- Tham gia
- 6/7/07
- Bài viết
- 4.650
- Điểm tích cực
- 6.776
- Điểm thành tích
- 113
Trước nay có lẽ không nhiều người ghi chép lại quá trình NCS, làm luận án Tiến sỹ này để cho thế hệ đi sau tham khảo, hình dung ra các việc, các công đoạn phải làm như thế nào... Tôi viết chủ đề này như một nhật ký chỉ nhằm mục đích ghi lại quá trình mình thực hiện Luận án Tiến sỹ Kinh tế xây dựng để các bạn đi sau tham khảo "đỡ tốn xương máu, mồ hôi, công sức", bớt đi những cái "râu ria" tập trung vào nghiên cứu. Và đôi khi mình nhìn lại quá trình phấn đấu để có điều chỉnh phù hợp.
Năm 2009 tôi đi học cao học và đặt mục tiêu chọn đề tài xây dựng các phần mềm lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (chủ đề đã gửi trên mục ý tưởng mới). Nhưng sau đó do bận nên tôi đã làm luận văn cao học về xác định chi phí tư vấn nước ngoài.
Năm 2012 vừa làm việc, giảng dạy, thảo luận trên mạng và nghiên cứu về nhu cầu thị trường vẫn thấy "nóng người" với cái đề tài trên. Vì thế tôi nung nấu thực hiện đề tài đó và chuẩn bị đề cương cho việc trở thành nghiên cứu sinh tháng 5/2013.
Đầu tiên là "đả thông" tinh thần, lường trước sự khó khăn và ra quyết tâm. Khi tìm hiểu về việc làm Luận án Tiến sỹ cho thấy:
+ Với tình hình như hiện nay thì trình độ Thạc sỹ sẽ trở thành phổ cập. Trình độ Đại học giờ được coi là "mới thoát khỏi lũy tre làng".
+ Theo các thầy thì khoảng 10 năm trở lại đây chỉ có khoảng vài ba Tiến sỹ Kinh tế xây dựng đào tạo và tốt nghiệp tại ĐHXD (nước ngoài cũng không nhiều).
+ Vài ba người đó để hoàn thành luận án được Luận án Tiến sỹ cũng rất vật vã, có người suýt bỏ cuộc, có người vì nhiều lý do khách quan, chủ quan phải 6 hay 7 năm mới xong
.
+ Tháng 11/2012 trường Xây dựng có phát bằng Tiến sỹ cho 2 người và một người được trường khen thưởng vì việc hoàn thành Luận án đúng thời hạn (anh Nguyễn Đại Viên - Phó Giám đốc SXD Huế, Tiến sỹ khoa XDDD&CN chứ không phải KTXD). Mà các thầy nói là trong nhiều năm gần đây mới có thầy trò (cả thầy hướng dẫn) được thưởng vì đúng hạn như thế.
+ Thạc sỹ thì có thể đạt được không mấy khó khăn (không khó hơn tốt nghiệp ĐH là mấy). Nhưng lấy được bằng Tiến sỹ KTXD thực sự thì quả là một đẳng cấp khác, cần xác định tinh thần trước nếu không sẽ "đứt gánh giữa đường".
Tuy nhiên: Các thử thách, khó khăn cần phải chinh phục luôn là thứ hấp dẫn TA
. Một điều thôi thúc nữa: Nếu hoàn thành thì mình sẽ là một Tiến sỹ KTXD "thuần chủng" Kinh tế xây dựng từ Kỹ sư, Thạc sỹ cho đến Tiến sỹ - của hiếm
.
Tiếp theo là khâu lựa chọn đề tài:
Đề tài tôi đề ra đáp ứng đa mục tiêu:
1. Đề tài xuất phát từ yêu cầu thực tế, có tính khoa học và đủ lớn để làm luận án.
2. Có những đóng góp có giá trị thực sự cho lĩnh vực xây dựng, cho đất nước.
3. Sau khi làm xong thì có thể dùng đề tài để giảng dạy trong thực tế, chuyển thành sách, giáo trình (sau này làm công cụ nâng cao thu nhập
)
4. Đề tài làm ra các sản phẩm thực tế phục vụ tốt công việc.
