Thẩm định và thẩm tra dự án khác nhau như thế nào ?

  • Khởi xướng lea771
  • Ngày gửi

kho qua

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
7/5/08
Bài viết
24
Điểm thành tích
3
Tuổi
39
Chào bạn thiênhoapm, Cho mình hỏi, Khi chủ đầu tư thuê cơ quan quản lý nhà nước thẩm định TKBVTC và TDT (thông qua hợp đồng) để làm cơ sở Cho Chủ đầu tư phê duyệt TKBVTC và TDT thì Chi phí thẩm định này này có được tính theo Công văn 1751/BXD ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng không?
Hiện nay mình đang có vướng mắc khi quyết toán công trình về chi phí thẩm định TKBVTC và TDT. Sở Tài chính cho rằng nếu cơ quan QLNN thẩm định TKBVTC và TDT thì chi phí thẩm định này không được tính theo Công văn 1751/BXD ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng (trừ khi cơ quan thẩm định đó là Chủ đầu tư), mà chỉ đuợc thu lệ phí thẩm định theo TT109/2000/BTC của Bộ Tài chính.
Theo mình thì Sở Tài Chính đã đúng. Chi phí thẩm định TKBVTC và TDT phải tính theo TT109/2000/BTC của Bộ Tài chính, phần chi phí này thuộc chi phí khác của TDT, còn Công văn 1751/BXD ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng thì chỉ áp dụng đối với chi phí tư vấn (CP thiết kế, CP thẩm tra, CP lập dự án, lập BCKTKT, giám sát, đấu thầu, mời thầu).
 

NOSA

Thành viên mới
Tham gia
27/12/08
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Trong khi đầu tư xây dựng công trình thì những chi phí này đã được tính trong chi phí khác. Khi chủ đầu tư trực tiếp (hoặc những đơn vị chuyên môn trực thuộc chủ đầu tư) thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình thì chi phí được tính trong đó rồi. Khi chủ đầu tư đã trực tiếp thẩm định và trình người quyết định đầu tư phê duyệt thì lúc đó sẽ không còn chi phí thẩm tra nữa

Không hẳn là không còn chi phí thẩm tra nữa. CHi phí thẩm tra có thể nhập vào chi phí cho ban quản lý. (nếu trong tổng mức đầu tư đã có mục chi phí thẩm tra)
 

tung35c

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
1/3/08
Bài viết
17
Điểm thành tích
3
Thẩm định, thẩm tra.

