Hỏi về hổ trợ ổn định đời sống

sghl

Thành viên mới
Tham gia
23/8/08
Bài viết
3
Điểm tích cực
0
Điểm thành tích
1
Tôi có một vấn đề rất mong ae cho ý kiến chia sẽ . Thanks
Đối tượng được hỗ trợ ổn định đời sống: theo điều 14 TT14/2009/TT-BTNMT ngày 10.10.09
Xin giải thích dùm:
1. nhân khẩu nông nghiệp là gì và hộ gia đình được hỗ trợ ÔĐĐS được tính hết nhân khẩu trong gia đình đó (theo sổ hộ khẩu) hay tính cho nhân khẩu làm nông?.
VD: gia đình ông A có 6 người (2 người làm nông; 2 người đi học; 2 người CNVC) thì được hỗ trợ hết 6 người hay chỉ hỗ trợ 2 người làm nông là nghề thu nhập chính hay không.
2. Thửa đất nông nghiệp được sử dụng không đúng mục đích nông nghiệp thì có được hỗ trợ hay không?
VD: Ông A có 1 thửa đất được chia nhiều thửa nhỏ để bán sang tay cho ông B, C ... (và ông B, C ... không làm gì trên mảnh đất này kể từ trước khi có qui hoạch và cũng không chuyển lên thành đất ở) thì có được hỗ trợ ổn định đời sống không? (ông B,C này mà đem ra phường xác nhận làm nông thì được phường xác nhận ngay mặc dù ổng là CNVC!)
 
Tôi có một vấn đề rất mong ae cho ý kiến chia sẽ . Thanks
Đối tượng được hỗ trợ ổn định đời sống: theo điều 14 TT14/2009/TT-BTNMT ngày 10.10.09
Xin giải thích dùm:
1. nhân khẩu nông nghiệp là gì và hộ gia đình được hỗ trợ ÔĐĐS được tính hết nhân khẩu trong gia đình đó (theo sổ hộ khẩu) hay tính cho nhân khẩu làm nông?.
VD: gia đình ông A có 6 người (2 người làm nông; 2 người đi học; 2 người CNVC) thì được hỗ trợ hết 6 người hay chỉ hỗ trợ 2 người làm nông là nghề thu nhập chính hay không.
2. Thửa đất nông nghiệp được sử dụng không đúng mục đích nông nghiệp thì có được hỗ trợ hay không?
VD: Ông A có 1 thửa đất được chia nhiều thửa nhỏ để bán sang tay cho ông B, C ... (và ông B, C ... không làm gì trên mảnh đất này kể từ trước khi có qui hoạch và cũng không chuyển lên thành đất ở) thì có được hỗ trợ ổn định đời sống không? (ông B,C này mà đem ra phường xác nhận làm nông thì được phường xác nhận ngay mặc dù ổng là CNVC!)
1. Công an phường, xã sẽ xác nhận thực trạng nhân khẩu, hộ khẩu vào mẫu xác nhận trong đó ghi rõ số nhân khẩu và năm sinh, số nhân khẩu hộ khẩu hưởng khoản hỗ trợ này dựa vào phương án giao đất nông nghiệp.
VD: Trong sổ hộ khủa của ông A ghi tất cả gia đình nghề nghiệp đều là nông dân thì sẽ được hưởng khoản hỗ trợ này, như ví dụ của bạn thì 4 người sẽ được hưởng khoản hỗ trợ này.

2. Việc mua bán này có được phường xác nhận gì không? Nếu 2 ông B,C nhận chuyển nhượng theo đúng quy định UBND xã xác nhận 2 ông này trực tiếp sản xuất nông nghiệp (không có quy định nào cấm cán bộ công chức làm thêm nông nghiệp cả) thì hộ gia đình ông B,C sẽ được hưởng khoản hỗ trợ này nếu chuyển nhượng theo đúng luật và được pháp luật quy định rõ như có thay đổi trong phương án giao đất...
 
Cám ơm chị VitBau03.
Tuy nhiên tôi đang còn thắc mắc mấy vấn để sau:
1. Nghề để xác định hổ trợ ÔĐĐS thì lấy theo nghề có thu nhập chính của người đó hay ntn?.
VD: Ông A làm công chức và nguồn thu nhập chính cũng từ đây, ngoài ra ông ta cũng có thể làm nông phụ giúp gia đình. Như vậy ông A có được hổ trợ ÔĐĐS không.
Theo tôi nghĩ khi thu hồi đất ông này thì ông ta vẫn đi làm và vẫn sống bình thường => tức là không ảnh hưởng đến cuộc sống của ổng nên không hổ trợ khoản ÔĐĐS phải không?
2. Có 1 thửa đất nông nghiệp trong thành phố (chẳng hạn ở TP HCM). Thửa đất này chưa chuyển mục đích lên đất ở và vẫn để là đất nông nghiệp nhưng không làm gì trên mảnh đất này (=> để trống) Như vậy khi thu hồi đất thì phải hổ trợ ÔĐĐS không?
Mong chị Vitbau03 và ae cho thêm chỉ dẫn. Thanks
 
Cám ơm chị VitBau03.
Tuy nhiên tôi đang còn thắc mắc mấy vấn để sau:
1. Nghề để xác định hổ trợ ÔĐĐS thì lấy theo nghề có thu nhập chính của người đó hay ntn?.
VD: Ông A làm công chức và nguồn thu nhập chính cũng từ đây, ngoài ra ông ta cũng có thể làm nông phụ giúp gia đình. Như vậy ông A có được hổ trợ ÔĐĐS không.
Theo tôi nghĩ khi thu hồi đất ông này thì ông ta vẫn đi làm và vẫn sống bình thường => tức là không ảnh hưởng đến cuộc sống của ổng nên không hổ trợ khoản ÔĐĐS phải không?
2. Có 1 thửa đất nông nghiệp trong thành phố (chẳng hạn ở TP HCM). Thửa đất này chưa chuyển mục đích lên đất ở và vẫn để là đất nông nghiệp nhưng không làm gì trên mảnh đất này (=> để trống) Như vậy khi thu hồi đất thì phải hổ trợ ÔĐĐS không?
Mong chị Vitbau03 và ae cho thêm chỉ dẫn. Thanks
1. Chắc chắn nếu ông A là công chức và trong hộ khẩu ghi ông nghề nghiệp là công chức ông A sẽ không được hưởng khoản hỗ trợ ổn định đời sống này.
2. Nếu trường hợp này theo đúng luật thì sẽ không được hưởng nhưng người dân mất đất là thiệt nên chắc chắn địa chính và xã(phường) đó sẽ xác nhận là đang sản xuất----> Sẽ được hưởng khoản hỗ trợ ổn định đời sống.
 
1. Công an phường, xã sẽ xác nhận thực trạng nhân khẩu, hộ khẩu vào mẫu xác nhận trong đó ghi rõ số nhân khẩu và năm sinh, số nhân khẩu hộ khẩu hưởng khoản hỗ trợ này dựa vào phương án giao đất nông nghiệp.
VD: Trong sổ hộ khủa của ông A ghi tất cả gia đình nghề nghiệp đều là nông dân thì sẽ được hưởng khoản hỗ trợ này, như ví dụ của bạn thì 4 người sẽ được hưởng khoản hỗ trợ này.

