Hỏi về hổ trợ ổn định đời sống

thực ra giao khoán ruộng đất là theo từng thời kỳ của NN để ổn định kinh tế, làm cho người cày có ruộng.
Bắt đầu cải cách từ năm 86 (lúc này mình còn bé nên cũng không biết rõ:D), chúng ta có chế độ khoán 10 (10 năm). 10 năm thì rất nhanh nên mới tiếp tục khoán 20 năm theo NĐ64 tiếp đến là NĐ163. Việc tính toán để phân chia lại ruộng đất là theo chính sách của Đảng nên em không lạm bàn chứ không phải lúc nào tăng khẩu cũng phải chia lại.
Còn việc khai hoang thì mình phải nói thêm thế này:
Đất chưa đưa vào sử dụng (chưa có kế hoạch, chưa có QH) thì không có căn cứ để giao đất vì thế người dân đưa vào sử dụng thì chỉ có thể coi là tạm giao. Mà đất tạm giao cũng giống đất thuê hàng năm trả tiền hàng năm là khi thu hồi đất chỉ được đền bù tài sản trên đất.
Mình cũng đã nói, khi có kế hoạch, QH sử dụng đất thì người dân có quyền xin công nhận quyền sử dụng đất mà đang khai thác ngoài đất đã giao, lúc này để nhận được QSD đất thì phải có nghĩa vụ với NN. Tuy nhiên vì lý do nào đó mà người dân không làm thủ tục này thì sẽ không được bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Bởi vì khi đó trên danh nghĩa thì NN vẫn là chủ thể quản lý đất đó.
Việc xử lý đối với đất ngoài hạn mức giao đất thì luật và các vb hướng dẫn bạn cũng nắm rõ. mình nói thêm:
Tại sao chỉ bồi thường với đất trong hạn mức giao đất: chính là do "chính sách công bằng" của NN. Tại sao cùng một địa phương mà ông này lại lắm đất hơn ông kia? có thể do bạn mua lại đất, có thể bạn được cho tặng, thừa kế. Nhưng với NN thì bạn phải bình đẳng với tất cả mọi người. Tức là nhà bạn có 4 người thì phần hợp lý của bạn cũng chỉ bằng nhà khác có 4 người thôi. NN không khuyến khích việc tập trung đất đai bởi vì làm thế sẽ làm tăng chênh lệch giàu nghèo. Người giàu vung tiền mua hết đất của người nghèo. người nghèo bán đất là mất đi tư liệu SX lại càng nghèo thêm. Đây chính là việc quay lại chế độ địa chủ ngày xưa mà chúng ta phải mất bao cuộc cách mạng để xóa bỏ. Và đây là cơ sở để NN đặt ra hạn mức giao đất. Bạn hoàn toàn có quyền mở rộng đất đai để mở rộng sản xuất một cách hợp pháp. Tuy nhiên phần hợp lý của bạn lại chỉ nằm trong hạn mức giao đất mà thôi.
P/S: mình không phải Đảng viên, cũng không làm việc cho cơ quan NN đâu đấy.
Chào anh naat thân mến!
Theo như ý kiến của anh thì:
thực ra giao khoán ruộng đất là theo từng thời kỳ của NN để ổn định kinh tế, làm cho người cày có ruộng.
Bắt đầu cải cách từ năm 86 (lúc này mình còn bé nên cũng không biết rõ:D), chúng ta có chế độ khoán 10 (10 năm). 10 năm thì rất nhanh nên mới tiếp tục khoán 20 năm theo NĐ64 tiếp đến là NĐ163. Việc tính toán để phân chia lại ruộng đất là theo chính sách của Đảng nên em không lạm bàn chứ không phải lúc nào tăng khẩu cũng phải chia lại.
Nói tóm lại là nhà nước khi giao đất đến từng hộ gia đình cá nhân sử dụng lâu dài nhằm mục đích khuyến khích người nông dân tự đầu tư vào cải tạo,chuyển đổi mục đích cây trồng để tăng năng suất, thúc đẩy nền kinh tế hộ gia đình,xã hội theo khuôn khổ pháp luật. Như vậy không thể căn cứ theo hạn mức giao đất của 17 năm về trước mà tính toán cho hiện tại mà phải lấy số nhân khẩu hiện tại đang trực tiếp sản xuất nn dựa trên căn bản là hạn mức giao đất cũ để tính toán vì thế tại Điều 14 thông tư hướng dẫn chi tiết thực hiện nghị định 69 đã quy định rõ các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ ổn định đời sống phân ra làm 3 loại:
-loại thứ nhất là những người đang trực tiếp sản xuất nn được nhà nước cấp đất theo nghị định 64, 02, 85 .v.vv
-loại thứ 2 là nhân khẩu phát sinh sau khi cấp đất trong hộ gia đình đã được cấp đất theo các nghị định nêu tại loại thứ nhất
-loại thứ 3 là những hộ đủ điều kiện được cấp đất nhưng chưa được cấp hiện đang sử dụng đất do nhận chuyển nhương thừa kế khai hoang theo quy định pháp luật
---> Chung quy lại: Tất cả những người đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp đều được hỗ trợ. Điều này là tạo nên sự bình đẳng trong xã hội. Vì sao lai phải căn cứ vào hạn mức giao đất nn tại địa phương điều này là vì sự công bằng.
Về vấn đề đất khai hoang theo anh thì:
Còn việc khai hoang thì mình phải nói thêm thế này:
Đất chưa đưa vào sử dụng (chưa có kế hoạch, chưa có QH) thì không có căn cứ để giao đất vì thế người dân đưa vào sử dụng thì chỉ có thể coi là tạm giao. Mà đất tạm giao cũng giống đất thuê hàng năm trả tiền hàng năm là khi thu hồi đất chỉ được đền bù tài sản trên đất.
Mình cũng đã nói, khi có kế hoạch, QH sử dụng đất thì người dân có quyền xin công nhận quyền sử dụng đất mà đang khai thác ngoài đất đã giao, lúc này để nhận được QSD đất thì phải có nghĩa vụ với NN. Tuy nhiên vì lý do nào đó mà người dân không làm thủ tục này thì sẽ không được bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Bởi vì khi đó trên danh nghĩa thì NN vẫn là chủ thể quản lý đất đó.
Điều này cũng phải tranh luận với anh thế này:
Chính vì đất khai hoang chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên chính phủ mới phân định rõ các trường hợp được bồi thường hỗ trợ quy định cụ thể rõ ràng:
- Đất chưa có giấy tờ nhưng sử dụng trước 15/10/1993 được bồi thường hỗ trợ ra sao...
- Đất không có giấy tờ sử dụng sau 15/10/1993 thì bồi thường hỗ trợ ra sao?
Dựa trên những gì em đã phân tích rất rõ ở trên hy vọng anh tham khảo và đưa ra chính kiến của mình dựa trên văn bản quy phạm pháp luật.
Cuối cùng là vấn đề:
Tại sao chỉ bồi thường với đất trong hạn mức giao đất: chính là do "chính sách công bằng" của NN. Tại sao cùng một địa phương mà ông này lại lắm đất hơn ông kia? có thể do bạn mua lại đất, có thể bạn được cho tặng, thừa kế. Nhưng với NN thì bạn phải bình đẳng với tất cả mọi người. Tức là nhà bạn có 4 người thì phần hợp lý của bạn cũng chỉ bằng nhà khác có 4 người thôi. NN không khuyến khích việc tập trung đất đai bởi vì làm thế sẽ làm tăng chênh lệch giàu nghèo. Người giàu vung tiền mua hết đất của người nghèo. người nghèo bán đất là mất đi tư liệu SX lại càng nghèo thêm. Đây chính là việc quay lại chế độ địa chủ ngày xưa mà chúng ta phải mất bao cuộc cách mạng để xóa bỏ. Và đây là cơ sở để NN đặt ra hạn mức giao đất. Bạn hoàn toàn có quyền mở rộng đất đai để mở rộng sản xuất một cách hợp pháp. Tuy nhiên phần hợp lý của bạn lại chỉ nằm trong hạn mức giao đất mà thôi.
Nếu anh đã đưa ra được chính kiến như trên thì có phải đất anh đi mua là đất vượt hạn mức hay không(chỉ nói riêng trường hợp anh đã được giao đất theo ND 64 rồi thôi, còn trường hợp anh đủ điều kiện được giao đất nhưng chưa được giao hoặc do phát sinh quy định tại mục b và c khoản 1 Điều 14 thông tư hướng dẫn số 14 mà em đã trích dẫn ở trên thì lại hoàn toàn khác) ?
Trên đây là tất cả những chính của em dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước đang thực hiện. Hy vọng anh bớt chút thời gian cùng em tìm hiểu tranh luận để có một kết luận thật công bình! Chúc anh luôn mạnh khỏe hạnh phúc!
icon9.gif
 
