manhhuyht1977
Thành viên năng động
- Tham gia
- 1/8/08
- Bài viết
- 61
- Điểm tích cực
- 0
- Điểm thành tích
- 6
- Tuổi
- 47
Chào anh naat thân mến!thực ra giao khoán ruộng đất là theo từng thời kỳ của NN để ổn định kinh tế, làm cho người cày có ruộng.
Bắt đầu cải cách từ năm 86 (lúc này mình còn bé nên cũng không biết rõ), chúng ta có chế độ khoán 10 (10 năm). 10 năm thì rất nhanh nên mới tiếp tục khoán 20 năm theo NĐ64 tiếp đến là NĐ163. Việc tính toán để phân chia lại ruộng đất là theo chính sách của Đảng nên em không lạm bàn chứ không phải lúc nào tăng khẩu cũng phải chia lại.
Còn việc khai hoang thì mình phải nói thêm thế này:
Đất chưa đưa vào sử dụng (chưa có kế hoạch, chưa có QH) thì không có căn cứ để giao đất vì thế người dân đưa vào sử dụng thì chỉ có thể coi là tạm giao. Mà đất tạm giao cũng giống đất thuê hàng năm trả tiền hàng năm là khi thu hồi đất chỉ được đền bù tài sản trên đất.
Mình cũng đã nói, khi có kế hoạch, QH sử dụng đất thì người dân có quyền xin công nhận quyền sử dụng đất mà đang khai thác ngoài đất đã giao, lúc này để nhận được QSD đất thì phải có nghĩa vụ với NN. Tuy nhiên vì lý do nào đó mà người dân không làm thủ tục này thì sẽ không được bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Bởi vì khi đó trên danh nghĩa thì NN vẫn là chủ thể quản lý đất đó.
Việc xử lý đối với đất ngoài hạn mức giao đất thì luật và các vb hướng dẫn bạn cũng nắm rõ. mình nói thêm:
Tại sao chỉ bồi thường với đất trong hạn mức giao đất: chính là do "chính sách công bằng" của NN. Tại sao cùng một địa phương mà ông này lại lắm đất hơn ông kia? có thể do bạn mua lại đất, có thể bạn được cho tặng, thừa kế. Nhưng với NN thì bạn phải bình đẳng với tất cả mọi người. Tức là nhà bạn có 4 người thì phần hợp lý của bạn cũng chỉ bằng nhà khác có 4 người thôi. NN không khuyến khích việc tập trung đất đai bởi vì làm thế sẽ làm tăng chênh lệch giàu nghèo. Người giàu vung tiền mua hết đất của người nghèo. người nghèo bán đất là mất đi tư liệu SX lại càng nghèo thêm. Đây chính là việc quay lại chế độ địa chủ ngày xưa mà chúng ta phải mất bao cuộc cách mạng để xóa bỏ. Và đây là cơ sở để NN đặt ra hạn mức giao đất. Bạn hoàn toàn có quyền mở rộng đất đai để mở rộng sản xuất một cách hợp pháp. Tuy nhiên phần hợp lý của bạn lại chỉ nằm trong hạn mức giao đất mà thôi.
P/S: mình không phải Đảng viên, cũng không làm việc cho cơ quan NN đâu đấy.
Theo như ý kiến của anh thì:
thực ra giao khoán ruộng đất là theo từng thời kỳ của NN để ổn định kinh tế, làm cho người cày có ruộng.
Bắt đầu cải cách từ năm 86 (lúc này mình còn bé nên cũng không biết rõ

Nói tóm lại là nhà nước khi giao đất đến từng hộ gia đình cá nhân sử dụng lâu dài nhằm mục đích khuyến khích người nông dân tự đầu tư vào cải tạo,chuyển đổi mục đích cây trồng để tăng năng suất, thúc đẩy nền kinh tế hộ gia đình,xã hội theo khuôn khổ pháp luật. Như vậy không thể căn cứ theo hạn mức giao đất của 17 năm về trước mà tính toán cho hiện tại mà phải lấy số nhân khẩu hiện tại đang trực tiếp sản xuất nn dựa trên căn bản là hạn mức giao đất cũ để tính toán vì thế tại Điều 14 thông tư hướng dẫn chi tiết thực hiện nghị định 69 đã quy định rõ các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ ổn định đời sống phân ra làm 3 loại:
-loại thứ nhất là những người đang trực tiếp sản xuất nn được nhà nước cấp đất theo nghị định 64, 02, 85 .v.vv
-loại thứ 2 là nhân khẩu phát sinh sau khi cấp đất trong hộ gia đình đã được cấp đất theo các nghị định nêu tại loại thứ nhất
-loại thứ 3 là những hộ đủ điều kiện được cấp đất nhưng chưa được cấp hiện đang sử dụng đất do nhận chuyển nhương thừa kế khai hoang theo quy định pháp luật
---> Chung quy lại: Tất cả những người đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp đều được hỗ trợ. Điều này là tạo nên sự bình đẳng trong xã hội. Vì sao lai phải căn cứ vào hạn mức giao đất nn tại địa phương điều này là vì sự công bằng.
