Kỹ sư định giá có phải là Quantity surveyor

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.579
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Kỹ sư định giá có phải là Quantity surveyor ?

Trong Nghị định 99 của Chính phủ mới ban hành có đề cập đến Kỹ sư định giá xây dựng. Có nhiều người hỏi TA về vấn đề này. Có người hỏi để lo trang bị kiến thức cho cá nhân mình nhằm đáp ứng yêu cầu mới. Có người hỏi để dự trù kế hoạch nhân lực cho doanh nghiệp mình.
Thực ra từ khi học ở trường ĐH, TA đã được nghe các thầy nói về chức danh (hay nghề !? ) Quantity Surveyor (QS) và năng lực của những người làm công việc này. TA thần tượng QS bởi vì những việc họ có thể làm và mức lương họ hưởng.
Theo TA chức danh QS, Kỹ sư định giá xây dựng và kỹ sư kinh tế xây dựng (có lẽ cả các cử nhân nữa) có sự tương đồng và rất gần với nhau. Chính vì ấp ủ vấn đề này từ lâu nên nếu bạn để ý những vấn đề trình bày trên Giá xây dựng có định hướng tới các vấn đề này và chuẩn bị cho đích ngắm đó.
Nói một cách hình tượng: nếu bạn thông thuộc từng ngóc ngách, từng căn phòng, đường đi lối lại trên Ngôi nhà xây dựng bạn sẽ không lo lắng gì cho chứng chỉ Kỹ sư định giá cả (nếu khả năng của bạn vượt ra ngoài tất cả các vấn đề được đề cập đó nữa thì bạn sẽ ghi tên vào danh sách các Kỹ sư định giá số 1).
Để nghiên cứu sâu về vấn đề này chúng ta đi từ nghiên cứu Quantity Surveyor (QS): (tài liệu sau tham khảo từ Wikipedia)
Quantity surveyor

A Quantity Surveyor (QS) is a professional person working within the construction industry. The role of the QS is, in general terms, to manage and control costs within construction projects and may involve the use of a range of management procedures and technical tools to achieve this goal.
The profession developed during the 19th century from the earlier "Measurer", a specialist tradesman (often a guild member), who prepared standardised schedules for a building project in which all of the construction materials, labour activities and the like were quantified and against which competing builders could submit priced tenders. Because the tenders were each based on the same schedule of information, they would be easily compared to find the most suitable candidate.
The professional institution with which most English-speaking Quantity Surveyors are affiliated is the UK based Royal Institution of Chartered Surveyors (RICS) and Institution of Civil Engineering surveyors (ICES).
Although all QSs will have followed a similar course of education and training (for those entering the profession today, this is usually to degree level), there are many areas of specialisation in which a QS may concentrate. The main distinction amongst QSs is between:
  1. Those who carry out work on behalf of a client organisation: often known as a "Professional Quantity Surveyor", "Professional QS" or "PQS".
  2. Those who work for construction companies: often known as a "Contractor's Quantity Surveyor".
The Consultant Quantity Surveyor
The functions of the Consultant Quantity Surveyor (traditionally referred to as the Professional Quantity Surveyor) are broadly concerned with the control of the cost on construction projects. The methods employed, however, cover a range of activities which may include cost planning, value engineering, feasibility studies, cost benefit analysis, lifecycle costing, valuation, and cost estimation. Some senior quantity surveyors are known as construction economists, cost engineers or construction managers.
Quantity surveyors control construction costs by accurate measurement of the work required, the application of expert knowledge of costs and prices of work, labour, materials and plant required, an understanding of the implications of design decisions at an early stage to ensure that good value is obtained for the money to be expended.
The technique of measuring quantities from drawings and specifications prepared by designers, principally architects and engineers, in order to prepare Tender/Contract Documents, is known in the industry as taking off. The quantities of work taken off typically are used to prepare bills of quantities, which usually are prepared in accordance with a published standard method of measurement as agreed to by the QS profession and representatives of the construction industry.