đất sử dụng trước 1993

trước năm 1993, thời điểm bắt đầu có hiệu lực của Luật đất đai thì nhà nước sẽ công nhận đất đó thuộc quyền sử dụng của người dân nếu phù hợp,.
Sau năm 1993, mọi hành vi lấn chiếm đất đai, về cơ bản sẽ không được công nhận.
Sở dĩ điều này phải nói rõ như vậy bởi vì: thế nào là đất hoang và được phép khai hoang thì trước năm 1993 không có quy định cụ thể. người dân tự ý sử dụng dẫn đến tình trạng như bạn thấy là các hồ ao thì bị san lấp làm nhà, hai bên sông Tô lịch thì cũng làm nhà,...
Vậy khai hoang và lấn chiếm đất đai rất dễ bị đánh đồng nếu không quản lý chặt.
Chính vì vậy sẽ có phân biệt giữa 2 thời điểm trước và sau năm 1993.
Việc bồi thường hỗ trợ cho hai thời điểm này mình nghĩ trong quy định đã khá rõ ràng và chắc là bạn cũng đã nắm bắt rồi.
Việc hỗ trợ theo nhân khẩu là hoàn toàn chính xác.
Vấn đề là mức hỗ trợ tính trên cơ sở hạn mức giao đất. Việc đặt ra hạn mức giao đất thì mình đã nói ở trên.
Việc vượt hạn mức giao đất là dựa trên giấy tờ sử dụng đất của bạn, bất kể là do NN giao đất, nhận chuyển nhượng, mua bán, cho tặng, thừa kế.
 
trước năm 1993, thời điểm bắt đầu có hiệu lực của Luật đất đai thì nhà nước sẽ công nhận đất đó thuộc quyền sử dụng của người dân nếu phù hợp,.
Sau năm 1993, mọi hành vi lấn chiếm đất đai, về cơ bản sẽ không được công nhận.
Sở dĩ điều này phải nói rõ như vậy bởi vì: thế nào là đất hoang và được phép khai hoang thì trước năm 1993 không có quy định cụ thể. người dân tự ý sử dụng dẫn đến tình trạng như bạn thấy là các hồ ao thì bị san lấp làm nhà, hai bên sông Tô lịch thì cũng làm nhà,...
Vậy khai hoang và lấn chiếm đất đai rất dễ bị đánh đồng nếu không quản lý chặt.
Chính vì vậy sẽ có phân biệt giữa 2 thời điểm trước và sau năm 1993.
Việc bồi thường hỗ trợ cho hai thời điểm này mình nghĩ trong quy định đã khá rõ ràng và chắc là bạn cũng đã nắm bắt rồi.
Việc hỗ trợ theo nhân khẩu là hoàn toàn chính xác.
Vấn đề là mức hỗ trợ tính trên cơ sở hạn mức giao đất. Việc đặt ra hạn mức giao đất thì mình đã nói ở trên.
Việc vượt hạn mức giao đất là dựa trên giấy tờ sử dụng đất của bạn, bất kể là do NN giao đất, nhận chuyển nhượng, mua bán, cho tặng, thừa kế.
Cảm ơn anh naat!
Thú thật là những lý luận của anh và của chị Vitbau nó khó hiểu quá
icon8.gif

Nói tóm lại:
- nhân khẩu phát sinh sau khi giao đất nông nghiệp trước đây
VD khi giao đất nhà tôi có 4 nhân khẩu nhưng đến nay khi thu hồi đất nhà tôi có 8 nhân khẩu ( Trực tiếp sản xuất nn). thì 4 nhân khẩu phát sinh này có được hỗ trợ hay không?
-Đất khai hoang sử dụng ổn định trước 15/10/1993 được UBND cấp xã xác nhận đất sử dụng ổn định không tranh chấp không vi phạm thì có được hưởng quyền lợi về hỗ trợ như đất được giao có giấy chứng nhận hay không ? Và vì sao?
- Hạn mức giao đất nông nghiệp tai địa phương quy định tại Điều 20 và 22 nghị định 69/2009/NĐ-CP là dựa theo nhân khẩu trong hộ gia đình khi giao đất năm 1993 hay dựa vào số nhân khẩu hiện có đang sản xuất nông nghiệp khi thu hồi đất?
Xin anh lưu ý thật kỹ là đi sâu vào trọng tâm có hay không được HỖ TRỢ và vì sao?
Xin chân thành cảm ơn anh!
 
