Bản chất của Thu nhập chịu thuế tính trước?

S

son_vq121

Guest
Đối với các gói thầu ICB thì phần gián tiếp bao gồm (overhead + profit), không tính theo kiểu chế độ VN đâu. (overhead + profit) ở đây có thể hiểu là (chi phí quản lý + lợi nhuận) của Nhà thầu.

Thực tế, mình đã lập khá nhiều dự án đấu thầu quốc tế, các biểu mẫu Phân tích đơn giá chi tiết đều có phần gián tiếp như trên.

Thân!
 

khoa289

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
31/7/08
Bài viết
99
Điểm thành tích
28
Tuổi
41
Giá thành 1 sản phẩm bao gồm chi phí vật liệu, tiền công lao động và máy móc dùng để tạo ra sản phẩm động với lợi nhụân đạt được ( đã sản xuất - kinh doanh là phải có lợi nhuận )
Vì thế : Thu nhập chịu thuế tính trước là lợi nhuận được tính trước khi hoàn thành công việc xây dựng.
Cho mình hỏi thêm để rõ hơn việc kinh doanh thì phải có lợi nhuận.Vì sao tùy theo loại công trình mà lợi nhuận lại qui định khác nhau,khi thời gian thi công lại như nhau.Trong khi đó lãi suất vay ngân hàng hiện nay là 10%/1 năm, mà lợi nhuận chỉ 5,5%*(Gtt+Gc)(công trình dân dụng).Vì thế nếu doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để thi công thì họ có lợi không:confused:.
 

vinhlv

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
6/3/08
Bài viết
38
Điểm thành tích
6
Cho mình hỏi thêm để rõ hơn việc kinh doanh thì phải có lợi nhuận.Vì sao tùy theo loại công trình mà lợi nhuận lại qui định khác nhau,khi thời gian thi công lại như nhau.Trong khi đó lãi suất vay ngân hàng hiện nay là 10%/1 năm, mà lợi nhuận chỉ 5,5%*(Gtt+Gc)(công trình dân dụng).Vì thế nếu doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để thi công thì họ có lợi không:confused:.
Câu hỏi của bạn rất hay, mình thấy đây cũng chính là câu trả lời cho hiện tượng xuống cấp nhanh của một số công trình hiện nay và hiện tượng không có nhà thầu nào tham gia dự thầu 1 số công trình mời thầu trong thời điểm từ tháng 7 đến tháng 10 vừa qua. Hầu hết các doanh nghiệp đều thi công công trình bằng vốn tạm ứng hợp đồng (nếu có) và vốn vay ngân hàng.
Lãi vay có lúc đến 21% trong khi TNCTTT = constant = 5,5% (6%). Hơn nữa , để thắng thầu, nhiều khi doanh nghiệp phải giảm TNCTTT này đến 0%.
 

faxtel22

Thành viên năng động
Tham gia
28/4/08
Bài viết
75
Điểm thành tích
8
Cho mình hỏi thêm để rõ hơn việc kinh doanh thì phải có lợi nhuận.Vì sao tùy theo loại công trình mà lợi nhuận lại qui định khác nhau,khi thời gian thi công lại như nhau.Trong khi đó lãi suất vay ngân hàng hiện nay là 10%/1 năm, mà lợi nhuận chỉ 5,5%*(Gtt+Gc)(công trình dân dụng).Vì thế nếu doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để thi công thì họ có lợi không:confused:.
Chào bạn.
Mình hiểu thế này.
Khi nhà nước quy định mức lợi nhuận chịu thuế tính trước thì không tính đến việc nhà thầu vay vốn ngân hàng.
Khi thực hiện gói thầu, tỷ lệ nhà thầu vay vốn như thế nào là do nhà thầu đó quyết định.Nếu nhà thầu có tiềm lực kinh tế mạnh thì vốn vay sẽ nhỏ và lợi nhuận của nhà thầu từ đó sẽ suy ra được.
Còn khi lập dự án, thì trong phần dự án đã tính đến tỷ lệ vốn vay ngân hàng rồi đó bạn.Do đó, tổng mức đầu tư của dự án là đã tính cả phần lãi vay rồi.
Đối với mức thu nhập chịu thuế tính trước, các loại công trình sẽ có các mức khác nhau.Do giá trị và kỹ thuật thi công các loại công trình là khác nhau.
Trên là ý kiến của mình.Cảm ơn sự quan tâm của các bạn.^^
Mong được các bạn đóng góp ý kiến.
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Cho mình hỏi thêm để rõ hơn việc kinh doanh thì phải có lợi nhuận.Vì sao tùy theo loại công trình mà lợi nhuận lại qui định khác nhau,khi thời gian thi công lại như nhau.Trong khi đó lãi suất vay ngân hàng hiện nay là 10%/1 năm, mà lợi nhuận chỉ 5,5%*(Gtt+Gc)(công trình dân dụng).Vì thế nếu doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để thi công thì họ có lợi không:confused:.