The Contractor's Quantity Surveyor

The Contractor's QS is responsible for the performance of operations that mirror those of the Owner's QS; i.e, the measurement and pricing of construction work, but specifically that actually performed by the Contractor (and the Contractor's Subcontractors) as opposed to the construction work described and measured in the Construction Contract between the Owner and the Contractor. Such a difference in quantity of work may arise from Changes required by an Owner, or by an Architect or Engineer on an Owner's behalf. Typically, the settlement of a change (often referred to in a contract as a 'Variation'). (see, the following reference sources: "Fundamentals of Construction Estimating and Cost Accounting," by Keith Collier (2nd ed.) (Prentice-Hall, 1987); "Construction Contracts," by Keith Collier (3rd ed.) (Prentice-Hall, 2001) These two texts each contain a comprehensive Glossary.
Some contractors and others may attempt to rely on a general Accountant to deal with construction costs, but usually this is not effective, primarily because an Accountant does not have the technical knowledge to accurately allocate costs to specific items of work performed, especially at times prior to the particular work's completion as required to make accurate assessment of the amounts to be paid to the Contractor during the course of the work.
In the USA, instead of the title Quantity Surveyor, the appropriate title used may be Cost Engineer (see note below re: Titles).

Pop Culture

This fairly obscure profession is familiar to some who would otherwise not have heard of it because it is referenced twice in sketches by Monty Python:
  1. In "Bookshop Sketch" the sketch ends when a bookshop owner, infuriated by a troublesome customer's requests for ridiculous books, is able to satisfy the customer's request for "Ethel the Aardvark Goes Quantity Surveying" (this sketch was originally from "At Last the 1948 Show" but was performed by Monty Python on stage).
  2. In "Bicycle Repairman", in which everyone is a Superman but no one can repair a bicycle, the Python team parody the famous "Is it a bird? Is it a plane? No it's Superman!", line with "Oh look - is it a Stockbroker? Is it a Quantity Surveyor? Is it a Church Warden? No! It's Bicycle Repairman!"
In series 2 of "A Bit of Fry and Laurie", the "Dancersize" sketch features Stephen Fry pretending to be a Quantity Surveyor, using the line "Good morning, do you have any quantities for me to survey?"
In Not the Nine O'Clock News, there is a sketch lampooning Ask The Family, in which the Brainie and Smaughtarse families (played by the exact same actors in different costumes) are all Quantity Surveyors.
In "Blackpool" David Tennant's character, DI Tyler, hides his true occupation from the chief suspect's wife (with whom he is flirting) by saying, "I'm a Quantity surveyor." He goes on to ask if there is a more boring sentence in the English language. Later, in a rendezvous with said wife, she takes him to an underground aquarium because she thinks a QS would find that interesting (??).

Note

The use of the term "Professional QS" with regard to surveyors who work on behalf of a client does not indicate that those surveyors are, in some way, more professional than their counterparts working in construction companies, it is more a reflection of the fact that in the past it was less likely for a contractor's QS to become a member of a Professional body. As the number of contractor's QSs holding memberships of Professional organisations has increased, the "Professional QS" tag has become somewhat archaic although it continues in use as an easy identifier for those working on behalf of a client.
It is also worth noting that the current 'god' of quantity surveying is a lad by the name of Mike Hope.

Nếu mong có chứng chỉ Kỹ sư định giá đúng nghĩa, có lẽ đọc hiểu được tài liệu tiếng Anh nói trên không thành vấn đề với bạn. Tuy nhiên, TA sẽ cố gắng thu xếp thời gian để dịch sang tiếng Việt vì có thể có nhiều nhà Quản lý còn muốn biết.
 
Last edited by a moderator:
T

td.bitexco

Guest
Mình xin đóng góp thêm một vài nhận định đối với vị trí QS.

Theo quan sát và nhận định của riêng mình thì vị trí QS thường hiện diện trong một Dự án có nguồn vốn nước ngoài (WB, ADB....), Với vai trò làm công tác kiểm soát khối lượng và thanh quyết toán khối lượng, vị trí này nằm trong đơn vị tư vấn của Dự án.