Mình xin trao đổi với các bạn một số ý như sau:
- Đối với các dự án đầu tư, việc THẨM ĐỊNH do cơ quan QL Nhà nước chuyên ngành phụ trách (ví dụ Sở Công Nghiệp thẩm định dự án thuỷ điện).
- Đối với các dự án đầu tư VỐN NGÂN SÁCH, thì việc thẩm định là BẮT BUỘC đối với TẤT CẢ các phần: bản vẽ thiết kế(các bước), dự toán, tổng mức đầu tư, sự phù hợp với QUY HOẠCH chung của từng vùng, đánh giá tác động môi trường, PCCC....
- Đối với các dự án đầu tư vốn tư nhân thì việc thẩm định cũng là bắt buộc đối với việc CÓ PHÙ HỢP VỚI QUY HOẠCH không, vấn đề môi trường, phòng chống cháy nổ....vv. còn việc thẩm định bản vẽ (các bước), tổng dự toán, dự toán là không bắt buộc.
+ Khi thực hiện dự án đầu tư loại này, CĐT thuê đơn vị tư vấn có chuyên môn, chức năng phù hợp để THẨM TRA thiết kế (các bước), tổng dự toán, dự toán ...
+ Chi phí thẩm tra không có trong QĐ1751, mà là chi phí do đơn vị tư vấn lập theo chi phí thực tế (Số nhân công, số ngày làm việc, chi phí văn phòng...)và được tính vào tổng mức đầu tư. Thường thì chi phí này có thể thoả thuận giữa CĐT và đơn vị tư vấn.
- Như vậy: THẨM TRA là việc CĐT thuê đơn vị tư vấn độc lập để kiểm tra lại thiết kế trước khi trình thẩm định.
THẨM ĐỊNH là việc CĐT bắt buộc phải trình cơ quan QLNN để thẩm định sự phù hợp theo từng loại nguồn vốn đầu tư.
CHI PHÍ cho các công việc này được tính vào tổng mức đầu tư của dự án.
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Mình xin trao đổi với các bạn một số ý như sau:
- Đối với các dự án đầu tư, việc THẨM ĐỊNH do cơ quan QL Nhà nước chuyên ngành phụ trách (ví dụ Sở Công Nghiệp thẩm định dự án thuỷ điện).
- Đối với các dự án đầu tư VỐN NGÂN SÁCH, thì việc thẩm định là BẮT BUỘC đối với TẤT CẢ các phần: bản vẽ thiết kế(các bước), dự toán, tổng mức đầu tư, sự phù hợp với QUY HOẠCH chung của từng vùng, đánh giá tác động môi trường, PCCC....
- Đối với các dự án đầu tư vốn tư nhân thì việc thẩm định cũng là bắt buộc đối với việc CÓ PHÙ HỢP VỚI QUY HOẠCH không, vấn đề môi trường, phòng chống cháy nổ....vv. còn việc thẩm định bản vẽ (các bước), tổng dự toán, dự toán là không bắt buộc.
+ Khi thực hiện dự án đầu tư loại này, CĐT thuê đơn vị tư vấn có chuyên môn, chức năng phù hợp để THẨM TRA thiết kế (các bước), tổng dự toán, dự toán ...
+ Chi phí thẩm tra không có trong QĐ1751, mà là chi phí do đơn vị tư vấn lập theo chi phí thực tế (Số nhân công, số ngày làm việc, chi phí văn phòng...)và được tính vào tổng mức đầu tư. Thường thì chi phí này có thể thoả thuận giữa CĐT và đơn vị tư vấn.
- Như vậy: THẨM TRA là việc CĐT thuê đơn vị tư vấn độc lập để kiểm tra lại thiết kế trước khi trình thẩm định.
THẨM ĐỊNH là việc CĐT bắt buộc phải trình cơ quan QLNN để thẩm định sự phù hợp theo từng loại nguồn vốn đầu tư.
CHI PHÍ cho các công việc này được tính vào tổng mức đầu tư của dự án.

Nhất trí với ý kiến với bác. Nhưng bổ sung thêm là: Thẩm định thì CĐT tự thẩm định cũng được. Chẳng hạn nếu bước TKBVTC-DT nếu CĐT đủ điều kiện thì hoàn toàn có thể thẩm định.

Thân chào!
 

Miss_VJ

Thành viên có triển vọng
Tham gia
13/1/08
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Tuổi
40
Chi phí thẩm định thiết kế, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán không có trong công văn này đâu bạn ơi! trong công văn này chỉ có các chi phí thẩm tra thôi chứ không phải thẩm định đâu

Theo TT 05/2007 và NĐ 16, mình hiểu chi phí thẩm định thì chỉ có trong quá trình Chuẩn bị đầu tư. Thẩm định dự án đầu tư ( thuyết minh + thiết kế cơ sở) hoặc thẩm định báo cáo KT-KT đối với từng trường hợp.
Thực ra đến lúc này phải chia ra làm nhiều trường hợp để tính.
Lệ phí thẩm định thiết kế cơ sở được tính vào chi phí khác.
Trường hợp chủ đầu tư cũng chính là cấp có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở thì chi phí sẽ tính vào chi phí Quản lý dự án mục: chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, báo cáo kt-kt, tổng mức đầu tư,..
Nếu chủ đầu tư cũng là đơn vị có thẩm quyền phê duyệt dự án nhưng lại không có khả năng thẩm định, phải thuê đơn vị tư vấn thẩm tra một phần hay toàn bộ thì lúc này chi phí thẩm tra lại được tính vào chi phí Tư vấn đầu tư xây dựng.

Đại loại theo em hiểu thì phải linh hoạt và tùy trường hợp cụ thể mà tính.

Có gì sai sót mong được chỉ giáo!
 

