điều chỉnh dự toán 2011!

Hinh như bạn Kaka00 này chưa bao giờ làm dự toán ! Tuy chưa có văn bản hướng dẫn điều chỉnh nghị định 108/2010/ND-CP nhưng nghị định được quyền điều chỉnh dự toán từ ngày 01-01-2011. Bạn là người Kỹ sư định giá thì bạn phải biết cách điều chỉnh dự toán theo thông tư nghị định chứ? Sao bạn nói vậy? Bạn phải hiểu rõ là " Văn bản hướng dẫn " là chỉ dẫn cho những ai chưa biết thực hiện kia thôi . Còn bạn là một Kỹ sư định giá xây dựng rồi. Bạn có thể có toàn quyền viết ra hệ số để thực hiện chứ bạn không được ĩ lại văn bản hướng dẫn. Đáng lẽ ra nghị định ban hành là phải có ngay văn bản hướng dẫn cho mọi người biết cách tính. Nhưng vì văn bản hướng dẫn chưa ra kịp nên bạn vẫn có thể thực hiện thẹo những gì nghị định ban hành áp dung. Nếu bạn không điều chỉnh kịp thời thì bạn mới là thực hiện sai . Mong bạn Kaka00 sẽ suy nghĩ lại
 

File đính kèm

Last edited by a moderator:
Thê đơn giản thôi ! Bạn chỉ cần đưa nghị định ra và ngày áp dụng là được. Sau đó bạn chứng minh các hệ số bạn đưa ra là đúng là được rồi. Bạn là Kỹ sư định giá nên bạn có toàn quyền về giá cả mà ! Chúc bạn sẽ thành công
 
Thê đơn giản thôi ! Bạn chỉ cần đưa nghị định ra và ngày áp dụng là được. Sau đó bạn chứng minh các hệ số bạn đưa ra là đúng là được rồi. Bạn là Kỹ sư định giá nên bạn có toàn quyền về giá cả mà ! Chúc bạn sẽ thành công
Híc, bác Huy nói vậy mà hay quá, nếu nhà thầu nào cũng được phép thế thì còn gì bằng, cứ có quyết định lương mới là được điều chỉnh ngay à. Bác nói kaka chưa bao giờ làm, nhưng tui đoán chắc bác cũng chưa gặp nhiều trường hợp CĐT khó nhằn. Thông tư nghị định chỉ có tính chất hướng dẫn, chứ ko bắt buộc áp dụng. Với các CĐT tư nhân, mọi quy định là thỏa thuận, vì vậy có khi lương tăng rùi, nhưng vẫn chưa được áp dụng. Kể cả với CĐT là cơ quan nhà nước, có một số họ cứng nhắc, bắt buộc phải có văn bản hướng dẫn cụ thể của cơ quan chuyên môn (bộ xây dựng, bộ công thương, hoặc UBND tỉnh) thì mới cho áp dụng. Không phải bạn có chứng chỉ kỹ sư định giá, bạn có toàn quyền làm gì đâu.
 
Bạn Thongktnl nói rất đúng ! Cách đây 8 năm minh còn đi làm cho cơ quan nhà nước thì lúc đó mọi thủ tục đều tuân theo các quy định của nhà nước. Văn bản phải có đầy đủ mói được thực hiện. Theo luật xây dựng các công trình nhà nước thì mới áp dụng thông tư nghị định, còn các công trình tư nhân thì là sự thỏa thuận của 2 bên. Nhà nước khuyến khích các cơ quan ban nganh áp dung các thông tư nghị định chứ không bắt buộc. Nhưng ở đây mình nói là chỗ bạn Kaka00 bảo là chưa có văn bản hướng dẫn nên không thể áp dụng. Như vậy là không đúng. Bởi vì bạn không giải thích rõ cho CDT là nghị định ban hành áp dụng từ ngày nào cả nên chủ đầu tư gây khó cho bạn là đúng thôi. Thứ 2 là bạn không chứng minh được điều bạn đã đưa ra là đúng thì sao họ có thể chấp nhận được. Cách đây máy tháng chúng tôi có đi thương thảo Nhà máy nhiệt điện Kiên Lương với Bộ công thương. Lúc đó mới ra nghị định 97/2009/ND-CP lúc đó chưa có văn bản nào hướng dẫn điều chỉnh máy thị công nhưng chúng tôi đã ngoại suy ra hệ số máy theo nghị định 97/2009/ND-CP và được bộ công thương chấp thuận đấy bạn ạh ! Ở đây mình không nói là mình toàn quyền quyết định mà là quyền quyết định cuối cùng vẫn là CDT thôi. Nhưng bạn là một Kỹ sư định giá bạn có thể viết và chứngmính để CDT hiểu cái mình tính là đúng. Đấy là quyền quyết định lại thuộc về mình rồi đó bạn ah! Hihihih....
Mong bạn hiểu rõ vấn đề và thành công khi gặp phải các CDT khó tính nhé!
 
