Xác định đúng chi phí tư vấn thiết kế theo QĐ 957

keepranXD

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
15/8/12
Bài viết
273
Điểm thành tích
63
Nơi ở
TP. Vinh
Tình hình là mình có một tình huống khá thú vị, nhờ mọi người cùng chia sẻ. Đó là xác định chi phí tư vấn thiết kế của các công trình trong cùng một dự án.
Giả sử ta có một dự án đầu tư xây dựng một Hồ chứa nước. Trong đó có các công trình sau: Đập; Tràn xả lũ; Đường cứu hộ và quản lý; Nhà quản lý; Trạm biến áp; Hệ thống điện chiếu sáng và điều khiển. Chủ đầu tư tách việc thiết kế cho từng công trình trên thành các gói thầu thiết kế riêng biệt. Vậy, khi tính chi phí thiết kế có thể áp dụng hệ số k (tra theo QĐ 957/2009) cho từng công trình trên theo thứ tự là: Công trình thủy lợi; thủy lợi; thủy lợi, năng lượng, hạ tầng kỹ thuật không? Hay tất cả đều lấy hệ số k ứng với công trình Thủy lợi? Ngoài ra phải lấy tổng chi phí xây dựng của tất cả các công trình (trong tổng dự toán) để tra hệ số k hay lấy chi phí xây dựng của mỗi công trình để xác định một hệ số k riêng rẽ cho từng công trình?

Cùng các câu hỏi trên, nhưng áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng trog đó có các công trình sau: Nhà 21 tầng, Nhà 9 tầng; Đường giao thông trong khu đô thị; công trình cấp thoát nước; Trạm biến áp; Hệ thống chiếu sáng.

Nhờ mọi người tư vấn giùm.
Ps: Không phải ngẫu nhiên mà mình hỏi như vậy. Bời đã có đơn vị kiểm soát quyết toán yêu cầu tính lại toàn bộ chi phí thiết kế theo cách lấy tổng giá trị xây lắp của các công trình trong cùng dự án để tra k theo 957 làm giảm rất lớn chi phí thiết kế, khiến các đơn vị tư vấn thiết kế thiệt thòi một cách vô lý.
 

thongktnl

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
30/6/08
Bài viết
344
Điểm thành tích
43
Bạn xem định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình theo QĐ 957 của BXD, phần 3.3.2 của mục 3: Hướng dẫn áp dụng định mức chi phí thiết kế: "Chi phí thiết kế được xác định bằng định mức tỷ lệ % (định mức công bố tại QĐ này) và nhân với chi phí xây dựng (chưa có VAT) trong dự toán của công trình được duyệt. Trường hợp dự án gồm nhiều loại công trình thì chi phí thiết kế được xác định riêng theo từng loại công trìnhtính theo quy mô chi phí xây dựng trong dự toán của từng công trình được duyệt".

Theo mình, xác định riêng theo từng loại công trình và tính theo quy mô chi phí xd của công trình đó được hiểu là mỗi loại công trình trong dự án, dựa theo quy mô chi phí XD để xác định hệ số tỷ lệ chi phí thiết kế. Một công trình dù đặt ở đâu thì chi phí thiết kế của nó cũng sẽ ko đổi (tương đối thôi nhé), ko thể công trình a đặt trong dự án A thì chi phí thiết kế của nó thấp hơn nhiều khi nó đặt riêng rẽ được (vì nếu tỷ lệ chi phí TK nội suy theo dự toán tổng dự án A sẽ thấp hơn rất nhiều khi nó nội suy theo chi phí XD của công trình a).
 

caravan

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/10/08
Bài viết
263
Điểm thành tích
43
Hỏi bạn: với các hạng mục bạn nêu (Đập; Tràn xả lũ; Đường cứu hộ và quản lý; Nhà quản lý; Trạm biến áp; Hệ thống điện chiếu sáng và điều khiển) thì bạn sử dụng mấy chủ trì thiết kế, nếu với từng đó chủ trì thì lẽ đương nhiên bạn cũng sẽ phải tách ra từng đấy loại công trình, chi phí thiết kế sẽ đương nhiên tính riêng
 