Last edited by a moderator:
Tôi có một vấn đề rất mong ae cho ý kiến chia sẽ . Thanks
Đối tượng được hỗ trợ ổn định đời sống: theo điều 14 TT14/2009/TT-BTNMT ngày 10.10.09
Xin giải thích dùm:
1. nhân khẩu nông nghiệp là gì và hộ gia đình được hỗ trợ ÔĐĐS được tính hết nhân khẩu trong gia đình đó (theo sổ hộ khẩu) hay tính cho nhân khẩu làm nông?.
VD: gia đình ông A có 6 người (2 người làm nông; 2 người đi học; 2 người CNVC) thì được hỗ trợ hết 6 người hay chỉ hỗ trợ 2 người làm nông là nghề thu nhập chính hay không.
Theo mình thấy, Khẩu để xét hưởng hỗ trợ gạo gồm:
1/ Khẩu được giao đất nông nghiệp trước đây.
2/ Khẩu phát sinh trong hộ: bao gồm: con, cháu, chắt,.... hiện đang đi học, đi nghĩa vụ QS, đang làm việc bên ngoài nhưng ko thuộc viên chức nhà nước đang làm nghề nông có trong hộ khẩu và phụ thuộc vào những người trực tiếp sản xuất nông nghiệp
Đối với trường hợp khẩu phát sinh hiện đang làm việc tại cơ quan nhà nước thì không được xét hỗ trợ gạo.
Mong các bác chỉ điểm thêm.
 
Cảm ơn anh naat!
- nhân khẩu phát sinh sau khi giao đất nông nghiệp trước đây
VD khi giao đất nhà tôi có 4 nhân khẩu nhưng đến nay khi thu hồi đất nhà tôi có 8 nhân khẩu ( Trực tiếp sản xuất nn). thì 4 nhân khẩu phát sinh này có được hỗ trợ hay không?
-Đất khai hoang sử dụng ổn định trước 15/10/1993 được UBND cấp xã xác nhận đất sử dụng ổn định không tranh chấp không vi phạm thì có được hưởng quyền lợi về hỗ trợ như đất được giao có giấy chứng nhận hay không ? Và vì sao?
- Hạn mức giao đất nông nghiệp tai địa phương quy định tại Điều 20 và 22 nghị định 69/2009/NĐ-CP là dựa theo nhân khẩu trong hộ gia đình khi giao đất năm 1993 hay dựa vào số nhân khẩu hiện có đang sản xuất nông nghiệp khi thu hồi đất?
Xin anh lưu ý thật kỹ là đi sâu vào trọng tâm có hay không được HỖ TRỢ và vì sao?
Mình có một vài ý kiến về điều bạn vừa nêu (nếu bạn làm Dự án ở HN):
1/ Hộ gia đình đó sẽ được hưởng hỗ trợ ODDS cho 08 nhân khẩu vì: Theo Điều 39 QĐ 108/2009/QĐ-UBND áp dụng cho tất cả các đối tượng là hộ gia đình, cá nhân đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp và bao gồm cả các đối tượng ăn theo: người già, trẻ em đang trong độ tuổi đi học...
2/ Đối với "đất khai hoang" trong trường hợp này của bạn đã được UBND xã xác nhận: Đang sử dụng ổn định sản xuất NN, không tranh chấp , không vi phạm và đã được UBND xã xét duyệt + SD trước năm 1993 và hàng năm có đóng thuế đất nông nghiệp do vậy sẽ được hưởng đầy đủ các khoản bồi thường và hỗ trợ theo QĐ 108 đó là: Bồi thường về đất, bồi thường về tài sản trên đất, hỗ trợ ổn định đời sống (nếu chỉ có riêng đất khai hoang) tuy nhiên hộ gia đình sẽ không được hưởng hỗ trợ gấp 05 lần giá đất nông nghiệp theo QĐ tại điều 40.
Nếu: Trong trường hợp trên, hộ gia đình đủ điều kiện được giao đất nông nghiệp nhưng tại thời điểm năm 1993 vẫn chưa giao mà đang trực tiếp sản xuất trên đất khai hoang (sử dụng trước 1993) và được xác nhận: hiện tại đang sản xuất nông nghiệp trên mảnh đất đó thì sẽ được hưởng hỗ trợ Chuyển đổi nghề và tạo việc làm (theo khoản 1 điều 14 và Điều 16 của Thông tư số 14)
Xin nói thêm: Trước năm 1993 vẫn còn khái niệm đất khai hoang, chỉ sau thời điểm năm 1993 mới chuyển san khái niệm là đất chưa sử dụng hoặc đất chuyên dùng (chẳng han MNC, CLN,...)
3/ Hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương chính là hạn mức giao đất nông nghiệp tại thời điểm giao đất năm 1994 của chính địa phương đó. Đồng thời, để xét duyệt diện tích đất nông nghiệp được hỗ trợ tối đa về Chuyển đổi nghề và tạo việc làm = (Số nhân khẩu được giao đất + số nhân khẩu nông nghiệp phát sinh hiện đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp của hộ) x Hạn mức giao đất NN năm 1994.
Phần diện tích lớn hơn do: nhận chuyển nhượng từ hộ khác, được thừa kế (nếu có giấy tờ chứng minh) cũng được hưởng hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm.
Mong các bác chỉ giáo!
 
[SIZE="a"]
phương án giao đất là PA giao khi cấp đất cho các hộ nông dân theo chế độ khoán ngày xưa.
ý kiến riêng của bạn là thực tế tồn tại. tuy nhiên, vì chính sách của ta là "án tại hồ sơ" nên tất cả phải dựa trên giấy tờ xác minh chứ không theo thực tế.
--------------------------------
Đúng là dựa trên giấy tờ xác minh nhưng đó là giấy tờ quy định của pháp luật anh ạ chứ không phải là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giao cho dân hay là số liệu cấp đất của cấp xã. Đây là giới hạn lớn nhất mà nghị định của chính phủ quy định tại nghị định 181, 64, luật đất đai 2003 chứ anh nhỉ?[/SIZE]
 
[SIZE="a"]
Theo mình thấy, Khẩu để xét hưởng hỗ trợ gạo gồm:
1/ Khẩu được giao đất nông nghiệp trước đây.
2/ Khẩu phát sinh trong hộ: bao gồm: con, cháu, chắt,.... hiện đang đi học, đi nghĩa vụ QS, đang làm việc bên ngoài nhưng ko thuộc viên chức nhà nước đang làm nghề nông có trong hộ khẩu và phụ thuộc vào những người trực tiếp sản xuất nông nghiệp
Đối với trường hợp khẩu phát sinh hiện đang làm việc tại cơ quan nhà nước thì không được xét hỗ trợ gạo.
Mong các bác chỉ điểm thêm.
--------------------------------
Cảm ơn anh joanpille đã cho một câu trả lời tương đối chính xác. Nhân đây cũng mong anh giúp thêm một vấn đề như sau;
Năm 1994 khi giao đất cho hộ gia đình bà A thì lúc đó bà Acòn có con trai đang đi học nên con trai bà A cũng được xét giao đất như một nhân khẩu. Đến nay sau 17 năm con trai bà A đã xây dựng gia đình và tách hộ khẩu ra ở riêng. Như vậy con trai bà được xếp vào khẩu được giao đất trước đây thì có được tính hỗ trợ hay không?
Bây giờ con trai bà A đã lấy vợ và sinh con và họ cũng đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất mà bà A cho con trai nhưng chưa tách quyền sử dụng đất nên vẫn đứng tên bà A thì vợ và các con anh con trai bà A có được tính là nhân khẩu phát sinh sau cấp đất hay không?[/SIZE]
 
