Thảo luận về công việc thanh quyết toán nhận quà tặng phần mềm Quyết toán GXD

nguyenban86

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
26/1/11
Bài viết
89
Điểm thành tích
28
nay cuối tháng rùi. bản Quyết toán phiên bản beta đã ra mắt. anh có thể có thể công bố danh sách những thành viên được nhận phần mềm Quyết toán có bản quyền được không ạh
 

nguyenbinhxd

Thành viên mới
Tham gia
10/10/09
Bài viết
3
Điểm thành tích
3
Tuổi
36
[FONT=&quot]THANH QUYẾT TOÁN KHỐI LƯỢNG, HỢP ĐỒNG[/FONT]​

[FONT=&quot]
[FONT=&quot]I. Các khái niệm cần nắm bắt về vấn đề này?
Thanh toán:[/FONT]
[/FONT]
Chủ đầu tư cần thanh toán tiền cho nhà thầu khi đã thực hiện công việc, hạng mục theo thỏa thuận trong hợp đồng. KL thanh toán được tạm tính và sẽ được xem xét trong KL tổng thanh toán.[FONT=&quot]
Tổng thanh toán:
[/FONT]
Chủ đầu tư cần thanh toán tiền cho nhà thầu khi đã hoàn thành công việc, hạng mục theo thỏa thuận trong hợp đồng. Khối lượng tổng thanh toán là khối lượng của toàn bộ giai đoạn được nghiệm thu[FONT=&quot]
Quyết toán:
Sau khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, hồ sơ công trình được tập hợp đầy đủ, nhà thầu sẽ được quyết toán. Giá trị quyết toán là giá trị cuối cùng sau khi giảm trừ các lần thanh toán[/FONT]
[FONT=&quot]Phân biệt với dự toán?[/FONT]
[FONT=&quot]Dự toán: [/FONT]
[FONT=&quot]- Lập dự toán với căn cú là khối lượng được boc tách từ bản vẽ kỹ thuật thi công, định mức, đơn giá xây dựng[/FONT]
[FONT=&quot]- Phục vụ cho giai đọan chuẩn bị thực hiện xây dựng công trình[/FONT]
[FONT=&quot]Quyết toán: [/FONT]
[FONT=&quot]- Khối lượng để quyết toán công trình được căn cứ vào khối lượng thực tế thi công[/FONT]
[FONT=&quot]- Khối lượng tính toán phải chính xác, không được có sai số[/FONT]
[FONT=&quot]- Phục vụ cho giai đọan kết thúc công trình xây dựng[/FONT]
[FONT=&quot]Kể thêm các khái niệm khác cần quan tâm.
- K/n hồ sơ chất lượng: là lý lịch khẳng định chất lượng của công trình dựa vào các biên bản nghiệm thu [/FONT]
- K/n hs pháp lý: là các văn bản, hồ sơ được lập từ khi lập đến khi kết thúc dự án XD[FONT=&quot]
II. Các căn cứ pháp lý (văn bản quy định của Chính phủ, của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính...)

[/FONT]
209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng
[FONT=&quot]27-2009-TT-BXD Hướng dẫn quản lý chất lượng XDCT[/FONT]
[FONT=&quot]TCXDVN 371-2006 Nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng[/FONT]
06-2007-TT-BXD Hướng dẫn hợp đồng trong XD
27-2007-TT-BTC Hướng dẫn quản lý thanh toán vốn đầu tư dự án thuộc nguồn vốn Nhà nước
33-2007-TT-BTC Hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước
[FONT=&quot]
III. Các loại hợp đồng, mỗi loại hợp đồng thì có đặc trưng thanh quyết toán thế nào? các mẫu biểu cần tìm hiểu, mối liên hệ giữa các mẫu biểu?
[/FONT]
- Đối với hợp đồng trọn gói: thanh toán theo tỷ lệ phần trăm giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc tương ứng với các giai đoạn thanh toán mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, khi thanh toán không đòi hỏi có xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết.
- Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh: được thực hiện trên cơ sở khối lượng thực tế hoàn thành (kể cả khối lượng tăng hoặc giảm, nếu có) được nghiệm thu và đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá đã điều chỉnh do trượt giá theo đúng các thỏa thuận trong hợp đồng.
- Đối với hợp đồng theo tỷ lệ (%): thanh toán theo tỷ lệ (%) của giá hợp đồng. Tỷ lệ (%) cho các lần thanh toán do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng, bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu số tiền bằng tỷ lệ (%) giá trị công trình hoặc giá trị khối lượng công việc đã hoàn thành được quy định trong hợp đồng.
[FONT=&quot]IV. Người làm công thanh quyết toán cần chuẩn bị gì? các tài liệu cần thiết? sẽ phải làm việc với những đơn vị nào? với ai?
- Chuẩn bị đầy đủ tài liệu hồ sơ pháp lý(các quyết đinh, hợp đồng, hồ sơ năng lực…), hồ sơ hoàn công (bản vẽ hoàn công, biên bản nghiệm thu, nhật ký thi công…), hồ sơ thanh toán (giá đề nghị thanh toán, giảm trừ tạm ứng, KL hoàn thành, phát sinh…)[/FONT]
[FONT=&quot]- Thanh quyết toán cho nhà thầu cần làm việc với tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát, chủ đầu tư[FONT=&quot]
V. Thanh quyết toán gắn kết với các công đoạn trước và sau trong một dự án đầu tư xây dựng công trình thế nào?
Trước đó là đấu thầu?
Sau đó là công đoạn gì? hồ sơ thanh quyết toán cần cho công việc gì phía sau – vai trò, tầm quan trọng?
[/FONT]
- Thanh quyết toán công trình được thực hiện khi công trình đã hoàn thành, bàn giao. Nhà thầu tập hợp đầy đủ các hồ sơ liên quan đến công trình
[/FONT]
- Hồ sơ thanh quyết toán là cơ sở để chứng minh việc sử dụng vốn nhà nước là hợp pháp, đúng mục đích. HS giúp nhà thầu lấy được tiền sau khi hoàn thành công trình[FONT=&quot]
VI. Quy trình thanh quyết toán công trình (các bước làm – vẽ thành sơ đồ càng tốt)
[/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]
 