keepranXD

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
15/8/12
Bài viết
273
Điểm thành tích
63
Nơi ở
TP. Vinh
Mình đồng tình với ý kiến này "Một công trình dù đặt ở đâu thì chi phí thiết kế của nó cũng sẽ ko đổi ". Tuy nhiên, câu chữ trong QĐ 957/2009 là "Trường hợp dự án gồm nhiều loại công trình thì chi phí thiết kế được xác định riêng theo từng loại công trình và tính theo quy mô chi phí xây dựng trong dự toán của từng công trình được duyệt". Cái này dẫn đến một tranh cãi như sau: Xác định hệ số chi phí thiết kế k cho từng loại công trình, sau đó nhân với từng giá trị xây lắp được duyệt của mỗi công trình hay công trình nào thì tra k của công trình đó?
Ví dụ: Dự án có 3 tòa nhà, 21 tầng (A tỷ), 10 tầng (B tỷ), 5 tầng (C tỷ).
Cách 1: Công chi phí xây dựng của 3 tòa nhà lại D= (A+B+C), tra k từ giá trị D này. Sau đó lấy k nhân với từng chi phí xây dựng của mỗi tòa nhà để ra chi phí thiết kế (k*A; k*B; k*C).
Cách 2: Tra ki theo A, B, C được k1, k2, k3. Chi phí tư vấn của mỗi công trình là: k1*A; k2*B; k3*C.

Ở đây mình nêu ra vấn đề băn khoăn không chỉ nằm ở cách tính nào là đúng, mà quan trọng hơn là đơn vị thẩm tra phê duyệt quyết toán lấy cơ sở nào để chọn áp dụng cách 1? trong khi theo như mình hiểu thì cách 2 mới đúng với tinh thần của QĐ 957.
 
  • Like
Các tương tác: vna

caravan

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/10/08
Bài viết
263
Điểm thành tích
43
Mình đồng tình với ý kiến này "Một công trình dù đặt ở đâu thì chi phí thiết kế của nó cũng sẽ ko đổi ". Tuy nhiên, câu chữ trong QĐ 957/2009 là "Trường hợp dự án gồm nhiều loại công trình thì chi phí thiết kế được xác định riêng theo từng loại công trình và tính theo quy mô chi phí xây dựng trong dự toán của từng công trình được duyệt". Cái này dẫn đến một tranh cãi như sau: Xác định hệ số chi phí thiết kế k cho từng loại công trình, sau đó nhân với từng giá trị xây lắp được duyệt của mỗi công trình hay công trình nào thì tra k của công trình đó?
Ví dụ: Dự án có 3 tòa nhà, 21 tầng (A tỷ), 10 tầng (B tỷ), 5 tầng (C tỷ).
Cách 1: Công chi phí xây dựng của 3 tòa nhà lại D= (A+B+C), tra k từ giá trị D này. Sau đó lấy k nhân với từng chi phí xây dựng của mỗi tòa nhà để ra chi phí thiết kế (k*A; k*B; k*C).
Cách 2: Tra ki theo A, B, C được k1, k2, k3. Chi phí tư vấn của mỗi công trình là: k1*A; k2*B; k3*C.

Ở đây mình nêu ra vấn đề băn khoăn không chỉ nằm ở cách tính nào là đúng, mà quan trọng hơn là đơn vị thẩm tra phê duyệt quyết toán lấy cơ sở nào để chọn áp dụng cách 1? trong khi theo như mình hiểu thì cách 2 mới đúng với tinh thần của QĐ 957.

Nếu A,B,C đều là 1 loại công trình thì e rằng tính theo cách 1 mới đúng đó bạn, trừ khi bạn tách ra các dự án thành phần.
 

thanhminhna

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
31/7/08
Bài viết
22
Điểm thành tích
3
Tuổi
40
MÌnh cũng đang thắc mắc cái này . đặt gạch theo dõi cái. :).
 