Mình bổ sung thêm cho ý kiến của bạn faxtel22: Không phải vốn mà doanh nghiệp vay để thi công là vay hết 1 lần mà tuỳ theo tiến độ thi công, nhu cầu thực tế mà vay từng đợt và đợt thi công trước được CĐT thanh toán thì sẽ trả lãi và làm vốn cho đợt thi công tiếp theo. Nhà thầu không phải vay 100% tiền để thi công, ngoài ra còn có phần tạm ứng để chuẩn bị thi công nữa cho nên lợi nhuận 5,5% vẫn lớn hơn lãi suất các lần cộng lại. Và trong hợp đồng bạn có thêm điều khoản là CĐT chậm thanh toán cho Nhà thầu thì lãi suất mà Nhà thầu phải trả cho ngân hàng bị tăng thêm do vay vốn thi công sẽ do CĐT chịu trách nhiệm thì cực kỳ tuyệt vời.
 

vietdungkt1

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
19/8/08
Bài viết
27
Điểm thành tích
1
Thu nhập chịu thuế tính trước!

Theo tôi được biết thì thu nhập chịu thuế tính trước là khoản tiền tính trước cho nhà thầu để nộp các loại phí và thuế, đương nhiên nếu nhà thầu tiết kiệm được thì trong đó sẽ có một phần lãi.
Còn việc lãi vay trong xây dựng thì không phải bàn, nhưng nếu theo quy định của Nhà nước về tạm ứng và thanh hợp đồng thì với số tiền tạm ứng và thanh toán của CĐT chắc rằng nhà thầu sẽ ko phải vay một đồng vốn nào. Chính vì vậy nên trong TL chắc BXD không đưa phần lãi vay vào đâu.
 
M

maytinh

Guest
Chào bạn.
Theo mình hiểu thì thế này.
Khi bạn lập dự toán, thì đơn giá được tính theo đơn giá nhà nước.Mà đơn giá nhà nước được lập dựa trên sự khảo sát thực tế bằng các phương pháp như thống kê....nên trong đơn giá đó chưa có phần lãi nào cả dành cho doanh nghiệp.Vì vậy, khi bạn lập dự toán, con số cuối cùng bao gồm chi phí trực tiếp thì chưa có lãi cho doanh nghiệp.
Do đó, nhà nước quy định mức lãi mà doanh nghiệp được lãi trên công trình theo như thông tư 05.Mức lãi này được đưa trước vào trong dự toán để đảm bảo rằng khi nhà thầu làm xong công trình thì đã có một phần lời để nhà thầu duy trì hoạt động.
Thân chào bạn.
Xin chào các bạn.
Đọc chủ đề này mình cũng xin đưa ra ý kiến của mình để thảo luận thêm.
Thật ngắn gọn, "thu nhập chịu thuế tính trước", như thế này:
Những gì bạn nói ở trên, cộng với, "thu nhập" - là phần dành cho doanh nghiệp được hưởng do nhà nước quy định tỷ lệ % trên những chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện công trình đối với từng loại công trình, "chịu thuế" - vì thu nhập đó phải chịu thuế, "tính trước" - vì nó tính trước khi sản phẩm hoàn thiện. Theo mình hiểu đơn giản là như vậy thôi.
 

