Thẩm định, thẩm tra dự án đầu tư, thiết kế

  • Khởi xướng Khởi xướng minhtuan
  • Ngày gửi Ngày gửi
  • Tags Tags
    Không có
CHÀO CẢ NHÀ ! MÌNH VỪ MỚI VỀ NHẬN CÔNG TÁC MỚI, CHUYÊN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ! (CHỦ YẾU LÀ XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ THỦY LỢI)
Mong các anh chị trong diễn đàn chỉ bảo giúp : ĐỂ TRỞ THÀNH CHUYÊN GIA THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN , LÀM TỐT VỊ TRÍ CỦA MÌNH THÌ CẦN PHẢI NẮM NHỮNG THÔNG TƯ, NGHỊ ĐỊNH GÌ , ĐI HỌC LỚP GÌ ĐỂ HỔ TRỢ TỐT CHO CÔNG VIỆC ! Mong các Anh , Chị trong diễn đàn chỉ bảo ! cảm ơn nhiều nhiều !
1. Về văn bản cần nắm: bạn kiếm một cuốn thẩm định mới nhất, hoàn thiện nhất, do một chuyên gia xuất sắc nhất tại địa phương bạn. Sau đó nghiên cứu các văn bản được ghi trong phần căn cứ thẩm định.:D

2. Về các khóa học cần tham gia: học - học nữa - học mãi. Không một khóa học nào là thừa cả. Nên nếu có thời gian thì bạn tham gia tất cả các khóa học có liên quan. Đây sẽ là một công cụ hỗ trợ tốt nhất cho bạn.

3. Ngoài ra, để thẩm định dự án tốt, bạn cũng cần có kinh nghiệm thực tế và thường xuyên học hỏi những thế hệ xuất sắc đi trước. Họ sẽ dạy cho chúng ta những kinh nghiệm bổ ích.

4. Tham gia thường xuyên tại diễn đàn www.giaxaydung.vn tại các mục bạn lưu tâm cũng là một trong những phương pháp học nhanh và hiệu quả nhất. Có vướng mắc, bạn có thể trao đổi trên diễn đàn. Các đồng nghiệp trong cả nước sẽ giúp đỡ bạn.

Chúc bạn thành công./.
 
xin cảm ơn bác SyncMaster

Cảm ơn Bác nhiều, E vừa được sếp giao Thẩm định nội dung Báo cáo KTKT của dự án nạo vét nạo vét kênh (ct cấp IV), mong Bác chỉ dạy dùm là những nội dung gì mình quan tâm trong hồ sơ BC KTKT này. xét tính họp lý trong BC KTKT cần dựa trên cơ sở nào ? cảm ơn Bác nhiều ! chúc sức khỏe !
 
Cảm ơn Bác nhiều, E vừa được sếp giao Thẩm định nội dung Báo cáo KTKT của dự án nạo vét nạo vét kênh (ct cấp IV), mong Bác chỉ dạy dùm là những nội dung gì mình quan tâm trong hồ sơ BC KTKT này. xét tính họp lý trong BC KTKT cần dựa trên cơ sở nào ? cảm ơn Bác nhiều ! chúc sức khỏe !
Theo mục 1.đ, thuộc điều 3, thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
đ) Nội dung thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật:
- Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; quy mô; thời gian thực hiện; tổng mức đầu tư, hiệu quả về kinh tế – xã hội.
- Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi, bao gồm: nhu cầu sử dụng đất, khả năng giải phóng mặt bằng; các yếu tố ảnh hưởng đến công trình như quốc phòng, an ninh, môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Xem xét kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán.
Bạn tham khảo thêm nội dung thông tư tại đây: http://giaxaydung.vn/diendan/bo-xay...-du-dau-tu-xay-dung-cong-trinh.html#post83436
 
Cảm ơn Bác nhiều, E vừa được sếp giao Thẩm định nội dung Báo cáo KTKT của dự án nạo vét nạo vét kênh (ct cấp IV), mong Bác chỉ dạy dùm là những nội dung gì mình quan tâm trong hồ sơ BC KTKT này. xét tính họp lý trong BC KTKT cần dựa trên cơ sở nào ? cảm ơn Bác nhiều ! chúc sức khỏe !

Chào bác!