2. Việc mua bán này có được phường xác nhận gì không? Nếu 2 ông B,C nhận chuyển nhượng theo đúng quy định UBND xã xác nhận 2 ông này trực tiếp sản xuất nông nghiệp (không có quy định nào cấm cán bộ công chức làm thêm nông nghiệp cả) thì hộ gia đình ông B,C sẽ được hưởng khoản hỗ trợ này nếu chuyển nhượng theo đúng luật và được pháp luật quy định rõ như có thay đổi trong phương án giao đất...
- Không biết ý chị vitbau nói phương án giao đất của thời kỳ nào? phương án giao đất khi cấp đất hay khi có quyết định thu hồi đất?
- Theo ý kiến của riêng em thì nhân khẩu lao động là những người hiện đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp và những người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc bị thu hồi đất gồm có người đang sản xuất tại địa phương, người đang đi học, bộ đội( trừ những người đang hưởng lương, không trực tiếp sản xuất nn) đều được coi là nhân khẩu lao động trực tiếp và số nhân khẩu này được xác định tại thời điểm thu hồi đất chứ không phải xác định trong phương án giao đất khi nhà nước giao đất cho hộ gia đình cá nhân.
- Việc mua bán chuyển nhượng đất nông nghiệp nếu người nhận chuyển nhượng là cán bộ công nhân viên chức thì chỉ được nhận tiền đền bù đất và các chi phí đầu tư vào đất thì đúng hơn. Đất sử dụng sai mục đích thì vẫn được đền bù và chỉ đền bù theo mục đích khi giao đất. Khoản hỗ trợ ổn định đời sống xác định theo nhân khẩu lao động đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp chứ không xác định bằng mục đích sử dụng của thửa đất nông nghiệp.
Trên đây là ý kiến của riêng em không biết có đúng không mong các bác chỉ giáo !
 
Last edited by a moderator:
giao đất nông nghiệp

phương án giao đất là PA giao khi cấp đất cho các hộ nông dân theo chế độ khoán ngày xưa.
ý kiến riêng của bạn là thực tế tồn tại. tuy nhiên, vì chính sách của ta là "án tại hồ sơ" nên tất cả phải dựa trên giấy tờ xác minh chứ không theo thực tế.
 
phương án giao đất là PA giao khi cấp đất cho các hộ nông dân theo chế độ khoán ngày xưa.
ý kiến riêng của bạn là thực tế tồn tại. tuy nhiên, vì chính sách của ta là "án tại hồ sơ" nên tất cả phải dựa trên giấy tờ xác minh chứ không theo thực tế.
Nếu là phương án giao khi cấp đất cho các hộ nông dân theo chế độ khoán ngày xưa thì tại sao tại thông tư số 14/2009/TT-BTNMT hướng dẫn chi tiết thực hiện nghị định 69/2009/NĐ-CP. Ở điều 14 lại quy định:
Điều 14. Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất
Đối tượng, diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng để xác định hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất quy định tại Điều 20 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
1. Đối tượng được hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp và được xác định như sau:
a) Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp khi thực hiện Nghị định số 64-CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ ban hành Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp; Nghị định số 2-CP ngày 15 tháng 01 năm 1994 của Chính phủ ban hành Bản quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp và bổ sung việc giao đất làm muối cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài; Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
b) Nhân khẩu nông nghiệp trong hộ gia đình quy định tại điểm a khoản này nhưng phát sinh sau thời điểm giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình đó;
c) Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng đủ điều kiện được giao đất nông nghiệp theo quy định tại điểm a khoản này nhưng chưa được giao đất nông nghiệp và đang sử dụng đất nông nghiệp do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho, khai hoang theo quy định của pháp luật, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi xác nhận là đang trực tiếp sản xuất trên đất nông nghiệp đó.
2. Diện tích đất nông nghiệp mà hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng quy định tại khoản 1 Điều 20 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP gồm diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất được giao để trồng rừng sản xuất, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác và được xác định như sau:
a) Đối với đất nông nghiệp đã có giấy tờ về quyền sử dụng đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai) thì xác định diện tích đất ghi trên giấy tờ đó;
b) Đối với đất nông nghiệp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng được thể hiện trong phương án giao đất nông nghiệp khi thực hiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì diện tích đất nông nghiệp được xác định theo phương án đó;
c) Đối với đất nông nghiệp không có giấy tờ, phương án giao đất quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì xác định theo hiện trạng thực tế đang sử dụng.
Và tại điều 16 quy định:
Điều 16. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm
Việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm được thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP và được quy định cụ thể như sau:
1. Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 14 của Thông tư này mà bị thu hồi đất nông nghiệp nhưng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 21 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm.
2. Việc áp dụng hình thức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng một (01) suất đất ở hoặc một (01) căn hộ chung cư hoặc một (01) suất đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp chỉ thực hiện một lần khi có đủ các điều kiện sau:
a) Hộ gia đình, cá nhân được hỗ trợ có nhu cầu nhận suất đất ở hoặc căn hộ chung cư hoặc suất đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp;
b) Địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, quỹ nhà ở;
c) Số tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP phải bằng hoặc lớn hơn giá trị một (01) suất đất ở hoặc giá một (01) căn hộ chung cư hoặc giá trị một (01) suất đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.
3. Việc lấy ý kiến của người bị thu hồi đất nông nghiệp về phương án đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp được thực hiện đồng thời khi lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Hình thức lấy ý kiến thực hiện như việc lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quy định tại khoản 2 Điều 30 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP.
Tại nghị định 69/2009 thể hiện:
Điều 14. Nguyên tắc bồi thường: Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng. Nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất....
Điều 17. Hỗ trợ. Các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất bao gồm:
1. hỗ trợ di chuyển khi thu hồi đất ở
2. Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm đối với việc thu hồi đất nông nghiệp
3. Hỗ trợ thu hồi đất nông nghiệp trong khu dân cư
4. Hỗ trợ khác
Tại điều 43 luật đất đai quy định:
Điều 42. Bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi
1. Nhà nước thu hồi đất của người sử dụng đất mà người bị thu hồi đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 của Luật này thì người bị thu hồi đất được bồi thường, trừ các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 38 và các điểm b, c, d, đ và g khoản 1 Điều 43 của Luật này.
2. Người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi.
3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập và thực hiện các dự án tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất ở cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở. Khu tái định cư được quy hoạch chung cho nhiều dự án trên cùng một địa bàn và phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
Trường hợp không có khu tái định cư thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền và được ưu tiên mua hoặc thuê nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước đối với khu vực đô thị; bồi thường bằng đất ở đối với khu vực nông thôn, trường hợp giá trị quyền sử dụng đất ở bị thu hồi lớn hơn đất ở được bồi thường thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền đối với phần chênh lệch đó.
4. Trường hợp thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất mà không có đất để bồi thường cho việc tiếp tục sản xuất thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền, người bị thu hồi đất còn được Nhà nước hỗ trợ để ổn định đời sống, đào tạo chuyển đổi ngành nghề, bố trí việc làm mới.
5. Trường hợp người sử dụng đất được Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi giá trị nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện trong giá trị được bồi thường, hỗ trợ.
6. Chính phủ quy định việc bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi và việc hỗ trợ để thực hiện thu hồi đất.
--->Như vậy chỉ xét trên những điều khoản trên có phải là hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương là hạn mức tại thời điểm thu hồi đất hay không?
-Mình xin lấy một ví dụ cụ thể như sau:
Gia đình bà A có 3 người con là B,C,D khi giao đất năm 1993 thì cả 3 người con đang ở độ tuổi 16 - 20 như vậy số nhân khẩu của nhà bà A lúc đó là 4 nhân khẩu lao động A,B,C,D và hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương lúc đó là 1 nhân khẩu được cấp 1 sào đất để sản xuất nhà bà A được cấp 4 sào. Năm 2010 (sau 17 năm) nhà nước thu hồi đất các con bà A đi làm công nhân không còn ai trực tiếp sản xuất nông nghiệp nữa ngoài bà A và như vậy bà A vẫn được nhận hỗ trợ cho toàn bộ số diện tích 4 sào đất hay sao? Hơn nữa là trường hợp đặt giả thiết đến lúc thu hồi đất cũng không còn sống nữa thì hộ nhà bà A vẫn được hưởng ổn định đời sống chuyển đổi nghề nghiệp cho người đã chết hay sao?
Trên đây là một số lý giải cụ thể của riêng em mong các bác góp ý để em hiểu hơn chính sách của nhà nước. Xin chân thành cảm ơn!
 