[COLOR=#a][SIZE="a"]
Mình có một vài ý kiến về điều bạn vừa nêu (nếu bạn làm Dự án ở HN):
[/COLOR]
[/SIZE]
[SIZE="a"][COLOR=#a]1/ Hộ gia đình đó sẽ được hưởng hỗ trợ ODDS cho 08 nhân khẩu vì: Theo Điều 39 QĐ 108/2009/QĐ-UBND áp dụng cho tất cả các đối tượng là hộ gia đình, cá nhân đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp và bao gồm cả các đối tượng ăn theo: người già, trẻ em đang trong độ tuổi đi học...[/COLOR][/SIZE]
[SIZE="a"][COLOR=#a]2/ Đối với "đất khai hoang" trong trường hợp này của bạn đã được UBND xã xác nhận: Đang sử dụng ổn định sản xuất NN, không tranh chấp , không vi phạm và đã được UBND xã xét duyệt + SD trước năm 1993 và hàng năm có đóng thuế đất nông nghiệp do vậy sẽ được hưởng đầy đủ các khoản bồi thường và hỗ trợ theo QĐ 108 đó là: Bồi thường về đất, bồi thường về tài sản trên đất, hỗ trợ ổn định đời sống (nếu chỉ có riêng đất khai hoang) tuy nhiên hộ gia đình sẽ không được hưởng hỗ trợ gấp 05 lần giá đất nông nghiệp theo QĐ tại điều 40.[/COLOR][/SIZE]
[SIZE="a"][COLOR=#a]Nếu: Trong trường hợp trên, hộ gia đình đủ điều kiện được giao đất nông nghiệp nhưng tại thời điểm năm 1993 vẫn chưa giao mà đang trực tiếp sản xuất trên đất khai hoang (sử dụng trước 1993) và được xác nhận: hiện tại đang sản xuất nông nghiệp trên mảnh đất đó thì sẽ được hưởng hỗ trợ Chuyển đổi nghề và tạo việc làm (theo khoản 1 điều 14 và Điều 16 của Thông tư số 14)[/COLOR][/SIZE]
[SIZE="a"][COLOR=#a]Xin nói thêm: Trước năm 1993 vẫn còn khái niệm đất khai hoang, chỉ sau thời điểm năm 1993 mới chuyển san khái niệm là đất chưa sử dụng hoặc đất chuyên dùng (chẳng han MNC, CLN,...) [/COLOR][/SIZE]
[SIZE="a"][COLOR=#a]3/ Hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương chính là hạn mức giao đất nông nghiệp tại thời điểm giao đất năm 1994 của chính địa phương đó. Đồng thời, để xét duyệt diện tích đất nông nghiệp được hỗ trợ tối đa về Chuyển đổi nghề và tạo việc làm = (Số nhân khẩu được giao đất + số nhân khẩu nông nghiệp phát sinh hiện đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp của hộ) x Hạn mức giao đất NN năm 1994.[/COLOR][/SIZE]
[SIZE="a"][COLOR=#a]Phần diện tích lớn hơn do: nhận chuyển nhượng từ hộ khác, được thừa kế (nếu có giấy tờ chứng minh) cũng được hưởng hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm.[/COLOR][/SIZE]
[SIZE="a"][COLOR=#a]Mong các bác chỉ giáo![/COLOR]
[/SIZE]
[SIZE="a"][COLOR=#a] -----------------------------[/COLOR][/SIZE]
[SIZE="a"][COLOR=#a]Theo anh thì:[/COLOR][/SIZE]
[SIZE="a"][COLOR=#a]2/ Đối với "đất khai hoang" trong trường hợp này của bạn đã được UBND xã xác nhận: Đang sử dụng ổn định sản xuất NN, không tranh chấp , không vi phạm và đã được UBND xã xét duyệt + SD trước năm 1993 và hàng năm có đóng thuế đất nông nghiệp do vậy sẽ được hưởng đầy đủ các khoản bồi thường và hỗ trợ theo QĐ 108 đó là: Bồi thường về đất, bồi thường về tài sản trên đất, hỗ trợ ổn định đời sống (nếu chỉ có riêng đất khai hoang) tuy nhiên hộ gia đình sẽ không được hưởng hỗ trợ gấp 05 lần giá đất nông nghiệp theo QĐ tại điều 40.[/COLOR][/SIZE]
[SIZE="a"][COLOR=#a]-------------[/COLOR][/SIZE]
[SIZE="a"]Anh joanpille thân mến! Anh có thể nói rõ hơn vấn đề trong ngoạc đơn mà anh đưa ra ( Nếu chỉ có riêng đất khai hoang) là thế nào hay không? Nếu gia đình tôi đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp và bị thu hồi cả đất được giao và đất khai hoang thì sao?
[COLOR=#a]Có phải Ý của anh cho rằng hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương là diện tích đất mà cấp UBND xã giao cho hộ gia đình cá nhân sử dụng trước đây đó cũng chính là diện tích ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà các hộ gia đình hiện có đúng không anh?[/COLOR][/SIZE]
[SIZE="a"][COLOR=#a]Xin anh lưu ý hạn mức giao đất nông nghiệp được quy định tại luật đất đai 2003, nghị định 181, nghị định 64 v.v.v .. hạn mức đó mới là hạn mức giao đất và nó là giới hạn lớn nhất mà hộ gia đình được nhận đất để sản xuất chính phủ quy định cấp cho hộ gia đình. Nói tóm lại là hạn mức quy định cho địa phương là cấp Tỉnh chứ không phải cấp xã vì trong một tỉnh có xã thì quỹ đất có nhiều thì giao cho hộ gia đình cá nhân nhiều, có xã quỹ đất có ít thì giao ít không thể lấy cái mốc đó để nói rằng đấy là hạn mức giao đất đâu anh nhỉ!Quỹ đất của các xã ven hà nội thì lấy đâu ra nhà nào được cấp những 1-2 ha Như gia đình tôi được cấp có 2 sào đất 2 nhân khẩu lao động và khai hoang thêm được 1,5 sào trước năm 1993 tổng có 3,5 sào thì làm sao lại cho đất khai hoang đó vượt hạn mức được đúng không anh?[/COLOR][/SIZE]
[SIZE="a"][COLOR=#a]Nếu cái hạn mức ở cấp xã này thì anh nhận chuyển nhượng từ người khác cũng có thể cho là vượt hạn hạn mức rồi chứ không thể nói riêng như vậy đâu anh nhỉ? [/COLOR][/SIZE]
[SIZE="a"][COLOR=#a]Xin anh cho ý kiến thêm về vấn đề này! mấy hôm rồi nhà đường truyền lỗi nên không kịp trả lời anh mong anh thông cảm![/SIZE][/COLOR]
 
