Thảo luận về công việc thanh quyết toán nhận quà tặng phần mềm Quyết toán GXD

vuthao32

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
31/1/10
Bài viết
15
Điểm thành tích
3
Tuổi
46
  1. I. Các khái niệm về Thanh toán: Thanh toán là công việc, nghĩa vụ của chủ đầu tư trả tiền cho các nhà thầu khi các nhà thầu đạt được khối lượng thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng.
    Tổng thanh toán: Tổng thanh toán là tổng giá trị chủ đầu tư thanh toán cho các nhà thầu ở các giai đoạn thanh toán khác nhau.
    Quyết toán: Là công việc được các Chủ đầu tư và đơn vị chủ quản thực hiện đầy đủ theo thủ tục để quyết toán vốn với nhà nước và vốn huy động .
  2. Thanh quyết toán khác với Dự toán trong xây dựng : Dự toán trong xây dựng được cơ quan tư vấn thiết kế có thẩm quyền và tư cách pháp nhân lập tại thời điểm chuẩn bị đầu tư xây dựng.
  3. Dự toán thẩm tra là dự toán để trình cấp có thẩm quyền xem xét ra thẩm định dự toán và ra quyết định phê duyệt dự toán thiết kế bản vẽ thi công và hồ sơ mời thầu tiên lượng mời thầu thi công xây dựng công trình.
  4. Trong khi đó thanh quyết toán là phần giá trị được thanh toán cho khối lượng công việc thực hiện thực tế trong quá trình thi công công trình. Do đó giá trị của thanh quyết toán có thể bằng hoặc cao hơn dự toán nhưng không vượt quá 20% tổng dự toán công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nếu quá ơphải có hồ sơ phê duyệt khối lượng phát sinh và phê duyệt bổ sung tổng dự toán công trình.
    II. Các căn cứ pháp lý (văn bản quy định của Chính phủ, của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính)
    Một số căn cứ pháp lý để thanh quyết toán vốn với chủ đầu tư gồm :
Nghị định 209/NĐ - CP
- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP
- TT 33 của bộ tài chính
- TT 06/2007 của bộ xây dựng
- TT 04/2010 của bộ xây dựng
- Hiện nay có TT19 của Bộ tài chính thay cho TT33
Bên cạnh đó là các quyết định của các địa phương và một số văn bản quy định liên quan
III. Các loại hợp đồng, mỗi loại hợp đồng thì có đặc trưng thanh quyết toán thế nào? các mẫu biểu cần tìm hiểu, mối liên hệ giữa các mẫu biểu?
Hiện nay, có 2 loại hợp đồng
1. Hình thức trọn gói : Chủ đầu tư thanh toán đúng số tiền như hợp đồng cho đơn vị thi công nếu trường hợp không phát sinh về khối lượng được thỏa thuận trong hợp đồng.
2. Hình thức hợp đồng theo đơn giá : Chủ đầu tư căn cứ vào các điều khoản quy định về phạm vi điều chỉnh giá quy định trong hợp đồng để điều chỉnh giá thanh toán theo từng thời điểm thi công áp dụng theo TT09/2008/TT - BXD. Đơn giá vật liệu được điều chỉnh theo thời gian thi công nhưng không được vượt quá thời gian hợp đồng ký kết A-B.
IV. Người làm công thanh quyết toán cần chuẩn bị gì? các tài liệu cần thiết? sẽ phải làm việc với những đơn vị nào? ai?
Người làm công tác thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành như đã nói ở trên sẽ phải chuẩn bị khoảng 45 loại văn bản và hồ sơ liên quan. Sau đó trình quyết toán lên Phòng tài chính (ở cấp huyện) để phòng tài chính rà soát và phê duyệt quyết toán. Bên cạnh đó sẽ phải làm việc với cơ quan kiểm toán (nếu chủ đầu tư yêu cầu) để xác kiểm toán lại phần giá trị quyết toán khối lượng - đơn giá hợp đồng.
V. Thanh thanh quyết toán gắn kết với các công đoạn trước và sau trong một dự án đầu tư xây dựng công trình thế nào?
Hồ sơ thanh quyết toán là cơ sở để cơ quản nhà nước quản lý được về chất lượng và mục đích sử dụng vốn có đúng hay không. Vì vậy hồ sơ thanh quyết toán có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó sẽ là cơ sở pháp lý để nhà nước quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình có đảm bảo tính sát thực, khách quan hay không. Như nói trên, hồ sơ thanh quyết toán sẽ là cơ sở để kiểm toán nhà nước tiến hành rà soát về việc sử dụng vốn và là cơ sở để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vốn vào đầu tư xây dựng.
VI. Quy trình thanh quyết toán công trình (các bước làm – vẽ thành sơ đồ càng tốt)

áp dụng cho chủ đầu tư là UBND huyện



phòng TC - KH





Kiểm tra trình tự HS

















Kiểm tra KL



Kiểm tra đơn giá



tổng hợp trình phê duyệt



cấp có thẩm ra quyền QĐ phê duyệt













VII. Những việc cần làm khi thanh quyết toán công trình
Trong thanh quyết toán vốn xây dựng cơ bản, người làm thanh quyết toán cần nắm rõ các quy định, thủ tục về thanh quyết toán vốn xây dựng cơ bản của các cấp có thẩm quyền. Nó phải thể hiện được tính trung thực, chính xác. Hồ sơ phải chuẩn bị đầy đủ, vì thiếu ở khâu nào là khâu đó không được chấp nhận => không thanh quyết toán được.
VIII. Một số vấn đề cần chú ý khi làm thanh quyết toán
Thanh quyết toán là nghĩa vụ của chủ đầu tư với nhà nước. Đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước có thể hiểu là : Chủ đầu tư là người được giao vốn, anh làm cái gì, trả tiền cho ai, trả như thế nào .... thì chủ đầu tư phải giải trình được với người cấp ngân sách. Nếu không giải trình được thì cũng coi như một hình thức tham nhũng ...
IX. Ví dụ có số liệu, hoặc file Excel thanh quyết toán một trong các loại công trình: dân dụng, công nghiệp; công trình giao thông (cầu, đường), công trình thủy lợi; công trình hạ tầng kỹ thuật.
Tôi sẽ gửi các bản thẩm tra quyết toán với tư cách thẩm tra quyết toán xây lắp hoàn thành theo đường link đính kèm. http://www.4shared.com/file/tSpujzIj/NAM_2010.html
XIII. Các tình huống, các vấn đề khác?
Khi làm thanh quyết toán có rất nhiều tình huống xảy ra, tôi chỉ nêu ra đây một vài tình huống
1. Đối với quá trình thẩm tra quyết toán, tôi thấy có điều bất cập. Nhà thầu cùng Chủ đầu tư lập biểu quyết toán không theo trình tự nào mà đúng là phải theo TT06/ 2007 Phụ lục 01-02-03-04.
2. Vì hồ sơ quyết toán vốn là nghĩa vụ của Chủ đầu tư, trong hồ sơ quyết toán bao gồm cả hồ sơ của các nhà thầu. Tuy nhiên, do nhiều điều kiện khác nhau, một số hồ sơ không đầy đủ. Ví dụ, thời gian quyết toán công trình bị kéo dài, Các khoản vốn không đã ra quyết định phê duyệt rồi mà không rãi ngân được.
http://www.4shared.com/file/tSpujzIj/NAM_2010.html
 