Last edited by a moderator:
-Mình xin lấy một ví dụ cụ thể như sau:
Gia đình bà A có 3 người con là B,C,D khi giao đất năm 1993 thì cả 3 người con đang ở độ tuổi 16 - 20 như vậy số nhân khẩu của nhà bà A lúc đó là 4 nhân khẩu lao động A,B,C,D và hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương lúc đó là 1 nhân khẩu được cấp 1 sào đất để sản xuất nhà bà A được cấp 4 sào. Năm 2010 (sau 17 năm) nhà nước thu hồi đất các con bà A đi làm công nhân không còn ai trực tiếp sản xuất nông nghiệp nữa ngoài bà A và như vậy bà A vẫn được nhận hỗ trợ cho toàn bộ số diện tích 4 sào đất hay sao? Hơn nữa là trường hợp đặt giả thiết đến lúc thu hồi đất cũng không còn sống nữa thì hộ nhà bà A vẫn được hưởng ổn định đời sống chuyển đổi nghề nghiệp cho người đã chết hay sao?
Trên đây là một số lý giải cụ thể của riêng em mong các bác góp ý để em hiểu hơn chính sách của nhà nước. Xin chân thành cảm ơn!
Hộ gia đình bà A trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp đến năm 2010 nhà bà A chỉ còn bà A là sản xuất nông nghiệp dĩ nhiên được hưởng khoản hỗ trợ này, vấn đề bạn thắc mắc là diện tích này vượt hạn mức, theo chính sách trước đây khi hộ gia đình cá nhân sản xuất đất nông nghiệp có nhân khẩu chết hoặc không sản xuất đất nông nghiệp nữa thì sẽ thu hồi diện tích này giao cho người khác, tuy nhiên do từng địa phương(phần lớn địa phương không thu hồi) có thu hồi diện tích đất này hay không, nếu nó đã thể hiện trên sổ đỏ thì rất khó, vì vậy khi thu hồi diện tích đất này, căn cứ vào hạn mức giao đất cho hộ gia đình chứ không phải cá nhân bạn ah.
PS: Bạn tìm hiểu luật rất kỹ:D
 
Hộ gia đình bà A trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp đến năm 2010 nhà bà A chỉ còn bà A là sản xuất nông nghiệp dĩ nhiên được hưởng khoản hỗ trợ này, vấn đề bạn thắc mắc là diện tích này vượt hạn mức, theo chính sách trước đây khi hộ gia đình cá nhân sản xuất đất nông nghiệp có nhân khẩu chết hoặc không sản xuất đất nông nghiệp nữa thì sẽ thu hồi diện tích này giao cho người khác, tuy nhiên do từng địa phương(phần lớn địa phương không thu hồi) có thu hồi diện tích đất này hay không, nếu nó đã thể hiện trên sổ đỏ thì rất khó, vì vậy khi thu hồi diện tích đất này, căn cứ vào hạn mức giao đất cho hộ gia đình chứ không phải cá nhân bạn ah.
PS: Bạn tìm hiểu luật rất kỹ:D
Chị Vitbau thân mến!
Chị là cán bộ làm công tác GPMB nên chị là người hiểu nhiều về vấn đề thu hồi đất và những bất lợi mà người nông dân đang phải gánh chịu khi bị thu hồi đất. Em chỉ là một người nông dân bình thường như bao người nông dân khác nhưng cũng chỉ vì quyền lợi của chính mình và của bà con nông dân nên cũng cố nhiều đêm thức muộn tìm tòi lục lọi những thông tin từ những Wesite pháp luật việt nam mà hiểu thêm chút ít chứ không dám nhận là rất kỹ đâu chị à! Nếu em mà được làm về luật thì có lẽ công việc ưu tiên đầu tiên là sẽ đi tìm công lý cho những bà con nông dân khi bị thu hồi đất.
Theo chị hỗ trợ là căn cứ vào hạn mức giao đất cho hộ gia đình chứ không phải cá nhân thế thì chị giải thích thế nào với những điều hướng dẫn chi tiết trong thông tư số 14 /2009/TT-BTNMT?

Mục 3. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
Điều 14. Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất
Đối tượng, diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng để xác định hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất quy định tại Điều 20 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
1. Đối tượng được hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp và được xác định như sau:
a) Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp khi thực hiện Nghị định số 64-CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ ban hành Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp; Nghị định số 2-CP ngày 15 tháng 01 năm 1994 của Chính phủ ban hành Bản quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp và bổ sung việc giao đất làm muối cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài; Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
b) Nhân khẩu nông nghiệp trong hộ gia đình quy định tại điểm a khoản này nhưng phát sinh sau thời điểm giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình đó;
c) Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng đủ điều kiện được giao đất nông nghiệp theo quy định tại điểm a khoản này nhưng chưa được giao đất nông nghiệp và đang sử dụng đất nông nghiệp do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho, khai hoang theo quy định của pháp luật, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi xác nhận là đang trực tiếp sản xuất trên đất nông nghiệp đó.
-Nếu là tính theo hạn mức giao đất khi cấp đất thì trong bước lên phương án đền bù cần gì phải có xác nhận của công an quản lý hộ khẩu địa phương về nhân khẩu thực tế nữa nhỉ cứ lấy theo cái cũ mà đền tội gì phải làm thêm bước đó có thừa quá không?
Mong chị Vitbau bớt chút thời gian giải thích dùm vấn đề này.
Xin hỏi chị thêm một vấn đề nữa như sau:
1-Nhà ông A năm 1993 có 3 nhân khẩu được cấp 3 sào đất nông nghiệp sau đó ông A mua thêm toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của một gia đình khác là 2 sào đất nữa tổng cộng khi thu hồi đất ông A có 5 sào và số nhân khẩu không phát sinh nên vẫn chỉ có 3 nhân khẩu. 2 sào đất ông A mua không làm thủ tục sang tên mà chỉ xin xác nhận của địa phương nên sổ đỏ giấy chứng nhận vẫn đứng tên người bán. Như vậy ông A nắm trong tay 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Xin hỏi chị khoản hỗ trợ ai sẽ được hưởng?
Nếu ông A được hưởng thì có phải 2 sào đất ông A mua có phải là đất vượt hạn mức hay không?
2- Nhà ông B năm 1993 có 3 nhân khẩu được cấp 3 sào đất nông nghiệp. Trước đó ông B có khai hoang được 2 sào đất nữa. Khi thu hồi đất gia đình ông B có 5 sào đất và số nhân khẩu nhà ông B phát sinh thêm 2 nhân khẩu vì con ông B lấy vợ sinh con.
Xin hỏi chị Vitbau như vậy nhà ông B được nhận hỗ trợ của mấy sào đất, 2 sào đất khao hoang có được hỗ trợ không? Mấy nhân khẩu được nhận hỗ trợ?
Đất khai hoang có được cấp chứng nhận QSDĐ?