Last edited by a moderator:
Bạn phải ghi nhớ văn bản ban hành áp dụng từ ngày nào thì mới được thực thi từ ngày đó. Chứ không phải tự nhiên cứ ra văn bản là được áp dụng ngay đâu đấy. Cám ơn bạn đã để lại thắc mắc !
 
Mình xin có chút ý kiến thế này:
- Bạn Lê Bá Huy cho rằng chúng ta có thể điều chỉnh dự toán theo mức lương TT năm 2011 dựa trên tinh thần nghị định 99/2007 (nay đã thay thế bằng nghị định 112/2009) là đúng, bởi nếu các bạn đọc lại công văn 920/BXD-CV ngày 26/5/2010 sẽ thấy rõ: Bản thân Bộ xây dựng cũng hướng dẫn, các công trình áp dụng việc QL chi phí theo NĐ 99/2007 thì được phép điều chỉnh (điều chỉnh như thế nào do CĐT quyết định, hướng dẫn), Còn với công trình áp dụng QL chi phí trước ngày NĐ 99/2007 có hiệu lực thì phải báo cáo người quyết định đầu tư xem xét phê duyệt. Như vậy các bạn có thể thấy NĐ 99/2007 chính là bước ngoặt trong việc quản lý chi phí xây dựng, Chủ đầu tư có quyền quyết định việc QLCP!
- Tuy nhiên, đúng như nhiều bạn khác đã nói, Chủ đầu tư nào dám quyết định mới là điều cần bàn, Mình nghĩ rằng sẽ có 2 xu hướng sau khi chưa có các văn bản hướng dẫn của tỉnh, thành phố:
1, Nếu dự án vốn ngân sách nhà nước, chẳng CĐT nào dám tự quyết định điều chỉnh cả, rồi sẽ chờ...hướng dẫn của cấp cao hơn mà thôi
2, Nếu dự án với nguồn vốn khác (ngoài ngân sách): Chủ đầu tư sẽ xem xét quyết định, tuy nhiên cũng chỉ trông chờ vào mấy CĐT là tư nhân mà thôi, còn không Nhà thầu vẫn còn chờ dài dài...
 
Mình rất đồng tình với ý kiến của anh levinhxd ! Mong rằng tất cả các bạn sẽ hiểu ra vấn đề !
 
Mình xin có chút ý kiến thế này:
- Bạn Lê Bá Huy cho rằng chúng ta có thể điều chỉnh dự toán theo mức lương TT năm 2011 dựa trên tinh thần nghị định 99/2007 (nay đã thay thế bằng nghị định 112/2009) là đúng, bởi nếu các bạn đọc lại công văn 920/BXD-CV ngày 26/5/2010 sẽ thấy rõ: Bản thân Bộ xây dựng cũng hướng dẫn, các công trình áp dụng việc QL chi phí theo NĐ 99/2007 thì được phép điều chỉnh (điều chỉnh như thế nào do CĐT quyết định, hướng dẫn), Còn với công trình áp dụng QL chi phí trước ngày NĐ 99/2007 có hiệu lực thì phải báo cáo người quyết định đầu tư xem xét phê duyệt. Như vậy các bạn có thể thấy NĐ 99/2007 chính là bước ngoặt trong việc quản lý chi phí xây dựng, Chủ đầu tư có quyền quyết định việc QLCP!
- Tuy nhiên, đúng như nhiều bạn khác đã nói, Chủ đầu tư nào dám quyết định mới là điều cần bàn, Mình nghĩ rằng sẽ có 2 xu hướng sau khi chưa có các văn bản hướng dẫn của tỉnh, thành phố:

1, Nếu dự án vốn ngân sách nhà nước, chẳng CĐT nào dám tự quyết định điều chỉnh cả, rồi sẽ chờ...hướng dẫn của cấp cao hơn mà thôi
2, Nếu dự án với nguồn vốn khác (ngoài ngân sách): Chủ đầu tư sẽ xem xét quyết định, tuy nhiên cũng chỉ trông chờ vào mấy CĐT là tư nhân mà thôi, còn không Nhà thầu vẫn còn chờ dài dài...


Theo như ý kiến của bác levinhxd thì hầu như chúng ta (Nhà thầu và CĐT) phải chờ để được hướng dẫn điều chỉnh dự toán cụ thể để tự tin áp dụng và phê duyệt. (Cái điều này theo mình là đúng, vì hầu như đây là tâm lý của Nhà thầu và CĐT ở Việt Nam)

Còn bác Huy "Mình rất đồng tình với ý kiến của anh levinhxd ! Mong rằng tất cả các bạn sẽ hiểu ra vấn đề !"

Như vậy thì bác Huy cũng đồng tình với ý kiến là phải chờ của bác levinhxd??? Theo tôi là đi ngược với quan điểm ban đầu của bác rồi đấy.
 
Mình xin có chút ý kiến thế này:
- Bạn Lê Bá Huy cho rằng chúng ta có thể điều chỉnh dự toán theo mức lương TT năm 2011 dựa trên tinh thần nghị định 99/2007 (nay đã thay thế bằng nghị định 112/2009) là đúng, bởi nếu các bạn đọc lại công văn 920/BXD-CV ngày 26/5/2010 sẽ thấy rõ: Bản thân Bộ xây dựng cũng hướng dẫn, các công trình áp dụng việc QL chi phí theo NĐ 99/2007 thì được phép điều chỉnh (điều chỉnh như thế nào do CĐT quyết định, hướng dẫn), Còn với công trình áp dụng QL chi phí trước ngày NĐ 99/2007 có hiệu lực thì phải báo cáo người quyết định đầu tư xem xét phê duyệt. Như vậy các bạn có thể thấy NĐ 99/2007 chính là bước ngoặt trong việc quản lý chi phí xây dựng, Chủ đầu tư có quyền quyết định việc QLCP!
- Tuy nhiên, đúng như nhiều bạn khác đã nói, Chủ đầu tư nào dám quyết định mới là điều cần bàn, Mình nghĩ rằng sẽ có 2 xu hướng sau khi chưa có các văn bản hướng dẫn của tỉnh, thành phố:
1, Nếu dự án vốn ngân sách nhà nước, chẳng CĐT nào dám tự quyết định điều chỉnh cả, rồi sẽ chờ...hướng dẫn của cấp cao hơn mà thôi
2, Nếu dự án với nguồn vốn khác (ngoài ngân sách): Chủ đầu tư sẽ xem xét quyết định, tuy nhiên cũng chỉ trông chờ vào mấy CĐT là tư nhân mà thôi, còn không Nhà thầu vẫn còn chờ dài dài...

Cách giải quyết vấn đề của anh LêVinh rất đúng, bạn Lê Bá Huy nếu đã nhìn thấy vấn đề rùi thì ban đầu giải thích như anh Lê Vinh thì anh em sẽ không bi confuse...Đây là góp ý khách quan của mình, rất cảm ơn bạn Lê Huy và anh Vinh đã giúp anh em nhìn thấy rõ hơn 1 vấn đề nhạy cảm.
 