Nấu bạn nào đã từng làm Dự án của WB hay ADB thì thấy điều này rất rõ, trong một phạm vi hẹp của Dự án mình mô tả cụ thể hơn về công việc chủ yếu của QS như sau :

1. Cập nhật thường xuyên các báo cáo giám sát của kỹ sư tư vấn hiện trường.
2. Tính toán, so sánh, đối chiếu khối lượng giữa báo cáo xác nhận khối lượng thực hiện tại hiện trường với khối lượng theo thiết kế và khối lượng theo báo cáo kết quả thí nghiệm (công tác tính toán này mang tích chất thường xuyên và liên tục trong quá trình thực hiện DA và là công tác chính của QS).
3. Phản ánh kịp thời kết quả tính toán cho người có thẩm quyền khi thấy có sự chênh lệch, khác biệt lớn về khối lượng thực tế và thiết kế (đối chiếu với kết quả tính toán theo thí nghiệm nếu đã có kết quả TN) để tìm ra nguyên nhân? Theo các chế độ báo cáo ngày, tuần, tháng hay kết thúc hạng mục công việc (quy định riêng đói với từng dự án).
4. Tập hợp các văn bản pháp lý có liên quan, điều kiện thanh toán và tổng hợp khối lượng, áp giá để tạm ứng, thanh toán cho nhà thầu theo quy định của dự án.
5. Có thể kiểm tra hiện trường đột xuất.
6. Làm các thủ tục về bù giá nếu có.
7. Tổng hợp khối lượng thực hiện, căn cứ vào các điều kiện chung, điều kiện riêng của dự án để làm cơ sở đệ trình chốt khối lượng hoàn công, quyết toán công trình.
.........
Trên đây là một vài nhận định của tôi về QS, xin mọi người tiếp tục bàn luận đóng góp ý kiến để hiểu rõ tầm quan trọng của QS, hehe!
 
O

Oct

Guest
He he, ngày đầu tiên đi làm, Oct được giao cho dịch một số trang có liên quan đến Cost Engineering (CE), Quantity Suveyor (QS), Project Manager (PM), xin góp một số ý kiến sau:
- Các thuật ngữ CE, QS, PM thường được định nghĩa theo hệ thống và chương trình đào tạo. Thực chất công việc của chúng gần như nhau (dĩ nhiên PM thì khác nhiều hơn chút ít). Nhưng tùy theo hệ ví dụ Anh, Úc, Newzeland ... mà chúng được đặt những tên khác nhau và được định nghĩa những phần việc (VN mình hay gọi là chức năng) khác nhau .
- Kỹ sư định giá VN hiện nay định nghĩa còn chung chung và theo ý kiến Oct là chưa đáp ứng được so với yêu cầu chung của các chức danh CE, QS
Để rõ hơn mình có thể đưa ra một số mô tả của các hiệp hội quốc tế về QS như sau:

Cost Engineering (CE) vaf Quantity Suveyor tương tự và phần lớn giống nhau về chức năng. QS liên quan nhiều hơn đến thiết kế kiến trúc và xây dựng, trong khi CE liên quan nhiều hơn đến dự án và quá trình thực hiện.
Điều khác nhau chủ yếu của CE và QS là cách lấy chứng chỉ hành nghề, ngoài ra không có sự khác biệt rõ ràng giữa 2 ngành này.
Tài liệu sau tóm tắt kết quả cuối cùng của những tranh luận được tổ chức bởi ICEC International Congresses với nỗ lực so sánh sự giống và khác nhau giữa CE, QS
Chức năng
- Đưa ra nhận định độc lập, khách quan, chính xác và đáng tin cậy về nguồn vốn, quản lý chi phí, đảm bảo thuận tiện cho nguồn tài chính đầu tư và quản trị dự án
- Phân tích đầu tư và xu hướng phát triển để hướng dẫn các nhà đầu tư, chuyên gia tài chính và các nhà thầu xây dựng.
Công việc bao gồm
- Ước tính vốn và chi phí, bao gồm cả những chi phí phát triển (development costs - chả biết tớ hiểu có đúng không !?)
- Đánh giá hoạt động và chi phí sản xuất trong cả đời của tài sản (dự án)
- Đánh giá và phân tích rủi ro
- Phân tích các quyết định
- Phân tích tài chính (các chỉ tiêu NPV, IRR, ERR …)
- Quản lý chi phí dự án
- Đánh giá thanh lý tài sản
- Phân tích dự án, dữ liệu cơ sở và các chuẩn mực sử dụng
- Lập kế hoạch và lập chương trình
- Nghiên cứu lên kế hoạch cho các cuộc họp (chả hiểu việc này lắm)
- Ấn định giá trị sản xuất và đầu tư
- Đánh giá quản trị một cách khoa học
- Đánh giá tính khả thi và hiệu quả tài chính của dự án
- Quản lý chi phí
- Quản lý thu nhập
- Quản lý hợp đồng
- Xác định vòng đời của dự án
- Kiểm định chất lượng
- Quản lý giá trị
- Giải quyết các tranh luận
Trên đây là những dang công việc của CE và QS nhưng không phải những người hoạt động trong lĩnh vực này đều làm tất cả những nhiệm vụ đó. Nhiều chuyên gia chỉ làm một số trong các công việc trên.