Last edited by a moderator:
giấy tờ xác minh

[SIZE="a"]
--------------------------------
Đúng là dựa trên giấy tờ xác minh nhưng đó là giấy tờ quy định của pháp luật anh ạ chứ không phải là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giao cho dân hay là số liệu cấp đất của cấp xã. Đây là giới hạn lớn nhất mà nghị định của chính phủ quy định tại nghị định 181, 64, luật đất đai 2003 chứ anh nhỉ?[/SIZE]
trong các giấy tờ thì quan trọng nhất là giấy CNQSD đất.
tại một số địa phương, do chưa hoàn thành công tác cấp giấy CNQSD đất nên họ vẫn phải dựa vào phương án giao đất cho dân.
câu của bạn joanpille "chỉ có riêng đất khai hoang" tức là không có đất khác.
hạn mức giao đất và diện tích đất trên giấy CNQSD đất không phải là một
 
trong các giấy tờ thì quan trọng nhất là giấy CNQSD đất.
tại một số địa phương, do chưa hoàn thành công tác cấp giấy CNQSD đất nên họ vẫn phải dựa vào phương án giao đất cho dân.
câu của bạn joanpille "chỉ có riêng đất khai hoang" tức là không có đất khác.
hạn mức giao đất và diện tích đất trên giấy CNQSD đất không phải là một
---------------------------------------------
Xin chào anh naat!
Như vậy theo anh nếu ngoài đất khai hoang hộ gia đình đó họ còn bị thu hồi cả đất nông nghiệp được giao theo nghị định 64 thì diện tích đất khai hoang đó họ có được nhận hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp tạo việc làm hay không?
Hạn mức giao đất và diện tích ghi trên giấy CNQSDĐ không phải là 1 thì hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương là hạn mức nào thưa anh?
Xin chân thành cảm ơn anh!
icon10.gif
 
[SIZE="a"]
--------------------------------
Cảm ơn anh joanpille đã cho một câu trả lời tương đối chính xác. Nhân đây cũng mong anh giúp thêm một vấn đề như sau;
Năm 1994 khi giao đất cho hộ gia đình bà A thì lúc đó bà Acòn có con trai đang đi học nên con trai bà A cũng được xét giao đất như một nhân khẩu. Đến nay sau 17 năm con trai bà A đã xây dựng gia đình và tách hộ khẩu ra ở riêng. Như vậy con trai bà được xếp vào khẩu được giao đất trước đây thì có được tính hỗ trợ hay không?
Bây giờ con trai bà A đã lấy vợ và sinh con và họ cũng đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất mà bà A cho con trai nhưng chưa tách quyền sử dụng đất nên vẫn đứng tên bà A thì vợ và các con anh con trai bà A có được tính là nhân khẩu phát sinh sau cấp đất hay không?[/SIZE]
Đối với trường hợp bạn vừa nêu thì:
1/ Theo Quy định của Nhà nước thì tính hỗ trợ ổn định đời sống = gạo tính cho hộ gia đình được giao đất theo NĐ 64/CP.
2/ Con trai bà A đã tách khẩu ra ở riêng nhưng chưa tách Quyền sử dụng đất trong phương án giao đất (hay GCNQSDĐ) của hộ bà A nên số khẩu xét hưởng hỗ trợ bao gồm: Gia đình bà A, hộ khẩu nhà con trai bà A (gồm vợ, con,....cháu - nếu có).
 
Đối với trường hợp bạn vừa nêu thì:
1/ Theo Quy định của Nhà nước thì tính hỗ trợ ổn định đời sống = gạo tính cho hộ gia đình được giao đất theo NĐ 64/CP.
2/ Con trai bà A đã tách khẩu ra ở riêng nhưng chưa tách Quyền sử dụng đất trong phương án giao đất (hay GCNQSDĐ) của hộ bà A nên số khẩu xét hưởng hỗ trợ bao gồm: Gia đình bà A, hộ khẩu nhà con trai bà A (gồm vợ, con,....cháu - nếu có).
---------------------------------------
Cảm ơn anh joanpille !
Như vậy theo anh thì người nông dân khi bị thu hồi đất trong diện như con trai bà A nêu ở trên cán bộ GPMB không tính xét hỗ trợ cho họ thì họ có quyền khiếu kiện hay không? Và khi người dân khiếu kiện kéo dài chậm tiến độ dự án thì lỗi này sẽ phải quy trách nhiệm cho cá nhân tổ chức nào? Những cán bộ làm công tác GPMB thực thi chính sách làm việc không theo khuôn khổ pháp luật mà làm theo chủ ý cá nhân của mình thì có nên tự kiểm điểm lại bản thân ,có nên lên án hay không?
Xin cảm ơn!
 
hạn mức giao đất

---------------------------------------------
Hạn mức giao đất và diện tích ghi trên giấy CNQSDĐ không phải là 1 thì hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương là hạn mức nào thưa anh?
Xin chân thành cảm ơn anh!
icon10.gif
hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương là do quy định của địa phương về diện tích tối đa mà mỗi người làm nông nghiệp trực tiếp tại địa phương được nhận theo thời kỳ giao đất.
Diện tích ghi trên giấy CNQSD đất có thể có biến động do chia tách, sáp nhập, cho, nhận, mua bán, trao đổi,... nên hoàn toàn có thể khác với hạn mức giao đất
 
---------------------------------------
Cảm ơn anh joanpille !
Như vậy theo anh thì người nông dân khi bị thu hồi đất trong diện như con trai bà A nêu ở trên cán bộ GPMB không tính xét hỗ trợ cho họ thì họ có quyền khiếu kiện hay không? Và khi người dân khiếu kiện kéo dài chậm tiến độ dự án thì lỗi này sẽ phải quy trách nhiệm cho cá nhân tổ chức nào? Những cán bộ làm công tác GPMB thực thi chính sách làm việc không theo khuôn khổ pháp luật mà làm theo chủ ý cá nhân của mình thì có nên tự kiểm điểm lại bản thân ,có nên lên án hay không?Xin cảm ơn!