nguyenbinhxd

Thành viên mới
Tham gia
10/10/09
Bài viết
3
Điểm thành tích
3
Tuổi
36
[FONT=&quot]VII. Những việc cần làm khi thanh quyết toán công trình
- Tập hợp đầy đủ hồ sơ[/FONT]
- Xin đầy đủ chữ ký
[FONT=&quot]- Trình duyệt hồ sơ[/FONT]
[FONT=&quot]- Bảo vệ khối lượng[/FONT]
[FONT=&quot]- Bàn giao hồ sơ[FONT=&quot]
VIII. Một số vấn đề cần chú ý khi làm thanh quyết toán
[/FONT]
- Bám sát các thông tư nghị định của nhà nước về thanh quyết toán
[/FONT]
- Làm đúng các yêu cầu của các tổ chức tư vấn[FONT=&quot]
IX. Ví dụ có số liệu, hoặc file Excel thanh quyết toán một trong các loại công trình: dân dụng, công nghiệp; công trình giao thông (cầu, đường), công trình thủy lợi; công trình hạ tầng kỹ thuật

XIII. Các tình huống, các vấn đề khác? Các bổ sung thêm của bạn?

XIV. Bạn mong muốn phần mềm Quyết toán giúp bạn giải quyết những vấn đề gì?
- Hỗ trợ thanh quyết toán công trình nhanh, gọn, chuẩn[/FONT]
- Dễ sử dụng[FONT=&quot]
V. Nếu bạn lập trình được, bạn sẽ làm phần mềm Quyết toán có những tính năng gì?
[/FONT]
[FONT=&quot]- Chức năng tính toán, xuất ra các bảng tính theo mẫu chuẩn các thông tư nghị định một cách chuyên nghiệp[/FONT]
[FONT=&quot]- Chức năng quản lý hồ sơ thanh quyết toán (đã có hs gì, cần thêm hs gì…)[/FONT]
[FONT=&quot]- Chức năng cập nhật văn bản, nghị định nhà nước , đơn giá XD[/FONT]
[FONT=&quot]……….[/FONT]
 

tuan7788

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
21/5/10
Bài viết
90
Điểm thành tích
28
Tuổi
35
Website
dinhphutuan.come.vn
Hào hứng chào đón phần mềm quyết toán giá xây dựng
Mình là người may mắn đã có cơ hội sử dụng phần mềm quyết toán này
Quả là phần mềm hay độc đáo. Lần đầu tiên đã có thể giải quyết được những vất vả của anh em làm thanh quyết toán.
Các bạn hãy tiếp tục thảo luận để có thể nhận phần mềm nhé.
Hãy dùng và cảm nhận.
 

xathupro17

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
27/8/08
Bài viết
11
Điểm thành tích
3
Mình nghĩ mọi người nên tiếp tục đưa thêm các tình huống thanh quyết toán để diễn đàn thêm sinh động và thu hút mọi người, dạo này trầm quá đấy.
 