Ở một trang khác lại có những mô tả về QS như sau:
Nhiệm vụ của QS là quản lý giá trị tiền bạc và các chi phí trong dự án xây dựng. Họ sẽ tìm kiếm giá trị chi phí nhỏ nhất trong khi vẫn đạt được những yêu cầu về tiêu chuẩn và chất lượng.
QS có thể làm việc cho chủ đầu tư hoặc nhà thầu xây dựng, có thể làm việc tại văn phòng hay trên công trường. Danh nghĩa công việc có thể liên quan tới hoặc tư vấn chi phí xây dựng hoặc quản lý thương mại.
Các dạng công việc:
- Chỉnh sửa và duy trì dự án khi có sự thay đổi lớn của công trình
- Giúp đỡ thiết lập nhu cầu của khách hàng
- Chịu trách nhiệm nghiên cứu khả thi dự án
- Chuẩn bị mức ngân sách ban đầu và kế hoạch chi phí chi tiết
- Nhận dạng rủi ro và quản lý giá trị
- Đưa ra chiến lược lợi nhuận
- Chuẩn bị hồ sơ dự thầu và tài liệu hợp đồng bao gồm cả bảng khối lượng
- Thực hiện quản lý chi phí xuyên suốt dự án
- Nhận dạng, phân tích và đưa ra câu trả lời trong các rủi ro thương mại
- Lập giá dự thầu
- Thiết lập và quản lý chi phí, điều khiển hệ thống tài chính’
- Phân chia công việc cho các nhà thầu phụ
- Thu xếp để đảm bảo ngân quỹ không bị vượt quá
- Đưa ra những thông báo về bồi thường hợp đồng
- Phân tích chi phí và viết báo cáo chi tiết quá trình dự án
- Lập kế hoạch thanh toán
…..


Lại có môt tả QS với nghĩa hẹp hơn, chủ yếu là phân tích chi phí xây dựng.
QS phân tích trên cơ sở bản vẽ của các kiến trúc sư, từ đó tính toán, ước tính được khối lượng vật liệu cũng như nhân công có liên quan. Họ sẽ kết luận khối lượng tính toán của mình trong bảng báo cáo khối lượng hoặc bảng tiên lượng, sau đó kết quả này được các nhà quản lý dự án hoặc các nhà thầu xây dựng sử dụng để ước lượng toàn bộ chi phí xây dựng. (cái nì khiến trước đây người ta dich QS là Giám sát tiên lượng – hơi bị chật hẹp à nhe) QS có thể làm việc tại văn phòng song việc phải ra thực tế công trường xem xét là rất cần thiết đối với từng dự án, do đó QS phải là người có kỹ năng giao tiếp với mọi người, kỹ năng làm việc với các hồ sơ và hiểu biết cách làm việc của nhà thầu. Ngoài ra phải hiểu biết luật thương mại và xây dựng, có khả năng nổi bật về quản lý và hoạch định chiến lược.

