Xin cố vấn về lấy mẫu thí nghiệm và công tác nghiệm thu đất đắp

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Hôm nay, Sync muốn nhờ các bạn giúp cho tình huống sau:

Đơn vị của Sync đang triển khai thi công một gói thầu san lấp mặt bằng, vật liệu đất đắp, độ chặt yêu cầu K90, khối lượng đắp theo thiết kế: 729.635m3, chiều cao đắp max: 13,6m, nguồn vốn: dự án thủy điện Sơn La, tiến độ thi công 6 tháng.

Theo quy trình nghiệm thu đất đắp của chủ đầu tư (quy trình nội bộ), cứ 120m3 đất đắp phải tiến hành kiểm tra độ chặt (kiểm tra 1 tổ hợp mẫu gồm ba mẫu). Theo quy trình trên, lượng mẫu phải lấy sẽ là rất lớn (6.080 phiếu kiểm tra độ chặt Q.P, quá nhiều:D). Ngày kia, mình sẽ họp thống nhất cùng chủ đầu tư về chương trình thi công.

Quan điểm của mình không muốn để số lượng kiểm tra nhiều như trên? Mình đang nghiên cứu phương án thuyết phục chủ đầu tư. Theo các bạn: những cơ sở pháp lý nào để bảo vệ quan điểm của mình? Hãy dành thời gian nghiên cứu giúp mình nhé!

Trân trọng cảm ơn.
 

minhanh02x6

Thành viên có triển vọng
Tham gia
12/11/08
Bài viết
5
Điểm thành tích
3
Mình cũng đang nghiên cứu về vấn đề này. Theo tiêu chuẩn 4447 -1987
thì kiểm tra chất lượng đầm nén phụ thuộc loại đất nữa: theo mục 8.21
1 - đất sét pha, đất cát pha và cát không lẫn cuội, sỏi, đá - Khối lượng lấy mẫu 100 -200m3
2 - Cuội, sỏi hoặc đất cát lẫn sỏi - Khối lượng lấy mẫu 200 -400m3
Có lẽ CĐT lấy theo mục này ( mình đoán ) nếu như lấy thế thì bạn có thể đề nghị cứ 200m3 lấy 1 tổ mẫu thì chỉ còn 3.648 phiếu kiểm tra ( như này cũng nhiều quá )
Còn bạn lấy theo mục này 10.3 thì cứ 1 lớp đổ để đầm nén bạn lấy 1 tổ mẫu chiều cao 13,6m tớ tính 0,3m 1 lớp đầm nén thì lấy tối thiểu 13,6/0,3 = 45 phiếu ( ít chưa sướng nhé ) . Nhưng thế thì tớ thấy lại quá ít chưa thể đảm bảo tính khách quan với khối lượng đắp quá lớn như công trình của bạn là 729.635m3. Theo các anh giám sát thi công ở chỗ tớ thì 10.000m3 lấy 1 mẫu thí nghiệm như vậy cũng chỉ lấy 72 phiếu thí nghiệm( cái này tớ cũng đang tìm tại sao họ lại lấy như vậy)
Theo tớ nghĩ thì nó còn phụ thuộc vào diện tích mặt bằng thi công nữa. Nếu mặt bằng quá rộng thì mỗi lượt đầm nén phải lấy thêm tổ mẫu thĩ nghiệm.
Mặt khác công trình của bạn là công trình thủy lợi. Nếu chủ đầu tư yêu cầu kiểm tra các thông số kỹ thuật khác bạn tham khảo bảng 32 tiêu chuẩn 4447 -1987 nhé. Chúc bạn thành công
 