nguyenvancuong239186

Thành viên mới
Tham gia
27/5/11
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
35
I. Các khái niệm cần nắm bắt về vấn đề này?
Thanh toán: Thanh toán là công việc, nghĩa vụ của chủ đầu tư trả tiền cho các nhà thầu khi các nhà thầu đã hoàn thành xong khối lượng thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng và đã có đầy đủ các hồ sơ như ( Hồ sơ pháp lý, hồ sơ chất lượng, hồ sơ năng lực, bản vẽ hoàn công và khối lượng đã tính và được xác nhận của Tư vấn giám sát…vv)
Tổng thanh toán: Tổng thanh toán là tổng giá trị chủ đầu tư thanh toán cho các nhà thầu được chia thanh các giai đoạn như trong hợp đồng đã ký.
Quyết toán: là việc xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng xây dựng mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các công việc theo thoả thuận trong hợp đồng.
Thanh quyết toán khác với Dự toán trong xây dựng : Dự toán trong xây dựng được lập tại thời điểm Dự án đang chuẩn bị được đưa vào thực hiện, là cơ sở để cấp có thẩm quyền phân bổ vốn và lựa chọn nhà thầu, nó chỉ mang tính chất dự trù trước phần kinh phí để thực hiện dự án. Trong khi đó thanh quyết toán là phần giá trị được thanh toán cho khối lượng công việc thực hiện thực tế trong quá trình thực hiện dự án. Do đó giá trị của thanh quyết toán có thể bằng hoặc sai khác so với dự toán.
II. Các căn cứ pháp lý (văn bản quy định của Chính phủ, của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính)
Một số căn cứ pháp lý để thanh quyết toán vốn với chủ đầu tư gồm :
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Quyết định số 10/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc ban hành Định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- TT 33 của bộ tài chính
- TT 06/2007 của bộ xây dựng
- TT 04/2010 của bộ xây dựng

Bên cạnh đó là các quyết định của các địa phương và một số văn bản quy định liên quan
III. Các loại hợp đồng, mỗi loại hợp đồng thì có đặc trưng thanh quyết toán thế nào? các mẫu biểu cần tìm hiểu, mối liên hệ giữa các mẫu biểu?

* Các loại hợp đồng, mỗi loại hợp đồng thì có đặc trưng thanh quyết toán
1. Đối với hợp đồng trọn gói: thanh toán theo tỷ lệ phần trăm giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc tương ứng với các giai đoạn thanh toán mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng, khi thanh toán không đòi hỏi có xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết.
2. Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh: được thực hiện trên cơ sở khối lượng thực tế hoàn thành (kể cả khối lượng tăng hoặc giảm, nếu có) được nghiệm thu và đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá đã điều chỉnh do trượt giá theo đúng các thỏa thuận trong hợp đồng.

3. Đối với hợp đồng theo thời gian việc thanh toán được quy định như sau:

a) Chi phí cho chuyên gia được xác định trên cơ sở mức lương cho chuyên gia và các chi phí liên quan do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhân với thời gian làm việc thực tế được nghiệm thu (theo tháng, tuần, ngày, giờ).

b) Các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia thì thanh toán theo phương thức quy định trong hợp đồng.

4. Đối với hợp đồng theo tỷ lệ (%): thanh toán theo tỷ lệ (%) của giá hợp đồng. Tỷ lệ (%) cho các lần thanh toán do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng, bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu số tiền bằng tỷ lệ (%) giá trị công trình hoặc giá trị khối lượng công việc đã hoàn thành được quy định trong hợp đồng.

5. Đối với hợp đồng sử dụng kết hợp các loại giá hợp đồng nêu tại khoản 4 Điều 15 Nghị định này, thì việc thanh toán phải thực hiện tương ứng với các loại hợp đồng đó.

IV. Người làm công thanh quyết toán cần chuẩn bị gì? các tài liệu cần thiết? sẽ phải làm việc với những đơn vị nào? ai?
Người làm công tác quyết toán cần phải chuẩn bị các văn bản tùy thuộc vào từng loại hợp đồng như sau:
a) Đối với hợp đồng trọn gói:

- Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu; biên bản nghiệm thu khối lượng này là bản xác nhận hoàn thành công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc phù hợp với phạm vi công việc phải thực hiện theo hợp đồng (đối với hợp đồng thi công xây dựng phù hợp với phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế; đối với hợp đồng tư vấn phù hợp với nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện) mà không cần xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết;

- Bảng tính giá trị khối lượng phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi hợp đồng đã ký kết có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;

- Đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung: giá trị khối lượng hoàn thành theo hợp đồng, giá trị khối lượng các công việc phát sinh (nếu có), giảm trừ tiền tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn sau khi đã bù trừ các khoản này có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện bên nhận thầu.

b) Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định:

- Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành thực tế (tăng hoặc giảm so với khối lượng theo hợp đồng) trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;

- Bảng tính giá trị cho những công việc chưa có đơn giá trong hợp đồng (nếu có), trong đó cần thể hiện cả khối lượng và đơn giá cho các công việc này có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;

- Đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung: giá trị khối lượng hoàn thành theo hợp đồng, giá trị khối lượng các công việc phát sinh (nếu có), giảm trừ tiền tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn sau khi đã bù trừ các khoản này có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện bên nhận thầu.

c) Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh:

- Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành thực tế (tăng hoặc giảm so với khối lượng theo hợp đồng) trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;

- Bảng tính đơn giá đã điều chỉnh do trượt giá (còn gọi là đơn giá thanh toán) theo đúng thoả thuận trong hợp đồng có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện nhà tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;

- Bảng tính giá trị cho những công việc chưa có đơn giá trong hợp đồng (nếu có), trong đó cần thể hiện cả khối lượng và đơn giá cho các công việc này có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;

- Đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung: giá trị khối lượng hoàn thành theo hợp đồng, giá trị khối lượng các công việc phát sinh (nếu có), giảm trừ tiền tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn sau khi đã bù trừ các khoản này có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện bên nhận thầu.

d) Đối với hợp đồng theo thời gian:

- Biên bản nghiệm thu thời gian làm việc thực tế hoặc bảng chấm công (theo tháng, tuần, ngày, giờ) tương ứng với kết quả công việc trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu. Trường hợp, trong quá trình thực hiện có công việc phát sinh cần phải bổ sung chuyên gia mà trong hợp đồng chưa có mức thù lao cho các chuyên gia này thì các bên phải thỏa thuận và thống nhất mức thù lao trước khi thực hiện. Khi đó, hồ sơ thanh toán phải có bảng tính giá trị các công việc phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo hợp đồng và được đại diện các bên: giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và bên nhận thầu xác nhận;

- Đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung: giá trị hoàn thành theo hợp đồng, giá trị cho những công việc phát sinh (nếu có), giảm trừ tiền tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn sau khi đã bù trừ các khoản này có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện bên nhận thầu.

đ) Đối với hợp đồng theo tỷ lệ (%):

- Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu; biên bản này được xác định căn cứ vào các hồ sơ, tài liệu hay các sản phẩm mà bên nhận thầu đã hoàn thành được bên giao thầu xác nhận tương ứng với các giai đoạn (lần) thanh toán mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng;

- Bảng tính giá trị cho những công việc phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo hợp đồng có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;

- Đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung: giá trị khối lượng hoàn thành theo hợp đồng, giá trị khối lượng các công việc phát sinh (nếu có), giảm trừ tiền tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn sau khi đã bù trừ các khoản này có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện bên nhận thầu.

e) Đối với các hợp đồng xây dựng có công việc cung cấp thiết bị, thì khối lượng hoàn thành được xác định căn cứ vào hoá đơn của bên nhận thầu hoặc vận đơn; biên bản nghiệm thu, bàn giao thiết bị, giấy chứng nhận xuất xứ và các tài liệu, chứng từ khác có liên quan.

Sau khi đã làm xong các hồ sơ cần cho thanh quyết toán thì mang lên văn phòng tư vấn giám sát chứng thực cho các văn bản trên là đúng với thực tế . Sau khi đã được TVGS ký duyệt thì trình lên chủ đầu tư để quyết toán

V. Thanh thanh quyết toán gắn kết với các công đoạn trước và sau trong một dự án đầu tư xây dựng công trình thế nào?
Hồ sơ thanh quyết toán là cơ sở để cơ quản nhà nước quản lý được về chất lượng và mục đích sử dụng vốn có đúng hay không. Vì vậy hồ sơ thanh quyết toán có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó sẽ là cơ sở pháp lý để nhà nước quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình có đảm bảo tính sát thực, khách quan hay không. Như nói trên, hồ sơ thanh quyết toán sẽ là cơ sở để kiểm toán nhà nước tiến hành rà soát về việc sử dụng vốn và là cơ sở để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vốn vào đầu tư xây dựng.
VI. Quy trình thanh quyết toán công trình (các bước làm – vẽ thành sơ đồ càng tốt)

VII. Những việc cần làm khi thanh quyết toán công trình
Trong thanh quyết toán vốn xây dựng cơ bản, người làm thanh quyết toán cần nắm rõ các quy định, thủ tục về thanh quyết toán vốn xây dựng cơ bản của các cấp có thẩm quyền. Nó phải thể hiện được tính trung thực, chính xác.Tập hợp đầy đủ hồ sơ, xin đầy đủ chữ ký, trình duyệt hồ sơ, bảo vệ khối lượng, bàn giao hồ sơ, vì thiếu ở khâu nào là khâu đó không được chấp nhận => không thanh quyết toán được.
VIII. Một số vấn đề cần chú ý khi làm thanh quyết toán