Last edited by a moderator:

sks_lc

Thành viên có triển vọng
Tham gia
7/2/09
Bài viết
6
Điểm thành tích
3
Tuổi
38
*Thank A.Thế Anh bước đầu đã lựa chọn E vào danh sách 30 thành viên được nhận quà tặng phần mềm Quyết toán GXD. May mắn sớm được cập nhập thông tin thảo luận về công việc thanh quyết toán
Vì thời gian dành cho chủ đề còn nhiều nên e mong muốn được trao đổi kiến thức và kinh nghiệm cùng các đồng nghiệp để nâng cao nghiêp vụ bản thân có thể đáp ứng tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Hiện tại e đang làm việc tại 1 đơn vị nhà thầu. Công việc chủ yếu là làm hồ sơ hoàn công vì một số Chủ đầu tư con non về năng lực nghiệp vụ (Các cán bộ kỹ thuật cấp xã, phường) nên việc thực hiện không đàm bảo đạt yêu cầu, nhà thầu nơi em làm việc quyết định làm giúp Chủ đầu tư việc lập tờ trình các quyết định phê duyêt, hợp đồng kinh tế … và thanh quyết toán.
Mong muốn phần mềm quyết toán GXD sớm được ra mắt thi trường để việc quản lý chất lượng công trình của CĐT và tư vấn giám sát được dễ dành nhanh chóng, giá thành phù hợp với mọi người.
*Thảo luận về việc thanh quyết toán hôm nay e chỉ đề cập tới sự khác nhau của thanh toán, quyết toán vấn đề này cũng được đề cập trong một số diễn đàn và các lớp học về quản lý chất lượng công trình
- Phân biệt Thanh toán và Quyết toán. Về khái niệm theo sách vở thì hơi dài một chút, nhưng có thể hiểu nôm na thế này. Toàn bộ chi phí được xác định ở lúc bàn giao sản phẩm hoàn thành theo hợp đồng gọi là Giá trị quyết toán, Giá trị thực hiện một bộ phận hay một phần của sản phẩm theo hợp đồng thì được gọi là Giá trị thanh toán. Có thể một HĐ chỉ có quyết toán mà không có thanh toán.
+ Về thời gian: Thanh toán được thực hiện ở lúc thực hiện sản phẩm, Quyết toán được thực hiện ở lúc hoàn thành sản phẩm đưa vào sử dụng.
+ Về Giá trị: GTrị Quyết toán = Tổng Gtrị các đợt thanh toán+Gtrị còn phải trả ở đợt quyết toán.
+ Về thủ tục hồ sơ: Hồ sơ quyết toán được tổng hợp ở các đợt thanh toán và bổ sung tiếp ở đợt quyết toán.
VD: Một Hợp đồng có các đợt thanh toán là: Đợt1 = 30tỷ, đợt2 = 40tỷ, đợt3 = 50 tỷ. Tổng giá trị còn phải trả ở đợt quyết toán là 20tỷ. Vậy Giá trị quyết toán Hợp đồng là 140tỷ.
 
Last edited by a moderator:

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.561
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Cảm ơn các đồng nghiệp đã ủng hộ chủ đề. TA khẳng định lại, các bạn đồng nghiệp nhiệt tình trao đổi trong thời gian này được ghi nhận, sẽ gửi tặng ngay khi phần mềm xuất xưởng, hiện tại chúng tôi chỉ đang hoàn thiện thêm và test thôi. Chắc chắn phần mềm này sẽ hay bằng thậm chí còn hay hơn Dự toán GXD, bạn sẽ thấy không vô ích khi bỏ công thảo luận chia sẻ kiến thức và nhận quà tặng từ tay tác giả. Để đảm bảo vấn đề bảo mật, nên có thể những người được gửi tặng sẽ được gửi riêng và cũng phải xét địa chỉ, xuất xứ để đảm bảo không có người trà trộn vào để đánh cắp ý tưởng (nên sẽ xem xét theo quá trình về thời gian đăng ký tham gia diễn đàn, nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng nội dung bài viết thể hiện là người đã và đang làm thật).

Trước nay đa số người ta tập trung vào Dự toán hoặc Dự thầu mà chưa có nhiều tài liệu hướng dẫn, giảng dạy cách làm thanh quyết toán, cũng chưa có nhiều nơi dạy thực hành làm thanh quyết toán công trình. Trong khi vấn đề này lại rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến "túi tiền" của nhà thầu và công sức "thu dọn chiến trường" của Chủ đầu tư, nếu điều này được làm tốt ngay từ đầu Chủ đầu tư sẽ "khép" dự án rất đơn giản, dễ dàng, hồ sơ thủ tục ngon lành, báo cáo quyết toán với nhà nước, tăng tài sản cố định hạch toán sản xuất kinh doanh cũng dễ dàng...

Sau khi đọc từng từ các bài viết các bạn trao đổi, TA thấy rằng ngoài việc tính toán khối lượng thanh quyết toán theo giai đoạn, cho toàn bộ công trình, tính giá thanh quyết toán theo giai đoạn... thì phần mềm cần phải được thiết kế để chặt chẽ về các hồ sơ và thủ tục khác, đặc biệt là phần mềm Quyết toán cần "quy hoạch" để tạo ra một quy trình chuẩn cho người "mới bắt đầu" cũng có thể làm dễ dàng. Đồng thời TA cũng cho rằng phần mềm Quyết toán GXD cũng cần bổ sung một modul thư viện mini hoặc một file help dạng của AutoCad giúp các bạn tra cứu chéo các quy định, hướng dẫn... (đây là ý tưởng từ một đồng nghiệp góp ý cho phần mềm Tư vấn giám sát) và tất cả các phần mềm khác của Công ty GXD cũng vậy, các bạn cho một chút thời gian nhé, TA tin việc này sẽ làm được tốt nhất.

TA để ý thấy rằng, trong các dự án hiện nay, hầu hết đến giai đoan "thu dọn chiến trường" làm thanh quyết toán là các "chiến sĩ thực hiện dự án" của ta "bay" hết, hình như công việc này rất "nhàm chán" và "ít mầu xít" (!?).
- Các đồng nghiệp nghĩ sao về khối lượng công việc quyết toán so với khối lượng công việc làm dự toán?
- Chi phí dành cho công việc làm quyết toán so với chi phí dành cho công tác dự toán có chênh nhau nhiều?
- Người làm quyết toán và người làm dự toán có gì khác nhau? Thu nhập của ai cao hơn? Có các cơ hội và tiềm năng gì?
- Các bạn có thẩm tra quyết toán công trình bao giờ không? Công việc này thế nào (vất vả hay dễ làm, thu nhập, kiến thức...)?
 