Oct xin bổ sung là ý tưởng của các nhà làm luật (làm NĐ 99) là kỹ sư định giá được nghiên cứu từ CE chứ không phải QS đâu ạ !
 
T

ThienThuLaoTo

Guest
Kỹ sư định giá xây dựng

Kỹ sư định giá xây dựng
http://www.moc.gov.vn/Vietnam/Management/BuildPut/7631200705021104270/index.htm

Đề án đổi mới cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dưng công trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 1585/TTg ngày 09/10/2006. Một trong những nội dung đổi mới của đề án là thiết lập cơ chế hoạt động của kỹ sư định giá; theo đó việc đào tạo các Kỹ sư định giá xây dựng là nhiệm vụ quan trọng. Bài viết này chúng tôi xin giới thiệu một số vấn đề liên quan tới nghề nghiệp quản lý chi phí xây dựng trên thêm giới và sự cần thiết phát triển nghề nghiệp Kỹ sư đinh giá xây dựng ở nước ta.

Quản lý chi phí xây dựng là một khoa học và có lịch sử phát triển. Tại nước Anh trong suốt thế kỷ thứ 16 cho tới thế kỷ 18, việc chia tách giữa công việc thiết kế và thi công đã kéo theo nhu cầu đo đạc, ước tính giá khi khối lượng hoàn thành giúp thợ xây dựng xác định thù lao mà họ đáng được nhận và ngày nay người ta gọi những người đo đạc, ước tính giá này là QS (Quantity Serveyor-Tạm địch là Người định giá xây dựng).

Như vậy vào thời kỳ đó chỉ khi công trình được thiết kế và xây dựng xong thì Người định giá xây dựng mới đo lường khối lượng công trình, ước tính giá xây dựng công trình và dưới danh nghĩa những người thợ xây dựng họ tiến hành thương lượng giá với những người uỷ thác xây dựng và các Kiến trúc sư. Vào đầu thế kỷ 19, chế độ đấu thầu xây dựng được triển khai buộc các Người định giá xây dựng phải tiến hành đo bóc khối lượng và ước tính giá xây dựng công trình trong giai đoạn sau thiết kế đến trước khi công trình được khởi công. Người định giá xây dựng phải căn cứ trên bản vẽ thiết kế để tính khối lượng công trình, giúp người mời thầu xác định giá mời thầu, giúp Nhà thầu xác định giá dự thầu và từ đó quản lý chi phí xây dựng trở thành một nghề độc lập.

Ngày nay, quản lý chi phí xây đựng đã trở thành một lĩnh vực chuyên môn sâu, rất phát triển và phổ biến trong quản lý dự án ở các nước. Thực hiện việc quản lý chi phí dự án như là một nghề là Cost Enginering (CE - tạm dịch là Kỹ sư quản lý chi phí hay còn gọi là Kỹ sư định giá) hoặc Quantity Serveyor (QS tạm dịch là Người đinh giá xây dựng).

Mặc dầu tên gọi có khác nhau nhưng CE hay QS là tương tự và phần lớn giống nhau về chức năng. Các chức năng chủ yếu của CE và QS về quản lý chi phí bao gồm:

- Đưa ra nhận định độc lập, khách quan, chính xác và đáng tin cậy về nguồn vốn đầu tư, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Phân tích đầu tư và khả năng phát triển để hướng dẫn cho nhà đầu tư, chuyên gia tài chính và nhà xây dựng;

- Ước tính vốn đầu tư, giá công trình và các chi phí kèm theo;

- Đánh giá và phân tích rủi ro, khuynh hướng các cơ hội và thay đổi chi phí;

- Phân tích các quyết định, phân tích tài chính dự án;

- Quản lý chi phí dự án, đánh giá thanh lý tài sản dự án;

- Lập dự án và phân tích dự án; đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự án;

- Quản lý dự án, quản lý chi phí, quản lý hợp đồng giúp chủ đầu tư.