coong

Thành viên có triển vọng
Tham gia
5/3/08
Bài viết
6
Điểm thành tích
1
lan man quá, lại phức tạp kinh khủng. hì.
TNCTTT là Tiền mà DN tính trước khi CTXD hình thành.
Tiền đó gồm : lợi nhuận của DN dự kiến + thuế DN + lãi vay ngân hàng.
OK chưa???
 

tuvn254

Thành viên năng động
Tham gia
11/1/08
Bài viết
58
Điểm thành tích
8
Tuổi
40
lan man quá, lại phức tạp kinh khủng. hì.
TNCTTT là Tiền mà DN tính trước khi CTXD hình thành.
Tiền đó gồm : lợi nhuận của DN dự kiến + thuế DN + lãi vay ngân hàng.
OK chưa???
bác nói thế thì càng rắc rối, khó hiểu ý chứ , TNCTTT hiểu đơn giản nhất là tiền lãi mà nhà nước tạm quy định cho doanh nghiệp khi thi công một hạng mục công trình xây dựng. Còn nếu hiểu chuyên sâu hơn nữa như bác đề cập là có: thuế doanh nghiệp+ lãi vay ngân hàng... Thì phải hỏi dân kế toán. Theo ý kiến chủ quan của mình thì chỉ cần hểu là đó là tiền lãi: ông làm hoàn thành một hạng mục thì chắc chắn ông đã có lãi 6% (đối với giao thông), 5.5%(đối với công trình dân dụng)... còn nếu ông thi công hợp lý+tiết kiệm (+ăn bớt:D) thì ông được lãi nhiều hơn, cái đó do ông. Cái này là mình nói trong trường hợp doanh nghiệp có vốn sẵn nhé-không dính líu gì đến vốn vay ngân hàng.
Một vài ý kiến, mong được chỉ giảo....
Topic này rất hay, từ trước tới giờ mình cũng chỉ cắm cổ làm theo thông tư, mà hok hiểu bản chất. Thanks all...............:x:x:x
 

haitrannguyen

Thành viên có triển vọng
Tham gia
5/9/08
Bài viết
6
Điểm thành tích
3
Thu nhập chịu thuế tính trước

Tôi có tham gia làm dự toán một thời gian. Và có một điều tôi băn khoăn chưa hiểu rõ đó là: Thu nhập chịu thuế tính trước bản chất của nó là gì. Phải chăng nó như là lãi vay? Xin anh em chỉ giáo.

Thu nhập chịu thuế tính trước là lợi nhuận phải chịu thuế mà Nhà nước cho phép doanh nghiệp được hưởng khi thực hiện dự án.
Để hoàn thành dự án, doanh nghiệp phải thực hiện các chi phí sau:
- Chi phí vật liệu, nhân công, máy (trực tiếp phí)
- Trực tiếp phí khác
- Chi phí chung (lương quản lý, lương gián tiếp, đào tạo, bảo hiểm...)
Khi bỏ ra các khoản chi phí trên có nghĩa là doanh nghiệp đã đủ để hoàn thành dự án nhưng chưa có lãi (lợi nhuận hay thu nhập). Vậy lợi nhuận của doanh nghiệp lấy từ đâu?
- Giảm chi phí vật liệu là rút ruột công trình, là phạm pháp
- Giảm chi phí nhân công thì công nhân bỏ việc hoặc làm ẩu
- Giảm chi phí máy thì đối tác không cho thuê
- Giảm chi phí chung nghĩa là giảm lương gián tiếp, là không tham gia bảo hiểm...
Các khoản giảm trên là không khả thi.
Do vậy, khi thực hiện một dự án, Nhà nước cho phép doanh nghiệp được hưởng một khoản lợi nhuận, khoản lợi nhuận này được gọi là "Thu nhập chịu thuế tính trước" mà bạn đang tìm hiểu.
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Thu nhập chịu thuế tính trước là lợi nhuận phải chịu thuế mà Nhà nước cho phép doanh nghiệp được hưởng khi thực hiện dự án.
Mọi lợi nhuận đều phải chịu thuế. Thuế này được gọi là thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành thuế này được tính bằng 28% x (Tổng doanh thu - Tổng chi phí). Còn cách giải thích của bạn ở phía dưới thì hoàn toàn chính xác.:D
Tiền đó gồm: lợi nhuận của DN dự kiến + thuế DN + lãi vay ngân hàng.
OK chưa???
Công thức trên hoàn toàn chính xác.