doan_minh_anh

Thành viên rất năng động
Tham gia
28/3/11
Bài viết
103
Điểm thành tích
18
Chào anh TA và các anh chị em đồng nghiệp!
- Bác TA nói rất đúng. Giai đoạn làm thanh quyết toán được coi là giai đoạn thu dọn chiến trường. Đó là một công việc nhàm chán. Vì quá trình thực hiện dự án có thể qua một thời gian rất dài. Hồ sơ tài liệu phục vụ thanh quyết toán ngày càng nhiều, cũng như số lượng người tham gia và các mối quan hệ của các tổ chức và cá nhân để thực hiện quyết toán ngày càng nhiều. Mặt khác, người làm quyết toán (nhất là cán bộ quản lý dự án của chủ đầu tư) rất mệt mỏi trong công tác rà soát hồ sơ. Bên cạnh đó, cơ hội sáng tạo và tăng thêm thu nhập lại hoàn toàn không có ... Chính vì vậy, cũng mong muốn phần mềm ra đời để giảm bớt gánh nặng cho người làm quyết toán.
- Theo em bác TA nên nghiên cứu xem xét viết phần mềm để dành cho nhiều đối tượng có thể sử dụng được. Bao gồm, Cán bộ quản lý dự án, tư vấn giám sát, đơn vị thi công....
- Thực tế, nói về thu nhập và tiềm năng thì người làm quyết toán không thể bằng người làm dự toán được. Khối lượng công việc nhiều, mỗi công việc lại nhỏ, nhưng chi phí thì lại thấp.
- Người làm quyết toán và dự toán khác nhau cơ bản là : người làm dự toán là người đưa ra các dự trù về vật liệu, nhân công, máy móc, tiền .... để thực hiện công việc. Người làm quyết toán là người đi lấy tiền cho sản phẩm đã hoàn thành của mình. Như vậy, làm quyết toán yêu cầu chính xác, đầy đủ cản cứ chứng minh sản phẩm của mình hoàn thiện. Dự toán có thiếu một chút tiền thì cũng không sao, thừa một chút cũng chất mất gì, sau này quyết toán sẽ cắt hoặc bổ sung. Nhưng khi quyết toán, con số phải chính xác, vì thừa thì bị cắt mất, mà thiếu thì thiệt ... Thậm chí, quyết toán thừa, mà đã giải ngân rồi còn phải đền, hoặc lớn hơn là chịu trách nhiệm trước pháp luật đấy chứ.
(Thấy bác TA nhắc đến ý tưởng em góp ý cho phần mềm TVGS được bác cân nhắc áp dụng cho phần mềm thanh quyết toán cũng thấy vui vui)
Mong rằng phần mềm sớm hoàn thiện!
 

xathupro17

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
27/8/08
Bài viết
11
Điểm thành tích
3
- Người làm quyết toán và dự toán khác nhau cơ bản là : người làm dự toán là người đưa ra các dự trù về vật liệu, nhân công, máy móc, tiền .... để thực hiện công việc. Người làm quyết toán là người đi lấy tiền cho sản phẩm đã hoàn thành của mình. Như vậy, làm quyết toán yêu cầu chính xác, đầy đủ cản cứ chứng minh sản phẩm của mình hoàn thiện. Dự toán có thiếu một chút tiền thì cũng không sao, thừa một chút cũng chất mất gì, sau này quyết toán sẽ cắt hoặc bổ sung. Nhưng khi quyết toán, con số phải chính xác, vì thừa thì bị cắt mất, mà thiếu thì thiệt ... Thậm chí, quyết toán thừa, mà đã giải ngân rồi còn phải đền, hoặc lớn hơn là chịu trách nhiệm trước pháp luật đấy chứ
E hoàn toàn đông ý với bác về khoản này, dự toán thì cũng chỉ là dự tính chi phí mà thôi, thiếu thì chỉ cần trả lời rất đơn giản " dự toán ấy mà ". Còn quyết toán thì là sự thống nhất hóa đơn chứng từ và khối lượng hoàn thành.
Người làm quyết toán có cái lợi thế là có thể tận dụng dự toán của người đã làm dự toán thiết kế, mặc dù vẫn phải xem xét kĩ lại những đầu việc thiếu hay có điều chỉnh về khối lượng, đơn giá. Ngoài ra còn phải tập hợp các văn bản, biên bản , quyết định để cho đẹp hồ sơ quyết toán ( cái này là ngại nhất. thiếu là phải cố chạy bổ sung cho đủ). Người nào kĩ thì đúng là nhiều việc để làm, còn người nào ẩu thì quyết toán nhanh lắm, hihi.( nhưng mà bị thanh tra kiểm toán thì...)
Còn về chi phí thì chi phí quyết toán nằm trong chi phí quản lý dự án, chi phí dự toán tính bằng 12% chi phí thiết kế , cái này nêu rất rõ trong quyết định 957/QĐ-BXD. Nếu mà quyết toán cho dự án vốn nhà nước thì đúng là chẳng dc j đâu các bác ạ, may ra đi làm quyết toán thuê cho doanh nghiệp thui.
việc tính toán khối lượng thanh quyết toán theo giai đoạn, cho toàn bộ công trình, tính giá thanh quyết toán theo giai đoạn... thì phần mềm cần phải được thiết kế để chặt chẽ về các hồ sơ và thủ tục khác, đặc biệt là phần mềm Quyết toán cần "quy hoạch" để tạo ra một quy trình chuẩn cho người "mới bắt đầu" cũng có thể làm dễ dàng
Cái này là điều e hi vọng nhất ở phần mềm sắp ra, hi vọng GXD đáp ứng được.
Chúc các đồng nghiệp công tác tốt và sẽ không gặp nhiều khúc mắc trong việc quyết toán nữa. :D
 

tuan7788

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
21/5/10
Bài viết
90
Điểm thành tích
28
Tuổi
35
Website
dinhphutuan.come.vn
Khối lượng quyết toán và khối lượng dự toán có sự khác nhau.
Vì khối lượng dự toán là cơ sở để xác định chi phí dự kiến đầu tư xây dựng công trình, các chi phí liên quan tới công trình. Khối lượng quyết toán thi công xây dựng hoàn thành là khối lượng nằm trong tổng mức đầu tư dựa vào khối lượng thi công thực tế so sánh với khối lượng của hợp đồng sau đó phải tính chi phí phát sinh tăng giảm (dự toán bổ sung), phần dự toán bổ sung này sẽ được một đơn vị khác kiểm tra lại (thẩm tra) có dự toán thẩm tra bổ sung được phòng tài chính duyệt lúc ấy mới ra quyết toán hai bên chủ đầu tư và nhà thầu cùng nhau ký phụ lục hợp đồng giá gói thầu và tập hợp hồ sơ để quyết toán
- Như vậy ta có thể xây dựng một công thức dễ hiểu cho người làm quyết toán đó là:
GTKLHT(quyết toán)={GTKL(theo hợp đồng)+GTKL(phát sinh tăng+phát sinh ngoài hợp đồng)} - GTKL(phát sinh giảm)
Các bạn hãy nghiên cứu kỹ công thức này nhé bởi vì hầu hết các công trình khác đều như vậy.
- Lương khoán cho anh em làm hồ sơ quyết toán thường khoán theo % công trình
Bao gồm ký kỹ thuật + hồ sơ áp dụng như sau
+ Công trình dân dụng nhỏ (nhà văn hóa, hội trường...) 1,2%
+ Công trình từ 10 tỷ trở nên: 1%
+ Công trình giao thông, HTKT, thủy lợi: 0.7%
 
Last edited by a moderator:

tuan7788

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
21/5/10
Bài viết
90
Điểm thành tích
28
Tuổi
35
Website
dinhphutuan.come.vn
vấn đề thanh quyết toán

khối lượng quyết toán và khối lượng dự toán có sự khác nhau
Vì khối lượng dự toán là cơ sở để xác định tổng mức đầu tư xây dựng, các chi phí liên quan tới công trình, khối lựong quyết toán thi công xây dựng hoàn thành là khối lượng nằm trong tổng mức đầu tư dựa vào khối lựong thi công thực tế so sánh với khối lựong của hợp đồng sau đó phải tính chi phí phát sinh tăng giảm(dự toán bổ sung),phần dự toán bổ sung này sẽ được một đơn vị khác kiểm tra lại(thẩm tra) có dự toán thẩm tra bổ sung được phòng tài chính duyệt lúc ấy mới ra quyết toán hai bên chủ đầu tư và nhà thầu cùng nhau ký phụ lục hợp đồng giá gói thầu và tập hợp hồ sơ để quyết toán
- Như vậy ta có thể xây dựng một công thức dễ hiểu cho người làm quyết toán đó là:
GTKLHT(quyết toán)={GTKL(theo hợp đồng)+GTKL(phát sinh tăng+phát sing ngoài hợp đồng)}- GTKL(phát sinh giảm)
các bạn hãy nghiên cứu kỹ công thức này nhé bởi vì hầu hết các công trình khác nó đều như vậy
- Lương khoán cho anh em làm hồ sơ quyết toán thừong khoán theo % công trình
Bao gồm ký kỹ thuật + hồ sơ áp dụng như sau
+ Công trình dân dụng nhỏ(nhà văn hóa, hội trường...) 0.12%
+ Công trình từ 10 tỷ trở nên: 0.1%
+ Công trình giao thông, HTKT, thủy lợi: 0.07%
 

leducthuong

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
10/8/09
Bài viết
11
Điểm thành tích
1
Hồ sơ quyết toán hoàn chỉnh