Về vấn đề đất khai hoang theo anh thì:
Còn việc khai hoang thì mình phải nói thêm thế này:
Đất chưa đưa vào sử dụng (chưa có kế hoạch, chưa có QH) thì không có căn cứ để giao đất vì thế người dân đưa vào sử dụng thì chỉ có thể coi là tạm giao. Mà đất tạm giao cũng giống đất thuê hàng năm trả tiền hàng năm là khi thu hồi đất chỉ được đền bù tài sản trên đất.
Mình cũng đã nói, khi có kế hoạch, QH sử dụng đất thì người dân có quyền xin công nhận quyền sử dụng đất mà đang khai thác ngoài đất đã giao, lúc này để nhận được QSD đất thì phải có nghĩa vụ với NN. Tuy nhiên vì lý do nào đó mà người dân không làm thủ tục này thì sẽ không được bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Bởi vì khi đó trên danh nghĩa thì NN vẫn là chủ thể quản lý đất đó.
Điều này cũng phải tranh luận với anh thế này:
Chính vì đất khai hoang chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên chính phủ mới phân định rõ các trường hợp được bồi thường hỗ trợ quy định cụ thể rõ ràng:
- Đất chưa có giấy tờ nhưng sử dụng trước 15/10/1993 được bồi thường hỗ trợ ra sao...
- Đất không có giấy tờ sử dụng sau 15/10/1993 thì bồi thường hỗ trợ ra sao?
Dựa trên những gì em đã phân tích rất rõ ở trên hy vọng anh tham khảo và đưa ra chính kiến của mình dựa trên văn bản quy phạm pháp luật.
Cuối cùng là vấn đề:
Tại sao chỉ bồi thường với đất trong hạn mức giao đất: chính là do "chính sách công bằng" của NN. Tại sao cùng một địa phương mà ông này lại lắm đất hơn ông kia? có thể do bạn mua lại đất, có thể bạn được cho tặng, thừa kế. Nhưng với NN thì bạn phải bình đẳng với tất cả mọi người. Tức là nhà bạn có 4 người thì phần hợp lý của bạn cũng chỉ bằng nhà khác có 4 người thôi. NN không khuyến khích việc tập trung đất đai bởi vì làm thế sẽ làm tăng chênh lệch giàu nghèo. Người giàu vung tiền mua hết đất của người nghèo. người nghèo bán đất là mất đi tư liệu SX lại càng nghèo thêm. Đây chính là việc quay lại chế độ địa chủ ngày xưa mà chúng ta phải mất bao cuộc cách mạng để xóa bỏ. Và đây là cơ sở để NN đặt ra hạn mức giao đất. Bạn hoàn toàn có quyền mở rộng đất đai để mở rộng sản xuất một cách hợp pháp. Tuy nhiên phần hợp lý của bạn lại chỉ nằm trong hạn mức giao đất mà thôi.
Nếu anh đã đưa ra được chính kiến như trên thì có phải đất anh đi mua là đất vượt hạn mức hay không(chỉ nói riêng trường hợp anh đã được giao đất theo ND 64 rồi thôi, còn trường hợp anh đủ điều kiện được giao đất nhưng chưa được giao hoặc do phát sinh quy định tại mục b và c khoản 1 Điều 14 thông tư hướng dẫn số 14 mà em đã trích dẫn ở trên thì lại hoàn toàn khác) ?
Trên đây là tất cả những chính của em dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước đang thực hiện. Hy vọng anh bớt chút thời gian cùng em tìm hiểu tranh luận để có một kết luận thật công bình! Chúc anh luôn mạnh khỏe hạnh phúc!