Bạn tri912 nói mình đi ngược với những gì mình nói ra là chưa đúng. Bởi mình chỉ đồng tình với anh levnhxd là xin cơ quan chủ quản của CDT hoặc CDT phê duyệt. Chú không phải chờ ra văn bản hướng dẫn rồi mới làm. Còn mình chắc chắn bạn đã chứng minh, giải thích và đưa ra văn bản ban hành một cách thuyết phục rồi thì không có đơn vị chủ quản hay chủ đầu tư nào từ chối ý kiến của bạn . Mình khẳng định những điều mình nói ra là có thể hoàn toàn làm được vì mình đã từng vài lần làm việc với ban xây dựng của Bộ công thương và Bộ xây dựng rồi. Mong rằng qua những gì anh levinhxd giải thích các bạn sẽ thay đổi quan điểm và cách làm của các bạn.
Còn mình rất tán thành với những gì bạn hunter225 nói. Mong rằng mình sẽ giải thích rõ ràng hơn!
 
Đúng là không có công văn hướng dẫn khó nói chuyện với CĐT. em đang làm mấy công trình cho Viettel nhưng động đến vấn đề nào là các ông ây bắt có văn bản không là họ cắt ngay. CĐT thì đòi công văn hướng dẫn mới chấp nhận mà mấy bác bên Nhà nước ra chậm quá. Nghị định có từ tháng 10 năm 2010 mà giờ vẫn chưa có công văn hướng dẫn
 
Mình có thêm một vài ý kiến thế này để thảo luận cùng các anh em:
- Đầu năm 2011, có sự trượt giá mạnh ở nhiều mặt hàng (tóm lại là do tiền mất giá), như vậy chi phí nhân công cho các công trình cũng tăng lên. Nếu Chủ đầu tư và nhà thầu đều bị động chờ các cơ quan chức năng ban hành hướng dẫn điều chỉnh CP nhân công, máy thi công thì có lẽ sẽ ảnh hưởng đến việc kiểm soát chi phí, cụ thể:
+ Với chủ đầu tư: Cần lường trước về việc tăng chi phí, vì khi văn bản hướng dẫn của sở ban ngành ra đời thì chắc chắn cũng sẽ điều chỉnh từ 1/1/2011. Như vậy, CĐT chấp nhận hướng điều chỉnh theo mức lương mới (nghị định 108/2010) và giá xăng dầu, điện mới thì vẫn là chủ động hơn
+ VỚi nhà thầu: ĐƯợc điều chỉnh tăng luôn là điều cần thiết, vì như thế mới đáp ứng được việc hạch toán chi phí cho công trình trong thời gian biến động giá thế này!
- Vậy chúng ta phải điều chỉnh như thế nào:
+ VỚi chi phí nhân công, thông thường các năm trước vẫn luôn là Lương tối thiểu vùng (new) chia cho Lương tối thiểu trong đơn giá. Và rõ ràng, cách điều chỉnh này phù hợp và dễ thực hiện!
+ Với chi phí máy thi công, áp dụng cách điều chỉnh trong đó bù chi phí nhiên liệu, năng lượng và bù tiền lương lái máy là phù hợp nhất. Cách điều chỉnh này giống như các văn bản hướng dẫn của các tỉnh thành phố đã ban hành năm 2010, hoặc các ví dụ đã được upload lên diễn đàn. Phần mềm update mới nhất của Dự toán GIá xây dựng (ngày 2.3.2011) khá hay với 2 cách bù giá ca máy,Rất rõ ràng và dễ hiểu các bạn cũng có thể tham khảo!
Mời các anh em đồng nghiệp trao đổi thêm, nhớ là trên tinh thần đóng góp nhé, không nên để ý nhau từng câu viết :D!
 