Đối với trường hợp bạn vừa nêu thì:
1/ Theo Quy định của Nhà nước thì tính hỗ trợ ổn định đời sống = gạo tính cho hộ gia đình được giao đất theo NĐ 64/CP.
2/ Con trai bà A đã tách khẩu ra ở riêng nhưng chưa tách Quyền sử dụng đất trong phương án giao đất (hay GCNQSDĐ) của hộ bà A nên số khẩu xét hưởng hỗ trợ bao gồm: Gia đình bà A, hộ khẩu nhà con trai bà A (gồm vợ, con,....cháu - nếu có).
việc con trai bà A tách khẩu nhưng chưa tách QSD đất thì phải dựa trên cơ sở phương án giao đất là cho hộ bà A. anh con trai bà A vẫn còn quyền SD đất thì anh ta được hưởng. Còn có phần cho mọi người trong hộ khẩu con trai bà A hay không thì còn phải xét lại cho kỹ vì đây là trường hợp không có trong quy định.
Mọi trường hợp không có trong quy định thì phải xin ý kiến của cấp có thẩm quyền chứ không thể kết luận vội vàng được.
gửi: manhhuyht1977. Bạn bức xúc với cán bộ làm công tác GPMB thì có thể hiểu được. nhưng bạn cũng nên xem lại một chút đi. ở VN không ai được đào tạo bài bản, kỹ lưỡng về GPMB cả. có chăng chỉ là một số buổi tập huấn ngắn thôi nên không phải ai cũng nắm hết các quy định của pháp luật.
làm thiếu 1 đồng của dân thì bị dân kiện. Trả thừa 1 đồng của Nhà nước thì đi tù:-w
 
hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương là do quy định của địa phương về diện tích tối đa mà mỗi người làm nông nghiệp trực tiếp tại địa phương được nhận theo thời kỳ giao đất.
Diện tích ghi trên giấy CNQSD đất có thể có biến động do chia tách, sáp nhập, cho, nhận, mua bán, trao đổi,... nên hoàn toàn có thể khác với hạn mức giao đất
-------------------------------

Về hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương là do quy định tại đia phương về diện tích tối đa mà mỗi người làm nông nghiệp trực tiếp tại địa phương được nhận theo thời kỳ giao đất như anh đã nói là rất đúng rồi nhưng ở đây có một điều khó hiểu là " Hạn mức giao giao đất tại địa phương" là hạn mức quy định tại văn bản pháp luật nào? Danh từ " Địa phương" thì có người hiểu là trong một Tỉnh, Thành phố có người hiểu là một Huyện, thị xã hay có người còn hiểu là 1 Xã, Phường cụ thể chứ chưa nói đến 1 Huyện như vậy theo anh hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương là hạn mức tối đa quy định cụ thể cho cấp hành chính nào? Tỉnh, Thành phố hay cấp Huyện Thị anh nhỉ?
XIn ý kiến đóng góp của anh cụ thể hơn xin chân thành cảm ơn anh!
 
Last edited by a moderator:
việc con trai bà A tách khẩu nhưng chưa tách QSD đất thì phải dựa trên cơ sở phương án giao đất là cho hộ bà A. anh con trai bà A vẫn còn quyền SD đất thì anh ta được hưởng. Còn có phần cho mọi người trong hộ khẩu con trai bà A hay không thì còn phải xét lại cho kỹ vì đây là trường hợp không có trong quy định.
Mọi trường hợp không có trong quy định thì phải xin ý kiến của cấp có thẩm quyền chứ không thể kết luận vội vàng được.
gửi: manhhuyht1977. Bạn bức xúc với cán bộ làm công tác GPMB thì có thể hiểu được. nhưng bạn cũng nên xem lại một chút đi. ở VN không ai được đào tạo bài bản, kỹ lưỡng về GPMB cả. có chăng chỉ là một số buổi tập huấn ngắn thôi nên không phải ai cũng nắm hết các quy định của pháp luật.
làm thiếu 1 đồng của dân thì bị dân kiện. Trả thừa 1 đồng của Nhà nước thì đi tù:-w
-------------------------------------
Thật lòng xin lỗi anh cũng như tất cả những người đang làm công tác GPMB vì sự bức súc mà có đi quá xa nhưng đúng là mình thấy cán bộ làm công tác GPMB địa phương mình làm việc rất quan liêu.
I. Khi thực hiện theo QĐ 18/2008/QĐ-UBND TP hà nội cũ thì trả lời đất khai hoang trước 15/10/1993 không được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất vì tai khoản 1 điều 39 ghi là

1. Hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi đất nông nghiệp được giao thì được hỗ trợ ổn định đời sống là 35.000đ/m2 (Ba mươi lăm ngàn đồng tiền một mét vuông đất).
Có nghĩa là chỉ đất nông nghiệp được giao mới được hỗ trợ ổn định đời sống.
Và đến khi thực hiện QĐ108/2009/QĐ-UBND tp Hà nội thì họ lại dựa vào lý do thế này:
1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại khoản 1 Điều 13 của bản quy định này (không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 13 của bản quy định này), có đủ một trong các điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 7 của bản quy định này thì được hỗ trợ bằng tiền để chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng 05 lần giá đất nông nghiệp quy định đối với diện tích đất nông nghiệp thực tế bị thu hồi nhưng tối đa không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương (diện tích tính hạn mức bao gồm cả diện tích đất đã thu hồi trước đây).
Thế là họ lại dựa vào "hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương" mà trong đó họ cho là hạn mức giao đất nông nghiệp này chính là diện tích mà trước đây nhà nước đã giao đất cho hộ gia đình cá nhân, được cấp GCNQSDĐ còn đất khai hoang đánh vào diện đất ngoài hạn mức!
II. Riêng về vấn đề con trai bà A và gia đình riêng của anh ấy có hay không được hỗ trợ khi mà anh ấy đã tách khẩu ra ở riêng thì ngay từ đầu mình vẫn đưa ra cụ thể là trước đây anh ấy được cấp đất cùng trong sổ của bà A và khi lấy vợ anh ấy mới tách khẩu .
-Tại điểm a khoản 1 Điều 14 thông tư số 14/2009/TT-BTNMT quy định đối tượng đượng hưởng hỗ trợ thì anh ấy là một cá nhân trong một hộ gia đình khi giao đất
- Tại điểm b, c khoản 1 Điều 14 thông tư số 14/2009/TT-BTNMT quy định thì vợ và các con anh ấy là các đối tượng đủ điều kiện để giao đất nông nghiệp (trên thực tế họ cũng là những nhân khẩu đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp) nhưng chưa được giao đất nông nghiệp nhưng hiện đang cùng sử dụng đất nông nghiệp của anh ấy được giao nên có thể cho rằng họ là những nhân khẩu phát sinh sau khi giao đất hay đang sử dụng đất được nhận tặng cho từ phía anh ấy hay không?

Trên đây là ý kiến của cá nhân mình qua đọc và hiểu không biết có gì sai hay không mong anh cho ý kiến Xin chân thành cảm ơn anh!
 