Thanh quyết toán là nghĩa vụ của chủ đầu tư với nhà nước. Đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước có thể hiểu là : Chủ đầu tư là người được giao vốn, anh làm cái gì, trả tiền cho ai, trả như thế nào .... thì chủ đầu tư phải giải trình được với người cấp ngân sách. Nếu không giải trình được thì cũng coi như một hình thức tham nhũng ...
IX. Ví dụ có số liệu, hoặc file Excel thanh quyết toán một trong các loại công trình: dân dụng, công nghiệp; công trình giao thông (cầu, đường), công trình thủy lợi; công trình hạ tầng kỹ thuật
Thực tế hiện nay các công tác quyết toán đối với các loại công trình trên theo em được biết thì nó cũng tương đối giống nhau nếu cùng sử dụng vốn ngân sách. Còn phần tính giá trị thanh quyết toán thì tất cả phải làm theo phụ lục của thông tư 06/2007 và thông tư 33 của bộ tài chính rồi.
XIII. Các tình huống, các vấn đề khác?
Khi làm thanh quyết toán có rất nhiều tình huống xảy ra, em chỉ nêu ra đây một vài tình huống
1. Đối với quá trình kiểm toán, em thấy có điều bất cập. Các bác kiểm toán cứ thừa thì cắt ... còn thiếu thì chẳng thấy bổ xung...
2. Vì hồ sơ quyết toán vốn là nghĩa vụ của Chủ đầu tư, trong hồ sơ quyết toán bao gồm cả hồ sơ của các nhà thầu. Tuy nhiên, do nhiều điều kiện khác nhau, một số hồ sơ không đầy đủ. Ví dụ, thời gian quyết toán công trình bị kéo dài, nhà thầu thi công đã giải thể hoặc vỡ nợ... đến khi quyết toán vốn với nhà nước thì không đủ căn cứ. Vậy phải hoàn thiện hồ sơ này như thế nào ???!
 

xathupro17

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
27/8/08
Bài viết
11
Điểm thành tích
3
Góp ý phần mềm Quyết toán

xin hỏi bác thế anh là có công bố danh sách những người được nhận phần mềm ko ạ?
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.561
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
xin hỏi bác thế anh là có công bố danh sách những người được nhận phần mềm ko ạ?
nay cuối tháng rùi. bản Quyết toán phiên bản beta đã ra mắt. anh có thể có thể công bố danh sách những thành viên được nhận phần mềm Quyết toán có bản quyền được không ạh
Cho đến hôm nay các thành viên TA đã gửi bản Quyết toán là:
- Các chuyên gia góp ý phần chuyên môn cho phần mềm.
- Thành viên BQL: Mr Levinhxd
- Các thành viên nhiệt tình: dao_minh_anh, son_vq121, tuan7788 và nguyenban86.

Hiện tại phần mềm Quyết toán đang được nghiên cứu hoàn thiện và một số thay đổi về thuật toán và ngôn ngữ lập trình nên chưa phổ biến rộng rãi. Bản hoàn hảo sẽ được gửi tặng những thành viên có đóng góp trao đổi nhiệt tình theo đúng lời hứa của TA. Các bạn cứ tiếp tục giữ lửa thảo luận nhé.
 

tuan7788

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
21/5/10
Bài viết
90
Điểm thành tích
28
Tuổi
35
Website
dinhphutuan.come.vn
xin hỏi bác thế anh là có công bố danh sách những người được nhận phần mềm ko ạ?

các bác đừng nóng vội sao các bác không tiếp tục thảo luận đi để nhận được một kiệt tác
tôi đã nhận được phần mềm quyết toán và đã dùng thử nó cực kỳ hay
tôi được biết hiện nay công ty GXD tiếp tục nâng cấp phần mềm quyết toán
phần mềm dự toán thì nhiều vô kể còn quyết toán là độc nhất vô nhị đó hãy chịu khó tìm tòi
và góp ý để nhận và kiếm tiền từ sản phẩm của công ty GXD bạn nhé đừng nóng vội
 

doan_minh_anh

Thành viên rất năng động
Tham gia
28/3/11
Bài viết
103
Điểm thành tích
18
Các bạn cứ yên tâm đi. Các cụ có câu : " Gái có công, chồng không phụ" mà! Các bạn cứ thảo luận nhiệt tình về chủ đề thanh quyết toán rồi có ngày cũng sẽ nhận được phần mềm từ bác TA. Như tuan788 nói : Đây là phần mềm độc đấy. Các bạn có thể trả lời một số câu hỏi sau để thảo luận nhé!
1. Bạn mong muốn phần mềm thanh quyết toán giải quyết được những vấn đề gì?
2. Bạn muốn các tiện ích gì có trong phần mềm?
3. Hướng dẫn sử dụng phần mềm, theo bạn cần làm như thế nào?
4. Bạn gặp những tình huống như thế nào trong khi làm thanh quyết toán???
 

xathupro17

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
27/8/08
Bài viết
11
Điểm thành tích
3
Mình mong mỏi bởi có 1 vấn đề mình đang bí, hi vọng phần mềm quyết toán GXD giải quyết được. Tiện đây mình xin được hỏi mọi người để mọi người tư vấn giúp nha. Các quyết toán trước đây ở ban mình đều theo thông tư 09/2008/TT-BXD về hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng, mọi người làm đều xây dựng đơn giá xây dựng tổng hợp để làm. Tuy nhiên từ khi có công văn 920 bù giá nhân công theo lương tối thiểu 2010, bù nhân công trực tiếp và nhân công lái máy thì không thể xây dựng đơn giá tổng hợp được. Cách quyết toán chuẩn nhất là phân tích theo sơ đồ ngang rồi bù nhưng bên hỏi kho bạc thì họ không chấp nhận ( chắc cứ quen đơn giá tổng hợp nhân khối lượng). Bên mình cũng đã nghĩ ra hướng giải quyết nhưng mình mạn phép xin được tham khảo ý kiến mọi ng đã thực hiện thanh quyết toán từ năm 2010 tới giờ có ý kiến gì hay không, cảm ơn anh em trong diễn đàn.
 