Thôi thì bây giờ chúng ta không nói theo nguyên văn luật mà nói chuyện cho thực tế một xíu.
Bác đang thẩm định công trình nào vét kênh mương, đầu tiên bác xem thử sau khi nạo vét kênh mương đó thì hiệu quả mang lại cho diện tích được tưới có nhiều không? Tức là điều đầu tiên nói đến hiệu quả kinh tế xã hội. Tổng mức đầu tư làm cái nạo vét đó như thế nào, có cao quá không?Khi thực hiện nạo vét trên tuyến kênh cũ, liệu có ảnh hưởng đến 2 bên tuyến kênh cũ không? Vì điều này liên quan đến việc giải phóng mặt bằng.
Tiếp theo bác xem khối lượng trong thiết kế và khối lượng trong dự toán như thế nào.

Thân chào!
 
Cảm ơn Các Anh nhiều!

vừa ròi xem kỹ trong dự toán mà đơn vị TVTK lập có phần này e khong biết xử lý sao:Phần Bóc dự toán có bóc phông hóa, vậy khi thẩm định có nên cát bỏ ra khong ! vì thực tế thi công có đơn vị nào bóc phong hóa đâu, chỉ đổ đất lên, cứ thế là xong, mà khi đó trên dự toán vài chục triệu !
 
vừa ròi xem kỹ trong dự toán mà đơn vị TVTK lập có phần này e khong biết xử lý sao:Phần Bóc dự toán có bóc phông hóa, vậy khi thẩm định có nên cát bỏ ra khong ! vì thực tế thi công có đơn vị nào bóc phong hóa đâu, chỉ đổ đất lên, cứ thế là xong, mà khi đó trên dự toán vài chục triệu !

Việc này em có ý kiến với bác như thế này.

Việc nạo vét kênh mương chắc chắn là phải có phần bóc phong hóa rồi. Việc bác thẩm định khối lượng này thì phải trao đổi lại với tư vấn thiết kế. Vì những công trình này đã có khảo sát của đơn vị này.
Việc mình thẩm định cắt phần khối lượng này là không đúng. Bác nói đơn vị thi công không thực hiện bóc phong hóa khi thi công là việc sau này trong quá trình thi công.
Trên hồ sơ thiết kế chắc chắn có khối lượng đó thì mình phải để lại cho người ta. Việc chi phí tăng lên chỗ nạo vét này bác phải xem lại chỗ biện pháp thi công bằng máy hay thủ công. Chỉ kiến nghị với đơn vị thiết kế áp dụng cái định mức này cho hợp lý mà thôi.

Thân chào.
 
Cảm ởn anh Linh nhiều

Cảm ơn a Linh , nhưng có điều này: Chổ cơ quan của e mấy tiền bối làm vậy đó, theo a có sai không, khi gặp đơn vị tvtk thì mấy tiền bối bảo vệ ghê quá, và tư nào giờ vẫn căt bỏ phần bóc phong hóa (đắp bờ bao đường giao thông và bờ bao nói chung). e không biét làm thế nào cho đúng! a có văn bản nào nói đến phần này khong a cho e xin hay mách bảo e thêm một số kinh nghiệm xử lý đi ! cảm ơn nhiều !
 
Cảm ơn a Linh , nhưng có điều này: Chổ cơ quan của e mấy tiền bối làm vậy đó, theo a có sai không, khi gặp đơn vị tvtk thì mấy tiền bối bảo vệ ghê quá, và tư nào giờ vẫn căt bỏ phần bóc phong hóa (đắp bờ bao đường giao thông và bờ bao nói chung). e không biét làm thế nào cho đúng! a có văn bản nào nói đến phần này khong a cho e xin hay mách bảo e thêm một số kinh nghiệm xử lý đi ! cảm ơn nhiều !

Vấn đế này như sau:
Đã nói tới việc nạo vét kênh mương là phải có phần khối lượng bóc phong hóa.
Việc công trình bác nói là đắp bờ bao thì phải xem vào tình hình thực tế của hiện trường. Đối với nền cũ tốt rồi thì đâu cần bóc phong hóa làm gì nữa.
Mình đưa 1 ví dụ như thế này nhé: Có 1 công trình đường nhựa, bây giờ trải nhựa đường GTNT loại A chẳng hạn được làm trên nền đường cấp phối đá đồi cũ (nền đường này vẫn khá tốt). Nếu như trong trường hợp này đơn vị tư vấn thiết kế tình bóc phong hóa nền đường là .. có vấn đề rồi đây.
Nhưng đối với việc làm công trình trên nền đất thì sao? Nền đất yếu thì phải xử lý bóc phong hóa để gia cố lại nền đường để chuẩn bị làm mới.