nas_nguyen

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
6/5/08
Bài viết
12
Điểm thành tích
3
Tuy nhiên, câu chữ trong QĐ 957/2009 là "Trường hợp dự án gồm nhiều loại công trình thì chi phí thiết kế được xác định riêng theo từng loại công trình và tính theo quy mô chi phí xây dựng trong dự toán của từng công trình được duyệt". Cái này dẫn đến một tranh cãi như sau: Xác định hệ số chi phí thiết kế k cho từng loại công trình, sau đó nhân với từng giá trị xây lắp được duyệt của mỗi công trình hay công trình nào thì tra k của công trình đó?
Ví dụ: Dự án có 3 tòa nhà, 21 tầng (A tỷ), 10 tầng (B tỷ), 5 tầng (C tỷ).
Cách 1: Công chi phí xây dựng của 3 tòa nhà lại D= (A+B+C), tra k từ giá trị D này. Sau đó lấy k nhân với từng chi phí xây dựng của mỗi tòa nhà để ra chi phí thiết kế (k*A; k*B; k*C).
Cách 2: Tra ki theo A, B, C được k1, k2, k3. Chi phí tư vấn của mỗi công trình là: k1*A; k2*B; k3*C.

Ở đây mình nêu ra vấn đề băn khoăn không chỉ nằm ở cách tính nào là đúng, mà quan trọng hơn là đơn vị thẩm tra phê duyệt quyết toán lấy cơ sở nào để chọn áp dụng cách 1? trong khi theo như mình hiểu thì cách 2 mới đúng với tinh thần của QĐ 957.
Như bạn đã dẫn 957 như trên, chú ý khái niệm "loại công trình".
áp vào ví dụ của bạn, trường hợp 3 công trình này đều cùng 1 loại như là công trình dân dụng và đều cùng có số bước thiết kế như nhau thì cách 1 đúng, ta tra k theo D. Có trường hợp khác số bước thiết kế thì sẽ có hai hệ số k được tra theo D.
trường hợp khác loại công trình, ví dụ đầu tư xây dựng khu nhà ở bao gồm: đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và xây dựng nhà ở (thấp tầng hoặc cao tầng hoặc hỗn hợp) thì cách 2 của bạn đúng
 

keepranXD

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
15/8/12
Bài viết
273
Điểm thành tích
63
Nơi ở
TP. Vinh
Mình đã tiếp thu các ý kiến đóng góp của các bạn. Đối với luồng ý kiến nghiêng về cách 1, mình xin đặt ngược vấn đề như sau:
Giả sử dự án của mình là đầu tư xây dựng 30 căn nhà 4 tầng, thiết kế cùng mẫu, chỉ khác nhau vị trí đặt.
Theo quy định tại điểm b, khoản 3.3.6.2, mục 3.3 Hướng dẫn áp dụng định mức chi phí thiết kế, áp dụng cho thiết kế công trình lặp lại trong một dự án, mình tính chi phí thiết kế như sau:
Chi phí xây dựng mỗi ngôi nhà A tỷ. Đối với ngôi nhà thứ nhất, tra QD 957 theo A được k1=K; phí tư vấn TV1=k1*A;
Đối với ngôi nhà thứ 2: Phí tư vấn là TV2=0,36*K*A;
Đối với ngôi nhà thứ 3 đến 30: TV3=TV4=TV5=..=TV30=0,18*K*A;
Tổng giá trị tư vấn thiết kế: TV=TV1+TV2+...+TV30 = A*(K+0,36K+28*0,18*K) = A*K*(1+0,36+28*0,18)

Còn nếu áp dụng Cách 1 như bài trên đã đăng thì phải tính như sau:
Lấy tổng giá trị xây lắp của 30 ngôi nhà = 30*A để tra hệ số k = Kj; Phí tư vấn của mỗi ngôi nhà đều bằng nhau và bằng Kj*(30*A);
Tổng giá trị tư vấn thiết kế: TV = 30* (Kj*30*A) = 90*A*Kj

Tại đây có ngay mâu thuẫn: kj <<< K, đồng thời 2 giá trị theo 2 cách tính là khác nhau (nhưng lại đều tuân theo hướng dẫn của QDD957????)

Mong mọi người cho thêm ý kiến đóng góp!
 

nas_nguyen

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
6/5/08
Bài viết
12
Điểm thành tích
3
Theo mình thấy thì:
- đoạn đầu ta đang nói về: loại công trình
- đoạn sau ta lại đi nói về: số lượng công trình (trong mỗi loại công trình)
do đó, ko thể so sánh cách tính của 2 vấn đề khác nhau như thế kia được.

