Xin giúp em tìm hiểu về thư giảm giá

T

Trần Duy Khoa

Guest
Luật đấu thầu và NĐ 111 hướng dẫn không có trường hợp "hình thức chào thầu" như Khoa nêu ra. Cho phép THƯ GIẢM GIÁ khi chào thầu hay không là do HỒ SƠ MỜI THẦU quy định. Không phụ thuộc vào hình thức đấu thầu.

* Có thể trường hợp Khoa nêu ra là đấu thầu bằng bản vẽ thiết kế kỹ thuật. Hồ sơ mời thầu yêu cầu nhà thầu tự thiết kế bản vẽ thi công phù hợp với "kỹ thuật thi công của nhà thầu" đồng thời vẫn đảm bảo các yêu cầu của bản vẽ kỹ thuật. Trường hợp này, HSMT không đưa ra khối lượng mời thầu, không hiệu chỉnh đơn giá khi chấm thầu (tức nhà thầu tính sao thì sẽ được trả 1 cục như vậy sau khi XD hoàn thành đúng TK). Dạng này được áp dụng phổ biến ở nước ngoài hoặc các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. **

Em không rõ là bác PUBI đã gặp trường hợp có HSMT như vậy chưa? Từ khi vào đến bây giờ em đã gặp 3 bộ hồ sơ như thế. Đó là HS của Nhà máy dệt Hoà Thọ( Đà Nẵng), nhà máy dệt Phú Bài( Khu Công nghiệp PB - Thừ Thiên Huế) và hồ sơ thuộc một gói thầu EPC( Nhà máy bia Sài Gòn - Quảng Ngãi). Nhà thầu dựa trên bản vẽ thi công để tính toán khối lượng chào thầu. Khi đó nếu Nhà thầu nào đó trúng thầu thì loại hợp đồng được ký sẽ là Hợp đồng trọn gói. Tuy nhiên hồ sơ cũng yêu cầu giá chào thầu về xây lắp và thiết bị phải đảm bảo không thay đổi trong một khoảng thời gian nào đó do Bên mời thầu quy định.
 
A

AAmylove

Guest
@ DOIMOI:
- Mình nghĩ khi TA nghĩ ra sân chơi này là để tất cả mọi người cùng trao đổi kiến thức với nhau. Kiến thức ở đây có thể là lý thuyết, có thể là thực tế kinh nghiệm. Có thể người này nói rất đúng nhưng chưa chắc người khác nói đã sai. Vấn đề có rất nhiều mặt mà 1 người với kinh nghiệm của mình chưa chắc đã lường hết. Mỗi mặt của vấn đề nêu ra đều có giá trị để học tập (đặc biệt là những "mặt tối" của vấn đề càng có giá trị thực tiễn cao nhằm giúp mọi người khi trực tiếp làm công việc thì có kiến thức để phòng chống nó). Thiết nghĩ, chúng ta tham gia tại đây với tinh thần trao đổi, thảo luận và để rút ra được 1 điểm chung đúng đắn nhất. Và mỗi chúng ta làm sao để khi tham gia tại đây đều thấy đây là ngôi nhà kiến thức của mình để cùng học hỏi lẫn nhau. Và mình nghĩ đây là MONG MUỐN LỚN NHẤT VÀ HAY NHẤT MÀ bạn THẾ ANH đã sáng tạo ra!
Mong bạn hãy bày tỏ quan điểm của mình trên tinh thần thoải mái, vui vẻ. Kiến thức là bao la, không ai dám nói là mình đã rất giỏi, đã biết hết. Chính vì điều ấy mình mới tham gia vào đây để có thêm kiến thức khổng lồ từ các bạn.

Mình thấy DOIMOI rất nhiệt tình thảo luận, chứng tỏ bạn cũng rất có khả năng trong công việc. Hy vọng bạn phát huy sở trường ấy cho cộng đồng, nhưng cần vui vẻ hoà nhã và thân thiện hơn! Thân!