Rất mong chị Vitbau cho ý kiến để em làm căn cứ chiến đấu với cán bộ GPMB địa phương! Xin cảm ơn chị nhiều!
 
Last edited by a moderator:
Chị Vitbau mấy hôm nay bận làm gì vậy mà không thấy online nhỉ?
Mong sao chị Vitbau sớm online để những thắc mắc của mình được giải đáp cụ thể như vậy mình sẽ có căn cứ chiến đấu với cán bộ thực thi pháp luật GPMB của địa phương mình
icon8.gif
. Cảm ơn chị Vitbau trước nhé!
 
phương án giao đất là PA giao khi cấp đất cho các hộ nông dân theo chế độ khoán ngày xưa.
ý kiến riêng của bạn là thực tế tồn tại. tuy nhiên, vì chính sách của ta là "án tại hồ sơ" nên tất cả phải dựa trên giấy tờ xác minh chứ không theo thực tế.
Theo anh thì hạn mức giao đất tại địa phương là phương án giao khi cấp đất cho các hộ nông dân theo chế độ khoán ngày xưa? Xin anh làm ơn cho em biết căn cứ luật pháp, điều khoản nào, nghị định, quyết định nào hướng dẫn như vậy hả anh?
Anh nói rằng" án tại hồ sơ" thì cũng xin mạn phép hỏi anh là thế thông thư hướng dẫn chi tiết của bộ tài nguyên môi trường không phải là căn cứ để thực hiện chính sách hay sao?
Theo em thì chính sách của nhà nước thì rất đúng, rất quan tâm đến người nông dân và những người có quyền lợi liên quan khi nhà nước thu hồi đất. Nhưng do sự vô trách nhiệm của một số cán bộ làm công tác thực thi pháp luật GPMB không tìm hiểu kỹ điều khoản và những hướng dẫn thực hiện nên đã hiểu sai chính sách của nghị định chính phủ và thế là cứ cái sai trồng chất cái sai trên bảo dưới làm theo và người nông dân thì không được học hành không nắm được pháp luật nên phải chịu thiệt thòi.
Trên đây là thiển nghĩ của cá nhân em có gì không phải mong các anh chị bỏ quá cho dù sao đây cũng là diễn đàn xây dựng mong sao được đóng góp ý kiến để xây dựng cho diễn đàn sôi nổi hơn!
 
chế độ khoán và công việc GPMB

về chế độ khoán thì mình thấy bạn đã tìm hiểu "rất kỹ lưỡng" rồi đấy thôi x(
Các văn bản bạn đã liệt kê như NĐ 64/1993/ND-CP, NĐ 02/1994/NĐ-CP,... chính là chế độ khoán ruộng đất.
thông tư hướng dẫn thì cũng phải căn cứ vào hồ sơ, chứ không thể áp dụng bằng miệng với nhau bạn ạ.
Bạn cứ trách người làm GPMB, nhưng bạn đâu hiểu nỗi khổ của họ
Trên thực tế, có nhiều người ngày xưa mua lại ruộng đất (thậm chí cho nhau ruộng đất) mà chỉ bằng miệng, không làm thủ tục chuyển đổi hồ sơ, đến nay lúc ruộng đó được đền bù thì lại quay ra đòi ruộng. Nếu vào trường hợp đó thì bạn giải quyết thế nào? Rõ ràng những người làm GPMB nếu không căn cứ hồ sơ thì làm sao làm được.x(
Thứ hai, nếu những người làm GPMB mà làm sai chính sách, VB hướng dẫn thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước người dân và pháp luật. Họ không phải là những người làm việc vô lý và vô tình đâu:D
 
về chế độ khoán thì mình thấy bạn đã tìm hiểu "rất kỹ lưỡng" rồi đấy thôi x(
Các văn bản bạn đã liệt kê như NĐ 64/1993/ND-CP, NĐ 02/1994/NĐ-CP,... chính là chế độ khoán ruộng đất.
thông tư hướng dẫn thì cũng phải căn cứ vào hồ sơ, chứ không thể áp dụng bằng miệng với nhau bạn ạ.
Bạn cứ trách người làm GPMB, nhưng bạn đâu hiểu nỗi khổ của họ
Trên thực tế, có nhiều người ngày xưa mua lại ruộng đất (thậm chí cho nhau ruộng đất) mà chỉ bằng miệng, không làm thủ tục chuyển đổi hồ sơ, đến nay lúc ruộng đó được đền bù thì lại quay ra đòi ruộng. Nếu vào trường hợp đó thì bạn giải quyết thế nào? Rõ ràng những người làm GPMB nếu không căn cứ hồ sơ thì làm sao làm được.x(
Thứ hai, nếu những người làm GPMB mà làm sai chính sách, VB hướng dẫn thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước người dân và pháp luật. Họ không phải là những người làm việc vô lý và vô tình đâu:D
Cảm ơn anh naat đã cảm thông và có những ý kiến giúp đỡ!
Theo chính kiến của em thì chính phủ đã có luật pháp, có nghị định, quyết định, thông tư, văn bản thì phải làm theo thôi chứ làm sao mà làm khác được đâu anh
icon9.gif
. Về việc anh lấy VD chuyện mua bán chuyển nhượng đất đai cho nhau bằng miệng không có giấy tờ chứng nhận thì nó khác hẳn với việc người thực thi pháp luật có làm đúng hiểu đúng mà mang đến cho người dân đúng những gì mà người dân đáng được hưởng hay không lại là việc hoàn toàn khác.
Luật đã có thì nên làm theo luật thôi đúng không anh? Nếu luật đã quy định là mua bán chuyển nhượng tài sản đất đai ..v.v. phải có giấy tờ chứng nhận v.v.. mà anh không có giấy tờ văn bản gì chứng minh quyền lợi hợp pháp của anh thì anh phải chịu thôi đó là lẽ đương nhiên!
Theo anh thông tư hướng dẫn thì phải căn cứ vào hồ sơ thì đúng quá rồi hồ sơ là ở nơi cán bộ quản lý hộ khẩu hộ tịch đương thời chứ ở đâu nữa hả anh?
Nếu căn cứ vào hồ sơ mà cái hồ sơ đó lại là hồ sơ của gần 20 năm về trước thì có lẽ không đúng cho lắm
icon8.gif
.
Tại sao trong nghị định 69 của chính phủ tại điều 20 lại thể hiện:
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp....
Chúng ta phải định nghĩa được một cách rõ ràng thế nào là trực tiếp sản xuất nông nghiệp , thế nào là hỗ trợ để ổn định đời sống và sản xuất, hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương là căn cứ vào cái gì thì sẽ rễ giải quyết. Nếu anh không trực tiếp sản xuất nông nghiệp (đời sống chủ yếu dựa vào ruộng đất canh tác sản xuất nông nghiệp)thì khi bị thu hồi đất làm gì có ảnh hưởng nào tác động đến đời sống và sản xuất của anh để phải hỗ trợ cho cuộc sống anh bớt khó khăn để phải ổn định? Hạn mức giao đất nông nghiệp có phải là căn cứ để tính hỗ trợ cho công bằng giữa những người đang trực tiếp làm nông nghiệp hay không?
Em không có ý kiến nói rằng những người làm công tác GPMB làm việc vô lý vô tình mà em chỉ nhận thấy rằng những gì cán bộ GPMB (của riêng dự án địa phương em thôi nhé) họ làm có vẻ họ làm như theo suy nghĩ của cá nhân một người nào đó thôi chứ không phải hoàn toàn dựa vào pháp luật.
VD:- hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương quy định tại nghị đinh 64/1993/NĐ-CP thì cán bộ GPMB địa phương em cho rằng đó là hạn mức khi địa phương cấp đất cho mỗi một nhân khẩu trong gia đình lúc đó( của riêng cái xã em ở thôi) mà đất nông nghiệp của xã em thì quá ít nên mỗi một nhân khẩu được có 1 sào 360m2 nay họ cũng cứ lấy số đó để làm căn cứ tính đền bù hỗ trợ. Như vậy thế nhân khẩu phát sinh sau khi giao đất thì không được hưởng hỗ trợ gì hay sao? Nếu mua thêm của người khác thì vẫn được tính hỗ trợ còn tự khai hoang mà có thì lại không được tính. Thế có lạ hay không chứ?
http://kientruc.vn/van_ban_phap_lua...t-qua-han-muc-giao-dat-nong-nghiep/16234.html