Miss_VJ

Thành viên có triển vọng
Tham gia
13/1/08
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Tuổi
40
Mình xin trao đổi với các bạn một số ý như sau:
- Đối với các dự án đầu tư, việc THẨM ĐỊNH do cơ quan QL Nhà nước chuyên ngành phụ trách (ví dụ Sở Công Nghiệp thẩm định dự án thuỷ điện).
- Đối với các dự án đầu tư VỐN NGÂN SÁCH, thì việc thẩm định là BẮT BUỘC đối với TẤT CẢ các phần: bản vẽ thiết kế(các bước), dự toán, tổng mức đầu tư, sự phù hợp với QUY HOẠCH chung của từng vùng, đánh giá tác động môi trường, PCCC....
- Đối với các dự án đầu tư vốn tư nhân thì việc thẩm định cũng là bắt buộc đối với việc CÓ PHÙ HỢP VỚI QUY HOẠCH không, vấn đề môi trường, phòng chống cháy nổ....vv. còn việc thẩm định bản vẽ (các bước), tổng dự toán, dự toán là không bắt buộc.
+ Khi thực hiện dự án đầu tư loại này, CĐT thuê đơn vị tư vấn có chuyên môn, chức năng phù hợp để THẨM TRA thiết kế (các bước), tổng dự toán, dự toán ...
+ Chi phí thẩm tra không có trong QĐ1751, mà là chi phí do đơn vị tư vấn lập theo chi phí thực tế (Số nhân công, số ngày làm việc, chi phí văn phòng...)và được tính vào tổng mức đầu tư. Thường thì chi phí này có thể thoả thuận giữa CĐT và đơn vị tư vấn.
- Như vậy: THẨM TRA là việc CĐT thuê đơn vị tư vấn độc lập để kiểm tra lại thiết kế trước khi trình thẩm định.
THẨM ĐỊNH là việc CĐT bắt buộc phải trình cơ quan QLNN để thẩm định sự phù hợp theo từng loại nguồn vốn đầu tư.
CHI PHÍ cho các công việc này được tính vào tổng mức đầu tư của dự án.

Các bác cho em hỏi cái phần chữ xanh được qui định ở đâu ạh? Em đọc NĐ 16 thì chỉ thấy bắt buộc thẩm định thiết kế cơ sở hoặc bản vẽ kttc với các công trình trên 500 triệu mà chỉ phải lập báo cáo KT-KT. Nhưng đọc cái dòng xanh xanh cũng thấy có lý.
Theo em hiểu đơn giản là:
Thẩm tra: kiểm tra thông qua các đơn vị tư vấn.
Thẩm định: kiểm tra thông qua các cơ quan QLNN.
Chẳng biết có đúng không? :D
 
M

minhtuong

Guest
Nếu chủ đầu tư cũng là đơn vị có thẩm quyền phê duyệt dự án nhưng lại không có khả năng thẩm định, phải thuê đơn vị tư vấn thẩm tra một phần hay toàn bộ thì lúc này chi phí thẩm tra lại được tính vào chi phí Tư vấn đầu tư xây dựng.

Đại loại theo em hiểu thì phải linh hoạt và tùy trường hợp cụ thể mà tính.

Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình thì thuộc chi phí tư vấn đầu tư xây dựng. Nhưng chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư thì lại thuộc chi phí khác.

Em đọc NĐ 16 thì chỉ thấy bắt buộc thẩm định thiết kế cơ sở hoặc bản vẽ kttc với các công trình trên 500 triệu mà chỉ phải lập báo cáo KT-KT. Nhưng đọc cái dòng xanh xanh cũng thấy có lý.
Theo em hiểu đơn giản là:
Thẩm tra: kiểm tra thông qua các đơn vị tư vấn.
Thẩm định: kiểm tra thông qua các cơ quan QLNN.
Chẳng biết có đúng không? :D

Vấn đề này đã được điều chỉnh bởi Nghị định 112/2006/ND-CP rồi bạn à. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công để người quyết định đầu tư phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật. Không còn mức 500 triệu nữa đâu.

Về thẩm tra và thẩm định, bạn tìm thêm các thảo luận trên diễn đàn nhé.
 
Last edited by a moderator:
S

son_vq121

Guest
"Thẩm định" và "thẩm tra"

Để giải thích một cách ngắn gọn 2 khái niệm trên, trước tiên xin trích Thông tư 109/2000/TT-BTC ngày 13/11/2000 của Bộ Tài chính:

"Đối với những dự án đầu tư quy định phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, nhưng cơ quan nhà nước không đủ điều kiện thẩm định mà phải thuê chuyên gia, tư vấn thẩm định thì chi phí thuê chuyên gia, tư vấn thẩm định thực hiện theo quy định của Bộ Xây dựng. Trong trường hợp này, cơ quan nhà nước chỉ được thu lệ phí bằng 50% (năm mươi phần trăm) mức thu lệ phí tương ứng quy định tại Biểu mức thu ban hành kèm theo Thông tư này"

