Vướng mắc trong việc thương thảo hợp đồng

Ha Thanh

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
25/7/08
Bài viết
29
Điểm thành tích
6
Tuổi
44
Tôi có trường hợp sau, xin diễn đàn giúp đỡ:
Công ty tôi là đơn vị trúng thầu công trình A. Cấp quyết định đầu tư là UBND tỉnh, Chủ đầu tư là UBND huyện. Trong qúa trình thi công có phát sinh khối lượng do điều chỉnh tuyến (nắn tuyến tránh đền bù GPMB). Khi làm phát sinh, Chủ đầu tư đã có công văn xin cấp quyết định đầu tư cho phép làm điều chỉnh và đã được cấp quyết định đầu tư đồng ý bằng văn bản. CĐT đã thuê Đơn vị tư vấn làm phát sinh. Dự toán phát sinh ko vượt TMĐT, nên CĐT là UBND huyện ra quyết định phê duyệt dự toán bổ sung phát sinh (giá trị dự toán bổ sung nhỏ hơn 20% giá trị HĐ). Nhưng đến khi nhà thầu gặp CĐT tiến hành ký phụ lục hợp đồng bổ sung hạng mục phát sinh thì CĐT lại yêu cầu phải có văn bản của cấp quyết định đầu tư cho phép đơn vị thi công đang thực hiện gói thầu được thực hiện phần phát sinh thì CĐT mới tiến hành ký hợp đồng??? Xin hỏi anh em:
1/ CĐt làm như vậy đúng hay sai?
2/ Có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về trường hợp trên xin chỉ dẫn giúp?
Xin cảm ơn!
 
L

lestrong

Guest
Theo trình bày như trên, việc điều chỉnh dự án đã được cấp có thẩm quyến chấp thuận và CĐT đã phê duyệt dự toán bổ sung khối lượng công việc đó. Theo phân tích của bạn thì khối lượng phát sinh này nằm ngoài phạm vi của HSMT và trong HSDT của bạn chắc chắn cũng không có đề xuất phần khối lượng này, vì vậy cách xử lý của CĐT là đúng. Bạn có thể tham khảo theo Luật Đấu thầu tại đây:
Điều 57. Điều chỉnh hợp đồng:
3. Trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài phạm vi hồ sơ mời thầu thì chủ đầu tư thoả thuận với nhà thầu đã ký hợp đồng để tính toán bổ sung các công việc phát sinh và báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trường hợp thoả thuận không thành thì nội dung công việc phát sinh đó hình thành một gói thầu mới và tiến hành lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật này.

Theo hướng dẫn trên, CĐT cùng bạn thỏa thuận vè khối lượng phát sinh này và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
55
Theo mình bạn sẽ không cần Quyết định chỉ định thầu cho phần KL phát sinh đó nếu
- Phạm vi công việc không nằm ngoài phạm vi hợp đồng.
- Việc thay đổi thiết kế phù hợp với quy định tại điều 17 Nghị định 209 sửa đổi bổ sung theo 49/2008.
Đối với trường hợp của bạn , việc thay đổi thiết kế là do nắn tuyến , các phần khác giữ nguyên ( Điểm đầu - điểm cuối giữ nguyên, không phải là trường hợp bổ sung thêm tuyến nhánh hoặc kéo dài tuyến) thì công việc phát sinh đó vẫn nằm trong phạm vi Hợp đồng.
Việc thay đổi thiết kế là phù hợp với điểm b - điều 17 Nghị đinh 209.
Các bạn khác có ý kiến thêm.
 

Ha Thanh

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
25/7/08
Bài viết
29
Điểm thành tích
6
Tuổi
44
Theo mình bạn sẽ không cần Quyết định chỉ định thầu cho phần KL phát sinh đó nếu
- Phạm vi công việc không nằm ngoài phạm vi hợp đồng.
- Việc thay đổi thiết kế phù hợp với quy định tại điều 17 Nghị định 209 sửa đổi bổ sung theo 49/2008.
Đối với trường hợp của bạn , việc thay đổi thiết kế là do nắn tuyến , các phần khác giữ nguyên ( Điểm đầu - điểm cuối giữ nguyên, không phải là trường hợp bổ sung thêm tuyến nhánh hoặc kéo dài tuyến) thì công việc phát sinh đó vẫn nằm trong phạm vi Hợp đồng.
Việc thay đổi thiết kế là phù hợp với điểm b - điều 17 Nghị đinh 209.
Các bạn khác có ý kiến thêm.
Công trình của mình đúng như Hùng đa nói. Nhưng ý mình hỏi là CĐT có phải có ý kiến của cấp quyết định đầu tư cho phép ĐVTC được phép thi công tiếp phần phát sinh đó ko? Xin bạn cho ý kiến?
 