Điều 5 (Nghị định 64/1993/NĐ-CP). Hạn mức đất nông nghiệp của mỗi hộ gia đình ở từng địa phương được quy định như sau:
1. Đối với đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm:
a) Các tỉnh Minh Hải, Kiên Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Tây Ninh, Sông Bé, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh, không quá 3 hécta;
b) Các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương khác, không quá 2 hécta.
2. Đối với đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm:
a) Các xã đồng bằng không quá 10 hécta.
b) Các xã trung du, miền núi không quá 30 hécta.
3. Đối với đất trống, đồi núi trọc, đất khai hoang, lấn biển thì hạn mức của hộ, cá nhân sử dụng do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định, căn cứ vào quỹ đất của địa phương và khả năng sản xuất của họ, đảm bảo thực hiện chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng các loại đất này vào mục đích sản xuất nông nghiệp.
- Không biết nên dùng cái hạn mức mà mỗi xã trước đây đây năm 1993 giao đất đến từng hộ gia đình, cá nhân hay nên lấy cái hạn mức theo nghị định của chính phủ này quy định đây cũng là điều khó hiểu?
- Đất khai hoang đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chưa được cấp, nay bị thu hồi thì cán bộ GPMB họ trả lời vì đất này là đất không được nhà nước đứng ra giao đất nên nhà nước thu hồi nhà nước không có trách nhiệm phải hỗ trợ gì hết
icon8.gif
. Thế hoá ra đất khai hoang là người dân được quyền sở hữu rồi sao mà lại có sự phân biệt được giao mới không được giao?
Vậy xin anh naat cho ý kiến cụ thể và có viện dẫn điều khoản pháp luật thì càng tốt. Xin chân thành cảm ơn anh và các bác các chú!


-
 
Last edited by a moderator:
đất khai hoang

trước hết, phải đi từ hiến pháp 1992 đã quy định đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý.
Do vậy đối với đất nhà nước chưa đưa vào sử dụng (tạm gọi là đất hoang hóa) mà người dân tự khai thác sử dụng ngoài đất đã giao thì về cơ bản người dân khai hoang chỉ được hưởng các quyền lợi đối với tài sản trên đất.
Khi nhà nước đưa đất vào sử dụng trong kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất thì đất đó sẽ đuợc sử dụng theo đúng quy hoạch sử dụng đất đó.
Nếu quy hoạch đất có mục đích giống như người dân đang thực hiện thì người dân được phép xin cấp giấy CNQSD đất.
Nếu nay thực hiện quy hoạch mà đất đó đang sử dụng không đúng với quy hoạch thì nhà nước sẽ thu hồi.
Hãy lưu ý điều tôi đã bôi đậm, chỉ có đất chưa sử dụng chứ không có đất hoang:))
về việc giao đất và việc hạn mức mới:
Khi hết hạn giao đất đợt 1, nhà nước tiến hành gia hạn và giao đất mới. Lúc này đất đã chật, người đã đông vì vậy với "chính sách công bằng" NN thực hiện quy định là hạn mức giao đất mới như bạn nói là 1khẩu-1 sào là để chia lại ruộng đất, đồng thời những người tăng thêm có ruộng đất để làm.
Việc biến động nhân khẩu thì bạn nói có ý đúng. Tuy nhiên bạn cũng phải biết 1 điều, chỉ có con người sinh sôi nảy nở, đất thì không thể. Nếu vậy thì sẽ có 2 trường hợp:
- để người cày có ruộng thì phải chia lại ruộng đất,-> hạn mức giao đất phải nhỏ xuống do diện tích đất có hạn.
-Tạm thời để nguyên hạn mức giao đất cũ, chuyển đổi cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang ngành khác (mình nói hơi có tính chính trị 1 chút:D)
Khi mua đất của người khác thì người mua không chỉ mua lại quyền SD đất của người khác mà còn phải mua cả nghĩa vụ đối với nhà nước của người đó và thực hiện các nghĩa vụ khác với NN nên đương nhiên phải được hỗ trợ
trên đây là một vài lời tâm sự của mình. Hy vọng giải quyết một số vướng mắc của bạn. có j trao đổi thêm nhé
 
Các bác nào có Quyết định số 13/2010/QĐ-UBND ngày 1/4/2010 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu quy định về các khoản hỗ trợ theo theo hướng dẫn của ND69/2009/NĐ-CP không? Em cần để lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho dự án của em.
 
Bạn chưa đồng ý với cán bộ GPMB dự án nơi bạn ở 2 điểm:
1. Đất khai hoang không được tính hỗ trợ ổn định đời sống;
2. Hạn mức giao đất tại địa phương bạn.