Last edited by a moderator:
-------------------------------

Về hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương là do quy định tại đia phương về diện tích tối đa mà mỗi người làm nông nghiệp trực tiếp tại địa phương được nhận theo thời kỳ giao đất như anh đã nói là rất đúng rồi nhưng ở đây có một điều khó hiểu là " Hạn mức giao giao đất tại địa phương" là hạn mức quy định tại văn bản pháp luật nào? Danh từ " Địa phương" thì có người hiểu là trong một Tỉnh, Thành phố có người hiểu là một Huyện, thị xã hay có người còn hiểu là 1 Xã, Phường cụ thể chứ chưa nói đến 1 Huyện như vậy theo anh hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương là hạn mức tối đa quy định cụ thể cho cấp hành chính nào? Tỉnh, Thành phố hay cấp Huyện Thị anh nhỉ?
XIn ý kiến đóng góp của anh cụ thể hơn xin chân thành cảm ơn anh!
hạn mức ở đây do địa phương quy định chi tiết đến cấp xã phường. là do đặc thù của từng cấp khác nhau nên sẽ có quy định khác nhau
VD: cấp tỉnh sẽ quy định cho cấp huyện về hạn mức của huyện
cấp huyện sẽ cân đối lại trên cơ sở quỹ đất cấp xã phường để giao lại cho các hộ.
Chính vì vậy từng địa phương khác nhau sẽ có hạn mức khác nhau.
 
phải áp dụng cho trường hợp cụ thể

-------------------------------------

II. Riêng về vấn đề con trai bà A và gia đình riêng của anh ấy có hay không được hỗ trợ khi mà anh ấy đã tách khẩu ra ở riêng thì ngay từ đầu mình vẫn đưa ra cụ thể là trước đây anh ấy được cấp đất cùng trong sổ của bà A và khi lấy vợ anh ấy mới tách khẩu .
-Tại điểm a khoản 1 Điều 14 thông tư số 14/2009/TT-BTNMT quy định đối tượng đượng hưởng hỗ trợ thì anh ấy là một cá nhân trong một hộ gia đình khi giao đất
- Tại điểm b, c khoản 1 Điều 14 thông tư số 14/2009/TT-BTNMT quy định thì vợ và các con anh ấy là các đối tượng đủ điều kiện để giao đất nông nghiệp (trên thực tế họ cũng là những nhân khẩu đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp) nhưng chưa được giao đất nông nghiệp nhưng hiện đang cùng sử dụng đất nông nghiệp của anh ấy được giao nên có thể cho rằng họ là những nhân khẩu phát sinh sau khi giao đất hay đang sử dụng đất được nhận tặng cho từ phía anh ấy hay không?

Trên đây là ý kiến của cá nhân mình qua đọc và hiểu không biết có gì sai hay không mong anh cho ý kiến Xin chân thành cảm ơn anh!
việc vợ con anh con trai bà a có thuộc đối tượng hỗ trợ không thì phải áp dụng cho trường hợp cụ thể.
VD: anh A đã chuyển hẳn hộ khẩu sang địa phương khác không liên quan đến dự án đang GPMB. Vợ con anh ta làm nông nghiệp và đã được giao đất ở nơi khác,.. thì không thể áp dụng hỗ trợ.
thứ 2 hiểu thế nào là nhân khẩu phát sinh sau giao đất:
- nếu phát sinh sau giao đất mà vẫn chưa tách hộ thì được nhận hỗ trợ
- phát sinh sau giao đất mà tách hộ thì không có cơ sở nhận hỗ trợ. Lý do: phương án giao đất là cho bà A với tư cách là đại diện cho những người sử dụng đất trong hộ. anh con trai có quyền lợi với đất thì anh ta hưởng. những người khác trong hộ cũng thế. còn khi đã tách hộ thì câu chuyện không còn như vậy nữa. những người khác chỉ là liên đới quyền lợi. mà hiện nay việc hỗ trợ cho những người liên đới quyền lợi chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện.
Nếu làm như bạn nói, tức là những người trong hộ khẩu của anh con trai này đều có quyền lợi thì tôi xung phong nhập khẩu với anh ta. quyền lợi chia đôi. OK?
 
việc vợ con anh con trai bà a có thuộc đối tượng hỗ trợ không thì phải áp dụng cho trường hợp cụ thể.
VD: anh A đã chuyển hẳn hộ khẩu sang địa phương khác không liên quan đến dự án đang GPMB. Vợ con anh ta làm nông nghiệp và đã được giao đất ở nơi khác,.. thì không thể áp dụng hỗ trợ.
thứ 2 hiểu thế nào là nhân khẩu phát sinh sau giao đất:
- nếu phát sinh sau giao đất mà vẫn chưa tách hộ thì được nhận hỗ trợ
- phát sinh sau giao đất mà tách hộ thì không có cơ sở nhận hỗ trợ. Lý do: phương án giao đất là cho bà A với tư cách là đại diện cho những người sử dụng đất trong hộ. anh con trai có quyền lợi với đất thì anh ta hưởng. những người khác trong hộ cũng thế. còn khi đã tách hộ thì câu chuyện không còn như vậy nữa. những người khác chỉ là liên đới quyền lợi. mà hiện nay việc hỗ trợ cho những người liên đới quyền lợi chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện.
Nếu làm như bạn nói, tức là những người trong hộ khẩu của anh con trai này đều có quyền lợi thì tôi xung phong nhập khẩu với anh ta. quyền lợi chia đôi. OK?
---------------------
Cảm ơn anh về giải thích kỹ lưỡng mà anh đã đưa ra!
Có một điều mong anh cho ý kiến giúp là:
1- Tất nhiên là anh con trai bà A tách hộ khẩu nhưng vẫn cùng địa phương vì mình đã nói anh ấy vẫn đang cùng vợ con trực tiếp sản xuất trên đất nông nghiệp của mình được giao trước đây tai địa phương.
2- Hình như anh nói "tôi xung phong nhập hộ khẩu với anh ta, quyền lợi chia đôi" Có nghĩa là anh cho rằng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 thông tư số 14/2009/TT-BTNMT có phần không đúng hay sao?
Xin cụ thể với anh như sau để anh rõ hơn nhé:
- Hỗ trợ của nhà nước chỉ giành riêng cho những hộ gia đình, cá nhân hiện đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp khi bị nhà nước thu hồi đất; cho nên nếu anh không phải là đối tượng này thì anh cũng không được nhận hỗ trợ cho dù anh là con em trong hộ con trai bà A!
- Nếu anh đủ điều kiện để xin nhập hộ khẩu vào gia đình con trai bà A mà bản thân anh hiện đang sản xuất nông nghiệp tại địa phương quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 thông tư số 14/2009 như sau:
c) Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng đủ điều kiện được giao đất nông nghiệp theo quy định tại điểm a khoản này nhưng chưa được giao đất nông nghiệp và đang sử dụng đất nông nghiệp do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho, khai hoang theo quy định của pháp luật, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi xác nhận là đang trực tiếp sản xuất trên đất nông nghiệp đó.
Nếu anh cũng làm được những việc như vợ và con của anh con trai bà A và được UBND cấp xã xác nhận là đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp tại địa phương thì chắc chắn anh cũng tự phải đòi hỏi quyền lợi của mình thôi anh nhỉ.