Giải thích:
* Đối với dự án đầu tư: đương nhiên do Sở Kế hoạch Đầu tư (hoặc Bộ KH-ĐT ...) thẩm định rồi
- Trường hợp 1: Nếu Sở KH-ĐT có đủ năng lực thẩm định, tính phí theo Thông tư 109/2000/TT-BTC
- Trường hợp 2: Nếu Sở KH-ĐT không có đủ năng lực thẩm định, chi phí thẩm định bằng tổng hai chi phí sau:
+ Sở KH-ĐT chỉ được hưởng 50% tỷ lệ phí thẩm định theo quy định của Thông tư 109/2000/TT-BTC
+ Chi phí thuê chuyên gia, tư vấn thẩm tra (định mức theo quy định của Bộ Xây dựng)
* Đối với việc thẩm định (hoặcthẩm tra) thiết kế kỹ thuật, dự toán:
- Nếu Sở Xây dựng "thẩm định": tính phí thẩm định theo Thông tư 109/2000/TT-BTC
- Nếu chủ đầu tư có đủ năng lực thẩm tra hoặc thuê chuyên gia, tư vấn thẩm tra: tính phí thẩm tra theo quy định của Bộ Xây dựng.

Nói giải thích ngắn gọn nhưng vẫn còn dài dòng, đúng không!

Để hiểu rõ hơn nữa anh em tham khảo kỹ Thông tư 109/2000/TT-BTC, Nghị định 99, Công bố 1751/BXD-VP nhé!

Thân!
 
Last edited by a moderator:

trungnhivt

Thành viên mới
Tham gia
16/3/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
Rat cảm on các đồng chí đả gởi trả lời.mình đang là thẩm tra dự án cho công ty nhà nước nhưng mà không biết tính chi phí thảm tra như thế nào.các đồng chí nào đả làm qua hảy gởi cho mình tham khảo với.rát mong ý kiến cac bạn
 

nguoibianno1

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
30/7/09
Bài viết
26
Điểm thành tích
8
Tuổi
49
Xin chào mọi người :x
Em là người mới vào nghề, mong các anh các chị chỉ giáo.
Em có một vấn đề muốn hỏi, các anh các chị đừng cười em nhá (em mới vào nghề mà :().
Mọi người cho em hỏi: em vừa thẩm tra 1 công trình mà giá trị thẩm tra chỉ khoảng 25triệu thôi, vậy chủ đầu tư có phải ra quyết định chỉ định đơn vị em thẩm tra không hay chỉ cần hợp đồng thôi ạ.
em thấy có người bảo vẫn phải có quyết định chỉ định đơn vị thẩm tra thì mới được. Còn em nghĩ chỉ cần mỗi hợp đồng là được rồi.
Mong các anh chị giúp em.
 
P

Phugia

Guest
Để giải thích một cách ngắn gọn 2 khái niệm trên, trước tiên xin trích Thông tư 109/2000/TT-BTC ngày 13/11/2000 của Bộ Tài chính:

"Đối với những dự án đầu tư quy định phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, nhưng cơ quan nhà nước không đủ điều kiện thẩm định mà phải thuê chuyên gia, tư vấn thẩm định thì chi phí thuê chuyên gia, tư vấn thẩm định thực hiện theo quy định của Bộ Xây dựng. Trong trường hợp này, cơ quan nhà nước chỉ được thu lệ phí bằng 50% (năm mươi phần trăm) mức thu lệ phí tương ứng quy định tại Biểu mức thu ban hành kèm theo Thông tư này"

Giải thích:
* Đối với dự án đầu tư: đương nhiên do Sở Kế hoạch Đầu tư (hoặc Bộ KH-ĐT ...) thẩm định rồi
- Trường hợp 1: Nếu Sở KH-ĐT có đủ năng lực thẩm định, tính phí theo Thông tư 109/2000/TT-BTC
- Trường hợp 2: Nếu Sở KH-ĐT không có đủ năng lực thẩm định, chi phí thẩm định bằng tổng hai chi phí sau:
+ Sở KH-ĐT chỉ được hưởng 50% tỷ lệ phí thẩm định theo quy định của Thông tư 109/2000/TT-BTC
+ Chi phí thuê chuyên gia, tư vấn thẩm tra (định mức theo quy định của Bộ Xây dựng)
* Đối với việc thẩm định (hoặcthẩm tra) thiết kế kỹ thuật, dự toán:
- Nếu Sở Xây dựng "thẩm định": tính phí thẩm định theo Thông tư 109/2000/TT-BTC
- Nếu chủ đầu tư có đủ năng lực thẩm tra hoặc thuê chuyên gia, tư vấn thẩm tra: tính phí thẩm tra theo quy định của Bộ Xây dựng.