Tớ có chút ý kiến về vấn đề này:)

1.Tớ phải khẳng định 1 lần nữa là đất khai hoang không được nhận khoản hỗ trợ này, đó được coi là 1 dạng đất khác nên chỉ được hỗ trợ về đất theo mức giá quy định vì đất bạn không thực hiện nghĩa vụ tài chính, đó là 1 khoản tăng thêm cho thu nhập của bạn ngoài khoản đất bạn được giao và dĩ nhiên nhà nước chỉ hỗ trợ phần ổn định đời sống cho phần đất đã được giao. Đất khai hoang đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận bạn đã làm các bước để được công nhận quyền sử dụng đát cho thửa đất này chưa? Nếu chưa thì vẫn chỉ là đất khai hoang nên chắc chắn không được hưởng hỗ trợ ổn định đời sống ổn định sản xuất;
2. Để hưởng khoản hỗ trợ gạo sẽ căn cứ vào xác nhận của công an xã, nếu số nhân khẩu phát sinh như con, cháu của người có đất nông nghiệp bị thu hồi theo phương án đất được giao sẽ được hưởng khoản hỗ trợ gạo này, nếu công an xã không xác nhận nhân khẩu theo phương án giao đất nông nghiệp thì không 1 cán bộ làm GPMB nào dám lên phương án cả. Giống như nguồn gốc đất thì UBND xã ký xác nhận, còn nhân khẩu thì công an xã ký xác nhận
 
Bác nào biết về cái dự án mở rộng đường Quốc lộ 1 qua Ninh Bình không? Em muốn hỏi tí về cách lập đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng. Hoặc bác nào có nhìn thấy hoặc có bản pdf thì cho em nghía qua với.
 
trước hết, phải đi từ hiến pháp 1992 đã quy định đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý.
Do vậy đối với đất nhà nước chưa đưa vào sử dụng (tạm gọi là đất hoang hóa) mà người dân tự khai thác sử dụng ngoài đất đã giao thì về cơ bản người dân khai hoang chỉ được hưởng các quyền lợi đối với tài sản trên đất.
Khi nhà nước đưa đất vào sử dụng trong kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất thì đất đó sẽ đuợc sử dụng theo đúng quy hoạch sử dụng đất đó.
Nếu quy hoạch đất có mục đích giống như người dân đang thực hiện thì người dân được phép xin cấp giấy CNQSD đất.
Nếu nay thực hiện quy hoạch mà đất đó đang sử dụng không đúng với quy hoạch thì nhà nước sẽ thu hồi.
Hãy lưu ý điều tôi đã bôi đậm, chỉ có đất chưa sử dụng chứ không có đất hoang:))
về việc giao đất và việc hạn mức mới:
Khi hết hạn giao đất đợt 1, nhà nước tiến hành gia hạn và giao đất mới. Lúc này đất đã chật, người đã đông vì vậy với "chính sách công bằng" NN thực hiện quy định là hạn mức giao đất mới như bạn nói là 1khẩu-1 sào là để chia lại ruộng đất, đồng thời những người tăng thêm có ruộng đất để làm.
Việc biến động nhân khẩu thì bạn nói có ý đúng. Tuy nhiên bạn cũng phải biết 1 điều, chỉ có con người sinh sôi nảy nở, đất thì không thể. Nếu vậy thì sẽ có 2 trường hợp:
- để người cày có ruộng thì phải chia lại ruộng đất,-> hạn mức giao đất phải nhỏ xuống do diện tích đất có hạn.
-Tạm thời để nguyên hạn mức giao đất cũ, chuyển đổi cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang ngành khác (mình nói hơi có tính chính trị 1 chút:D)
Khi mua đất của người khác thì người mua không chỉ mua lại quyền SD đất của người khác mà còn phải mua cả nghĩa vụ đối với nhà nước của người đó và thực hiện các nghĩa vụ khác với NN nên đương nhiên phải được hỗ trợ
trên đây là một vài lời tâm sự của mình. Hy vọng giải quyết một số vướng mắc của bạn. có j trao đổi thêm nhé
Cảm ơn anh naat đã bỏ ra thời gian cùng em tranh luận vấn đề mà em đang rất băn khoăn nhưng hình như những gì anh nói là chỉ thiên theo một suy nghĩ chủ quan thì đúng là như vậy. Nhưng xin trách dẫn với anh một số điều luật quy định như thế này không biết có đúng hay không?
Điều 44(Nghị định 84/2007/NĐ-CP). Bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất đối với đất sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
1. Trường hợp thu hồi đối với đất sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Đất đai và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đất đó không có tranh chấp thì việc bồi thường, hỗ trợ về đất thực hiện theo quy định sau:
a) Trường hợp đất đang sử dụng là đất có nhà ở và không thuộc một trong các trường hợp sử dụng đất quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định này thì người đang sử dụng đất được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng nhưng diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất ở theo quy định tại khoản 2 Điều 83 và khoản 5 Điều 84 của Luật Đất đai tại thời điểm có quyết định thu hồi đất. Đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở và phần diện tích đất vườn, ao trên cùng thửa đất có nhà ở nhưng không được công nhận là đất ở (nếu có) thì được bồi thường, hỗ trợ về đất theo quy định đối với đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư;
b) Trường hợp đất đang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp (không phải đất ở) và không thuộc một trong các trường hợp sử dụng đất quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định này thì người đang sử dụng đất được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng. Trường hợp trên thửa đất có cả phần diện tích đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì phần diện tích đó được bồi thường, hỗ trợ về đất theo quy định đối với đất nông nghiệp;
c) Trường hợp đất đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp mà người đang sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì được bồi thường, hỗ trợ đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng nhưng diện tích được bồi thường, hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 70 của Luật Đất đai và khoản 1 Điều 69 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP;
d) Trường hợp
đất đang sử dụng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định này hoặc diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất quy định tại Điều 70 của Luật Đất đai và khoản 1 Điều 69 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP thì người sử dụng đất không được bồi thường về đất; nếu đất đang sử dụng là đất có nhà ở mà người có đất bị thu hồi không có chỗ ở nào khác thì được hỗ trợ về đất hoặc được giải quyết nhà tái định cư theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao sử dụng trước ngày 18 tháng 12 năm 1980 đã được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP mà thửa đất này được tách ra từ thửa đất không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì thửa đất còn lại sau khi đã tách thửa mà được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận không có tranh chấp cũng được bồi thường, hỗ trợ về đất đối với đất ở theo hạn mức quy định tại khoản 2 Điều 45 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP.
Trên cơ sở đó tại Điều 14 Mục 3 nghị định 69/2009/NĐ-CP đã có nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ. Và tại Điều 16 ND69/2009/NĐ-CP cũng đã có riêng phần về bồi thường đất nông nghiệp trong đó cũng đã nói tương đối đầy đủ và rõ nét.
Anh nhưng dòng chữ anh bôi đen có ý nói rằng chỉ có đất chưa đưa vào sử dụng chứ không có đất hoang về cơ bản là như vậy nhưng cũng hoàn toàn không thể nói là" Hãy lưu ý điều tôi đã bôi đậm, chỉ có đất chưa sử dụng chứ không có đất hoang:))" Bởi vì nếu không có đất để hoang hóa thì làm sao chính phủ lại đưa ra không ít nghị định quyết định khuyến khích nhân dân khai hoang phục hoá? Nếu không có 2 từ định nghĩa khai hoang thì làm gì trong các nghị định quy định của chính phủ của cơ quan pháp luật việt nam hình thành lên danh từ đất tự khai hoang?
Anh cho rằng:
Việc biến động nhân khẩu thì bạn nói có ý đúng. Tuy nhiên bạn cũng phải biết 1 điều, chỉ có con người sinh sôi nảy nở, đất thì không thể. Nếu vậy thì sẽ có 2 trường hợp:
- để người cày có ruộng thì phải chia lại ruộng đất,-> hạn mức giao đất phải nhỏ xuống do diện tích đất có hạn.
-Tạm thời để nguyên hạn mức giao đất cũ, chuyển đổi cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang ngành khác (mình nói hơi có tính chính trị 1 chút:D)
Nói như vậy thì có lẽ không hợp lý lắm vì:
-Ban hành kèm theo Nghị định số 64-CP ngày 27-9-1993 của Chính phủ)
Điều 1. Hộ gia đình và cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp
Điều 4.
1. Thời hạn giao đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản là 20 năm; để trồng cây lâu năm là 50 năm.
2. Thời hạn giao đất được tính như sau:
Đối với đất của hộ gia đình, cá nhân được giao từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 trở về trước, được tính thống nhất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993;
Đối với đất của hộ gia đình, cá nhân được giao sau ngày 15 tháng 10 năm 1993, thì tính từ ngày giao.
-->Như vậy thì không thể cứ có nhân khẩu phát sinh là lại chia lại ruộng đất được.
- Nếu tạm thời giữ nguyên hạn mức giao đất cũ, chuyển đổi cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang nghành khác----> vấn đề chính là ở chỗ này. Hạn mức giao đất nông nghiệp cũ chính là những nhân khẩu cũ và nhân khẩu mới phát sinh chính là những người ăn theo những nhân khẩu cũ đó là con cháu, người thân của họ. Chính phủ đặt biệt quan tâm sâu sắc đến đời sống của tất cả những người trực tiếp sản xuất nông nghiệp.không thể chỉ hỗ trợ cho những người đã được cấp đất cách đây gần 20 năm mà phải quan tâm cả đến những người phát sinh sau này.
Còn về vấn đề mua bán đất nông nghiệp anh nói rằng người mua đã không những mua đất mà mua cả nghĩa vụ khác đối với nhà nước nên đương nhiên phải được hưởng hỗ trợ nếu so sánh như vậy thì đất khai hoang cũng có đóng góp thực hiện nghĩa vụ với nhà nước thì sao? Cũng đã có tên trong sổ bộ thuế chỉ có điều người ta chưa làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định định pháp luật thì sao? Họ có đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quy định tại điều 50 Luật đất đai 2003.
Trên đây là một số lý luận dẫn chứng để anh cùng tham khảo nghiên cứu hy vọng em và anh cùng nhau tranh luận dựa trên nguyên tắc bình đẳng,khách quan và đúng pháp luật anh nhé! Chúc anh và gia đình mạnh khỏe hạnh phúc, Thân!
 
