2Hi các member của Elight. Trong các kỳ thi tiếng Anh nói chung và IELTS nói riêng, Writing có vẻ luôn là phần “khoai lang khoai sọ” – không quá kinh dị đến mức không thể chịu nổi, nhưng để nuốt cho trôi thì cũng cần “nội công” không phải dạng vừa đâu. Muốn viết tốt trước hết phải nhận ra được các lỗi hay mắc phải, vậy 5 thói quen “chết người” này là gì và làm sao để tránh?
Xem thêm: get used to
1. Câu Overview không rõ ràng
SỰ THẬT: Overview là phần “đinh” trong bài viết với Task 1 của mình. Về bản chất đây chính là đoạn giúp người đọc nắm được 2 đến 3 điểm nổi bật trong bài viết của bạn.
KHÔNG NÊN: thêm các chi tiết và dữ liệu vào phần này.
NÊN: trình bày ngắn gọn, rõ ràng, súc tích xu hướng chính, sự khác biệt hay các giai đoạn trong biểu đồ. Và xong!
2. Nhìn biểu đồ ta có
SỰ THẬT: (Nếu bạn thi IELTS Academic) TẤT CẢ các đề bài của Writing task 1 luôn có dòng chữ: “SUMMARISE the information by selecting and reporting the main features…’. => TÓM TẮT các ĐIỂM CHÍNH của bài thôi nhé!
KHÔNG NÊN: viết tất cả những gì thấy trên biểu đồ. Hậu quả: một mớ hỗn độn + hết veo thời gian, nếu xui còn bị “ăn bớt” thời gian cho Task 2 (chiếm 2/3 số điểm Writing của bạn)
NÊN: chọn lựa chi tiết cần thiết đưa vào bài, chỉ ưu tiên TỐI ĐA 3 CHI TIẾT quan trọng nhất.
Xem thêm: kinh nghiệm thi toeic
3. Phức tạp quá hóa…fail
SỰ THẬT: giám khảo không quá kỳ vọng vào 1 bài viết “oách xà lách”, họ biết bạn có thể chưa từng thấy biểu đồ trước đó mà
KHÔNG NÊN: phức tạp hóa câu hỏi và tìm ra những chi tiết không thật sự ở đó => Tự đào hố chôn mình
NÊN: nhìn đúng trọng tâm câu hỏi, và trình bày bài viết đơn giản, rõ ràng. Nên lập dàn ý để không tự làm mình rối nhé
4. Say NO to logic
SỰ THẬT: Bạn có thể đưa một bài band 9.0 cho một người lạ và họ sẽ có thể vẽ sơ qua biểu đồ sau khi chỉ đọc bài viết 1 LẦN => Việc nhóm các ý tưởng một cách logic sẽ giúp người đọc hiểu mọi thứ dễ dàng hơn.
KHÔNG NÊN: nhớ đâu viết đó, hoặc tệ hơn là viết lệch – phần nào thạo thì viết nhiều và ngược lại, tổng quan quan trọng hơn bạn nghĩ đó nha
NÊN: Lập dàn ý. Nếu như bài Writing là 1 cơ thể thì dàn ý chính là cột sống; cấu trúc logic nhất của 1 bài thường là:
Paragraph 1- Introduction (Giới thiệu)
Paragraph 2- Overview of main features (Tổng quan ý chính)
Paragraph 3- Details of main features 1 (Các chi tiết của ý chính 1)
Paragraph 4- Details of main features 2 (Các chi tiết của ý chính 2)
5. Liều…toi nhiều
SỰ THẬT: cấu trúc ngữ pháp và ngữ nghĩa luôn phải CHÍNH XÁC, mạo hiểm không đúng lúc có thể làm bạn mất điểm
KHÔNG NÊN: cố gắng dùng những cấu trúc và từ vựng mà mình chưa thực sự quen thuộc và hiểu rõ cách dùng; miêu tả dữ liệu quá chính xác
NÊN: dùng những từ nắm rõ và hiểu rõ nghĩa cũng như cấu trúc; chỉ cần nói xấp xỉ khi không thể xác định cụ thể số liệu => Dùng được nhiều từ hơn như “approximately/ around” hay “just under/over”
Xem thêm: cấu trúc so sánh trong tiếng anh
Xem thêm: get used to
1. Câu Overview không rõ ràng
SỰ THẬT: Overview là phần “đinh” trong bài viết với Task 1 của mình. Về bản chất đây chính là đoạn giúp người đọc nắm được 2 đến 3 điểm nổi bật trong bài viết của bạn.