Như vậy có thể nói các dạng công việc của CE và QS là rất rộng, tuy nhiên không phải các chuyên gia hoạt động trong nghề này đều làm tất cả các công việc trên, nhiều chuyên gia chỉ làm một trong các công việc trên. Tổ chức nghề nghiệp của CE là International Cost Engineering Council (tạm dịch là Hiệp hội Kỹ sư quản lý chi phí quốc tế) và đối với các QS khu vực Thái Bình Dương là PAQS (Pacific Association of Quantity Surveyorss). Nghề QS rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt làểơ các nước thuộc khối Thịnh vượng chung, Trung Quốc, Hồng Kông, Malaysia, Singgapore và bắt đầu phổ biến ở Việt Nam thông qua các công trình xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài. Malaysia trong phiên họp lần thứ 36 về đàm phán hợp tác dịch vụ ASEAN về thoả thuận thừa nhận lẫn nhau trong các dịch vụ nghề nghiệp (MRA) đã trình bày về hệ thống QS để các nước tham khảo và có thể xây dựng MRA chung cho hệ thống này. Tại Việt Nam việc chưa có được các tổ chức tư vấn cũng như các chuyên gia quản lý chi phí xây dựng chuyên nghiệp cũng là một lý do dẫn tới tình trạng các dự án hầu như luôn trong tình trạng phát sinh chi phí, kiểm soát vốn đầu tư kém, thất thoát, lãng phí và hệ quả cuối cùng là hiệu quả đầu tư xây dựng công trình không cao. Lý giải cho vấn đề này là đô thị trường xây dựng Việt Nam chưa phát triển, các công tác quản lý và khống chế chi phí đều do Nhà nước thực hiện.

Việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trong đó xác định việc thực hiện và đào tạo Kỹ sư định giá xây dựng là một giải pháp tất để nâng cao hiệu quả quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, nâng cao tính chuyên nghiệp của việc kiểm soát chi phí trong suốt quá trình đầu tư xây dựng cũng như tiếp cận với các quy định nghề nghiệp của các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả như mong muốn cần phải làm rõ một số vấn đề sau:

- Thứ nhất, cần xác định rõ loại công việc mà Kỹ sư định giá có thể đảm nhận trong quá trình đầu tư xây dựng công trình hay nói một cách khác cần xác định phạm vi hoạt động của Kỹ sư định giá xây dựng với tư cách hành nghề độc lập. Để làm được điều này phải sớm thị trường hoá trong tác quản lý chi phí. Nhà nước chỉ thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn xã hội mà không can thiệp trực tiếp Những công việc này cần có sự tham khảo kinh nghiệm quốc tế vì nhanh hay chậm vấn đề này cũng được hoà nhập thông lệ quốc tế.

- Thứ hai, cần xây dựng chương trình đào tạo Kỹ sư định giá xây đựng trên cơ sở đã xác định phạm vi hoạt động của Kỹ sư định giá xây dựng. Việc này cần thực hiện theo hướng lâu dài là đào tạo Kỹ sư định giá như là một nghề nghiệp và đào tạo trên cơ sở các kỹ sư kinh tế, kỹ thuật xây dựng đang hoạt động trong lĩnh vực kinh tế xây dựng.

- Thứ ba, cần quy định rõ các quy định về việc kiểm tra, cấp chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng cũng như quản lý nhà nước về vấn đề này để bảo đảm có những chế tài hiệu quả đối với các Kỹ sư định giá cũng như các chủ đầu tư sử đụng địch vụ của các Kỹ sư định giá xây dựng.

- Thứ tư, là xây dựng các khung chi phí tạo điều kiện cho việc xác định chi phí hợp đồng sử dụng các địch vụ mà Kỹ sư định giá cung cấp.

- Thứ năm, là xác định phạm vi hoạt động của tổ chức tư vấn quản lý chi phí mà trong đó nòng cất là Kỹ sư định giá xây đựng.