@all: Tuy đã có quy định về tỷ lệ định mức thu nhập chịu thuế tính trước như chúng ta đã biết, nhưng tôi thấy các doanh nghiệp xây lắp thường chỉ giữ tỷ lệ này rất thấp (từ 0,5% - 3,5%), trừ một số doanh nghiệp nhà nước. Liệu có phải hiệu quả thi công là thấp?:D
 
D

dragon119

Guest
Tn cttt

Ciao !
Giải thích một cách "củ chuối" thì TN CTTT hiểu như này. Trong SXKD thì phần thu nhập này chính là lãi, đã là thu nhập thì phải chịu thuế (+lãi vay nếu có), và phần thu nhập này đã được tính toán trong dự toán công trình rùi, nó đã được tính vào giá thành "sản phẩm" (nên gọi là tính trước). :cool: Nói thế có đúng không các bác, cô chú, các ACE? x( hehe
 
Last edited by a moderator:

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
- Giảm chi phí chung nghĩa là giảm lương gián tiếp, là không tham gia bảo hiểm...

Trong chi phí chung này, nếu doanh nghiệp tiết kiệm được thì vẫn có thể đảm bảo chứ. Thậm chí trong đấu thầu các doanh nghiệp hạ chi phí chung xuống vẫn bình thường mà.
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Thuế suất thuế TNDN 25%

Mọi lợi nhuận đều phải chịu thuế. Thuế này được gọi là thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành thuế này được tính bằng 28% x (Tổng doanh thu - Tổng chi phí). Còn cách giải thích của bạn ở phía dưới thì hoàn toàn chính xác.:DCông thức trên hoàn toàn chính xác.

@all: Tuy đã có quy định về tỷ lệ định mức thu nhập chịu thuế tính trước như chúng ta đã biết, nhưng tôi thấy các doanh nghiệp xây lắp thường chỉ giữ tỷ lệ này rất thấp (từ 0,5% - 3,5%), trừ một số doanh nghiệp nhà nước. Liệu có phải hiệu quả thi công là thấp?:D

Nhắc Hữu Trinh: Từ 01/01/2009 thuế suất thuế TNDN là 25%.
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Nhắc Hữu Trinh: Từ 01/01/2009 thuế suất thuế TNDN là 25%.
Vâng. Em cảm ơn thầy khi em đã vội vàng kết luận khi chưa cập nhật văn bản mới. Mức thuế suất trên được quy định tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 03/06/2008. Có hiệu lực từ 01/01/2009.

@thầy: dạ, tên em là Nguyễn Hữu Trình ạ.
 
Last edited by a moderator:

dmngoc

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
12/5/08
Bài viết
18
Điểm thành tích
3
Thu nhập chịu thuế tính trước cho phần vật tư A cấp

Các bác có biết phần vật tư A cấp có được tính Thu nhập chịu thuế tính trước cho B ko, nếu có hoặc ko thì quy định tại văn bản nào. E xin cảm ơn!
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Ý kién tham góp

Các bác có biết phần vật tư A cấp có được tính Thu nhập chịu thuế tính trước cho B ko, nếu có hoặc ko thì quy định tại văn bản nào. E xin cảm ơn!