KHÔNG NÊN: thêm các chi tiết và dữ liệu vào phần này.
NÊN: trình bày ngắn gọn, rõ ràng, súc tích xu hướng chính, sự khác biệt hay các giai đoạn trong biểu đồ. Và xong!
2. Nhìn biểu đồ ta có
SỰ THẬT: (Nếu bạn thi IELTS Academic) TẤT CẢ các đề bài của Writing task 1 luôn có dòng chữ: “SUMMARISE the information by selecting and reporting the main features…’. => TÓM TẮT các ĐIỂM CHÍNH của bài thôi nhé!
KHÔNG NÊN: viết tất cả những gì thấy trên biểu đồ. Hậu quả: một mớ hỗn độn + hết veo thời gian, nếu xui còn bị “ăn bớt” thời gian cho Task 2 (chiếm 2/3 số điểm Writing của bạn)
NÊN: chọn lựa chi tiết cần thiết đưa vào bài, chỉ ưu tiên TỐI ĐA 3 CHI TIẾT quan trọng nhất.
Xem thêm: kinh nghiệm thi toeic
3. Phức tạp quá hóa…fail
SỰ THẬT: giám khảo không quá kỳ vọng vào 1 bài viết “oách xà lách”, họ biết bạn có thể chưa từng thấy biểu đồ trước đó mà
KHÔNG NÊN: phức tạp hóa câu hỏi và tìm ra những chi tiết không thật sự ở đó => Tự đào hố chôn mình
NÊN: nhìn đúng trọng tâm câu hỏi, và trình bày bài viết đơn giản, rõ ràng. Nên lập dàn ý để không tự làm mình rối nhé
4. Say NO to logic
SỰ THẬT: Bạn có thể đưa một bài band 9.0 cho một người lạ và họ sẽ có thể vẽ sơ qua biểu đồ sau khi chỉ đọc bài viết 1 LẦN => Việc nhóm các ý tưởng một cách logic sẽ giúp người đọc hiểu mọi thứ dễ dàng hơn.
KHÔNG NÊN: nhớ đâu viết đó, hoặc tệ hơn là viết lệch – phần nào thạo thì viết nhiều và ngược lại, tổng quan quan trọng hơn bạn nghĩ đó nha
NÊN: Lập dàn ý. Nếu như bài Writing là 1 cơ thể thì dàn ý chính là cột sống; cấu trúc logic nhất của 1 bài thường là:
Paragraph 1- Introduction (Giới thiệu)
Paragraph 2- Overview of main features (Tổng quan ý chính)
Paragraph 3- Details of main features 1 (Các chi tiết của ý chính 1)
Paragraph 4- Details of main features 2 (Các chi tiết của ý chính 2)
5. Liều…toi nhiều
SỰ THẬT: cấu trúc ngữ pháp và ngữ nghĩa luôn phải CHÍNH XÁC, mạo hiểm không đúng lúc có thể làm bạn mất điểm
KHÔNG NÊN: cố gắng dùng những cấu trúc và từ vựng mà mình chưa thực sự quen thuộc và hiểu rõ cách dùng; miêu tả dữ liệu quá chính xác
NÊN: dùng những từ nắm rõ và hiểu rõ nghĩa cũng như cấu trúc; chỉ cần nói xấp xỉ khi không thể xác định cụ thể số liệu => Dùng được nhiều từ hơn như “approximately/ around” hay “just under/over”
Xem thêm: cấu trúc so sánh trong tiếng anh