Nói giải thích ngắn gọn nhưng vẫn còn dài dòng, đúng không!

Để hiểu rõ hơn nữa anh em tham khảo kỹ Thông tư 109/2000/TT-BTC, Nghị định 99, Công bố 1751/BXD-VP nhé!

Thân!

Nói ngắn gọn là thế này
Thẩm định : Là việc của người có quyền ra quyết định (Chủ đầu tư)
Thẩm tra : Là công tác chuyên môn (Tư vấn)
Nếu CĐT đủ năng lực thì tự thẩm tra rồi tiến hành thẩm định và ra quyết định vấn đề gì đó
Nếu CĐT không đủ điều kiện năng lực hay không đủ thời gian ... thì thuê tư vấn thẩm tra, dựa trên kết quả thẩm tra sẽ tiến hành thẩm định và ra quyết định
Ví dụ: Công ty A thực hiện đầu tư công trình X
1. Sau khi thuê thiết kế, dự toán thì thuê tư vấn thẩm tra thẩm tra hồ sơ thiết kế, dự toán việc thẩm tra bao gồm: Tính hợp pháp của đơn vị thiết kế, kiểm tra hồ sơ thiết kế theo quy định (kết cấu, kiến trúc, ....), tính dự toán có đúng khối lượng không, áp đúng đơn giá, định mức không ... kết quả ra sao có báo cáo gửi CĐT là Công ty A
2. Sau khi nhận báo cáo thẩm tra từ tư vấn thẩm tra, Công ty A tổ chức hợp thẩm định xem việc thực hiện có đúng trình tự không, các bước đã đảm bảo chưa, hồ sơ thiết kế dự toán theo kết quả thẩm tra đã đạt yêu cầu chưa ... nếu tất cả các bước đã "chuẩn" thì kết luận thẩm tra đề nghị ra quyết định phê duyệt. Nếu thẩm định cho thấy "chưa chuẩn" thì yêu cầu các bên liên quan làm lại cho đúng rồi thẩm định lại cho đến khi "chuẩn" thì thôi
3. Chi phí
Thẩm tra : chi phí tư vấn (tư vấn lấy chi phí trả lương cho các chuyên gia)
Thẩm định : lệ phí thẩm định để chi cho việc thẩm định và nộp "lên trên" (các thành phần tham gia thẩm định ăn lương ở chỗ khác rồi)

hihihi. nói là ngắn gọn mà vẫn lan man, thực ra đây là "diễn nôm" thì đúng hơn, không biết bạn đã hình dung ra chưa, có gì trao đổi thêm nhé
 

mhientb

Thành viên năng động
Tham gia
24/1/08
Bài viết
68
Điểm thành tích
6
Xin chào mọi người :x
Em là người mới vào nghề, mong các anh các chị chỉ giáo.
Em có một vấn đề muốn hỏi, các anh các chị đừng cười em nhá (em mới vào nghề mà :().
Mọi người cho em hỏi: em vừa thẩm tra 1 công trình mà giá trị thẩm tra chỉ khoảng 25triệu thôi, vậy chủ đầu tư có phải ra quyết định chỉ định đơn vị em thẩm tra không hay chỉ cần hợp đồng thôi ạ.
em thấy có người bảo vẫn phải có quyết định chỉ định đơn vị thẩm tra thì mới được. Còn em nghĩ chỉ cần mỗi hợp đồng là được rồi.
Mong các anh chị giúp em.