Anh naat thân mến! Luật của chính phủ mà lại là chính phủ của tầng lớp công nông mang tên cộng sản thì không thể đùa được đâu anh nhé? Có chăng chỉ là do thời nay tham nhũng ở mọi cấp mọi nơi nên mới phát sinh nhiều vấn đề phức tạp thế thôi chứ thời cụ Hồ mà anh đòi anh xin nhập hộ khẩu vào nhà anh con trai bà A rồi đòi ăn chia thì ông Hồ có khi ông sử bắn anh ngay ấy chứ!
icon10.gif

Mong anh bỏ quá cho nhé mình nói vui tếu táo một tý để anh hiểu thôi. Trong các văn bản pháp luật như nghị định 64/1993/NĐ-CP; nghị định 84/2007/NĐ-CP; NĐ69/2009/NĐ-CP .... Thì hình như đều thể hiện và phân định rõ giữa hộ gia đình và từng cá nhân trong hộ gia đình đó!
Hộ gia đình ý muốn thể hiện cái chung trong một sổ hộ khẩu và cá nhân ý muốn thể hiện tưng nhân khẩu trong sổ hộ khẩu đó. Bà A chỉ là một nhân khẩu chủ thể đại diện cho các nhân khẩu khác trong gia đình lúc đó chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đứng tên trên các giấy tờ, sổ sách....thể hiện quyền lợi nghĩa vụ... của một "tập thể" con người trong nhà bà ấy. Nhưng xét về quyền lợi của mỗi người thì giữa bà A và những thành viên trong gia đình thì quyền lợi như nhau không có sự khác biệt. Chúng ta không thể nói rằng vì GCNQSDĐ đứng tên bà A mà chỉ biết bà A mà không xét đến những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong gia đình bà ấy!
Trên đây là một số ý kiến của riêng mình không biết có đúng hay không mong anh cho ý kiến!
icon10.gif
 
hạn mức ở đây do địa phương quy định chi tiết đến cấp xã phường. là do đặc thù của từng cấp khác nhau nên sẽ có quy định khác nhau
VD: cấp tỉnh sẽ quy định cho cấp huyện về hạn mức của huyện
cấp huyện sẽ cân đối lại trên cơ sở quỹ đất cấp xã phường để giao lại cho các hộ.
Chính vì vậy từng địa phương khác nhau sẽ có hạn mức khác nhau.
-------------------------
Cảm ơn anh naat đã cho ý kiến về vấn đề hạn mức giao đất!
Mong anh tham khảo một số quy định của chính phủ tại
NĐ64


Điều 5.
Hạn mức đất nông nghiệp của mỗi hộ gia đình ở từng địa phương được quy định như sau:
1. Đối với đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm:
a) Các tỉnh Minh Hải, Kiên Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Tây Ninh, Sông Bé, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh, không quá 3 hécta;
b) Các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương khác, không quá 2 hécta.
2. Đối với đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm:
a) Các xã đồng bằng không quá 10 hécta.
b) Các xã trung du, miền núi không quá 30 hécta.
3. Đối với đất trống, đồi núi trọc, đất khai hoang, lấn biển thì hạn mức của hộ, cá nhân sử dụng do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định, căn cứ vào quỹ đất của địa phương và khả năng sản xuất của họ, đảm bảo thực hiện chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng các loại đất này vào mục đích sản xuất nông nghiệp.
luật đất đai 2003
Điều 70. Hạn mức giao đất nông nghiệp
1. Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá ba héc ta đối với .
2. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá mười héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá ba mươi héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
3. Hạn mức giao đất rừng phòng hộ, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá ba mươi héc ta đối với mỗi loại đất.
4. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá năm héc ta.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm là không quá năm héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá hai mươi lăm héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì tổng hạn mức giao đất rừng sản xuất là không quá hai mươi lăm héc ta.
5. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao cả đất rừng phòng hộ và đất rừng sản xuất thì tổng hạn mức giao đất rừng phòng hộ và đất rừng sản xuất không quá năm mươi (50) ha.
6. Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc cho hộ gia đình, cá nhân để cải tạo, đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp không quá hạn mức giao đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này. Diện tích đất trống, đồi núi trọc được giao không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân.
7. Căn cứ vào quỹ đất và tình hình thực tế tại địa phương, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định hạn mức giao đất cụ thể đối với các trường hợp quy định tại Điều này và quy định hạn mức giao đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất cho cộng đồng dân cư.của .
Nghị định 181
Điều 69. Hạn mức giao đất nông nghiệp
1. Hạn mức giao
đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối của mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá ba (03) ha cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long; không quá hai (02) ha cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.
2. Hạn mức giao
đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối thuộc vùng đệm của rừng đặc dụng cho mỗi hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 70 của Luật Đất đai và khoản 1 Điều này.
3.
Đối với diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ở ngoài xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng, nếu là đất được giao không thu tiền sử dụng đất thì được tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp của mỗi hộ gia đình, cá nhân.
Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi
đã giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân gửi thông báo cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi hộ gia đình, cá nhân đó đăng ký hộ khẩu thường trú để tính hạn mức giao đất nông nghiệp.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch nhưng không quá hạn mức giao đất quy định tại khoản 5 Điều 70 của Luật Đất đai.
5. Diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân do nhận chuyển nhượng, thuê, thuê lại, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất từ người khác, nhận khoán, được Nhà nước cho thuê đất không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
- Trên các văn bản pháp luật của chính phủ đã quy định cụ thể giới hạn tối đa hạn mức giao đất nông nghiệp đến cho từng hộ gia đình, cá nhân ở từng địa phương thành phố, tỉnh . Cấp Tỉnh Thành phố chỉ có quyền căn cứ vào quỹ đất nông nghiệp hiện có ở từng địa phương để tính toán hạn mức giao đất cụ thể cho các cá nhân lao động sản xuất NN tại địa phương. Vì lý do quỹ đất NN của mỗi địa phương khác nhau.
-Như vậy theo anh hạn mức quy định trong NĐ 69 để tính diện tích xét hỗ trợ có phải là hạn mức quy định trong các nghị định trước đó NĐ64,181 luật đất đai 2003 cho các tỉnh thành hay không? Xin anh lưu ý những chỗ mình bôi chữ đậm. Xin chân thành cảm ơn anh!
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top