5. Từ 3 đến 5 năm VKTXD hoặc GXD JSC có thể phát triển sản phẩm đề kinh doanh, đào tạo, chuyển giao công nghệ - tạo giá trị lớn. Kinh phí thu được dùng để tái đầu tư nghiên cứu tiếp... Luận án có thể trở thành 1 dự án mời hợp tác đầu tư vốn...
6. Đề tài có thể trích ra nhiều phần để cho các đàn em tham gia làm đồ án ĐH hoặc luận văn Cao học.
Search trên mạng tôi thấy một luận án Tiến sỹ của trường KTQD là một phần mềm quản lý hồ sơ hoặc một số luận án TS của ĐHBK về các giải pháp phần mềm còn đơn giản hơn Dự toán GXD nhiều.
Trao đổi với các thầy ở khoa KT&QLXD:
- "Em thấy họ làm đơn giản vậy, em làm tương tự thế có được không? Vì chỉ 2 phần mềm Dự toán và Dự thầu đã lớn và phức tạp hơn họ nhiều lắm rồi.
- "Không được các thầy mình yêu cầu khác, khắt khe hơn. Với lại ở đó họ làm về phần mềm, còn đây mình làm về KT&QLXD cơ mà. Nếu muốn em có thể đăng ký làm Tiến sỹ ở bên trường đó."
- "Như vậy em chọn xây dựng mô hình cả hệ thống phần mềm tính toán kinh tế từ lúc lập dự án cho đến lúc quy đổi vốn đầu tư có được không?"
- "Không được, như vậy mới được một nửa, còn một nửa phải là cái gì đó mang tính Academic. Kiểu như mình phải nghiên cứu phát hiện ra vấn đề mang tính học thuật, lý thuyết, công thức... Không nhất thiết phải mang tính ứng dụng thực tiễn, mà phải thể hiện một đóng góp mới vào tri thức cho chuyên ngành."
- "Vâng, nhưng em vẫn cứ chọn đề tài để làm các phần mềm về tính toán và quản lý kinh tế (coi như đó là nửa ứng dụng thực tiễn). Còn sau đó em sẽ nghiên cứu tiếp vấn đề Academic còn lại. Chẳng hạn như lý thuyết về thương hiệu mềm có được không?" (vấn đề về thương hiệu mềm này có được là do đọc 1 bài trên tuanvietnam.vietnamnet.vn).
- "Nghe này, đề tài của em về mặt giá trị thực tiễn thì quá tốt rồi, thậm trí rất tiềm năng. Em cũng có thể làm xong phần ứng dụng thực tiễn trước, rồi sau đó khái quát lại, rút ra phần Academic. Cứ tạm thế, nhưng phải cẩn thận đấy trong khâu viết lách, diễn đạt khi bảo vệ trước các thầy..."
- "Vâng." (tự nghĩ, ngày trước học lập trình Pascal em toàn code trước rồi mới vẽ sơ đồ thuật toán
).
Chọn thầy hướng dẫn:
Trong một hội nghị khoa học tôi đã hỏi ý kiến GS Ts Nguyễn Đăng Hạc (nguyên trưởng Khoa KT&QLXD) và thầy đã gật đầu. Người thứ hai tôi sẽ hỏi ý kiến là Ts Trần Hồng Mai (Viện trưởng Viện KTXD). Bên cạnh đó có một chuyên gia nhiệt tình giúp đỡ là Ts. Nguyễn Thế Quân (Phó Trưởng khoa KT&QLXD).
Vấn đề này hơi tế nhị, nhưng cứ nói ra làm kinh nghiệm cho người đi sau (mong các thầy đại xá): Tôi đã hỏi nhiều thầy mà tôi quý mến, các thầy khuyên là hãy chọn thầy nào có uy tín về khoa học, có khả năng đưa ra các hướng nghiên cứu, giải quyết vấn đề khi học trò của mình bế tắc...
