Như em đã thảo luận ở trên. Chúng ta vẫn đang thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về xây dựng. Mặt khác qui định về đấu thầu cũng bắt buộc phải thực hiện đúng.
Vì nếu không thực hiện các trình tự thủ tục thì nguyên tắc bất di bất dịch là KBNN không thanh toán. Bởi lẽ, họ kiểm soát thủ tục giải ngân là theo qui định của ngành Tài chính (trừ phi BTC ban hành Thông tư sửa đổi thông tư 86 về điều khoản thanh toán đối với trường hợp thẩm tra này)
Mời các bác thảo luận thêm ạ!
Mình cũng có ý kiến trao đổi với ý kiến của anh Nam là:
Anh Nam cho rằng Nghị định 15 có giá trị pháp lý cao hơn TT của Bộ Tài chính;
Nhưng quy định của Luật Đấu thầu lại có giá trị pháp lý cao hơn ND15.
Văn bản trả lời của BXD về không cần làm thủ tục chỉ định thầu không phải là văn bản quy phạm pháp luật, chỉ có tính chất tham khảo, không thể căn cứ vào văn bản này để không thực hiện theo quy định của LDT.
Theo quy định của Luật Đấu thầu thì việc lựa chọn tư vấn thẩm tra (đối với các dự án của DNNN) thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu vì vậy nếu không làm thủ tục chỉ định thầu theo mình là không phù hợp với quy định, đẩy chủ đầu tư vào thế khó xử.
Và theo quy định hiện nay của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 nội dung không phải tiến hành các thủ tục về đấu thầu còn được khẳng định rõ tại Khoản 7 Điều 57 như sau: Cơ quan chuyên môn về xây dựng, người quyết định đầu tư được mời tổ chức, cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm tham gia thẩm định dự án hoặc
yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng đã được đăng ký trên trang thông tin điện tử về năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của Luật này để thẩm tra dự án làm cơ sở cho việc thẩm định, phê duyệt dự án.
Tại sao LXD 2014 chỉ ghi ngắn gọn là yêu cầu chủ đầu tư
lựa chọn tổ chức đủ điều kiện mà không ghi thẳng vào
là không cần thực hiện theo quy định của pháp luật về Đấu thầu.
Tại sao cơ quan nhà nước không trực tiếp ký hợp đồng thuê tư vấn thẩm tra và thu phí của chủ đầu tư mà lại quy định chủ đầu tư phải ký. Quy định như vậy là đẩy cái khó cho doanh nghiệp, không đúng với tinh thần cải cách hành chính.
Mình xin dẫn chứng thêm quy định mới tại ND 46/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng có quy định:
"
Điều 29. Thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình trong quá trình thi công xây dựng
2. Kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình được thực hiện trong các trường hợp sau:
c) Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư;
d) Trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp hoặc theo yêu cầu của cơ quan chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố khi xảy ra sự cố công trình xây dựng;
đ) Theo yêu cầu của Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng hoặc yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng khi cần thiết.
3. Trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1, Điểm d và Điểm đ Khoản 2 Điều này, cơ quan yêu cầu được phép chỉ định tổ chức tư vấn
theo quy trình chỉ định thầu rút gọn quy định tại Khoản 1 Điều 56 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 06 năm 2014 về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu để thực hiện."
-->
Theo quy định này thì khi cơ quan QLNN yêu cầu thì chủ đầu tư vẫn phải thực hiện thủ tục chỉ định thầu rút gọn
Các bạn cũng lưu ý nha: theo quy định của LXD thì
chủ đầu tư được lựa chọn tư vấn
thẩm tra. Cơ quan chuyên môn về xây dựng
không được phép chỉ định đơn vị
thẩm tra mà chỉ được phép mời
thẩm định. Quyền lựa chọn tư vấn thẩm tra là của chủ đầu tư. Nếu cơ quan chuyên môn nào chỉ định tên đơn vị tư vấn thẩm tra là sai quy định của pháp luật.