Hồ sơ quyết toán hoàn chỉnh bao gồm:
1 văn bản pháp lý như: Chỉ định thầu (trúng thầu) văn bản phê duyệt hồ sơ TKBVTC và dự toán, Phê duyệt BCKTKT (Dự án đầu tư)
2. Hợp đồng xây dựng
3 Biên bản nghiệm thu: bàn giao mặt bằng. nghiệm thu CVXD, nghiêm thu nội bộ, nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu kỹ thuật, biên bản xử lý hiện trường (nếu công việc xây dựng có thay đổi so với thiết kế) biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng, phiếu yêu cầu nghiệm thu. phiếu thí nghiệm và kết quả thí nghiệm, Nhật ký thi công. bản vẽ hoàn công. Báo cáo chất lượng của CĐT, Nhà thầu xây lắp, nhà thầu thiết kế, nhà thầu giám sát.
4 Hồ sơ quyết toán theo PL số 01 và 02 theo thông tư Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xâydựng. kèm theo biên bản nghiệm thu khối lượng và bảng chiết tính khối lượng, biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Các bạn và đồng nghiệm có thể tìm hiểu them dự liệu kèm theo
 

File đính kèm

  • Gia Cty Trung Hieu.xls
    675,5 KB · Đọc: 278
  • nghiem thu cong viec XD.doc
    593,5 KB · Đọc: 264
  • Giao mat bang.doc
    39 KB · Đọc: 248
  • nghiem thu KL D1.doc
    32,5 KB · Đọc: 267
Last edited by a moderator:

leducthuong

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
10/8/09
Bài viết
11
Điểm thành tích
1
Khối lượng quyết toán sẽ được tư vấn giám sát. chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng kiểm tra lại, đo vẽ theo thực tế. (Khối lượng thực tế - Khối lượng theo Hợp đồng= khối lượng quyết toán). nếu như khối lượng quyết toán lớn hơn khối lượng hợp đồng thì tách riêng ra làm khối lượng phát sinh (khối lượng phát sinh lấy từ tiền dự phòng chi theo dự toán được duyệt). Khối lượng quyết toán phải được kỹ sư tư vấn giám sát ký vào góc bên phải phía dưới của các trang
Ngoài các thủ tục quyết toán của nhà thầu, Chủ đầu tư cũng phải có bản quyết toán vốn đấu tư theo quy định. Các bạn và đồng nghiệp tải file kèm theo để tham khảo
 

File đính kèm

  • THUONG.doc
    150,5 KB · Đọc: 267
  • THANH TOAN VON DAU TU.doc
    67 KB · Đọc: 260
Last edited by a moderator:

yogaaum1

Thành viên có triển vọng
Tham gia
19/2/08
Bài viết
6
Điểm thành tích
3
Cho em tham gia với^^
II. Các căn cứ pháp lý (văn bản quy định của Chính phủ, của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính...)
- Thông tư số 03/2008/TT-BXD ngày 25/01/2008 của Bộ Xây dựng
- Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/04/2008 của Bộ Xây dựng
- Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng
- Công văn số 920/BXD-KTXD ngày 25/05/2010 của Bộ Xây dựng
- Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng
- Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng
- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính phủ
- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ
- Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/05/2010 của Chính phủ
- VB số 5422/BTC-ĐT ngày 12/05/2008 của Bộ Tài chính
- Quyết định Số 56/2008/QĐ-BTC ngày 17/07/2008 của Bộ Tài chính
- Thông tư số Số 24/2008/TT-BTC ngày 14/03/2008 của Bộ Tài chính
- Thông tư số Số 33/2007/TT-BTC ngày 09/04/2007 của Bộ Tài chính
- Thông tư số Số 88/2009/TT-BTC ngày 29/04/2009 của Bộ Tài chính
- Thông tư số Số 98/2007/TT-BTC ngày 09/08/2007 của Bộ Tài chính
- Các văn bản quy định mức lương tối thiếu
- Các văn bản quy định chế độ phụ cấp lương
- Các văn bản quy định hệ thống tiền lương
Còn các văn bản liên quan nhiều lắm.
III. Các loại hợp đồng, mỗi loại hợp đồng thì có đặc trưng thanh quyết toán thế nào? các mẫu biểu cần tìm hiểu, mối liên hệ giữa các mẫu biểu?
- Hợp đồng theo đơn giá trọn gói
- Hợp đồng theo đơn giá cố định
- Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh
- Hợp đồng theo đơn giá kết hợp
1.Thanh toán đối với hợp đồng theo đơn giá trọn gói:
Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo tỷ lệ % giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc hoàn thành cho từng đợt thanh toán sau khi có hồ sơ thanh toán được xác nhận và kiểm tra của chủ đầu tư.
- Nhà thầu được thanh toán toàn bộ giá hợp đồng sau khi hoàn thành hợp đồng và được nghiệm thu, có hồ sơ thanh toán
2.Thanh toán đối với hợp đồng theo đơn giá cố định:
Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo khối lượng công việc hoàn thành ( kể cả khối lượng phát sinh) được nghiệm thu và đơn giá tương ứng ghi trong hợp đồng, đơn giá này đã được xác định từ khi ký kết hợp đồng

3.Thanh toán đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh:
Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo khối lượng công việc hoàn thành và đơn giá đã điều chỉnh theo quy định trong hợp đồng hoặc đơn giá tạm tính khi ký kết hợp đồng nếu chưa đủ điều kiện điều chỉnh đơn giá theo quy định của hợp đồng.

4.Thanh toán đối với hợp đồng theo đơn giá kết hợp:
Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu tương ứng với từng loại giá cho từng công việc cụ thể, thanh toán theo các quy định cho từng loại hợp đồng tương ứng nêu trên.
 
Last edited by a moderator:

lethanhquy

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
18/2/08
Bài viết
15
Điểm thành tích
1
THANH QUYẾT TOÁN KHỐI LƯỢNG, HỢP ĐỒNG

I. Các khái niệm cần nắm bắt về vấn đề này?
Thanh toán: Trong lĩnh vực xây dựng thanh toán có nghĩa là Giá trị dựa trên khối lượng mà đơn vị thi công xây dựng công trình hoàn thành một phần việc hay một hạng mục công trình được chủ đầu tư hay đơn vị sử dụng nghiệm thu đạt chất lượng về mặt chất lượng, kỹ, mỹ thuật. và đồng ý thanh toán cho đơn vị thi công căn cứ theo khối lượng hoàn thành. Để đơn vị thi công chi trả tiền vật liệu và nhân công thi công phần việc đó.
Tổng thanh toán: Là tổng số tiền đã thanh toán qua các lần thanh toán được luỹ kế
Quyết toán: Là giá trị công trình khi đơn vị thi công đã hoàn thành và công trình được đưa vào sử dụng
Phân biệt với dự toán?
Kể thêm các khái niệm khác cần quan tâm.