Chuẩn bị ngoại ngữ:
Theo yêu cầu hiện tại: Ngoại ngữ đầu vào phải là trình độ B Châu Âu. Tôi có thể tự hào về khả năng ngoại ngữ của mình: Nghe, nói, đọc, dịch, typing "vanh vách" không tin các bạn cứ xem các bài dịch phần tiếng Anh trên diễn đàn. Có một mớ chứng chỉ advance, intermidate... ở các trung tâm, học viện. Nhưng khổ nỗi: Chỉ công nhận chứng chỉ B Ngoại ngữ của một số trường như ĐH Hà Nội (ĐH Ngoại ngữ cũ). Thế là phải cắp sách đi học và thi cho được chứng chỉ B tiếng Anh ở trường ĐH Hà Nội trước tháng 5/2013 (xin thưa không thể dùng tiền để mua Chứng chỉ ở ĐH Hà Nội, hơn nữa tôi cũng rất thích học ngoại ngữ).
Viết một bài báo đăng trên tạp chí Kinh tế xây dựng:
Yêu cầu của trường là ứng viên NCS phải có ít nhất 1 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành liên quan đến vấn đề định nghiên cứu. Điều này thì khá thuận lợi vì bấy lâu trao đổi, thảo luận trên diễn đàn cho khả năng viết lách nhuần nhuyễn. Hơn nữa Trung tâm thông tin của tôi lại đang phụ trách Tạp chí Kinh tế xây dựng. Nhưng để viết 1 bài đáng đăng trên tạp chí KTXD sẽ phải tốn thời gian, công sức và kha khá nơ ron thần kinh.
Chuẩn bị và Bảo vệ đề cương:
Chuẩn bị đề cương về đề tài mình sắp làm và đến tháng 5 phải bảo vệ trước các thầy, nếu lọt thì mới được làm năm nay...
Thực sự là áp lực, nhưng các bạn cứ xem nhé: Tôi sẽ vẫn hoàn thành tốt công việc ở cơ quan, hoàn thành các gói thầu tư vấn rất lớn (đã ký và đang ép tiến độ); vẫn biên tập, thảo luận trên diễn đàn; vẫn phát triển các phần mềm và giải đáp sử dụng trên diễn đàn; vẫn giảng dạy... và đến tháng 5/2013 sẽ điểm lại kết quả
.
Nếu ổn tôi sẽ có từ 3-5 năm tập trung cao độ cho các phần mềm và thuật toán (Bạn lưu ý là với diễn đàn hiện nay và phần mềm Dự toán GXD, Dự thầu GXD, Quyết toán GXD, Tư vấn giám sát, Đơn giá GXD... tôi chỉ tham gia tranh thủ, tức là mới sử dụng 3/10 phần công lực
). Nếu được như thế thì có thể tự tin hẹn 3-5 năm nữa, một hệ công cụ phần mềm góp phần thúc đẩy chuyên ngành KT&QLXD phát triển lên một mức cao hơn.
Năm 2009 tôi đi học cao học và đặt mục tiêu chọn đề tài xây dựng các phần mềm lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (chủ đề đã gửi trên mục ý tưởng mới). Nhưng sau đó do bận nên tôi đã làm luận văn cao học về xác định chi phí tư vấn nước ngoài.
Năm 2012 vừa làm việc, giảng dạy, thảo luận trên mạng và nghiên cứu về nhu cầu thị trường vẫn thấy "nóng người" với cái đề tài trên. Vì thế tôi nung nấu thực hiện đề tài đó và chuẩn bị đề cương cho việc trở thành nghiên cứu sinh tháng 5/2013.
Đầu tiên là "đả thông" tinh thần, lường trước sự khó khăn và ra quyết tâm. Khi tìm hiểu về việc làm Luận án Tiến sỹ cho thấy:
+ Với tình hình như hiện nay thì trình độ Thạc sỹ sẽ trở thành phổ cập. Trình độ Đại học giờ được coi là "mới thoát khỏi lũy tre làng".
+ Theo các thầy thì khoảng 10 năm trở lại đây chỉ có khoảng vài ba Tiến sỹ Kinh tế xây dựng đào tạo và tốt nghiệp tại ĐHXD (nước ngoài cũng không nhiều).