Trở lại ví dụ 30 căn nhà giống nhau về thiết kế có cùng giá trị xây dựng là A của bạn, thì:
- đây là dự án có 30 công trình cùng 1 loại công trình (thuộc nhóm công trình dân dụng loại nhà ở riêng lẻ). Do đó, theo 957 và chưa tính tới yếu tố điều chỉnh tăng giảm k, thì định mức k sẽ được xác định căn cứ vào giá trị xây dựng trước thuế (là A) của 30 căn nhà kia tức là 30A. Như vậy chi phí tkế là: k*30A.
- tuy nhiên, do thiết kế này lặp lại trong dự án (cũng coi như là sử dụng lại thiết kế) nên chi phí thiết kế tính trên sẽ bị điều chỉnh giảm theo qui định như bạn đã trình bày. Theo đó, chi phí tkế sau điều chỉnh là: k*A1 + 0,36k*A2 + 0,18k*(A3+...+A30) = k*A*(1+0,36+28*0,16)
ở đây như trình bày trên thì Ai=A (giá trị xây dựng các căn nhà là bằng nhau để tiện so sánh công thức chung)
 

caravan

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/10/08
Bài viết
263
Điểm thành tích
43
Theo mình thấy thì:
- đoạn đầu ta đang nói về: loại công trình
- đoạn sau ta lại đi nói về: số lượng công trình (trong mỗi loại công trình)
do đó, ko thể so sánh cách tính của 2 vấn đề khác nhau như thế kia được.

Trở lại ví dụ 30 căn nhà giống nhau về thiết kế có cùng giá trị xây dựng là A của bạn, thì:
- đây là dự án có 30 công trình cùng 1 loại công trình (thuộc nhóm công trình dân dụng loại nhà ở riêng lẻ). Do đó, theo 957 và chưa tính tới yếu tố điều chỉnh tăng giảm k, thì định mức k sẽ được xác định căn cứ vào giá trị xây dựng trước thuế (là A) của 30 căn nhà kia tức là 30A. Như vậy chi phí tkế là: k*30A.
- tuy nhiên, do thiết kế này lặp lại trong dự án (cũng coi như là sử dụng lại thiết kế) nên chi phí thiết kế tính trên sẽ bị điều chỉnh giảm theo qui định như bạn đã trình bày. Theo đó, chi phí tkế sau điều chỉnh là: k*A1 + 0,36k*A2 + 0,18k*(A3+...+A30) = k*A*(1+0,36+28*0,16)
ở đây như trình bày trên thì Ai=A (giá trị xây dựng các căn nhà là bằng nhau để tiện so sánh công thức chung)

Đúng thế, đây là 2 vấn đề khác nhau, không thể lấy đó để giải thích trường hợp của keepranXD nêu ra từ đầu.
 
V

viettuan88

Guest
theo kinh nghiệm mình làm thì rất nên chia ra các công trình rồi tính hệ số, bởi nếu thuê 1 ông thiết kế thì không sao, nhưng trường hợp thuê vài ông thiết kế, mỗi ông làm 1 phần sẽ sảy ra tình trạng thiếu nguồn, lúc đấy giải quyết phức tạp
 

HienNhan

Thành viên có triển vọng
Tham gia
13/10/07
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Đây là một vấn đề các tư vấn thiết kế đau đầu mà tính toán lại rất tùy tiện phụ thuộc vào Chủ đầu tư và đơn vị thẩm định. Mong rằng anh em cho ý kiến và nếu có ý kiến của Bộ Xây dựng rõ ràng hơn. Tôi xin đặt 1 tình huống như thế này :
Tôi giả dụ thiết kế một khu dân cư bao gồm các phần có chi phí xây dựng trước thuế 415 tỷ và phân ra như sau :
- San nền : 80 tỷ
- Đường giao thông : 150 tỷ
- Thoát nước mưa : 70 tỷ
- Thoát nước thải : 50 tỷ
- Cấp nước : 10 tỷ
- Cấp điện, điện chiếu sáng : 20 tỷ
- Nhà máy xử lý nước thải : 30 tỷ
- Cây xanh : 5 tỷ
Mong anh em cho ý kiến về cách tính chi phí tư vấn đầu tư theo QĐ 957 với con số cụ thể nêu trên.
Nếu tra tỉ lệ % theo chi phí xây dựng 415 tỷ thì tỷ lệ rất thấp nhưng có nhiều chủ đầu tư có khuynh hướng chọn an toàn, cứ giá trị thấp là chọn. Lại có chủ đầu tư đồng ý tách riêng nhưng lại chỉ cho tách phần điện chiếu sáng riêng, cấp nước riêng vì giá trị thường nhỏ rất nhiều so với tổng chi phí xây dựng.
Đó chỉ là mới phần hạ tầng kỹ thuật, còn nếu dự án có thêm phần hạ tầng xã hội như :
- Trường học : 15 tỷ
- Bệnh viện : 25 tỷ
-Chợ : 8 tỷ
.....
Khi đó tính chi phí tư vấn đầu tư thật là rối rắm vì bảo vệ theo câu chữ của QĐ 957 nhiều lúc cũng không thuyết phục.
Mong anh em tư vấn cụ thể Chi phí QLDA, chi phí lập dự án đầu tư, chi phí thiết kế, chi phí giám sát, Chi phí lập hồ sơ mời thầu .... chứ nếu trích câu chữ từ QĐ 957 thì lại cũng bó tay.
 

