở Y tế ) thành lập Ban Quản lý dự án để giúp chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án, theo quy định của các văn bản nêu trên thì:
1. Ban QLDA có tư cách pháp nhân hoặc sử dụng pháp nhân của chủ đầu tư để tổ chức quản lý thực hiện dự án.
2. Ban QLDA do chủ đầu tư thành lập, là đơn vị trực thuộc chủ đầu tư. Việc giao nhiệm vụ và uỷ quyền cho Ban QLDA phải được thể hiện trong quyết định thành lập Ban QLDA. Chủ đầu tư có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban QLDA.
Như chúng ta đã biết mức độ ủy quyền cho Ban QLDA tùy thuộc vào năng lực QLDA và điều kiện thực tế của chủ đầu tư. Sở Y tế không phải Cơ quan quản lý công trình xây dựng chuyên ngành như: Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, vì vậy năng lực và kiến thức chuyên môn về đầu tư xây dựng của chủ đầu tư (Sở Y tế) có nhiều hạn chế nên phải ủy quyền nhiều hơn cho Ban QLDA cũng là điều dễ hiểu. Ở tình huống bạn đã nêu ở trên: "Sở Y tế ủy quyền cho Ban QLDA Phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình", mình nghĩ là được.

Vũ Thành Nam
Đơn vị công tác: Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng
Mobile: 099.668.99.88 - 01289.859.869
 
Chỉnh sửa cuối:

dodungktxd

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/6/10
Bài viết
243
Điểm thành tích
28
Sở em mới thành lập BQLDA và em là người thuộc BQLDA. (BQLDA các công trình Y tế- trực thuộc Sở Y tế XYZ)
Xin hỏi cụ thể các Pro một việc: Sở có thể ủy quyền cho BQLDA Phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình không?:confused:
Sở dĩ em hỏi thế vì:
Trong Nghị định 12/NĐ-CP và thông tư 03/2009/TT-BXD nêu nhưng ko rõ:

Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án trong trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án
1. Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp luật. Ban Quản lý dự án có thể được giao quản lý nhiều dự án nhưng phải được người quyết định đầu tư chấp thuận và phải bảo đảm nguyên tắc: từng dự án không bị gián đoạn, được quản lý và quyết toán theo đúng quy định. Việc giao nhiệm vụ và uỷ quyền cho Ban Quản lý dự án phải được thể hiện trong quyết định thành lập Ban Quản lý dự án. Chủ đầu tư có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý dự án.
2. Ban Quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và quyền hạn do chủ đầu tư uỷ quyền. Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được uỷ quyền.

Nhưng soi lại ngày trước 1 tý, theo Nghị định 16/2005/NĐ-CP về QLDA thì lại có 1 cái hướng dẫn của Bộ XD, đó là Công văn Số 1394 /BXD-PC V/v: hướng dẫn về tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, trong đó có nội dung sau:

Mục 1: Ban quản lý dự án là đơn vị trực thuộc Chủ đầu tư. Chủ đầu tư giao nhiệm vụ, quyền hạn cho Ban quản lý dự án phù hợp với điều kiện thực tế của Chủ đầu tư, yêu cầu của dự án và các nguyên tắc nêu trên, trừ một số nhiệm vụ, quyền hạn Chủ đầu tư phải trực tiếp thực hiện như: Phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán; quyết định, phê duyệt điều chỉnh thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán; kiểm tra, chấp thuận một số hợp đồng quan trọng trước khi giao cho Ban quản lý dự án ký kết; tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng để đưa vào sử dụng. Trường hợp đặc biệt, cần thiết phải uỷ quyền cho Ban quản lý dự án thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên thì Chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định.

Xin các PRO ra tay giúp em!!!

Chào bạn. Bạn xem kỹ hiệu lực thi hành của Nghị định 12/2009/NĐ-CP nhé.
"Điều 58. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2009 và thay thế Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Các quy định trước đây của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ./."

Như vậy là bạn trả lời được câu hỏi rùi đúng không. Bác NamTVDS cũng đã nói rùi đó. Chúc bạn thành công.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Để kết thúc chủ đề này tôi xin nêu quy định mới nhất (đã có từ lâu):
Trích thông tư 27/2009/TT-BXD về quản lý chất lượng công trình

Điều 9. Thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình theo quy định tại Điều 18 Nghị định 12/2009/NĐ-CP
1. Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công theo quy định tại Điều 18 Nghị định 12/2009/NĐ-CP.
Thiết kế kỹ thuật phải được chủ đầu tư đóng dấu đã phê duyệt theo mẫu Phụ lục 4 của Thông tư này vào bản vẽ làm căn cứ để triển khai bước thiết kế bản vẽ thi công.
2. Thiết kế bản vẽ thi công phải được chủ đầu tư hoặc đại diện được uỷ quyền của chủ đầu tư xác nhận bằng chữ ký và đóng dấu đã phê duyệt theo mẫu Phụ lục 5 vào từng tờ bản vẽ trước khi đưa ra thi công.
 

Top