tuan7788

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
21/5/10
Bài viết
90
Điểm thành tích
28
Tuổi
35
Website
dinhphutuan.come.vn
Mình mong mỏi bởi có 1 vấn đề mình đang bí, hi vọng phần mềm quyết toán GXD giải quyết được. Tiện đây mình xin được hỏi mọi người để mọi người tư vấn giúp nha. Các quyết toán trước đây ở ban mình đều theo thông tư 09/2008/TT-BXD về hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng, mọi người làm đều xây dựng đơn giá xây dựng tổng hợp để làm. Tuy nhiên từ khi có công văn 920 bù giá nhân công theo lương tối thiểu 2010, bù nhân công trực tiếp và nhân công lái máy thì không thể xây dựng đơn giá tổng hợp được. Cách quyết toán chuẩn nhất là phân tích theo sơ đồ ngang rồi bù nhưng bên hỏi kho bạc thì họ không chấp nhận ( chắc cứ quen đơn giá tổng hợp nhân khối lượng). Bên mình cũng đã nghĩ ra hướng giải quyết nhưng mình mạn phép xin được tham khảo ý kiến mọi ng đã thực hiện thanh quyết toán từ năm 2010 tới giờ có ý kiến gì hay không, cảm ơn anh em trong diễn đàn.

cái này dễ thôi mà bạn không nhất thiết chỉ dùng bảng phụ lục 01,04
cái bảng phụ lục 02 mình có thể làm thêm thành 3 bảng nữa đó là bù giá vật liệu, bù giá nhân công, ca máy theo đơn giá tổng hợp
bạn tách riêng vật liệu, nhân công, ca máy ra
sau đó lấy giá vật liệu thời điểm thi công trừ đi giá thầu sau đó lấy chênh lệch, lấy nguyên phần chênh lệc vừa trừ triết tính vào đơn giá tổng hợp và loại bỏ nhân công, ca máy đi ladf ta đã bù được vật liệu rồi
còn nhân công thì tính như sau
VD: nhân công cơ bản năm 2007 là 450n/tháng
nhân công 2010 là 810n/ tháng
nhân công 2011 là 1200n/tháng
mà thời điểm đấu thầu ký hợp đồng là tháng 10/2010
yêu cầu ở đây là bù giá ở thời điểm tháng 1/2011
ta làm như sau
tính hệ số nhân công 2010: 810/450 = 1,8
nhân công 2011: 1200/450 = 2,6
ở thời điểm 2011 là 2,6 mà thời điểm 2010 là 1,8
để bù giá ta lấy: 2,6-1,8 = 0,8
như vậy ta phải bù là 0,8 đến đây thì đơn giản rồi bạn chỉ cần lấy 0,8 triết tính đơn giá tổng hợp tại các mã hiệu nào có nhân công còn mã hiệu nào có cả nhân công và vật liẹu, cam máy thì bỏ ca máy và vật liệu đi bạn nhé
Còn bù ca máy thì tưong tự
mà phần mềm quyết toán GXD đã giải quyết được những vấn đề này rồi đó bạn ạ
 
Last edited by a moderator:

nguyenban86

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
26/1/11
Bài viết
89
Điểm thành tích
28
Các bạn cứ yên tâm đi. Các cụ có câu : " Gái có công, chồng không phụ" mà! Các bạn cứ thảo luận nhiệt tình về chủ đề thanh quyết toán rồi có ngày cũng sẽ nhận được phần mềm từ bác TA. Như tuan788 nói : Đây là phần mềm độc đấy. Các bạn có thể trả lời một số câu hỏi sau để thảo luận nhé!
1. Bạn mong muốn phần mềm thanh quyết toán giải quyết được những vấn đề gì?
2. Bạn muốn các tiện ích gì có trong phần mềm?
3. Hướng dẫn sử dụng phần mềm, theo bạn cần làm như thế nào?
ý kiến của e cho phần mềm này, có hay chăng bổ sung thêm, mấy cái văn bản, nghị định có liên quan tới việc làm dự thầu, thanh quyết toán vào phần mềm dưới dạng file help hoặc mở thêm thư mục hướng dẫn pháp luật. như vậy sẽ tiện hơn cho người sử dụng .về hướng dẫn sử dụng, theo e ta đưa lên các đoạn video hướng dẫn kết nối các bảng tính cho một vài mã công việc cụ thể nào đó vv.
 