brokerhaiduong

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
16/4/11
Bài viết
13
Điểm thành tích
3
Nếu thuê 2 công ty thiết kế khác nhau thực hiện 2 loại công trình khác nhau thì quyết toán theo cách tách chi phí xây dựng ra rồi mới tra hệ số K theo từng chi phí độc lập đó (ra hai hệ số K khác nhau) (lưu ý đây là mức phí tối đa, khi thực hiện quản lý dự án phải cố gắng giảm thật nhiều chi phí đầu tư nên nếu tính theo cách này phải ưu tiên việc thương thảo hợp đồng để giảm giá phí thiết kế, biên bản họp về việc đề xuất giảm giá phí thiết kế phải được lưu lại trong hồ sơ dự án).

Nếu thuê được công ty Thiết kế thiết kế được cả 2 loại công trình nêu trên thì ưu tiên tính theo Tổng chi phí xây dựng để tra ra 2 hệ số K cần tính. Sau đó tính ra phí thiết kế và thực hiện lựa chọn rộng rãi các đơn vị thiết kế có uy tín một cách công khai và rộng rãi để lựa chọn được đơn vị thiết kế có mức phí bằng hoặc thấp hơn mức phí đã tính. Việc lựa chọn đơn vị thiết kế có mức phí rẻ này phải được lưu lại dưới hình thức giấy tờ và được lưu trữ theo quy định về việc lưu trữ hồ sơ hoàn công.



PS: Ý kiến trên đây được giả dụ trên vai trò là Người quản lý dự án chuyên nghiệp, và trong môi trường có nền kinh tế thị trường đầy đủ ạ.
Vài điều xin mạo muội, xin nhận gạch đá (nếu có);
 

thanhminhna

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
31/7/08
Bài viết
22
Điểm thành tích
3
Tuổi
40
Thực ra vấn đề này Vụ Kinh tế xây dựng đã có câu trả lời, mình tham khảo cũng khá lâu rồi, đây là 1 vấn đề khá hay, các bạn xem và cho ý kiến nha:

"Câu hỏi của bạn Nguyễn Trung Dũng tại hòm thư skylark403@gmaildotcom hỏi :
Mục 3.3.2 quyết định 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 có quy định “Chi phí thiết kế được xác định bằng tỷ lệ (%) (định mức tại quyết định này) và nhân với chi phí xây dựng (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong dự toán công trình được duyệt. Trường hợp dự án gồm nhiều loại công trình thì chi phí thiết kế được xác định theo từng loại công trình và tính theo quy mô chi phí xây dựng trong dự toán của từng công trình được duyệt”.