Theo tôi, thu nhập chịu thuế tính trước là khoản lợi nhuận "định mức" sử dụng để tính dự toán / TMĐT cho công trình / dự án chứ không phải tính cho A hay cho B. Vì thế, cơ sở để tính thu nhập chịu thuế tính trước không phân biệt nguồn chi trả các chi phí có liên quan.
 

dmngoc

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
12/5/08
Bài viết
18
Điểm thành tích
3
Xin cảm ơn thầy Quang, e rất muốn được tham khảo thêm ý kiến chuyên môn với thầy về một số vấn đề khác nữa, chỉ tiếc là e ko liên lac được với thầy.
Riêng về vấn đề e vừa nêu lên, câu trả lời của thầy e thấy chưa thỏa đáng. thứ nhất, có một số dự án phần chi phí vật tư A cấp rất lớn. Theo suy luận logic rằng bên B không bỏ vốn ra để mua những phần vật tư đó, vậy họ có được hưởng phần lợi nhuận trước thuế cho phần chi phí vật tư A cấp hay ko, có lẽ điều này chính những người soạn thảo, đưa ra các chỉ số 5,5%; 6% mới trả lời được, vì họ mới định nghĩa được chính xác trong 5,5%; 6% đó gồm những công việc gì. Về phía cá nhân e, e chưa được tham khả 1 văn bản nào nói về vấn đề này.
Khi thực hiện các dự án như thế này, trong quá trình lập dự toán có chia giá trị vật tư A cấp ra riêng, nhưng khi tính phần thu nhập chịu thuế tính trước lại tính cả phần chi phí vật tư A vào, như vậy nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá gói thầu. Và vì vậy ảnh hưởng đến giá trị hợp đồng. Rất mong được thầy và các đồng nghiệp chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề này.
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Xin cảm ơn thầy Quang, e rất muốn được tham khảo thêm ý kiến chuyên môn với thầy về một số vấn đề khác nữa, chỉ tiếc là e ko liên lac được với thầy.
Riêng về vấn đề e vừa nêu lên, câu trả lời của thầy e thấy chưa thỏa đáng. thứ nhất, có một số dự án phần chi phí vật tư A cấp rất lớn. Theo suy luận logic rằng bên B không bỏ vốn ra để mua những phần vật tư đó, vậy họ có được hưởng phần lợi nhuận trước thuế cho phần chi phí vật tư A cấp hay ko, có lẽ điều này chính những người soạn thảo, đưa ra các chỉ số 5,5%; 6% mới trả lời được, vì họ mới định nghĩa được chính xác trong 5,5%; 6% đó gồm những công việc gì. Về phía cá nhân e, e chưa được tham khả 1 văn bản nào nói về vấn đề này.
Khi thực hiện các dự án như thế này, trong quá trình lập dự toán có chia giá trị vật tư A cấp ra riêng, nhưng khi tính phần thu nhập chịu thuế tính trước lại tính cả phần chi phí vật tư A vào, như vậy nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá gói thầu. Và vì vậy ảnh hưởng đến giá trị hợp đồng. Rất mong được thầy và các đồng nghiệp chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề này.
Chào em, rất cám ơn em về ý muốn trao đổi với tôi về những vấn đề chuyên môn. Tôi sẵn sàng trao đổi với em những cái tôi biết. Em có thể email cho tôi theo địa chỉ dinhdangquangnv@yahoo.com.vn nhé.
Về vấn đề thu nhập chịu thuế tính trước không phải chỉ những người đưa ra trị số định mức 5,5% hay 6% mới trả lời được mà những người khác cũng có thể chứ. Theo tôi điều quan trọng là mình phải hiểu được bản chất của chỉ tiêu này. Điều tôi muốn nói với em là vật tư A cấp có thể xem là một khoản "tạm ứng" của A cho B; thứ 2 là dự toán chỉ là cơ sở để chủ đầu tư lập dự toán gói thầu còn nhà thầu được hưởng như thế nào là phụ thuộc vào hợp đồng ký kết giữa 2 bên chứ không phụ thuộc vào khoản thu nhập chịu thuế tính trước trong dự toán.
 
Last edited by a moderator:

Top