Chúng tôi xin giới thiệu các dịch vụ quản lý chi phí chính mà Công ty Davis Langdon & Seah cung cấp liên quan mật thiết tới ngành công nghiệp xây dựng và thị trường bất động sản:

- Giám sát tiên lượng

- Quản lý dự án

- Giám sát tiên lượng kỹ thuật cơ khí và điện

- Các dịch vụ của Nhà đại diện Chủ đầu tư (cho các dự án thiết kế - xây dựng)

- Quản lý giá trị

- Đánh giá đầu tư

- Đánh giá về khả năng xây dựng

- Các địch vụ trợ giúp pháp luật

- Lập các bản báo cáo chi tiết, chính xác

- Kiểm toán hợp đồng và chi phí dự án

- Trợ giúp thuế chiết khấu vốn đầu tư

- Đánh giá bảo hiểm cháy nổ (hoặc thẩm đinh chi phí phục hồi)

- Tư vấn về lập bản báo cáo tóm tắt tình hình phát triển dự án

- Đào tạo và quản lý chất lượng

Việc các chủ đầu tư có thể thuê các Kỹ sư định giá xây dựng có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật thực hiện việc kiểm soát chi phí thông qua hợp đồng sẽ là một bước tiến lớn về hiệu qủa quản lý chi phí cũng như thực hiện xã hội hoá công tác kiểm soát chi phí đầu tư xây đựng công trình. Đây là một vấn đề mới, do vậy những giới thiệu, ý kiến trên của chúng tôi chỉ mang tính chất trao đổi và mong muốn được xây dựng hình ảnh Kỹ sư định giá xây dựng chuyên nghiệp nói riêng và nghề tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng nói chung xứng với vị trí và vai trò của họ.

CN. Ngô Xuân Hiển - Viện Kinh tế Xây dựng
(Nguồn tin: T/C Kinh tế Xây dựng, số 1/2007)
 
T

ThienThuLaoTo

Guest
Theo TTLT, QS xịn chỉ nên tập trung vào mấy mảng:
- Chi phí (Cost Engineering)
- Hiệu quả, giá trị (Value Engineering)
- Hợp đồng (Contract Administration)

Tức là chủ yếu là "Engineering" (chuyên môn chuyên gia) chứ không phải "Management"
Không nên nói là "Project Management" chung chung, hay "Project Manager"
(thực tế, Project Manager ai làm mà chẳng được :D)

QS/CE cũng có thể làm cả Tài chính Dự án, nhưng cũng phần nào thôi
QS/CE chủ yếu là về mặt "chi", chứ tạo nguồn thu thì e rằng khó

Ở ta (kể cả các dự án WB, ADB) hình như ít có QS đúng nghĩa, đa số chỉ là + - x :
 
Last edited by a moderator:
T

td.bitexco

Guest
QS?

Theo TTLT, QS xịn chỉ nên tập trung vào mấy mảng:
- Chi phí (Cost Engineering)
- Hiệu quả, giá trị (Value Engineering)
- Hợp đồng (Contract Administration)

Tức là chủ yếu là "Engineering" (chuyên môn chuyên gia) chứ không phải "Management"
Không nên nói là "Project Management" chung chung, hay "Project Manager"
(thực tế, Project Manager ai làm mà chẳng được :D)

QS/CE cũng có thể làm cả Tài chính Dự án, nhưng cũng phần nào thôi
QS/CE chủ yếu là về mặt "chi", chứ tạo nguồn thu thì e rằng khó

Ở ta (kể cả các dự án WB, ADB) hình như ít có QS đúng nghĩa, đa số chỉ là + - x :

Bạn nói vậy mình e là phiến diện, thế nào là +,-,x? Để hoàn thành một công việc cụ thể không chỉ có nỗ lực bản thân, bên cạnh đó còn có môi trường công tác, công cụ, phương tiện hỗ trợ làm việc, các đối tác .... Để phát triển và hoàn thiện hơn thì ngoài khả năng về chuyên môn thì rất cần các kiến thức tổng hợp khác nữa, đòi hỏi công việc đôi khi phải làm cả những việc mới mẻ không liên quan gì tới chuyên môn của mình, keke hơi lan man phải không. Nhưng mình muốn nói với bạn rằng đừng nên phủ nhận cực đoan như vậy, mình đã làm nhiều dự án mà ở đó các QS rất đáng được học hỏi. Thân!:(
 

GB.