1. Hiện nay Ban đang tính toán chi phí thiết kế hạng mục: Khảo sát, TKKT; BTVT-DT dự án Hồ chứa nước Nậm Cắt tỉnh Bắc Kạn gồm nhiều loại công trình: Thuỷ lợi (Đập chính, đập phụ, tràn, cống); Giao thông (đường); Dân dụng (Nhà quản lý); Công nghiệp (điện; cơ khí). Khi tính giá trị dự toán thiết kế phí công trình thuỷ lợi (Đập chính, đập phụ, tràn, cống) Ban lấy định mức % của công trình thủy lợi (Tra tại bảng 10 và 11 định mức chi phí thiết kế công trình thuỷ lợi ứng với chi phí xây dựng đã bao gồm Đập chính, đập phụ, tràn, cống) rồi nhân với chi phí xây dựng (chưa có thuế VAT) của từng hạng mục hay áp dụng định mức % riêng cho từng hạng mục công trình công trình rồi nhân với giá trị xây lắp (chưa có VAT)?
2. Ngày 21/9/2007 Bộ Xây dựng đã banh hành quyết định số 26/2007/QĐ-BXD về việc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật. Trong danh mục văn bản quy phạm pháp luật bị bãi bỏ có định mức dự toán Khảo sát xây dựng (ban hành kèm theo quyết định 28/2005/QĐ-BXD ngày 10/8/2005 của Bộ Xây dựng). Hiện nay tỉnh Bắc Kạn chưa ban hành bộ đơn giá khảo sát xây dựng theo định mức mới (1779/QĐ-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng; bộ đơn giá cũ được xây dựng trên định mức đã bị bãi bỏ 28/2005/QĐ-BXD). Vậy khi lập dự toán khảo sát dự án trên có được áp dụng bộ đơn giá cũ rồi điều chỉnh hệ số nhân công theo các thông tư hướng dẫn hay phải xây dựng đơn giá trên cơ sở định mức mới (định mức 1779) và các quy định về tiền lương hiện hành?
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:
Theo Quyết định 957//QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình thì nếu dự án gồm nhiều loại công trình thì chi phí thiết kế được tính cho từng loại công trình đó. Ví dụ dự án có cả công trình thủy lợi và công trình giao thông thì chi phí thiết kế của dự án được tính bằng chi phí thiết kế của công trình thủy lợi cộng với chi phí thiết kế của công trình giao thông. Chi phí thiết kế của công trình thủy lợi được xác định bằng chí phí xây dựng (chưa có thuế VAT) trong dự toán được duyệt của công trình thủy lợi nhân với định mức tỷ lệ (xác định theo quy mô chi phí xây dựng của công trình thủy lợi). Chi phí thiết kế của công trình giao thông cũng được xác định tương tự.
Về nguyên tắc thì dự toán phải được lập phù hợp với thời gian, địa điểm triển khai dự án. Hiện tại dự toán khảo sát có thể được xác định theo định mức khảo sát xây dựng công bố kèm theo quyết định số 1779/QĐ-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng và đơn giá vật liệu, nhân công, máy tại địa phương nơi tiến hành khảo sát."
 

iron_heart

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
8/10/07
Bài viết
25
Điểm thành tích
3
Tuổi
38
Mình đồng tình với ý kiến này "Một công trình dù đặt ở đâu thì chi phí thiết kế của nó cũng sẽ ko đổi ". Tuy nhiên, câu chữ trong QĐ 957/2009 là "Trường hợp dự án gồm nhiều loại công trình thì chi phí thiết kế được xác định riêng theo từng loại công trình và tính theo quy mô chi phí xây dựng trong dự toán của từng công trình được duyệt". Cái này dẫn đến một tranh cãi như sau: Xác định hệ số chi phí thiết kế k cho từng loại công trình, sau đó nhân với từng giá trị xây lắp được duyệt của mỗi công trình hay công trình nào thì tra k của công trình đó?
Ví dụ: Dự án có 3 tòa nhà, 21 tầng (A tỷ), 10 tầng (B tỷ), 5 tầng (C tỷ).
Cách 1: Công chi phí xây dựng của 3 tòa nhà lại D= (A+B+C), tra k từ giá trị D này. Sau đó lấy k nhân với từng chi phí xây dựng của mỗi tòa nhà để ra chi phí thiết kế (k*A; k*B; k*C).
Cách 2: Tra ki theo A, B, C được k1, k2, k3. Chi phí tư vấn của mỗi công trình là: k1*A; k2*B; k3*C.

Ở đây mình nêu ra vấn đề băn khoăn không chỉ nằm ở cách tính nào là đúng, mà quan trọng hơn là đơn vị thẩm tra phê duyệt quyết toán lấy cơ sở nào để chọn áp dụng cách 1? trong khi theo như mình hiểu thì cách 2 mới đúng với tinh thần của QĐ 957.