M

minhtuong

Guest
Công trình của mình đúng như Hùng đa nói. Nhưng ý mình hỏi là CĐT có phải có ý kiến của cấp quyết định đầu tư cho phép ĐVTC được phép thi công tiếp phần phát sinh đó ko? Xin bạn cho ý kiến?

Theo mình thì trường hợp này không phải là phát sinh nằm ngoài phạm vi HSMT hay phạm vi hợp đồng nên không cần thiết phải có ý kiến của cấp quyết định đầu tư cho phép chỉ định nhà thầu thi công phần phát sinh.
 
L

lestrong

Guest
Trong tình huống trên việc cấp có thẩm quyền cho phép và CĐT đã phê duyệt dự toán bổ sung rồi nên về thủ tục điều chỉnh DA đã xong. Việc còn lại là thực hiện phần bổ sung này, có 2 trường hợp:
1. Đấu thầu để thực hiện phần bổ sung; hoặc
2. Tiến hành đàm phán, thương thảo với nhà thầu đang thực hiện về việc bổ sung hợp đồng.
Ở trường hợp 1 chúng ta không bàn đến, xin đề cập đến trường hợp 2:
Theo khoản 3 Điều 32 Nghị định 16Cp thì:
Khi có phát sinh ngoài thiết kế, dự toán công trình được duyệt thì Chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng phải xem xét để xử lý. Đối với công trình có sử dụng vốn NSNN thì CĐT phải báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt....

Vậy, trong trường hợp nêu trên CĐT đã xin cấp có thẩm quyền thiếu, thiếu ở đây là thiếu về việc thực hiện, nếu CĐT xin phép cấp có thẩm quyền thì việc xin phép phải bao hàm cả việc xin bổ sung dự toán và xin chủ trương thực hiện phần bổ sung. Vì phần bổ sung này có sau khi việc đấu thầu đã hoàn thiện, hợp đồng đã ký kết.
Không có gì là sai vả thừa khi xin phép cấp có thẩm quyền cả, làm như vậy càng thêm chắc chắn cho CĐT và nhà thầu thôi.
Vài ý kiến phản biện, mong nhận thêm các ý kiến khác!
 

Ha Thanh

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
25/7/08
Bài viết
29
Điểm thành tích
6
Tuổi
44
Trong tình huống trên việc cấp có thẩm quyền cho phép và CĐT đã phê duyệt dự toán bổ sung rồi nên về thủ tục điều chỉnh DA đã xong. Việc còn lại là thực hiện phần bổ sung này, có 2 trường hợp:
1. Đấu thầu để thực hiện phần bổ sung; hoặc
2. Tiến hành đàm phán, thương thảo với nhà thầu đang thực hiện về việc bổ sung hợp đồng.
Ở trường hợp 1 chúng ta không bàn đến, xin đề cập đến trường hợp 2:
Theo khoản 3 Điều 32 Nghị định 16Cp thì:
Khi có phát sinh ngoài thiết kế, dự toán công trình được duyệt thì Chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng phải xem xét để xử lý. Đối với công trình có sử dụng vốn NSNN thì CĐT phải báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt....

Vậy, trong trường hợp nêu trên CĐT đã xin cấp có thẩm quyền thiếu, thiếu ở đây là thiếu về việc thực hiện, nếu CĐT xin phép cấp có thẩm quyền thì việc xin phép phải bao hàm cả việc xin bổ sung dự toán và xin chủ trương thực hiện phần bổ sung. Vì phần bổ sung này có sau khi việc đấu thầu đã hoàn thiện, hợp đồng đã ký kết.
Không có gì là sai vả thừa khi xin phép cấp có thẩm quyền cả, làm như vậy càng thêm chắc chắn cho CĐT và nhà thầu thôi.
Vài ý kiến phản biện, mong nhận thêm các ý kiến khác!
Việc như bạn nói xin ý kiến cấp quyết định đầu tư càng chắc chắn, mình đồng ý với bạn. Nhưng trường hợp này có phải xin ý kiến hay ko cần của cấp quyết định đầu tư mới là điều quan trọng (Đi trình thì mất cả tháng chưa chắc đã xong...). Ý mình muốn hỏi có văn bản nào nói trường hợp như mình nêu thì xử lý thế nào là chính xác nhất? Chứ các văn bản (Luật đấu thầu, NĐ 99, nghị định 16) vẫn chưa cụ thể lắm !
 

Top