II. Các căn cứ pháp lý (văn bản quy định của Chính phủ, của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính...)
- Nghị định số 124/2007/NÐ-CP ngày 31-7-2007 quản lý VLXD
- Nghị định số 99/2007/NÐ-CP ngày 13-6-2007 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
- Nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
- Quyết định số 957/2009/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
- Thông tư số 33/2007/TT- BTC ngày 9/9/2007 về kinh phí quyết tóan, kiểm toán.
- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
- Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.

III. Các loại hợp đồng, mỗi loại hợp đồng thì có đặc trưng thanh quyết toán thế nào? các mẫu biểu cần tìm hiểu, mối liên hệ giữa các mẫu biểu?
- Hợp đồng xây dựng là văn bản có giá trị pháp lý ràng buộc về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng phải có trách nhiệm thực hiện các điều khoản đã ký kết, là căn cứ để thanh toán và phần xử các tranh chấp (nếu có) trong quan hệ hợp đồng. Theo Thông tư số 02/2005/TT- BXD (25/2/2005) của Bộ Xây dựng: tuỳ theo từng quy mô, tính chất của công trình, loại công việc, các mối quan hệ của các bên, hợp đồng xây dựng có thể có nhiều loại với nội dung khác nhau, cụ thể:
- Hợp đồng tư vấn: được ký kết giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện các công việc tư vấn như: lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, thẩm tra thiết kế, tổng dự toán, dự toán và các hoạt động tư vấn khác có liên quan đến xây dựng công trình.
- Hợp đồng thi công được xây dựng: được ký kết giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế, dự toán xây dựng công trình.
Hợp đồng tổng thầu xây dựng: được ký kết giữa chủ đầu tư với một nhà thầu hoặc một liên danh nhà thầu (gọi chung là tổng thầu) để thực hiện một loại công việc, một số loại công việc hoặc toàn bộ các công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình như: thiết kế, thi công; thiết kế và thi công xây dựng công trình; thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị, thi công xây dựng công trình (hợp đồng tổng thầu EPC), lập dự án, thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị, thi công xây dựng công trình (hợp đồng tổng thầu chìa khoá trao tay).
- Đối với từng loại hợp đồng nêu trên, bên giao thầu và bên nhận thầu có thể thoả thuận về giá hợp đồng và phương thức thanh toán theo một trong các hình thức sau đây: hợp đồng theo giá trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo giá điều chỉnh, hợp đồng kết hợp các loại giá trên.

IV. Người làm công thanh quyết toán cần chuẩn bị gì? các tài liệu cần thiết? sẽ phải làm việc với những đơn vị nào? với ai?
- Người làm thanh quyết toán cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ pháp lý công trình, hồ sơ chất lượng công trình, hồ sơ tài chính công trình.
- Các tài liệu cần thiết:
+ Biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành (khối lượng thực tế thi công) có xác nhận của tư vấn giám sát;
+ Bản vẽ hoàn công;
+ Hợp đồng thi công;
+ Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc Quyết định chỉ định thầu thi công;
+ Các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng, có kèm theo phiếu yêu cầu nghiệm thu, biên bản nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của nhà thầu thi công.
+ Biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn thi công xây dựng;
+ Biên bản kiểm tra cao độ, các kết quả thí nghiệm...
+ Nhật ký thi công;
+ Quyết định phê duyệt dự toán phát sinh (nếu có);
+ Biên bản xử lý kỹ thuật phần phát sinh (nếu có)
+ Phụ lục hợp đồng giá trị phát sinh; (nếu có);
+ Phụ lục hợp đồng gia hạn thời gian thi công (nếu công trình bị chậm tiến độ phải lập phụ lục này thì sau này khỏi sợ thanh tra, kiểm tra);
+ Hồ sơ dự thầu (nếu là công trình đấu thầu);
+ Quyết toán phần xây dựng;
- Phải làm việc với đơn vị tư vấn giám sát (nếu chủ đầu tư thuê đơn vị giám sát), với Chủ đầu tư.
- Làm việc với người cán bộ trực tiếp giám sát gói thầu công trình và với cán bộ quản lý thanh quyết toán.

V. Thanh thanh quyết toán gắn kết với các công đoạn trước và sau trong một dự án đầu tư xây dựng công trình thế nào?
-Hồ sơ thanh quyết toán là cơ sở để cơ quan nhà nước hay đơn vị chủ quản sẽ quản lý được về chất lượng và mục đích sử dụng vốn có đúng hay không.
Trước đó là đấu thầu?
Sau đó là công đoạn gì? hồ sơ thanh quyết toán cần cho công việc gì phía sau – vai trò, tầm quan trọng?
- Vì vậy hồ sơ thanh quyết toán có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó sẽ là cơ sở pháp lý để nhà nước quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình có đảm bảo tính sát thực, khách quan hay không. Như nói trên, hồ sơ thanh quyết toán sẽ là cơ sở để kiểm toán nhà nước tiến hành rà soát về việc sử dụng vốn và là cơ sở để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vốn vào đầu tư xây dựng.

VI. Quy trình thanh quyết toán công trình (các bước làm – vẽ thành sơ đồ càng tốt)
A- Hồ sơ pháp lý: Tất cả các văn bản, công văn, hợp đồng, quyết định liên quan đến dự án, của chủ đầu tư với các bên liên quan từ đầu dự án (tiền khả thi..) đến cuối dự án (nghiệm thu đưa vào sử dụng, thanh lý hợp đồng..) ....
B- Hồ sơ chất lượng: Tất cã các tài liệu về chất lượng: biên bản nghiệm thu, hồ sơ thí nghiệm, bản vẽ hoàn công, nhật ký công trường .....
C- Hồ sơ tài chính: tạm ứng, các đợt thanh toán, quyết toán......
+ Biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành (khối lượng thực tế thi công) có xác nhận của tư vấn giám sát;
+ Bản vẽ hoàn công;
+ Hợp đồng thi công;
+ Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc Quyết định chỉ định thầu thi công;
+ Các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng, có kèm theo phiếu yêu cầu nghiệm thu, biên bản nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của nhà thầu thi công.
+ Biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn thi công xây dựng;
+ Biên bản kiểm tra cao độ, các kết quả thí nghiệm...
+ Nhật ký thi công;
+ Quyết định phê duyệt dự toán phát sinh (nếu có);
+ Biên bản xử lý kỹ thuật phần phát sinh (nếu có)
+ Phụ lục hợp đồng giá trị phát sinh; (nếu có);
+ Phụ lục hợp đồng gia hạn thời gian thi công (nếu công trình bị chậm tiến độ phải lập phụ lục này thì sau này khỏi sợ thanh tra, kiểm tra);
+ Hồ sơ dự thầu (nếu là công trình đấu thầu);
+ Quyết toán phần xây dựng;
Báo cáo của nhà thầu thi công về chất lượng thi công xây dưng công trình (theo mẫu của Nghị định 49/2008/NĐ-CP về quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình)
+ Bảng tổng hợp quyết toán


VII. Những việc cần làm khi thanh quyết toán công trình


- Trong thanh quyết toán vốn xây dựng cơ bản, người làm thanh quyết toán cần nắm rõ các quy định, thủ tục về thanh quyết toán vốn xây dựng cơ bản của các cấp có thẩm quyền. Nó phải thể hiện được tính trung thực, chính xác. Hồ sơ phải chuẩn bị đầy đủ.