Ý kiến của bạn chưa hợp lý thì phải?
Vì dự án của bạn có 3 tòa nhà, nếu 3 tòa nhà đều là công trình dân dụng thì dự án sẽ có duy nhất 1 " loại công trình" là công trình dân dụng thì tính phí thiết kế phải như cách 1 chứ?
Sao lại như cách 2 được, cách 2 là bạn đã chia nhỏ gói thầu thiết kề ra làm 03 gói riêng biệt để chỉ định hoặc đấu thầu thiết kế và khi thực hiện có 03 hợp đồng thiết kế thì mới ok đươc.
Thân!
 

nas_nguyen

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
6/5/08
Bài viết
12
Điểm thành tích
3
Ý kiến của bạn chưa hợp lý thì phải?
Vì dự án của bạn có 3 tòa nhà, nếu 3 tòa nhà đều là công trình dân dụng thì dự án sẽ có duy nhất 1 " loại công trình" là công trình dân dụng thì tính phí thiết kế phải như cách 1 chứ?
Sao lại như cách 2 được, cách 2 là bạn đã chia nhỏ gói thầu thiết kề ra làm 03 gói riêng biệt để chỉ định hoặc đấu thầu thiết kế và khi thực hiện có 03 hợp đồng thiết kế thì mới ok đươc.
Thân!
đồng ý với bạn về quan điểm là cách 1 đúng.
tuy nhiên, với quan điểm theo cách 2 của bạn về ví dụ được dẫn thì mình lại nghĩ khác: trong trường hợp muốn tách làm 3 gói thầu thiết kế để đấu và chọn được 3 nhà thầu với 3 hợp đồng thiết kế riêng thì vẫn đảm bảo yêu cầu là "tổng giá trị 3 gói thầu riêng ko vượt quá giá trị chi phí thiết kế tính được theo cách 1".
do đó, trường hợp chia gói thầu như trên thì mình nghĩ đơn giản cứ lấy k tra được từ giá trị chi phí xây dựng của cả 3 công trình rồi nhân cho giá trị xây dựng của từng công trình để ra chi phí thiết kế cho mỗi công trình làm căn cứ đấu/chọn và kí hợp đồng với 3 nhà thầu tkế.
Ko phải tra ki theo giá trị xây dựng của từng công trình (cùng loại công trình) rồi cộng lại vì: tổng ki*Ai (định mức thiết kế ki ứng với giá trị xây dựng Ai của công trình i - khi tính theo cách 2) sẽ khác k*A (k tra theo A - là tổng giá trị xây dựng của 3 công trình) theo cách tính 1.
 

keepranXD

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
15/8/12
Bài viết
273
Điểm thành tích
63
Nơi ở
TP. Vinh
Tóm lại, tổng hợp ý kiến của các bạn, để tính chi phí tư vấn thiết kế, hiện nay cách làm được cho là đúng (và thiên về "an toàn") hiện nay sẽ là:
Bước 1: Phân loại công trình;
B2: Xác định Tổng chi phí xây dựng của từng loại;
B3: Tra ki cho từng loại;
B4: Tính chi phí thiết kế của từng công trình theo ki đã được xác định ở bước 3.

Nếu buộc phải lựa chon, tất nhiên hoàn toàn có thể chọn hướng an toàn nói trên. Nhưng mình muốn tiếp tục mổ xẻ vấn đề ở một khía cạnh như sau: Theo QĐ 957 "Trường hợp dự án gồm nhiều loại công trình thì chi phí thiết kế được xác định riêng theo từng loại công trình và tính theo quy mô chi phí xây dựng trong dự toán của từng công trình[/B] được duyệt, vậy:

- Thứ nhất: Thế nào là "tính theo Quy mô chi phí xây dựng của từng công trình", vì ở đây không hề nói phải tính theo "quy mô chi phí xây dựng của tất cả các công trình cùng loại", nên nếu mình nói điều đó đồng nghĩa với việc: lấy chi phí xây dựng trong dự toán của từng công trình để tra K cho chính công trình đó theo Quyết định 957, các bạn sẽ nói mình sai ở chỗ nào?