minhquyetvn

Thành viên mới
Tham gia
24/1/11
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
1. Căn cứ để lập quyết toán công trình:
- Hồ sơ hoàn công
- Các biên bản nghiệm thu, bàn giao từng phần, từng loại công tác có chữ ký xác nhận của cấp trên.
- Các văn bản xác nhận của các bên và của cấp trên về khối lượng phát sinh so với hồ sơ thiết kế đã duyệt
- Đơn giá chi tiết địa phương, giá ca máy.
- Bảng định mức
Dự toán chi tiết.
- Bảng giá vật liệu theo thông báo hàng tháng của liên Sở xây dựng - tài chính - vật giá địa phương.
- Nếu sử dụng các loại vật liệu không có trong bảng thông báo giá vật liệu thì phải dựa trên biên lai, hóa đơn của BTC.
- Các thông tư hướng dẫn về lập dự toán và thanh quyết toán cùng với các định mức về tỷ lệ quy định các khoản chi phí.
2. Cách làm
Nội dung lập quyết toán công trình giống như lập dự toán
- Tính khối lượng thực tế xây dựng (theo bản vẽ hoàn công) của các loại công tác lấy đó làm căn cứ và dựa vào đơn giá chi tiết của địa phương để tính ra chi phí trực tiếp.
- Dựa theo các thông báo, hướng dẫn về lập dự toán và các quy định về các hệ số điều chỉnh (nếu có) cùng với các tỷ lệ chi phí tại thời điểm làm quyết toán (nếu có) thay đổi giữa giá cả vật liệu, thay đổi các hệ số hay các tỷ lệ quy định, hai bên chủ đầu tư và các tổ chức xây lắp nhận thầu phải thống nhất về thời điểm áp dụng đơn giá, hệ số và tỷ lệ quy định, cần tổng hợp theo các vấn đề cơ bản sau:
+ xác định tổng số vốn thực tế đã đầu tư cho công trình bao gồm chi phí cho việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư.
+ xác định các khoản thiệt hại ko tính vào giá thành công trình (thiệt hại do thiên tai, dịch họa...)
+ xác định tổng vốn đầu tư thực tế tính vào công trình:
Tổng số vốn đầu tư tính vào công trình = tổng số vốn đầu tư thực tế đầu tư xd công trình - các chi phí thiệt hại đc nhà nước cho phép ko tính vào giá thành công trình.
+ xác định giá trị tài sản cố định và phân loại TSCĐ
+ xác định đầy đủ giá trị tài sản cố định, TS lưu động của công trình đã chuyển giao cho đvị khác sử dụng để hạch toán tăng giảm vốn đầu tư.
3. HS quyết toán công trình
- biểu quyết toán xây lắp cho công trình
- biểu tính chi phí trực tiếp các khối lượng công tác xây lắp
- biểu tổng quyết toán vốn đầu tư theo hạng mục công trình.
các bạn thấy bài viết hữu ích thì thanks cho mình 1 cái nhé ^^!​
 

truongnamvc5

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
3/6/11
Bài viết
12
Điểm thành tích
3
Tuổi
36
Em có vấn đề muốn hỏi các anh : Hiện tại em đang làm Nghiệm thu khối lượng hoàn thành hạng mục công việc và chắc chắn là phải có "Nhật ký thi công " kèm theo. Hiện tại nhật ký thi công ở ngoài hiện trường các đồng chí kĩ thuật hiện trường ghi rất sơ sài và hầu như là ko có chữ ký của tổng thầu và TVGS. Bây giờ làm nghiệm thu em lại phải đi xin lại chữ ký của các bên nhưng điều em muốn hỏi ở đây là : Nhật ký thi công có ảnh hưởng nhiều đến công việc thanh toán của mình hay ko? và hơn nữa đơn vị em thi công cả 3 ca nhưng mà trong NK lại chỉ ghi làm từ 6h sáng đến 6h tối. Và số lượng nhân công thì ghi thiếu rất nhiều ? Điều này có làm ảnh hưởng đến thanh toán ăn ca sau này ko? Thấy các anh đi trước bảo thường phải làm lại nhật ký và mình khai man ra nhiều công nhân, sau đó chi "ít màu " cho tổng thầu và TVGS để họ ký, và số lượng nhận công đó mình sẽ tổng hợp để thanh toán ăn ca sau này?
- Mong mọi người giải đáp thắc mắc của em ạ !
 