Bạn chưa đồng ý với cán bộ GPMB dự án nơi bạn ở 2 điểm:
1. Đất khai hoang không được tính hỗ trợ ổn định đời sống;
2. Hạn mức giao đất tại địa phương bạn.

Tớ có chút ý kiến về vấn đề này:)

1.Tớ phải khẳng định 1 lần nữa là đất khai hoang không được nhận khoản hỗ trợ này, đó được coi là 1 dạng đất khác nên chỉ được hỗ trợ về đất theo mức giá quy định vì đất bạn không thực hiện nghĩa vụ tài chính, đó là 1 khoản tăng thêm cho thu nhập của bạn ngoài khoản đất bạn được giao và dĩ nhiên nhà nước chỉ hỗ trợ phần ổn định đời sống cho phần đất đã được giao. Đất khai hoang đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận bạn đã làm các bước để được công nhận quyền sử dụng đát cho thửa đất này chưa? Nếu chưa thì vẫn chỉ là đất khai hoang nên chắc chắn không được hưởng hỗ trợ ổn định đời sống ổn định sản xuất;
2. Để hưởng khoản hỗ trợ gạo sẽ căn cứ vào xác nhận của công an xã, nếu số nhân khẩu phát sinh như con, cháu của người có đất nông nghiệp bị thu hồi theo phương án đất được giao sẽ được hưởng khoản hỗ trợ gạo này, nếu công an xã không xác nhận nhân khẩu theo phương án giao đất nông nghiệp thì không 1 cán bộ làm GPMB nào dám lên phương án cả. Giống như nguồn gốc đất thì UBND xã ký xác nhận, còn nhân khẩu thì công an xã ký xác nhận
Chị Vịtbau thân mến! Trước tiên xin chân thành cảm ơn chị về những giải thích mà em đã đưa ra để cùng chị và mọi người cùng tranh luận tiến tới một cái đích làm sao cho đúng và đầy đủ theo những gì và những người xây dựng nên điều luật trong nghị định đã muốn.
1 . Nếu chỉ khẳng định một cách chắc chắn rằng đất khai hoang không được tính để nhận khoản hỗ trợ ổn định đời sống thì mong rằng chị giúp em viện dẫn một điều cụ thể mà pháp luật việt nam đã quy định được không chị?
Theo em thì: Tại Điều 20 NĐ 69/2009/NĐ-CP quy định rất cụ thể Hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp(kể cả....) Thì được hỗ trợ ổn định đời sống theo quy định sau:
a) thu hồi từ 30%-70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng....
b) thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng ......
--> Như vậy xin hỏi chị Vitbau đất nông nghiệp là những loại đất nào? Đất khai hoang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp thì không gọi là đất nông nghiệp sao? Đất khác là đất thế nào hả chị nó được dùng để sản xuất nông nghiệp cấy lúa trồng ngô khoai sắn .v.v thì gọi là đất gì hay chỉ gọi đơn thuần là đất khác?
Xin trích dẫn cho chị hiểu thêm như thế này nhé:
Mục 3(Thông tư hướng dẫn số 14/2009/TTBTNMT). CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
Điều 14. Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất
Đối tượng, diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng để xác định hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất quy định tại Điều 20 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
1. Đối tượng được hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp và được xác định như sau:
a) Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp khi thực hiện Nghị định số 64-CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ ban hành Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp; Nghị định số 2-CP ngày 15 tháng 01 năm 1994 của Chính phủ ban hành Bản quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp và bổ sung việc giao đất làm muối cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài; Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
b) Nhân khẩu nông nghiệp trong hộ gia đình quy định tại điểm a khoản này nhưng phát sinh sau thời điểm giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình đó;
c) Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng đủ điều kiện được giao đất nông nghiệp theo quy định tại điểm a khoản này nhưng chưa được giao đất nông nghiệp và đang sử dụng đất nông nghiệp do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho, khai hoang theo quy định của pháp luật, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi xác nhận là đang trực tiếp sản xuất trên đất nông nghiệp đó.
2. Diện tích đất nông nghiệp mà hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng quy định tại khoản 1 Điều 20 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP gồm diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất được giao để trồng rừng sản xuất, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác và được xác định như sau:
a) Đối với đất nông nghiệp đã có giấy tờ về quyền sử dụng đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai) thì xác định diện tích đất ghi trên giấy tờ đó;
b) Đối với đất nông nghiệp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng được thể hiện trong phương án giao đất nông nghiệp khi thực hiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì diện tích đất nông nghiệp được xác định theo phương án đó;
c) Đối với đất nông nghiệp không có giấy tờ, phương án giao đất quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì xác định theo hiện trạng thực tế đang sử dụng.
---> Với những dẫn chứng cụ thể như vậy theo chị chị giải thích như thế nào về việc đất khai hoang không được tính vào diện tích bị thu hồi để nhận hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất? Xin chị hãy lưu ý những chỗ em đã gạch chân và bôi đậm chị nhé!
về vấn đề chị đã đề cập đến ở mục 2 thì có lẽ chị nhầm lẫn hay sao chị nhỉ?
Hỗ trợ gạo chẳng phải là hỗ trợ ổn định đời sống hay sao?
Nghị định 69 ra đời kèm theo nó đã có thông tư hướng dẫn cụ thể giành cho người thực thi pháp luật rằng để thực hiện hỗ trợ ổn định đời sống người làm công tác GPMB phải xác định được 2 yếu tố chính đó là đối tượng được nhận hỗ trợ và diện tích để tính hỗ trợ.
Chị nói rằng: 2. Để hưởng khoản hỗ trợ gạo sẽ căn cứ vào xác nhận của công an xã, nếu số nhân khẩu phát sinh như con, cháu của người có đất nông nghiệp bị thu hồi theo phương án đất được giao sẽ được hưởng khoản hỗ trợ gạo này, nếu công an xã không xác nhận nhân khẩu theo phương án giao đất nông nghiệp thì không 1 cán bộ làm GPMB nào dám lên phương án cả. Giống như nguồn gốc đất thì UBND xã ký xác nhận, còn nhân khẩu thì công an xã ký xác nhận
OK đây chính là mấu chốt của sự việc mà chúng ta đã và đang tranh luận.!
Công an xã không thể không xác nhận nếu như đúng là trong hộ gia đình đó có phát sinh nhân khẩu mới vì theo quy định là để con ra phải làm giấy khai sinh và đăng ký hộ khẩu cho con.
Em không hiểu ý chị trong câu "nếu công an xã không xác nhận nhân khẩu theo phương án giao đất nông nghiệp..." Tất nhiên là họ không thể xác nhận theo phương án giao đất nông nghiệp được vì phương án giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình cá nhân của 17 năm trước năm 1993 số nhân khẩu khổng thể như hiên nay được. Họ chỉ có thể xác nhận hiện tại số nhân khẩu trong gia đình ông A chẳng hạn là tổng số bao nhiêu nhân khẩu, bao nhiêu người trong độ tuổi lao động bao nhiểu người đang sản xuất nông nghiệp và ai đang thuộc diện phi nông nghiệp, CNVC hưởng lương nhà nước .v..v.
Chị Vitbau thân mến ! Đúng là mỗi người hiểu văn phạm của luật pháp theo một góc độ riêng nên nhiều khi có những hiểu lầm!
Khi mới bắt tay vào tìm hiểu pháp luật bản thân em cũng rất mơ hồ vì những gì thể hiện trong các nghị định, quyết định, thông tư văn bản pháp luật. em vẫn còn nhớ ngày 31/07/2009 địa phương em chính thức có thông báo kiểm kê đất đai tài sản hoa màu và cũng bắt đầu từ ngày hôm đó em bắt tay vào tìm hiểu pháp luật về bồi thường hỗ trợ. Tính đến hôm nay không biết bản thân mình đã đọc hết bao nhiêu văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước, không biết đã in ra bao nhiêu nghị định , quyết định thông tư hướng dẫn và đã ghi danh ở bao nhiêu diễn đàn pháp luật, tư pháp, luật học không biết bao nhiêu đêm thức muộn..vv...đọc hỏi để rồi nghiền ngẫm và suy nghĩ. Wesite giaxaydung.vn cụ thể là phần GPMB có bao nhiêu mục hỏi và bao nhiêu trả lời gần như em đã đọc hết. Chính vì lẽ đó em mới thấy hết được sự tận tâm xây dựng diễn đàn của cá nhân chị. Dù sao cũng phải cảm ơn chị rất nhiều vì có chị em đã học hỏi được nhiều điều. Tuy vậy có những điều bản thân em cảm thấy có những khi trả lời của chị dường như theo một hướng chủ quan mà không khách quan.Hy vọng chị không giận vì sự góp ý rất chân thành của em. Chị là người đang làm công tác GPMB trách nhiệm của chị là thực thi những gì mà cấp trên hướng dẫn điều đó là tất nhiên nhưng nên chăng có cần suy ngẫm về những gì rất cụ thể đã thể hiện trong hướng dẫn của pháp luật để vận dụng một cách linh hoạt đảm bảo đúng và đầy đủ hết những gì mà những người xây dựng nên điều khoản trong văn bản quy phạm pháp luật mong muốn giành cho người có quyền lợi ảnh hưởng trực tiếp khi bị thu hồi đất!
Mong rằng chị bỏ qua cho những góp ý rất chân thành và nếu như có gì sai sót mong chị lượng thứ tất cả chỉ hy vọng làm sao diễn đàn ngày càng sôi nổi đoàn kết và phát triển. Chúc chị luôn vui vẻ hạnh phúc!
 