Mình có thêm một vài ý kiến thế này để thảo luận cùng các anh em:
- Đầu năm 2011, có sự trượt giá mạnh ở nhiều mặt hàng (tóm lại là do tiền mất giá), như vậy chi phí nhân công cho các công trình cũng tăng lên. Nếu Chủ đầu tư và nhà thầu đều bị động chờ các cơ quan chức năng ban hành hướng dẫn điều chỉnh CP nhân công, máy thi công thì có lẽ sẽ ảnh hưởng đến việc kiểm soát chi phí, cụ thể:
+ Với chủ đầu tư: Cần lường trước về việc tăng chi phí, vì khi văn bản hướng dẫn của sở ban ngành ra đời thì chắc chắn cũng sẽ điều chỉnh từ 1/1/2011. Như vậy, CĐT chấp nhận hướng điều chỉnh theo mức lương mới (nghị định 108/2010) và giá xăng dầu, điện mới thì vẫn là chủ động hơn
+ VỚi nhà thầu: ĐƯợc điều chỉnh tăng luôn là điều cần thiết, vì như thế mới đáp ứng được việc hạch toán chi phí cho công trình trong thời gian biến động giá thế này!
- Vậy chúng ta phải điều chỉnh như thế nào:
+ VỚi chi phí nhân công, thông thường các năm trước vẫn luôn là Lương tối thiểu vùng (new) chia cho Lương tối thiểu trong đơn giá. Và rõ ràng, cách điều chỉnh này phù hợp và dễ thực hiện!
+ Với chi phí máy thi công, áp dụng cách điều chỉnh trong đó bù chi phí nhiên liệu, năng lượng và bù tiền lương lái máy là phù hợp nhất. Cách điều chỉnh này giống như các văn bản hướng dẫn của các tỉnh thành phố đã ban hành năm 2010, hoặc các ví dụ đã được upload lên diễn đàn. Phần mềm update mới nhất của Dự toán GIá xây dựng (ngày 2.3.2011) khá hay với 2 cách bù giá ca máy,Rất rõ ràng và dễ hiểu các bạn cũng có thể tham khảo!
Mời các anh em đồng nghiệp trao đổi thêm, nhớ là trên tinh thần đóng góp nhé, không nên để ý nhau từng câu viết :D!
thanks bác .Nhân tiện cho em hỏi luôn : giá nhiên liệu 2011 nên lấy theo quyết định nào hả bác ?
 
Mình xin góp ý kiến một chút
Vấn đề ở đây là cách tính bù giá ca máy (còn nhân công thì không vấn đề gì roài mà)
Để không phải tranh luận về hệ số điều chỉnh ca máy các pác chỉ cấn:
- Tính chênh lệch giá ca máy (phần này Dự toán Aciitt đã cập nhật một số tỉnh) hoặc tổng hợp khối lượng ca máy rồi tính một bảng đơn giá ca máy mới (dựa vào mức lương hiện tại và giá NL) sau đó tính chênh lệch. Cách tính này là dễ bảo vệ trước chủ đầu tư nhất.
- Rất đơn giản: đợi... đợi ... và đợi thông tư hướng dẫn cụ thể (hs NC là bao nhiêu, HS M là bao nhiêu :D)
Còn vấn đề ngoại suy hệ số như pác Lê Bá Huy cũng tiện trọng bước lập dự toán (dự toán mà) còn bước tiếp là đấu thầu thì nhà thầu cũng hơi mệt khi quyết định hệ số này lắm đó.
 
- Mình hoàn toàn nhất trí cao với ý kiến của levinhxd. Chắc bạn đã có rất nhiều kinh nghiệm trong nghề rồi. Ý kiến bạn đóng góp rất phù hợp với chủ trương của Các Chủ đầu tư. Khi các văn bản hướng dẫn của Nhà nước ra đời thì Chủ đầu tư cần phải tính toán, cân đối xem sự biến đổi đó có nằm trong tầm kiểm soát không? Rồi sau đó sẽ hướng dẫn áp dụng.
- Ví dụ như thông tư 17/2008/TT-BXD ra đời cũng đã khá lâu tuy nhiên đến nay đã có mấy công trường đã được thực hiện.?
 