Thành viên có triển vọng
Tham gia
24/3/09
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Bài này hay quá! Em đang chuẩn bị làm công tác QS này mà trong đầu vẫn đang lơ mơ...cảm ơn các Bác!
 

hungboiler

Thành viên có triển vọng
Tham gia
30/7/08
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Có bao nhiêu loại QS

Thấy các bác nói nhiều đến QS, nghe rất hay.
Em cũng thấy trên mạng nước ngoài, tuyển QS bao giờ cũng đề cụ thể như là Structural QS, Architectural QS...
ở đây em thấy các bác toàn nói đến QS chung thôi ah.
Mọi người cho ý kiến nhé :D
 

Chutmayman

Thành viên BQL Diễn đàn
Tham gia
9/10/07
Bài viết
619
Điểm thành tích
93
Website
giaxaydung.vn
Thấy các bác nói nhiều đến QS, nghe rất hay.
Em cũng thấy trên mạng nước ngoài, tuyển QS bao giờ cũng đề cụ thể như là Structural QS, Architectural QS...
ở đây em thấy các bác toàn nói đến QS chung thôi ah.
Mọi người cho ý kiến nhé :D

Về QS thì theo mình có thể chia thành 3 bậc: Junior QS, QS, Senior QS.
Trong mỗi bậc đó thì như bạn nói, lại chia theo CSA hoặc MEP thậm chí nhỏ hơn nữa.
Tuy nhiên khi đã lên đến tầm Senior thì hiểu biết và kinh nghiệm đã rất rộng, có thể làm cả CSAMEP luôn :))
 

hothanhbao

Thành viên mới
Tham gia
22/10/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Theo TTLT, QS xịn chỉ nên tập trung vào mấy mảng:
- Chi phí (Cost Engineering)
- Hiệu quả, giá trị (Value Engineering)
- Hợp đồng (Contract Administration)

Tức là chủ yếu là "Engineering" (chuyên môn chuyên gia) chứ không phải "Management"
Không nên nói là "Project Management" chung chung, hay "Project Manager"
(thực tế, Project Manager ai làm mà chẳng được :D)

QS/CE cũng có thể làm cả Tài chính Dự án, nhưng cũng phần nào thôi
QS/CE chủ yếu là về mặt "chi", chứ tạo nguồn thu thì e rằng khó

Ở ta (kể cả các dự án WB, ADB) hình như ít có QS đúng nghĩa, đa số chỉ là + - x :

Quantity Surveyor hay Cost Engineer, 2 từ thường được sử dụng như nhau. Tuy vậy cần phải hiểu cái gốc của từ. Cost Engineer, Cost Manager gốc là từ Mỹ, va sau này thường dùng là job title , chức danh hơn là nghề. Quantity Surveyor từ gốc của Anh, vừa chỉ là nghề nghiệp, vừa là chức danh. Sau này tất cả mọi từ đều xài lẫn lộn, đổ thừa cho việc Globalization và mix của các quốc gia trên thị trường thứ 3 này :) Engineering hay management, chức danh thế nào, cuối cùng cũng là consultant cả. Đúng là ai cũng gọi mình là consultant được. Bao nhiêu người làm được việc một cách professional và effective nhất để tạo được tên tuổi, giá trị và sự tôn trọng của các bạn trong nghề thế mới quan trọng. Do vậy tên tuồi của các tư vấn gắn liền với background của mổi người, các tồ chức professional, các công ty tên tuổi (Altus Page Kirkland, DLS, Turners etc.). các chúc danh Charter QS mà không phải ai cũng có được (RICS, AIQS, etc.) nếu không qua những training ngoài bằng cấp, và sự thể hiện trong công việc chuyên môn va chuyên nghiệp, hay sự đề cử của các member khác. :) Dân trong nghề không xem title của bạn là Principle QS, hay Senior Cost Engineer đâu. Người ta xem business card của bạn và các fine print nhỏ nhỏ phía sau đấy ;)

Hồ Thanh Bảo - AIPM; AIQS (Affi); MBA; BBCM;
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top