Thân chào!
 
cảm ơn a đã chỉ bao nhiều !

a chị trong diễn đàn cho e hỏi này với ! khi e thẩm định dự toán có phần tính ĐẤT ĐẤP BỜ sau khi tính cho mỗi mặt cắt tìm được diện tịch ta tìm được thể tích đấp đất. Vậy phải nhân với hệ số bao nhiêu mới ra thể tích đấp thực. nếu nhân hệ số này tương đương với tính cho khối đất chặt phải khong anh chị ?
Một phần nửa là công thức để tính số lượng cừ đóng với chiều dài L, gọi n là số cừ đóng/1m thì số cừ đóng cho chiều dài L ta áp dụgn công thức nào a chị chỉ với ! THẬT XẤU HỔ NHƯNG CÁI NÀY KHONG BIẾT TÍNH ! HIHIHI !:">
 
a chị trong diễn đàn cho e hỏi này với ! khi e thẩm định dự toán có phần tính ĐẤT ĐẤP BỜ sau khi tính cho mỗi mặt cắt tìm được diện tịch ta tìm được thể tích đấp đất. Vậy phải nhân với hệ số bao nhiêu mới ra thể tích đấp thực. nếu nhân hệ số này tương đương với tính cho khối đất chặt phải khong anh chị ?
Một phần nửa là công thức để tính số lượng cừ đóng với chiều dài L, gọi n là số cừ đóng/1m thì số cừ đóng cho chiều dài L ta áp dụgn công thức nào a chị chỉ với ! :">
1. Từ "đấp" mình hiểu là "đắp". Phải vậy không ạ? Khi tính được thể tích đắp thì đó chính là thể tích đắp thực. Không cần phải nhân với bất kỳ một hệ số nào cả.

Nếu cần phải tính toán lượng đất đào dùng để đắp, ta sẽ căn cứ vào khối lượng đất để đắp và độ chặt của khối đắp. Ứng với mỗi một độ chặt (tính theo K hoặc gamma), lượng đất đào dùng để đắp sẽ được nhân với một hệ số. Ví dụ: cần đắp 1m3 đất, có độ chặt K=95 thì cần: 1x1,13=1,13m3 khối đất đào để đắp. Bảng hệ số này bạn xem phần thuyết minh tại Chương II - Định mức 1776.

2. Phần chữ màu xanh: mình không hiểu ý bạn hỏi?:-w
 
cảm ơn a nhiều !

hiihihihi ! viết sai mà ! cảm ơn a nhiều lắm ! mấy anh chị trong diễn đàng cho e hỏi vơii: ĐỂ CÓ TƯ CÁCH PHÁP NHÂN TRỞ THÀNH CHUYÊN VIÊN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN, ngoài trình dộ chuyên môn thì phải học qua lớp nào vậy a chị ! mong anh chị chỉ bảo .:confused:
 
công thức để tính số lượng cừ đóng với chiều dài L, gọi n là số cừ đóng/1m thì số cừ đóng cho chiều dài L ta áp dụgn công thức nào

Đùa hay sao? nếu là số lượng thì = L*n
:confused:
 
không đùa đâu a !

nếu a đã từng làm thì sẽ không nói vậy ! chiều dài đóng cừ là L, trên chiều dài đó a bỏ đi một đoạn m ko đóng cư, vậy thì số cừ đóng cho 2 bên bờ kênh sẽ là bao nhiêu ??! nếu cừ dài >4.5m, hay <4.5m đơn giá sẽ khác nhau.:-w
 
nếu a đã từng làm thì sẽ không nói vậy ! chiều dài đóng cừ là L, trên chiều dài đó a bỏ đi một đoạn m ko đóng cư, vậy thì số cừ đóng cho 2 bên bờ kênh sẽ là bao nhiêu ??! nếu cừ dài >4.5m, hay <4.5m đơn giá sẽ khác nhau.:-w

Bạn nói nghe vẫn khó hiểu sao đó, tớ không hiểu rõ ý bạn định hỏi là gì?
 