VIII. Một số vấn đề cần chú ý khi làm thanh quyết toán

IX. Ví dụ có số liệu, hoặc file Excel thanh quyết toán một trong các loại công trình: dân dụng, công nghiệp; công trình giao thông (cầu, đường), công trình thủy lợi; công trình hạ tầng kỹ thuật

XIII. Các tình huống, các vấn đề khác? Các bổ sung thêm của bạn?

- Quy trình thanh quyết toán mỗi một dự án lại có quy trình chi tiết khác nhau
- Hồ sơ thanh quyết toán còn qua nhiều giấy tờ liên quan

XIV. Bạn mong muốn phần mềm Quyết toán giúp bạn giải quyết những vấn đề gì?
-Tôi mong muốn phần mềm quyết toán giúp tôi làm công việc quyết toán nhanh chóng, thuận tiện, đơn giản và dễ sử dụng.

V. Nếu bạn lập trình được, bạn sẽ làm phần mềm Quyết toán có những tính năng gì?

Nếu tôi lập trình được, tôi sẽ làm phần mềm quyết toán có những tính năng
- Tính năng chuyên việt về công việc làm quyết toán
- Tính năng cập nhật thông báo giá vật liệu xây dựng theo quý và theo tháng
- và còn nhiều nữa….
 

chuducminh

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
16/6/09
Bài viết
16
Điểm thành tích
3
TA để ý thấy rằng, trong các dự án hiện nay, hầu hết đến giai đoan "thu dọn chiến trường" làm thanh quyết toán là các "chiến sĩ thực hiện dự án" của ta "bay" hết, hình như công việc này rất "nhàm chán" và "ít mầu xít" (!?).
- Các đồng nghiệp nghĩ sao về khối lượng công việc quyết toán so với khối lượng công việc làm dự toán?
- Chi phí dành cho công việc làm quyết toán so với chi phí dành cho công tác dự toán có chênh nhau nhiều?
- Người làm quyết toán và người làm dự toán có gì khác nhau? Thu nhập của ai cao hơn? Có các cơ hội và tiềm năng gì?
- Các bạn có thẩm tra quyết toán công trình bao giờ không? Công việc này thế nào (vất vả hay dễ làm, thu nhập, kiến thức...)?
Đúng như anh Thế Anh phân tích, giai đoạn quyết toán vốn xây lắp(QT A-B) thực sự khó khăn và là vấn đề nan giải. Chủ đầu tư và nhà thầu xây lắp năng lực kém (trình tự thủ tục nghiệm thu, thanh toán, quản lý hồ sơ, nhân sự...) dẫn đến có những dự án sau nhiều năm đi vào sử dụng vẫn chưa thể QT. Hi vọng phần mềm Quyết toán của cty Giaxaydung ra đời sẽ làm cho công việc của anh e làm giá có hiệu quả cao với thời gian nhanh nhất.
Về khối lượng, công việc của anh e làm QT sẽ vất vả hơn DT và chưa thể nhìn ra kết quả trong tương lai gần (tiền về?!). Như ở chỗ e vẫn làm thì nhà thầu xây lắp chủ động lập dự toán điều chỉnh bổ sung trình chủ đầu tư kiểm tra và phê duyệt khối lượng nghiệm thu và giá cả theo tháng (với hình thức hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh) Ngoài ra, anh e làm quyết toán sẽ phải đối mặt với một số khó khăn như: trình tự nghiệm thu không đúng hoặc thiếu (thiếu đâu thì bổ sung đấy, khổ nỗi giờ đây anh e tư vấn đã cao chạy xa bay,hic), mất mát hồ sơ (file mềm bị virus ăn, file cứng bị mối mọt)...
Về chi phí, đương nhiên khối lượng công việc nhiều hơn thì chi phí bỏ ra cũng cao hơn rồi, về thời gian rồi nhân lực. Nói chung làm QT mệt hơn và như anh Thế Anh nói hình như ít màu xít hơn thì phải. Về lương bổng, anh e làm dự toán sẽ dễ kiếm tiền hơn. Chờ khi dự án đc phê duyệt, đc ghi vốn là có thể làm thủ tục thanh toán đc rồi trong khi làm giá thì ngoài lương sếp trả thi không có j. Tuy nhiên, theo e công việc làm QT không hề nhàm chán (là đằng cấp cao nhất của làm dự toán chăng?). Nhiều nhà thầu ko chú trọng việc QT (ăn sổi) dẫn đến việc phó mặc cho chủ đầu tư, chủ đầu tư đẩy cho nhà thầu-> dự án ko QT được. hệ quả là uy tín của chủ đầu tư và nhà thầu đều giảm sút, làm xấu hình ảnh của mình trước cơ quan quyết định đầu tư.
Cuối cùng trong phần thảo luận của e là về thẩm tra quyết toán, như bọn e vẫn nói đùa là chuyên soi hồ sơ. Cái có trong tay đơn vị thẩm tra (phòng TCKH, sở Tài chính đối với nguồn vốn nhà nước) là những bộ hồ sơ do các chủ đầu tư trình lên. Nội dung của hồ sơ QT, được quy định Thông tư 19/2011/TT-BTC thay thế TT 33/2007/TT-BTC.Về cơ bản công việc của cán bộ thẩm tra QT là nắm chắc các văn bản làm dự toán, trình tự thẩm tra (các bác có thể tham khảo tại đây).
Trên đây là đôi điều thảo luận cùng anh e, cảm ơn anh Thế Anh đã mở một topic hay và bổ ích với người mới vào nghề như e. Chúc diễn đàn ngày càng phát triển, chúc các phần mềm made in giaxaydung đắt hàng như tôm tươi.

 
N

nguquai2007

Guest
Về tranh luận giữa lập dự toán và quyết toán khâu nào vất vả hơn quan trọng hơn. Theo kinh nghiệm của em làm hồ sơ thì thấy khác.
Lập dự toán là một khâu cực kỳ quan trọng và vất vả. Từ Việc bóc tách dự toán từ bản vẽ, xác định khối lượng công việc đầy đủ rồi bảo vệ, chứng minh cho dự toán được duyệt, dự toán phải lập sao cho hơp lý phù hợp với phương án kỹ thuật, vừa có tính dự phòng để hạn chế được phần phát sinh. Người lập dự toán vô cùng quan trọng đối với người lập quyết toán.
Thật ra mà nói, người quyết toán làm công tác dọn dẹp, mà thực chất là tập hợp tất cả các hồ sơ tài liệu liên quan đến việc quyết toán. Nếu là vật tư thiết bị cung cấp thì phải có đầy đủ các tài liệu chứng minh tính hợp lệ của hàng hóa. Nếu là thi công thì đã có hồ sơ nghiệm thu. Người làm quyết toán có đầy đủ các hồ sơ trong tay cộng với việc không phát sinh ngoài dự toán thì công việc quyết toán là một chuyện dễ dàng.
Việc quyết toán sẽ vô cùng khó khăn khi giá trị quyết toán vượt dự toán. Phải trình lại hồ sơ, chờ duyệt bổ sung, duyệt phát sinh. Công đoạn này sẽ kéo dài việc quyết toán vô cùng.
Như vậy rõ ràng công đoạn lập thiết kế và dự toán là khâu quan trọng nhất.
 