Bạn chưa cho biết nguồn vốn như thế nào. Nếu nguồn vốn xây dựng công trình là vốn nhà nước thì phải làm đúng thủ tục lựa chọn thầu. Thủ tục đó là Hồ sơ yêu cầu của chủ đầu tư (có khi chỉ là 1, 2 trang A4); Tư vấn phải nộp hồ sơ chào (năng lực, kinh nghiệm, phương pháp luận, nhân lực v.v...); bạn phải đánh giá đạt hay không đạt sau đó đề xuất chỉ định; Chủ đầu tư ra quyết định chỉ định thầu; đàm phán, ký kết hợp đồng.
Phải làm đủ, nhưng tránh rườm rà, thừa nội dung.
Tóm lại, các thủ tục này phải làm để có cơ sở chứng minh 3 điều sau đây:
1) Bạn đã tuân thủ Luật pháp (theo đúng theo trình tự, thủ tục quy định về đấu thầu).
2) Chọn đúng đối tượng cần (theo quy định về điều kiện, năng lực tổ chức tư vấn);
3) Việc ký hợp đồng Tư vấn sau khi đã làm thủ tục là người thực, việc thực không phải hợp đồng "ma".
Nếu kiểm toán nội bộ hay cấp trên có hỏi, hoặc có 1 ai đó mắc bệnh kiện cáo thì bạn đã có đủ cơ sở giải trình. Bằng không, cơ sở đâu? ai biết? và khi đó, các cụ đã khuyên rằng: "Sa chân bước xuống ruộng dưa; Rằng ngay đến chết vẫn ngờ rằng gian"
Chúc bạn có thêm kinh nghiệm và tư duy sâu hơn.
 
Last edited by a moderator:

nguoibianno1

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
30/7/09
Bài viết
26
Điểm thành tích
8
Tuổi
49
Cảm ơn bác! Vấn đề này em cũng đã tìm hiểu và nắm được trình tự rồi.
Nhưng theo em như vậy thì rườm rà quá, bây giờ ở các địa phương các công trình có giá trị nhỏ rất nhiều, có khi chi phí tư vấn chỉ có mấy triệu đồng, mấy trăm nghìn đồng, thế mà cũng phải làm đầy đủ như vậy thì tiền giấy mực cũng hết lãi rồi ấy chứ, phải không bác?
Không biết rồi đây họ có quy định mức vốn tối thiểu để chủ đầu tư có quyền chủ động thương thảo và ký kết hợp đồng mà không cần phải có quyết định chỉ định thầu không đây?
Cảm ơn bác đã quan tâm chỉ giáo =D>! Hy vọng được hợp tác với bác những lần sau nữa.
Chúc thành công!
Thân!
 
Last edited by a moderator:

phugiang2007

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
31/1/08
Bài viết
181
Điểm thành tích
63
Tuổi
44
Sxddienbien.
Về cơ bản mình đồng ý cách giải thích của bạn tuy nhiên sao mình thấy hình như thuật ngữ và việc dịnh nghĩa thuật ngữ do con người mình đặt ra cả nên việc hiểu nó cũng có khi khác nhau cụ thể ở bên Bộ tài chính họ định nghĩa vụ này khác bên mình pro ạ. ở TT33/2007/TT-BTC việc thẩm tra phê duyệt quyết toán là do cơ quan nhà nước đảm nhận, ngoài ra mỗi địa phương còn thành lập thêm một tổ thẩm tra phê duyệt quyết toán trong đó thành viên còn là người của các Sở ngành nữa chứ chẳng thấy bóng dang các bạn Tư vấn trong này. Các bạn í chỉ thực hiện việc kiểm toán độc lập j j đó thôi.
luận một tí.
 

mhientb

Thành viên năng động
Tham gia
24/1/08
Bài viết
68
Điểm thành tích
6
Cảm ơn bác! Vấn đề này em cũng đã tìm hiểu và nắm được trình tự rồi.
Nhưng theo em như vậy thì rườm rà quá, bây giờ ở các địa phương các công trình có giá trị nhỏ rất nhiều, có khi chi phí tư vấn chỉ có mấy triệu đồng, mấy trăm nghìn đồng, thế mà cũng phải làm đầy đủ như vậy thì tiền giấy mực cũng hết lãi rồi ấy chứ, phải không bác?
Không biết rồi đây họ có quy định mức vốn tối thiểu để chủ đầu tư có quyền chủ động thương thảo và ký kết hợp đồng mà không cần phải có quyết định chỉ định thầu không đây?
Cảm ơn bác đã quan tâm chỉ giáo =D>! Hy vọng được hợp tác với bác những lần sau nữa.
Chúc thành công!
Thân!