+ Vài ba người đó để hoàn thành luận án được Luận án Tiến sỹ cũng rất vật vã, có người suýt bỏ cuộc, có người vì nhiều lý do khách quan, chủ quan phải 6 hay 7 năm mới xong

+ Tháng 11/2012 trường Xây dựng có phát bằng Tiến sỹ cho 2 người và một người được trường khen thưởng vì việc hoàn thành Luận án đúng thời hạn (anh Nguyễn Đại Viên - Phó Giám đốc SXD Huế, Tiến sỹ khoa XDDD&CN chứ không phải KTXD). Mà các thầy nói là trong nhiều năm gần đây mới có thầy trò (cả thầy hướng dẫn) được thưởng vì đúng hạn như thế.
+ Thạc sỹ thì có thể đạt được không mấy khó khăn (không khó hơn tốt nghiệp ĐH là mấy). Nhưng lấy được bằng Tiến sỹ KTXD thực sự thì quả là một đẳng cấp khác, cần xác định tinh thần trước nếu không sẽ "đứt gánh giữa đường".
Tuy nhiên: Các thử thách, khó khăn cần phải chinh phục luôn là thứ hấp dẫn TA


Tiếp theo là khâu lựa chọn đề tài:
Đề tài tôi đề ra đáp ứng đa mục tiêu:
1. Đề tài xuất phát từ yêu cầu thực tế, có tính khoa học và đủ lớn để làm luận án.
2. Có những đóng góp có giá trị thực sự cho lĩnh vực xây dựng, cho đất nước.
3. Sau khi làm xong thì có thể dùng đề tài để giảng dạy trong thực tế, chuyển thành sách, giáo trình (sau này làm công cụ nâng cao thu nhập

4. Đề tài làm ra các sản phẩm thực tế phục vụ tốt công việc.
5. Từ 3 đến 5 năm VKTXD hoặc GXD JSC có thể phát triển sản phẩm đề kinh doanh, đào tạo, chuyển giao công nghệ - tạo giá trị lớn. Kinh phí thu được dùng để tái đầu tư nghiên cứu tiếp... Luận án có thể trở thành 1 dự án mời hợp tác đầu tư vốn...
6. Đề tài có thể trích ra nhiều phần để cho các đàn em tham gia làm đồ án ĐH hoặc luận văn Cao học.
Search trên mạng tôi thấy một luận án Tiến sỹ của trường KTQD là một phần mềm quản lý hồ sơ hoặc một số luận án TS của ĐHBK về các giải pháp phần mềm còn đơn giản hơn Dự toán GXD nhiều.
Trao đổi với các thầy ở khoa KT&QLXD:
- "Em thấy họ làm đơn giản vậy, em làm tương tự thế có được không? Vì chỉ 2 phần mềm Dự toán và Dự thầu đã lớn và phức tạp hơn họ nhiều lắm rồi.
- "Không được các thầy mình yêu cầu khác, khắt khe hơn. Với lại ở đó họ làm về phần mềm, còn đây mình làm về KT&QLXD cơ mà. Nếu muốn em có thể đăng ký làm Tiến sỹ ở bên trường đó."
- "Như vậy em chọn xây dựng mô hình cả hệ thống phần mềm tính toán kinh tế từ lúc lập dự án cho đến lúc quy đổi vốn đầu tư có được không?"
- "Không được, như vậy mới được một nửa, còn một nửa phải là cái gì đó mang tính Academic. Kiểu như mình phải nghiên cứu phát hiện ra vấn đề mang tính học thuật, lý thuyết, công thức... Không nhất thiết phải mang tính ứng dụng thực tiễn, mà phải thể hiện một đóng góp mới vào tri thức cho chuyên ngành."
- "Vâng, nhưng em vẫn cứ chọn đề tài để làm các phần mềm về tính toán và quản lý kinh tế (coi như đó là nửa ứng dụng thực tiễn). Còn sau đó em sẽ nghiên cứu tiếp vấn đề Academic còn lại. Chẳng hạn như lý thuyết về thương hiệu mềm có được không?" (vấn đề về thương hiệu mềm này có được là do đọc 1 bài trên tuanvietnam.vietnamnet.vn).