xathupro17

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
27/8/08
Bài viết
11
Điểm thành tích
3
cái này dễ thôi mà bạn không nhất thiết chỉ dùng bảng phụ lục 01,04
cái bảng phụ lục 02 mình có thể làm thêm thành 3 bảng nữa đó là bù giá vật liệu, bù giá nhân công, ca máy theo đơn giá tổng hợp
bạn tách riêng vật liệu, nhân công, ca máy ra
sau đó lấy giá vật liệu thời điểm thi công trừ đi giá thầu sau đó lấy chênh lệch, lấy nguyên phần chênh lệc vừa trừ triết tính vào đơn giá tổng hợp và loại bỏ nhân công, ca máy đi ladf ta đã bù được vật liệu rồi
còn nhân công thì tính như sau
VD: nhân công cơ bản năm 2007 là 450n/tháng
nhân công 2010 là 810n/ tháng
nhân công 2011 là 1200n/tháng
mà thời điểm đấu thầu ký hợp đồng là tháng 10/2010
yêu cầu ở đây là bù giá ở thời điểm tháng 1/2011
ta làm như sau
tính hệ số nhân công 2010: 810/450 = 1,8
nhân công 2011: 1200/450 = 2,6
ở thời điểm 2011 là 2,6 mà thời điểm 2010 là 1,8
để bù giá ta lấy: 2,6-1,8 = 0,8
như vậy ta phải bù là 0,8 đến đây thì đơn giản rồi bạn chỉ cần lấy 0,8 triết tính đơn giá tổng hợp tại các mã hiệu nào có nhân công còn mã hiệu nào có cả nhân công và vật liẹu, cam máy thì bỏ ca máy và vật liệu đi bạn nhé
Còn bù ca máy thì tưong tự
mà phần mềm quyết toán GXD đã giải quyết được những vấn đề này rồi đó bạn ạ
Nếu được bạn gửi cho mình ví dụ được không, mà 1200/450 =2.667 nha bạn, 2.6 thì thiệt cho nhà thầu quá. Thanks bạn
 

tuan7788

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
21/5/10
Bài viết
90
Điểm thành tích
28
Tuổi
35
Website
dinhphutuan.come.vn
Nếu được bạn gửi cho mình ví dụ được không, mà 1200/450 =2.667 nha bạn, 2.6 thì thiệt cho nhà thầu quá. Thanks bạn

đó là mình chỉ lấy ví dụ thôi còn thực tế tính sao được bạn không đủ tiền đền híc
 
Last edited by a moderator:

tuan7788

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
21/5/10
Bài viết
90
Điểm thành tích
28
Tuổi
35
Website
dinhphutuan.come.vn
Em có vấn đề muốn hỏi các anh : Hiện tại em đang làm Nghiệm thu khối lượng hoàn thành hạng mục công việc và chắc chắn là phải có "Nhật ký thi công " kèm theo. Hiện tại nhật ký thi công ở ngoài hiện trường các đồng chí kĩ thuật hiện trường ghi rất sơ sài và hầu như là ko có chữ ký của tổng thầu và TVGS. Bây giờ làm nghiệm thu em lại phải đi xin lại chữ ký của các bên nhưng điều em muốn hỏi ở đây là : Nhật ký thi công có ảnh hưởng nhiều đến công việc thanh toán của mình hay ko? và hơn nữa đơn vị em thi công cả 3 ca nhưng mà trong NK lại chỉ ghi làm từ 6h sáng đến 6h tối. Và số lượng nhân công thì ghi thiếu rất nhiều ? Điều này có làm ảnh hưởng đến thanh toán ăn ca sau này ko? Thấy các anh đi trước bảo thường phải làm lại nhật ký và mình khai man ra nhiều công nhân, sau đó chi "ít màu " cho tổng thầu và TVGS để họ ký, và số lượng nhận công đó mình sẽ tổng hợp để thanh toán ăn ca sau này?
- Mong mọi người giải đáp thắc mắc của em ạ !

nhật ký thi công cũng quan trọng lắm bạn ạ
nó liên quan tới công việc hàng ngày trên công trường và cả khối lượng nữa
trong đó có vật liệu, nhân công và máy thi công
nó còn liên quan cả tới biên bản nghiệm thu công việc vì các công việc diễn ra đến khi được nghiệm thu tức là công việc đã hoàn thành và phải làm tiếp công việc tiếp theo
Bạn góp ý tiếp về thanh quyết toán bạn nhé
 

truongnamvc5

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
3/6/11
Bài viết
12
Điểm thành tích
3
Tuổi
36
nhật ký thi công cũng quan trọng lắm bạn ạ
nó liên quan tới công việc hàng ngày trên công trường và cả khối lượng nữa
trong đó có vật liệu, nhân công và máy thi công
nó còn liên quan cả tới biên bản nghiệm thu công việc vì các công việc diễn ra đến khi được nghiệm thu tức là công việc đã hoàn thành và phải làm tiếp công việc tiếp theo
Bạn góp ý tiếp về thanh quyết toán bạn nhé
Nhưng em muốn hỏi là số nhân công ghi trong nhật ký có được dùng làm cơ sở thanh toán ăn ca hay ko? hay là dựa vào định mức để thanh toán số tiền ăn ca của công nhân? Nếu nhật ký ghi sơ sài như vậy thì mình có phải làm lại hay ko?
 

tuan7788

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
21/5/10
Bài viết
90
Điểm thành tích
28
Tuổi
35
Website
dinhphutuan.come.vn
Nhưng em muốn hỏi là số nhân công ghi trong nhật ký có được dùng làm cơ sở thanh toán ăn ca hay ko? hay là dựa vào định mức để thanh toán số tiền ăn ca của công nhân? Nếu nhật ký ghi sơ sài như vậy thì mình có phải làm lại hay ko?

bạn viết lại dươc mà nếu TVGS chưa ký, tiền ăn ca ko quan trọng bằng khối lượng thanh toán của công ty đâu bạn
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top