Việc quy định về mức vốn tối thiểu để giảm thiểu sự rườm rà thì chủ đầu tư ai cũng muốn. Tuy nhiên cái này phải chờ CP ban hành NĐ sửa đổi, bổ sung... cho đến khi hoàn thiện, hoàn chỉnh ... dài dài.
Thực ra, nếu gói thầu có 25 triệu mà trong bối cảnh chủ đầu tư biết rõ năng lực, điều kiện của Tư vấn (một cách hiển nhiên hoặc đã từng có hợp đồng tại các dự án trước) thì chỉ cần làm công văn nêu mục đích, nội dung yêu cầu của gói thầu và hợp đồng mẫu rồi đề nghị người ta cung cấp danh sách người thực hiện là đủ để chứng minh các nội dung như mình phân tích rồi. Ví dụ: đơn vị mình chỉ định cho Viện KHCN Xây dựng (IBST) thuộc Bộ XD thực hiện một gói thầu thẩm tra đến ~100 triệu, mình cũng từng làm như vậy.
Vì vậy, thủ tục là thủ tục, làm sao rút ngắn được mà không bị complain là cái mà nhiều người luôn tìm kiếm và luôn không có công thức chung nào.
Chúc bạn thành công!
 

phan ngoc giang

Thành viên mới
Tham gia
22/9/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
37
em muon hoi le phi tham dinh ket qua dau thau nam o cong van nao ma sao trong 109 khong co a, nho a chi tra loi qua mail jum em voi em cam on nhieu
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
em muon hoi le phi tham dinh ket qua dau thau nam o cong van nao ma sao trong 109 khong co a, nho a chi tra loi qua mail jum em voi em cam on nhieu

Bạn xem trong biểu dính kèm của Công văn này nhé.
attachment.php


Đề nghị bạn lần sau nhớ gõ dấu khi tham gia diễn đàn
 

File đính kèm

  • 109 2000.jpg
    109 2000.jpg
    437,9 KB · Đọc: 662

tran dinh giang

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
13/4/09
Bài viết
136
Điểm thành tích
28
Thẩm tra và thẩm định

Trước giờ em hay nhầm lẫn giữa thuật ngữ "thẩm định" và "thẩm tra", hôm nay mới có dịp tìm hiểu em xin nêu ra vấn đề, theo em hiểu như sau:
- Thẩm định là bước được thực hiện trong giai đoạn lập dự án đầu tư do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định. Nội dung thẩm định gồm thẩm định của cơ quan chức năng và thẩm định thiết kế cơ sở của dự án. Nội dung cơ bản là sẽ xem xét hiệu quả kinh tế xã hội của dự án và xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch xây dựng, áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng chống cháy nổ, điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định. Chi phí cho thẩm định gọi là " lệ phí thẩm định " được quy định trong Thông tư số 109/2000/TT-BTC ngày 13/11/2000 của Bộ Tài chính. Trong TMĐT lệ phí thẩm tra thuộc Chi phí khác.
- Thẩm tra là bước được thực hiện cho giai đoạn TKKT, BVTC. Nội dung cơ bản là kiểm tra về thiết kế, dự toán, tổng dự toán. Chi phí này là "chi phí thẩm tra" quy định trong thông tư số 1751/BXD-VP ngày 14/08/2007. Thẩm tra có thể do chủ đầu tư tự thực hiện nếu đủ năng lực và thuê tư vấn thực hiện nếu ko đủ năng lực. Trong Dự toán, chi phí thẩm tra thuộc chi phí tư vấn đầu tư xây dựng.
Những hiểu biết của em trên đây ko thể tránh được thiếu sót.
Mong sớm nhận được sự góp ý và bổ sung của mọi người, xin chân thành cảm ơn!!
Thẩm tra là một phần hoặc toàn bộ ccong việc của thẩm định (mình đọc ở đâu quên mất rồi).
Bạn làm một thứ gì cũng vậy, cần có 1 đơn vị khác kiểm tra lại.
 