CaoHoangAn

Thành viên mới
Tham gia
27/5/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
47
Chào bác Thế Anh, chào các đồng nghiệp! Tôi xin mạo muội có một số nội dung thao luận về đề tài mà GXD đưa ra.
Theo tôi việc lập dự thầu và quyết toán thì khâu nào cũng quan trọng. Dự thầu lập có chính xác thì mới phản ánh đúng được giá trị xây lắp tại thời điểm dự thầu. Nhiều khi vì để giảm giá mà phải điều chỉnh giá một số hạng mục cho thấp hơn giá định mức để đủ điều kiện trúng thầu, thì khi làm bù giá, quyết toán rất mất thì giờ vì nhiều khi người làm dự thầu không phải là người làm quyết toán.
Còn về công tác quyết toán như tại doanh nghiệp nơi tôi làm việc thường giao khoán gọn cho các đơn vị thi công sau khi trúng thầu. Do đó mọi công tác thi công, thanh quyết toán đều do đơn vị nhận khoán đảm nhận. Tuy nhiên người theo dõi làm thanh quyết toán nhiều khi không theo dõi công trình ngay từ đầu có khi một công trình thay đổi tới vài ba người chưa nói đến trình độ, kinh nghiệm khác nhau. Vì vậy có nhiều công trình công tác quyết toán mất rất nhiều thời gian và tiền bạc vì hồ sơ không chuẩn phải làm đi làm lại.
Một vấn đề nữa là có công trình khi thi công thay đổi thiết kế nhà thầu phải thi công theo hồ sơ thiết kế mới, nhưng khi quyết toán thì khối lượng nào nhỏ hơn thì thanh toán theo KL thực tế thi công, khối lượng nào lớn hơn thì thanh toán theo KL trúng thầu. Sự việc bùng nhùng từ CĐT với Nhà thầu và Nhà thầu với người nhận khoán. Hiện tại có công trình đã thi công xong 5năm rồi mà vẫn chưa có QT xong. Mặc dù công trình đã đưa vào sử dụng.
 

kelangdu86

Thành viên có triển vọng
Tham gia
28/2/11
Bài viết
5
Điểm thành tích
6
. Các khái niệm cần nắm bắt về vấn đề này?
Thanh toán:là phần mà đơn vị thi công tiến hành lấy tiền trong quá trình hoàn thành từng hạng mục
Tổng thanh toán:Là phần thanh toán cuối cùng mà đơn vị thi công có thể lấy tiền mà hạng mục công trình chuẩn bị bàn giao(Thông thường như mình làm hồ sơ thì giai đoạn Tổng thanh toán các sếp đã đi cửa sau lấy gần hết giá trị của công trình rùi:)))
Quyết toán:Là giai đoạn công trình đã đưa vào nghiệm thu và sử dụng được đơn vị chủ đầu tư và đơn vị tư vấn giám sát đông ý....Đây cũng là giai đoạn khó khăn nhất với các công trình dân dụng hay các công trình khác!Vì đây là giai đoạn nhà thầu thi công thanh lý hợp đồng với tất cả các bên có liên quan
Phân biệt với dự toán?làm thanh quyết toán công trình cần có KL đã hoàn thành trong quá trình thi công trong từng giai đoạn và kèm theo nó là một lô các vấn đề thủ tục pháp lý rườm rà nhưng nó giống dụ toán là các khối lượng cuối cùng của nó dựa trên cơ sở dụ toán đã lập(trừ trường hợp người bóc dự toán sót khối lượng công việc hay khối lượng công việc thực hiện có sự phát sinh trong quá trình thi cỗng chưa kể đến việc khi quyết toán nhà thầu được điều chỉnh giá theo thực tế nếu trong hợp đông có điều chỉnh còn dự toán thì ko điều chỉnh được nếu đã được duyệt)
II. Các căn cứ pháp lý (văn bản quy định của Chính phủ, của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính...)

III. Các loại hợp đồng, mỗi loại hợp đồng thì có đặc trưng thanh quyết toán thế nào? các mẫu biểu cần tìm hiểu, mối liên hệ giữa các mẫu biểu?
Các cái này mình thấy các bạn đã có đầy đủ rồi nên ko commen lại:))
IV. Người làm công thanh quyết toán cần chuẩn bị gì? các tài liệu cần thiết? sẽ phải làm việc với những đơn vị nào? với ai?
1.Người làm thanh quyết toán cần chuẩn bị: các thủ tục pháp lý như các biên bản nghiệm thu công việc,các biên bản nghiệm thu giai đoạn,biên bản đưa công trình vào sử dụng,hồ sơ hoàn công,biên bản thanh lý hợp đòng,khối lượng hoàn thành từng giai đoạn và công trình,các thông tư điều chỉnh giá...chủ yếu là các biên bản pháp lý
2.Các tài liệu :chủ yếu là phương tiện đi lại và có bộ mặt dễ thương khi đi xin chữ ký và nếu bạn ở tầm cao thì bạn nên có nhiều xiền để quan hệ với chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan thật tốt:p
3. Sẽ phải làm việc với những đơn vị nào? với ai?
Bước 1: Bạn làm việc với giám sát hiện trường để có các biên bản pháp lý cơ bản như nghiệm thu nội bộ hay giai đoạn và lượng chuẩn bị thanh quyết toán
Bước 2: Sau khi đã ký hết những biên bản nghiêm thu cho kỹ thuật giám sát hiện trường bạn phải đi liên hệ với giám đốc hay chủ nhiệm giám sát để ký tiếp phần xác nhận Kl vì ở đây xác nhận kl cần có dấu chức danh
Bước 3:bạn đi xin nốt chữ ký của chủ đầu tư và cán bộ chủ đầu tư.Cũng như trên ở đây bạn phải xin chữ ký và dấu chức danh
V. Thanh thanh quyết toán gắn kết với các công đoạn trước và sau trong một dự án đầu tư xây dựng công trình thế nào?
Trước đó là đấu thầu?
- Chúng ta chỉ có thể thực hiện thanh quyết toán khi công trình hoặc hạng mục công trình đã hoàn thành,còn lại thì chả có ý nghĩa gì:))
 

tuan7788

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
21/5/10
Bài viết
90
Điểm thành tích
28
Tuổi
35
Website
dinhphutuan.come.vn
Tôi nghĩ các thành viên cũng nên đưa ra câu hỏi để thảo luận có như vậy mới học hỏi thêm được
- Cách làm bù giá vật liệu, bù giá nhân công theo thời điểm do yếu tố trượt giá?
- Giải thích vấn đề liên quan tới bảng xác nhận khối lượng hoàn thành?
- Bản vẽ hoàn công, biên bản nghiệm thu và nhật ký thi công có liên quan gì tới thanh quyết toán?
- Diễn đàn có nên cho các thành viên thiết kế Template cho chương trình thanh quyết toán?
 

kuongkurt

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
3/6/08
Bài viết
42
Điểm thành tích
8
Tuổi
40
Cảm ơn anh e đã trao đổi những kinh nghiệm rất quý báu.
Tôi cũng mới làm về công việc thanh quyết toán. Thực sự đúng đây là một công việc rất nhàm chán và mất thời gian, cần sự tỉ mỉ và cần thận của người làm.
Theo các bạn khi làm " lính đánh thuê" thì chi phí làm công việc thanh toán là bao nhiêu % trên giá trị công trình là hợp lý?
Cảm ơn các bạn.
 

vuthao32

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
31/1/10
Bài viết
15
Điểm thành tích
3
Tuổi
46
Gui file bien ban nghiem thu cong viẹc + giai doan + dua vao su dung
 