Mình xin góp ý kiến một chút
Vấn đề ở đây là cách tính bù giá ca máy (còn nhân công thì không vấn đề gì roài mà)
Để không phải tranh luận về hệ số điều chỉnh ca máy các pác chỉ cấn:
- Tính chênh lệch giá ca máy (phần này Dự toán Aciitt đã cập nhật một số tỉnh) hoặc tổng hợp khối lượng ca máy rồi tính một bảng đơn giá ca máy mới (dựa vào mức lương hiện tại và giá NL) sau đó tính chênh lệch. Cách tính này là dễ bảo vệ trước chủ đầu tư nhất.
- Rất đơn giản: đợi... đợi ... và đợi thông tư hướng dẫn cụ thể (hs NC là bao nhiêu, HS M là bao nhiêu :D)
Còn vấn đề ngoại suy hệ số như pác Lê Bá Huy cũng tiện trọng bước lập dự toán (dự toán mà) còn bước tiếp là đấu thầu thì nhà thầu cũng hơi mệt khi quyết định hệ số này lắm đó.
Cũng hợp lý. Nói chung là trên tinh thần này. Anh em tiếp tục bàn luận.
 
Theo mình cứ tính giá ca máy cụ thể ra là tốt nhất vì khi đó mới phản ánh được hết mà thông tư 06/2010 của bộ xây dựng đsã hướng dẫn rất cụ thể rồi mà, còn nếu không chỉ là tạm tính thôi.
 
Mình có thêm một vài ý kiến thế này để thảo luận cùng các anh em:
- Đầu năm 2011, có sự trượt giá mạnh ở nhiều mặt hàng (tóm lại là do tiền mất giá), như vậy chi phí nhân công cho các công trình cũng tăng lên. Nếu Chủ đầu tư và nhà thầu đều bị động chờ các cơ quan chức năng ban hành hướng dẫn điều chỉnh CP nhân công, máy thi công thì có lẽ sẽ ảnh hưởng đến việc kiểm soát chi phí, cụ thể:
+ Với chủ đầu tư: Cần lường trước về việc tăng chi phí, vì khi văn bản hướng dẫn của sở ban ngành ra đời thì chắc chắn cũng sẽ điều chỉnh từ 1/1/2011. Như vậy, CĐT chấp nhận hướng điều chỉnh theo mức lương mới (nghị định 108/2010) và giá xăng dầu, điện mới thì vẫn là chủ động hơn
+ VỚi nhà thầu: ĐƯợc điều chỉnh tăng luôn là điều cần thiết, vì như thế mới đáp ứng được việc hạch toán chi phí cho công trình trong thời gian biến động giá thế này!
- Vậy chúng ta phải điều chỉnh như thế nào:
+ VỚi chi phí nhân công, thông thường các năm trước vẫn luôn là Lương tối thiểu vùng (new) chia cho Lương tối thiểu trong đơn giá. Và rõ ràng, cách điều chỉnh này phù hợp và dễ thực hiện!
+ Với chi phí máy thi công, áp dụng cách điều chỉnh trong đó bù chi phí nhiên liệu, năng lượng và bù tiền lương lái máy là phù hợp nhất. Cách điều chỉnh này giống như các văn bản hướng dẫn của các tỉnh thành phố đã ban hành năm 2010, hoặc các ví dụ đã được upload lên diễn đàn. Phần mềm update mới nhất của Dự toán GIá xây dựng (ngày 2.3.2011) khá hay với 2 cách bù giá ca máy,Rất rõ ràng và dễ hiểu các bạn cũng có thể tham khảo!
Mời các anh em đồng nghiệp trao đổi thêm, nhớ là trên tinh thần đóng góp nhé, không nên để ý nhau từng câu viết :D!

Điều chỉnh biến động giá, thì còn phải căn cứ vào hợp đồng kinh tế. Mới cả, có điều chỉnh thì chỉ điều chỉnh giá nguyên nhiên liệu thôi bạn. NC chả chủ đầu tư nào điều chỉnh, có điều chỉnh thì là các cơ quan nhà nước thôi
 
co sao dau khi cac bac lam du toan hay du thau ma hop dong co bu gia thi chang co chuyen gi xay ra ca, cu doi cong van cua bo xay dung ra cong van thi chung ta bat dau lap du toan bo sung nhan cong va may thi cong co sau dau. chi la them mot buoc nuc thoi ma. vi kai day la chinh danh va chu dau tu se chap nhan thoi. theo em suy doan thi cuoi thang 5 nay bo xay dung se ra mot cong van nhu cong van 920 thoi, co gi mong cac bac chi giao them
 
Back
Top