minhanh02x6

Thành viên có triển vọng
Tham gia
12/11/08
Bài viết
5
Điểm thành tích
3
Tớ xin nói thêm. Nên kết hợp 2 mục trên. nghĩa là nếu tính theo mục 8.21 thì cứ tầm 600m2 diện tích đắp thì lấy 1 mẫu thí nghiệm. còn theo mục 10.3 thì 1 lượt đổ đất đầm nén (0,3m) thì lấy 1 mẫu thí nghiệm không phụ thuộc vào diện tích đắp. cái này hơi vô lý vì phụ thuộc vào độ cơ giới của máy móc nữa. Nếu biện pháp tổ chức thi công của bạn tốt có nghĩa là 1 lượt đổ đất để đầm mà bạn đạt diện tích để công tác càng lớn thì số tổ mẫu thí nghiệm càng giảm. tớ tính sơ sơ 729.635/13,6 = 53.649m2 công tác với 45 lượt đổ nếu bạn tổ chức đổ đất 1 lượt được diện tích 1000m2 một lần thì số mẫu thí nghiệm là (53.649/1000) x45 = 2.414 phiếu thí nghiệm. nếu diện tích 1 lượt đổ để đầm nén là 2000m2 một lần thì số phiếu lấy mẫu thí nghiệm là 1.207 phiếu..... Còn làm thế nào để đạt diện tích cơ giới thì là vấn đề khác rùi nhé. Chúc bạn thành công
 

nguyenhongnhung205

Thành viên mới
Tham gia
5/11/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
3
Tuổi
36
nghiem thu dat dap

hien tai minh dnag lam 1 cong trinh ma don vi thi cong yeu cau cu 40-50m2 la lay 1 diem.theo cac ban nhu the la nhieu hay it. day la mat bang san lap lo. neu theo tieu chuan 4447-1967 thi nhu the chenh nhau ko dang ke dung ko?
 

mylove2808

Thành viên có triển vọng
Tham gia
1/6/09
Bài viết
8
Điểm thành tích
1
hien tai minh dnag lam 1 cong trinh ma don vi thi cong yeu cau cu 40-50m2 la lay 1 diem.theo cac ban nhu the la nhieu hay it. day la mat bang san lap lo. neu theo tieu chuan 4447-1967 thi nhu the chenh nhau ko dang ke dung ko?
Lấy càng nhiều như thế thì càng chết tiền của thi công chứ có sao đâu
 

Hai SXDNA

Thành viên mới
Tham gia
5/3/10
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
45
Chia sẽ thêm

Một nguyên tắc của đầm nén đất bất cứ loại công trình nào là: Khi đã nghiệm thu lớp dưới đạt yêu cầu về độ chặt thiết kế mới được tiến hành thi công lớp trên. Với quy định 200-400m3/tổ hợp điểm đo kiểm tra độ chặt là dùng để áp dụng đối với công trình đắp có diện tích lớn (như san nền, giao thông...), các công trình có diện tích nhỏ thì phải chia lớp từ lớp dưới cùng đến lớp trên cùng theo công suất của máy thi công (thường dùng máy 30cm, thủ công15cm) để xác định số điểm đo kiểm tra độ chặt
 

kien2222

Thành viên có triển vọng
Tham gia
26/1/08
Bài viết
9
Điểm thành tích
3
nếu 200m3 lấy 1 mẫu thì với tổ chức dây chuyền khoảng 15 xe và cự ly vận chuyển ngắn thì đơn vị thí nghiệm làm toát mồi hôi rồi và mặt bằng hẹp nữa chắc là chưa kịp làm TN đã bị đổ lớp 2 chồng lên rồi còn gì. phải tiết kiệm và tận dụng máy tối đa chứ!:((
mời các ban qua đây cùng thảo luận về thi công và nghiệm thu nền đường nhé.
http://cauduongbkdn.com/f@rums/showthread.php?p=142986
 