- "Nghe này, đề tài của em về mặt giá trị thực tiễn thì quá tốt rồi, thậm trí rất tiềm năng. Em cũng có thể làm xong phần ứng dụng thực tiễn trước, rồi sau đó khái quát lại, rút ra phần Academic. Cứ tạm thế, nhưng phải cẩn thận đấy trong khâu viết lách, diễn đạt khi bảo vệ trước các thầy..."
- "Vâng." (tự nghĩ, ngày trước học lập trình Pascal em toàn code trước rồi mới vẽ sơ đồ thuật toán

Chọn thầy hướng dẫn:
Trong một hội nghị khoa học tôi đã hỏi ý kiến GS Ts Nguyễn Đăng Hạc (nguyên trưởng Khoa KT&QLXD) và thầy đã gật đầu. Người thứ hai tôi sẽ hỏi ý kiến là Ts Trần Hồng Mai (Viện trưởng Viện KTXD). Bên cạnh đó có một chuyên gia nhiệt tình giúp đỡ là Ts. Nguyễn Thế Quân (Phó Trưởng khoa KT&QLXD).
Vấn đề này hơi tế nhị, nhưng cứ nói ra làm kinh nghiệm cho người đi sau (mong các thầy đại xá): Tôi đã hỏi nhiều thầy mà tôi quý mến, các thầy khuyên là hãy chọn thầy nào có uy tín về khoa học, có khả năng đưa ra các hướng nghiên cứu, giải quyết vấn đề khi học trò của mình bế tắc...
Chuẩn bị ngoại ngữ:
Theo yêu cầu hiện tại: Ngoại ngữ đầu vào phải là trình độ B Châu Âu. Tôi có thể tự hào về khả năng ngoại ngữ của mình: Nghe, nói, đọc, dịch, typing "vanh vách" không tin các bạn cứ xem các bài dịch phần tiếng Anh trên diễn đàn. Có một mớ chứng chỉ advance, intermidate... ở các trung tâm, học viện. Nhưng khổ nỗi: Chỉ công nhận chứng chỉ B Ngoại ngữ của một số trường như ĐH Hà Nội (ĐH Ngoại ngữ cũ). Thế là phải cắp sách đi học và thi cho được chứng chỉ B tiếng Anh ở trường ĐH Hà Nội trước tháng 5/2013 (xin thưa không thể dùng tiền để mua Chứng chỉ ở ĐH Hà Nội, hơn nữa tôi cũng rất thích học ngoại ngữ).
Viết một bài báo đăng trên tạp chí Kinh tế xây dựng:
Yêu cầu của trường là ứng viên NCS phải có ít nhất 1 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành liên quan đến vấn đề định nghiên cứu. Điều này thì khá thuận lợi vì bấy lâu trao đổi, thảo luận trên diễn đàn cho khả năng viết lách nhuần nhuyễn. Hơn nữa Trung tâm thông tin của tôi lại đang phụ trách Tạp chí Kinh tế xây dựng. Nhưng để viết 1 bài đáng đăng trên tạp chí KTXD sẽ phải tốn thời gian, công sức và kha khá nơ ron thần kinh.
Chuẩn bị và Bảo vệ đề cương:
Chuẩn bị đề cương về đề tài mình sắp làm và đến tháng 5 phải bảo vệ trước các thầy, nếu lọt thì mới được làm năm nay...
Thực sự là áp lực, nhưng các bạn cứ xem nhé: Tôi sẽ vẫn hoàn thành tốt công việc ở cơ quan, hoàn thành các gói thầu tư vấn rất lớn (đã ký và đang ép tiến độ); vẫn biên tập, thảo luận trên diễn đàn; vẫn phát triển các phần mềm và giải đáp sử dụng trên diễn đàn; vẫn giảng dạy... và đến tháng 5/2013 sẽ điểm lại kết quả

Nếu ổn tôi sẽ có từ 3-5 năm tập trung cao độ cho các phần mềm và thuật toán (Bạn lưu ý là với diễn đàn hiện nay và phần mềm Dự toán GXD, Dự thầu GXD, Quyết toán GXD, Tư vấn giám sát, Đơn giá GXD... tôi chỉ tham gia tranh thủ, tức là mới sử dụng 3/10 phần công lực

Còn tiếp...