xaydungbk

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
1/12/09
Bài viết
30
Điểm thành tích
6
Mình xin trao đổi với các bạn một số ý như sau:
- Đối với các dự án đầu tư, việc THẨM ĐỊNH do cơ quan QL Nhà nước chuyên ngành phụ trách (ví dụ Sở Công Nghiệp thẩm định dự án thuỷ điện).
- Đối với các dự án đầu tư VỐN NGÂN SÁCH, thì việc thẩm định là BẮT BUỘC đối với TẤT CẢ các phần: bản vẽ thiết kế(các bước), dự toán, tổng mức đầu tư, sự phù hợp với QUY HOẠCH chung của từng vùng, đánh giá tác động môi trường, PCCC....
- Đối với các dự án đầu tư vốn tư nhân thì việc thẩm định cũng là bắt buộc đối với việc CÓ PHÙ HỢP VỚI QUY HOẠCH không, vấn đề môi trường, phòng chống cháy nổ....vv. còn việc thẩm định bản vẽ (các bước), tổng dự toán, dự toán là không bắt buộc.
+ Khi thực hiện dự án đầu tư loại này, CĐT thuê đơn vị tư vấn có chuyên môn, chức năng phù hợp để THẨM TRA thiết kế (các bước), tổng dự toán, dự toán ...
+ Chi phí thẩm tra không có trong QĐ1751, mà là chi phí do đơn vị tư vấn lập theo chi phí thực tế (Số nhân công, số ngày làm việc, chi phí văn phòng...)và được tính vào tổng mức đầu tư. Thường thì chi phí này có thể thoả thuận giữa CĐT và đơn vị tư vấn.
- Như vậy: THẨM TRA là việc CĐT thuê đơn vị tư vấn độc lập để kiểm tra lại thiết kế trước khi trình thẩm định.
THẨM ĐỊNH là việc CĐT bắt buộc phải trình cơ quan QLNN để thẩm định sự phù hợp theo từng loại nguồn vốn đầu tư.
CHI PHÍ cho các công việc này được tính vào tổng mức đầu tư của dự án.
Cho mình hỏi dự án mình 100% vốn tư nhân ,thì việc đưa cơ quan nhà nước thẩm định là việc làm trước khi thuê tư vấn thẩm tra ??? tại vì cơ quan nhà nước thẩm định TK cơ sở ? Còn tư vấn sẽ thẩm tra TK kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công ? Mà sao dự án mình cấp đặc biệt mà chỉ có thiết kế 2 bước thôi : TKCS rồi TKBVTC ???
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Thẩm định và thẩm tra, thiết kế 2 bước?

Cho mình hỏi dự án mình 100% vốn tư nhân ,thì việc đưa cơ quan nhà nước thẩm định là việc làm trước khi thuê tư vấn thẩm tra ??? tại vì cơ quan nhà nước thẩm định TK cơ sở ? Còn tư vấn sẽ thẩm tra TK kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công ? Mà sao dự án mình cấp đặc biệt mà chỉ có thiết kế 2 bước thôi : TKCS rồi TKBVTC ???

Tôi xin tham góp một số ý kiến như sau:
1. Trong nhiều quy định PL liên quan đến lĩnh vực xây dựng cơ bản có sử dụng 2 thuật ngữ "thẩm định" và "thẩm tra" nhưng quả thật là 2 thuật ngữ này sử dụng chưa nhất quán giữa các quy định PL mà nhiều bạn đã phát hiện.
Theo tôi, trước tình hình như thế ta không câu nệ nhiều về thuật ngữ mà cần chú trọng về quy định PL đối với những hoạt động xây dựng phải được thẩm định / thẩm tra và người / tổ chức / cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định / thẩm tra cũng như chi phí có liên quan đến việc thẩm định / thẩm tra, ...
2. Về nguyên tắc, những tài liệu / hồ sơ phải được thẩm định / thẩm tra trước khi phê duyệt như kế hoạch đấu thầu, HSMT, kết quả lựa chọn nhà thầu, dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, dự toán xây dựng công trình, ... thì trách nhiệm tổ chức thẩm định thuộc trách nhiệm của người quyết định đầu tư, cơ quan Nhà nước / tổ chức được giao thẩm định / chủ đầu tư và chi phí có liên quan được tính trong TMĐT của dự án. Trong quá trình tổ chức thẩm định nếu cần phải thuê tư vấn thẩm tra một phần / toàn bộ thì lựa chọn nhà thầu tư vấn phù hợp (theo quy định của PL đấu thầu nếu là dự án sa vốn Nhà nước) và ký hợp đồng với nhà thầu tư vấn. Chi phí thuê tư vấn được trích ra từ chi phí "tư vấn đầu tư xây dựng" hoặc "chi phí khác" trong TMĐT. Nếu không phải thuê tư vấn thì không phải chi khoản này.
3. Đối với các công trình xây dựng quy định phải lập dự án thì phải thực hiện thiết kế 2 bước hoặc 3 bước. Nếu thấy cần thiết kế 3 bước thì ngời quyết định đầu tư quyết định khi phê duyệt dự án. Không có quy định công trình xây dựng cấp đặc biệt phải thực hiện thiết kế 3 bước.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top