Last edited by a moderator:

bantaythep

Thành viên mới
Tham gia
14/12/11
Bài viết
2
Điểm thành tích
3
Tôi đang làm biện pháp TCTC cho một công trình thủy lợi - đắp đê bằng đất không gia cố mái(bờ trái) có k=1,07 và đắp bờ phải có gia cố mái, k=1,13.Tôi cũng chưa rõ nếu thí nghiệm chất lượng đất đắp thì tuân theo phương pháp nào như: pp rót cát, pp phóng xạ, pp xuyên tiêu chuẩn, hay dùng pp nào khác. Đê bờ phải có kết hợp đường giao thông mặt đê rộng 7m, có hành lang lát gạch rộng 2,5m. Đắp đê bờ phải dùng đất cấp phối đồi là chủ yếu, đắp bờ trái dùng đất tận dụng đào phá bờ đìa tôm(ao tôm).Các bạn ai có kinh nghiệm trong lĩnh vực này trợ giúp tôi với nhé.
 

maihuong

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
18/8/10
Bài viết
12
Điểm thành tích
3
Tuổi
28
Mình chưa hiểu tại sao hệ số đầm nén lại có K>1, bởi vì đắp ngoài hiện trường không thể chặt hơn khi làm thí nghiệm trong phòng. còn pp thí nghiệm nên sử dụng dao vòng cho đơn giản.
 

lasxd253

Thành viên mới
Tham gia
13/7/09
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Mình chưa hiểu tại sao hệ số đầm nén lại có K>1, bởi vì đắp ngoài hiện trường không thể chặt hơn khi làm thí nghiệm trong phòng. còn pp thí nghiệm nên sử dụng dao vòng cho đơn giản.

Không có gì là khó hiểu hết ! Bởi vì dung trọng tối đa gmax chỉ là tương đối, hoặc chỉ là bùa ra thôi, không thể đại diện hết cho 01 mỏ đất, 01 hạng mục nào hết ! Độ chặt K quan trọng nhất là gmax, mà nó không chính xác ngay từ ban đầu thì K>1 bình thường !
 

thanguong

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
8/1/08
Bài viết
130
Điểm thành tích
28
Là bình thường thôi mà

Mình chưa hiểu tại sao hệ số đầm nén lại có K>1, bởi vì đắp ngoài hiện trường không thể chặt hơn khi làm thí nghiệm trong phòng. còn pp thí nghiệm nên sử dụng dao vòng cho đơn giản.
Chuyện tại sao lại có trường hợp K>1 trong khi các gói thầu khác sử dụng K<=1 là chuyện bình thường. Đơn giản vì nếu bạn chịu khó đọc mấy tiêu chuẩn về đường và tiêu chuẩn về thí nghiệm thì bạn sẽ thấy là hệ số K > hay không quá 1 là tuỳ theo phương pháp yêu cầu thí nghiệm là gì..lâu lâu rồi không đọc lại nhưng tôi nhớ là đó chỉ là 2 phương pháp thí nghiệm đầm chặt tiêu chuẩn có cải tiến và phương pháp đầm chặt thông thường thôi..
 

minhtran_91

Thành viên mới
Tham gia
15/11/14
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
ai giup mình với , chỉ minh cai Quy định về lấy mẫu vật liệu xây dựng va nghiệm thu ,ở vùng xâu và vùng xa k co điện nuoc voi , ai bik lam on chi minh được k , minh hiện là sinh viên đang làm đồ án ai jup voi , minh tim k thay
 

giathohue

Thành viên mới
Tham gia
30/12/08
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Cho mình hỏi nhờ 1 tí. tiêu chuẩn thí nghiệm vật liệu đất là 10000m3 lấy 1 mẫu theo TCVN 4447-2012. nhưng mình đọc kỹ tiêu chuẩn thì trong đó k đề cập đến vấn đề này. vậy con số 10000m3 ở đâu ra vậy mấy bạn
 

MaiLinhGXD

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
6/8/12
Bài viết
136
Điểm thành tích
28
Mình chưa hiểu tại sao hệ số đầm nén lại có K>1, bởi vì đắp ngoài hiện trường không thể chặt hơn khi làm thí nghiệm trong phòng. còn pp thí nghiệm nên sử dụng dao vòng cho đơn giản.

Trường hợp k>1 ngoài hiện trường là trong mẫu có lẫn những tạp chất có trọng lượng riêng nặng hơn so với trọng lượng riêng của vật liệu sử dụng để đắp.
 

Top