Mình hỏi hơi nhiều tí ,bác nào biết mục nào chỉ giúp mình mục ấy,chứ đâu cần đến Bác nào biết tất cả các vấn đề này & trả lời 1 lần đâu. Đề tài đang sôi nổi ,mình post bài vô tự dưng trở nên ế ẩm quá ! Hic :(( .
tất cả các mục bạn nêu là công việc CĐT phải làm trong 1 số năm nên hơi khó trả lời cụ thể. xin tư vấn là bạn hãy đọc toàn bộ các quy định về đầu tư, xây dựng, đất đai, nhà ở,... rồi lên mạng vào các trang web các Bộ, ban ngành, địa phương để được hướng dẫn các thủ tục hành chính. đến bước nào sẽ có câu trả lời bước đó. Thân:))
 
Mình hỏi hơi nhiều tí ,bác nào biết mục nào chỉ giúp mình mục ấy,chứ đâu cần đến Bác nào biết tất cả các vấn đề này & trả lời 1 lần đâu. Đề tài đang sôi nổi ,mình post bài vô tự dưng trở nên ế ẩm quá ! Hic :(( .
tất cả các mục bạn nêu là công việc CĐT phải làm trong 1 số năm nên hơi khó trả lời cụ thể. xin tư vấn là bạn hãy đọc toàn bộ các quy định về đầu tư, xây dựng, đất đai, nhà ở,... rồi lên mạng vào các trang web các Bộ, ban ngành, địa phương để được hướng dẫn các thủ tục hành chính. đến bước nào sẽ có câu trả lời bước đó. Thân:))
Bài viết này đã được thảo luận tại đây.

BQL: Thời gian gần đây, BQL thường xuyên phải can thiệp vào bài viết của thành viên do vi phạm nội quy. Kính đề nghị các thành viên post bài chỉ post 01 lần tại đúng chủ đề thảo luận. Việc viết nhiều bài trùng nội dung trong một hoặc nhiều đề tài sẽ bị BQL xóa mà không thông báo trước tới thành viên (theo nội quy của diễn đàn). Trân trọng kính báo./.
 
Bạn có thể tham khảo quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009, trang 29, 30.
 
Báo cáo thẩm định dự án (mẫu)

em đang làm báo cáo thẩm định dự án đầu tư của 1 cty con gửi lên Cty mẹ (là chỗ em đang làm).
bây giờ nhiệm vụ của em là thẩm định dự án đó rồi viết Báo cáo Thẩm định để trình Ban giám đốc.
em mới vào hành nghề Dự án nên còn gà mờ lắm.
Các nội dung thẩm định thì em đã biết rồi
vấn đề là ở chỗ viết nó theo hình thức, cách thức trình bày như thế nào.
bác nào có mẫu "Báo cáo thẩm định dự án đầu tư" nào đó, gửi cho em với để em tham khảo với.
cám ơn các bác nhiều !
 
thẩm định thiết kế cơ sở

Chào các anh chị, mình có một thắc mắc mong các anh chị giúp đỡ.
có văn bản pháp luật nào cho phép đối với dự án đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 thì chủ đầu tư có thể trình thẩm định hồ sơ thiết kế cơ sở từng công trình riêng lẻ trong dự án (trình thẩm định thiết kế cơ sở nhiều lần của 1 dự án) không?
Cảm ơn các anh chị !
 
Ý kiến trao đổi

Chào các anh chị, mình có một thắc mắc mong các anh chị giúp đỡ.
có văn bản pháp luật nào cho phép đối với dự án đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 thì chủ đầu tư có thể trình thẩm định hồ sơ thiết kế cơ sở từng công trình riêng lẻ trong dự án (trình thẩm định thiết kế cơ sở nhiều lần của 1 dự án) không?
Cảm ơn các anh chị !
Theo tôi:
1. Không có VBPL nào quy định như thế.
2. Theo quy định hiện hành, việc lập, thẩm định, phê duyệt và quyết định đầu tư phải được thực hiện cho toàn bộ dự án, trừ trường hợp dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A chia thành nhiều dự án độc lập thì có thể lập, thẩm định (trong đó có thẩm định TKCS), phê duyệt và quyết định đầu tư từng dự án thành phần.
 
Back
Top