việc giao khoán ruộng đất

thực ra giao khoán ruộng đất là theo từng thời kỳ của NN để ổn định kinh tế, làm cho người cày có ruộng.
Bắt đầu cải cách từ năm 86 (lúc này mình còn bé nên cũng không biết rõ:D), chúng ta có chế độ khoán 10 (10 năm). 10 năm thì rất nhanh nên mới tiếp tục khoán 20 năm theo NĐ64 tiếp đến là NĐ163. Việc tính toán để phân chia lại ruộng đất là theo chính sách của Đảng nên em không lạm bàn chứ không phải lúc nào tăng khẩu cũng phải chia lại.
Còn việc khai hoang thì mình phải nói thêm thế này:
Đất chưa đưa vào sử dụng (chưa có kế hoạch, chưa có QH) thì không có căn cứ để giao đất vì thế người dân đưa vào sử dụng thì chỉ có thể coi là tạm giao. Mà đất tạm giao cũng giống đất thuê hàng năm trả tiền hàng năm là khi thu hồi đất chỉ được đền bù tài sản trên đất.
Mình cũng đã nói, khi có kế hoạch, QH sử dụng đất thì người dân có quyền xin công nhận quyền sử dụng đất mà đang khai thác ngoài đất đã giao, lúc này để nhận được QSD đất thì phải có nghĩa vụ với NN. Tuy nhiên vì lý do nào đó mà người dân không làm thủ tục này thì sẽ không được bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Bởi vì khi đó trên danh nghĩa thì NN vẫn là chủ thể quản lý đất đó.
Việc xử lý đối với đất ngoài hạn mức giao đất thì luật và các vb hướng dẫn bạn cũng nắm rõ. mình nói thêm:
Tại sao chỉ bồi thường với đất trong hạn mức giao đất: chính là do "chính sách công bằng" của NN. Tại sao cùng một địa phương mà ông này lại lắm đất hơn ông kia? có thể do bạn mua lại đất, có thể bạn được cho tặng, thừa kế. Nhưng với NN thì bạn phải bình đẳng với tất cả mọi người. Tức là nhà bạn có 4 người thì phần hợp lý của bạn cũng chỉ bằng nhà khác có 4 người thôi. NN không khuyến khích việc tập trung đất đai bởi vì làm thế sẽ làm tăng chênh lệch giàu nghèo. Người giàu vung tiền mua hết đất của người nghèo. người nghèo bán đất là mất đi tư liệu SX lại càng nghèo thêm. Đây chính là việc quay lại chế độ địa chủ ngày xưa mà chúng ta phải mất bao cuộc cách mạng để xóa bỏ. Và đây là cơ sở để NN đặt ra hạn mức giao đất. Bạn hoàn toàn có quyền mở rộng đất đai để mở rộng sản xuất một cách hợp pháp. Tuy nhiên phần hợp lý của bạn lại chỉ nằm trong hạn mức giao đất mà thôi.
P/S: mình không phải Đảng viên, cũng không làm việc cho cơ quan NN đâu đấy.
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top