- Thứ hai: thế nào là "được duyệt", nếu mình nói đó chính là một điểm yếu trong phương pháp tính theo cách trên?!. Bởi vì sao? Giả sử dự án có hai hay nhiều giai đoạn thực hiện, khi những công trình thuộc giai đoạn 2, 3... chưa hề có dự toán "được duyệt", vậy cơ sở nào để tính chi phí thiết kế cho các công trình thuộc giai đoạn 1, khi mà cái số Tổng chưa thể xác định?

- Thứ ba: Trong mọi văn bản trả lời câu hỏi của Viện kinh tế xây dựng mà mình được đọc về vấn đề này, không có văn bản nào nói rõ: xác định định mức tỉ lệ chi phí thiết kế từ tổng giá trị xây dựng của các công trình cùng loại. Mà chỉ nói chi phí thiết kế được tính riêng cho từng loại công trình mà thôi.

Tất nhiên, những ý kiến nêu trên chỉ là thêm một góc nhìn về vấn đề để ta có thể một lần nữa khẳng định cái đúng theo QĐ957. Nhưng đúng ra, theo mình, đối với những vấn đề còn gây tranh cãi này, Bộ Xây dựng nên có hướng dẫn cụ thể và chi tiết, thậm chí nêu cả ví dụ cụ thể bằng con số để người làm xây dựng đỡ vất vả.
 

nguyentiendunghk2010

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
24/9/10
Bài viết
47
Điểm thành tích
8
Tuổi
36
Với mình thì tùy thuộc vào từng đơn vị. VỚi mỗi 1 đơn vị quyết định việc đầu tư thì sẽ có những cách tính khác nhau sao cho phù hợp nhất, và có những cách hiểu khác nhau, mặc dù cùng theo hướng dẫn của QĐ 957. Ở VN là thế mà, bắt bẻ câu chữ, và không rõ ràng.
 

caravan

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/10/08
Bài viết
263
Điểm thành tích
43
- Thứ nhất: Thế nào là "tính theo Quy mô chi phí xây dựng của từng công trình", vì ở đây không hề nói phải tính theo "quy mô chi phí xây dựng của tất cả các công trình cùng loại", nên nếu mình nói điều đó đồng nghĩa với việc: lấy chi phí xây dựng trong dự toán của từng công trình để tra K cho chính công trình đó theo Quyết định 957, các bạn sẽ nói mình sai ở chỗ nào?

- Thứ hai: thế nào là "được duyệt", nếu mình nói đó chính là một điểm yếu trong phương pháp tính theo cách trên?!. Bởi vì sao? Giả sử dự án có hai hay nhiều giai đoạn thực hiện, khi những công trình thuộc giai đoạn 2, 3... chưa hề có dự toán "được duyệt", vậy cơ sở nào để tính chi phí thiết kế cho các công trình thuộc giai đoạn 1, khi mà cái số Tổng chưa thể xác định?

Bạn hãy đọc kỹ ý kiến của mọi người, như tôi đã nói, nếu dự án của bạn được chia thành nhiều hạng mục và phê duyệt nhiều thời điểm khác nhau thì ở mỗi hạng mục bạn đều được tính hệ số Ki dựa trên dự toán xây dựng của hạng mục đó. Lúc ấy thì không có việc tính K theo tổng giá trị chi phí xây dựng của cả dự án được.
 

keepranXD

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
15/8/12
Bài viết
273
Điểm thành tích
63
Nơi ở
TP. Vinh
Cảm ơn Caravan, cái mình mong muốn là mọi người cùng trao đổi để thấy được trong quy định về cách tính phí thiết kế còn tồn tại nhiều điểm gây tranh cãi. Chính vì thế, kể cả "dự án của được chia thành nhiều hạng mục và phê duyệt nhiều thời điểm khác nhau, ở mỗi hạng mục đều được tính hệ số Ki dựa trên dự toán xây dựng của hạng mục đó". Tuy nhiên, đến khi quyết toán, bên thẩm tra lại gộp tất cả các công trình cùng loại vào một chỗ, tính lại phí thiết kế. Đến lúc này, cả Chủ đầu tư và Nhà thầu tư vấn thiết kế đều ngã ngửa, bó tay toàn tập. Haizzz, luật của mình nhiều khi khó áp dụng vào thực tế quá.
 

Top