File đính kèm

  • BIEN BAN NGHIEM THU.zip
    197 KB · Đọc: 282

vuthao32

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
31/1/10
Bài viết
15
Điểm thành tích
3
Tuổi
46
  1. Các khái niệm về Thanh toán: Thanh toán là công việc, nghĩa vụ của chủ đầu tư trả tiền cho các nhà thầu khi các nhà thầu đạt được khối lượng thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng.
    Tổng thanh toán: Tổng thanh toán là tổng giá trị chủ đầu tư thanh toán cho các nhà thầu ở các giai đoạn thanh toán khác nhau.
    Quyết toán: Là công việc được các Chủ đầu tư và đơn vị chủ quản thực hiện đầy đủ theo thủ tục để quyết toán vốn với nhà nước và vốn huy động .
  2. Thanh quyết toán khác với Dự toán trong xây dựng : Dự toán trong xây dựng được cơ quan tư vấn thiết kế có thẩm quyền và tư cách pháp nhân lập tại thời điểm chuẩn bị đầu tư xây dựng.
  3. Dự toán thẩm tra là dự toán để trình cấp có thẩm quyền xem xét ra thẩm định dự toán và ra quyết định phê duyệt dự toán thiết kế bản vẽ thi công và hồ sơ mời thầu tiên lượng mời thầu thi công xây dựng công trình.
  4. Trong khi đó thanh quyết toán là phần giá trị được thanh toán cho khối lượng công việc thực hiện thực tế trong quá trình thi công công trình. Do đó giá trị của thanh quyết toán có thể bằng hoặc cao hơn dự toán nhưng không vượt quá 20% tổng dự toán công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nếu quá ơphải có hồ sơ phê duyệt khối lượng phát sinh và phê duyệt bổ sung tổng dự toán công trình.
    II. Các căn cứ pháp lý (văn bản quy định của Chính phủ, của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính)
    Một số căn cứ pháp lý để thanh quyết toán vốn với chủ đầu tư gồm :
Nghị định 209/NĐ - CP

- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP
- TT 33 của bộ tài chính
- TT 06/2007 của bộ xây dựng
- TT 04/2010 của bộ xây dựng
- Hiện nay có TT19 của Bộ tài chính thay cho TT33
Bên cạnh đó là các quyết định của các địa phương và một số văn bản quy định liên quan
III. Các loại hợp đồng, mỗi loại hợp đồng thì có đặc trưng thanh quyết toán thế nào? các mẫu biểu cần tìm hiểu, mối liên hệ giữa các mẫu biểu?
Hiện nay, có 2 loại hợp đồng
1. Hình thức trọn gói : Chủ đầu tư thanh toán đúng số tiền như hợp đồng cho đơn vị thi công nếu trường hợp không phát sinh về khối lượng được thỏa thuận trong hợp đồng.
2. Hình thức hợp đồng theo đơn giá : Chủ đầu tư căn cứ vào các điều khoản quy định về phạm vi điều chỉnh giá quy định trong hợp đồng để điều chỉnh giá thanh toán theo từng thời điểm thi công áp dụng theo TT09/2008/TT - BXD. Đơn giá vật liệu được điều chỉnh theo thời gian thi công nhưng không được vượt quá thời gian hợp đồng ký kết A-B.
IV. Người làm công thanh quyết toán cần chuẩn bị gì? các tài liệu cần thiết? sẽ phải làm việc với những đơn vị nào? ai?
Người làm công tác thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành như đã nói ở trên sẽ phải chuẩn bị khoảng 45 loại văn bản và hồ sơ liên quan. Sau đó trình quyết toán lên Phòng tài chính (ở cấp huyện) để phòng tài chính rà soát và phê duyệt quyết toán. Bên cạnh đó sẽ phải làm việc với cơ quan kiểm toán (nếu chủ đầu tư yêu cầu) để xác kiểm toán lại phần giá trị quyết toán khối lượng - đơn giá hợp đồng.
V. Thanh thanh quyết toán gắn kết với các công đoạn trước và sau trong một dự án đầu tư xây dựng công trình thế nào?
Hồ sơ thanh quyết toán là cơ sở để cơ quản nhà nước quản lý được về chất lượng và mục đích sử dụng vốn có đúng hay không. Vì vậy hồ sơ thanh quyết toán có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó sẽ là cơ sở pháp lý để nhà nước quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình có đảm bảo tính sát thực, khách quan hay không. Như nói trên, hồ sơ thanh quyết toán sẽ là cơ sở để kiểm toán nhà nước tiến hành rà soát về việc sử dụng vốn và là cơ sở để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vốn vào đầu tư xây dựng.
VI. Quy trình thanh quyết toán công trình (các bước làm – vẽ thành sơ đồ càng tốt)

áp dụng cho chủ đầu tư là UBND huyện



phòng TC - KH
Kiểm tra trình tự HS


Kiểm tra KL



Kiểm tra đơn giá


tổng hợp trình phê duyệt


cấp có thẩm ra quyền QĐ phê duyệt


VII. Những việc cần làm khi thanh quyết toán công trình
Trong thanh quyết toán vốn xây dựng cơ bản, người làm thanh quyết toán cần nắm rõ các quy định, thủ tục về thanh quyết toán vốn xây dựng cơ bản của các cấp có thẩm quyền. Nó phải thể hiện được tính trung thực, chính xác. Hồ sơ phải chuẩn bị đầy đủ, vì thiếu ở khâu nào là khâu đó không được chấp nhận => không thanh quyết toán được.
VIII. Một số vấn đề cần chú ý khi làm thanh quyết toán
Thanh quyết toán là nghĩa vụ của chủ đầu tư với nhà nước. Đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước có thể hiểu là : Chủ đầu tư là người được giao vốn, anh làm cái gì, trả tiền cho ai, trả như thế nào .... thì chủ đầu tư phải giải trình được với người cấp ngân sách. Nếu không giải trình được thì cũng coi như một hình thức tham nhũng ...
IX. Ví dụ có số liệu, hoặc file Excel thanh quyết toán một trong các loại công trình: dân dụng, công nghiệp; công trình giao thông (cầu, đường), công trình thủy lợi; công trình hạ tầng kỹ thuật.
Tôi sẽ gửi các bản thẩm tra quyết toán với tư cách thẩm tra quyết toán xây lắp hoàn thành theo đường link đính kèm. http://www.4shared.com/file/tSpujzIj/NAM_2010.html
XIII. Các tình huống, các vấn đề khác?
Khi làm thanh quyết toán có rất nhiều tình huống xảy ra, tôi chỉ nêu ra đây một vài tình huống
1. Đối với quá trình thẩm tra quyết toán, tôi thấy có điều bất cập. Nhà thầu cùng Chủ đầu tư lập biểu quyết toán không theo trình tự nào mà đúng là phải theo TT06/ 2007 Phụ lục 01-02-03-04.
2. Vì hồ sơ quyết toán vốn là nghĩa vụ của Chủ đầu tư, trong hồ sơ quyết toán bao gồm cả hồ sơ của các nhà thầu. Tuy nhiên, do nhiều điều kiện khác nhau, một số hồ sơ không đầy đủ. Ví dụ, thời gian quyết toán công trình bị kéo dài, Các khoản vốn không đã ra quyết định phê duyệt rồi mà không rãi ngân được.
http://www.4shared.com/file/tSpujzIj/NAM_2010.html
 

vuthao32

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
31/1/10
Bài viết
15
Điểm thành tích
3
Tuổi
46
em gủ­i file quyết toán công trình + biên ban nghiệm thu công việc
 

File đính kèm

  • QUYET TOAN LAM.zip
    1,2 MB · Đọc: 505
  • BIEN BAN NGHIEM THU.zip
    197 KB · Đọc: 366

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top