** Riêng bản thân mình: nếu bạn đọc kỹ thảo luận của mình sẽ thấy: mình luôn nêu rõ các quy định ràng buộc của LUẬT hiện hành đối với "chủ thể" đang bàn nhưng lại kết hợp chặt chẽ với thực tế đang diễn ra mà mình đã chứng kiến và trải qua. ****
 
Last edited by a moderator:
T

Trần Duy Khoa

Guest
Về vấn đề điều chỉnh giá hợp đồng bạn Khoa nêu, mình xin có ý kiến thêm:
- Theo mình biết, Hiện nay ở Việt Nam chưa có một quy định cụ thể nào hướng dẫn điều chỉnh (công thức tính điều chỉnh), tuy nhiên với các dự án ODA có công thức thì việc điều chỉnh có cả việc tăng và giảm, đồng thời việc điều chỉnh ko căn cứ vào giá NT bỏ mà căn cứ vào các chỉ số giá do các cơ quan có thẩm quyền công bố tại thời điểm đấu thầu và thời điểm điều chỉnh. Ở ngôi Nhà cũ cũng đã đề cập đến vấn đề này rồi đấy và đặc biệt là tới đây, BXD đang xây dựng công thức tính chỉ số giá xây dựng (VKT chỗ Bác TA có tham gia đấy) khi đó mọi việc điều chỉnh giá HĐ mới rõ ràng được. Còn như bạn nói NT bỏ thấp sau đ/c giá cao lên là ko thể có đc trừ khi có sự thảo thuận A-B trước khi đấu thầu để lợi dụng kẽ hở của Pháp Luật thôi.

@Doimoi: Đây là vấn đề mà em tranh cãi với bác PUBI mấy ngày hôm nay. Hầu hết các công trình do nguồn vốn Ngân sách Nhà nước hiện nay đều đã được các Chủ đầu tư hoặc đại diện Chủ đầu tư sắp xếp từ trước. Để nói ra vấn đề này không phải là dễ bởi chúng ta hầu như tự hiểu trong chính mỗi doanh nghiệp chứ chẳng có thông tin gì chứng minh có điều đó. Sự thoả thuận A-B là điều không thể tránh khỏi mà ta không thể xoay chuyển được( trừ khi như bác PUBI nói, tức là mọi thành viên của Chủ Đầu tư, BQL, TVTK không được tiếp xúc với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào trong quá trình thực hiện công tác đấu thầu..). HSMT hiện nay hầu hết đều thêm một yếu tố mà khi xem ta không thể không để ý đến, đó là: Bên mời thầu có quyền không giải thích về việc loại bất kỳ HSDT nào. Chỉ cần thêm dòng đó vào thì chúng ta có ngăn ngừa cách mấy cũng vô ích mà cũng không tìm hiểu ra được vì sao hồ sơ chũng ta bị loại. Sau đó, BMT sẽ tiếp xúc với Nhà thầu trúng thầu tiến hành ký kết hợp đồng. Trừ một số công việc mà vật tư, nhân công, ca máy được NN cho phép điều chỉnh ra thì Nhà thầu "lại" xin phép điều chỉnh giá cho các công việc khác, chẳng hạn như: đá ốp tường trong hồ sơ dự thầu là đá loại I nhưng tính đá loại III, IV, đến khi thi công đem mẫu cho Chủ đầu tư thì đá loại I, khi thi công là đá loại III, IV, Chủ đầu thấy không đạt yêu cầu, cho phép đổi loại đá, khi đó Nhà thầu xin điều chỉnh giá cho phù hợp với loại đá đó.

Phải nhìn nhận một điều là công tác quản lý của chúng ta còn rất nhiều sơ hở. Cùng với việc gia nhập WTO, chúng ta mong muốn có một nền kinh tế thật sự công bằng, pháp luật về kinh kế ngày càng hoàn chỉnh hơn. Cũng như bác Doimoi, em cũng dừng lại phần này ở đây và sẽ đợi một tin vui về việc giải quyết các vấn đề này .
 
A

AAmylove

Guest
Từ khi vào đến bây giờ em đã gặp 3 bộ hồ sơ như thế. Đó là HS của Nhà máy dệt Hoà Thọ( Đà Nẵng), nhà máy dệt Phú Bài( Khu Công nghiệp PB - Thừ Thiên Huế) và hồ sơ thuộc một gói thầu EPC( Nhà máy bia Sài Gòn - Quảng Ngãi). Nhà thầu dựa trên bản vẽ thi công để tính toán khối lượng chào thầu. Khi đó nếu Nhà thầu nào đó trúng thầu thì loại hợp đồng được ký sẽ là Hợp đồng trọn gói. Tuy nhiên hồ sơ cũng yêu cầu giá chào thầu về xây lắp và thiết bị phải đảm bảo không thay đổi trong một khoảng thời gian nào đó do Bên mời thầu quy định.
** Luật đấu thầu là áp dụng cho mọi thành phần. Do đó hình thức đấu thầu trong Xây lắp cũng phải tuân thủ cho bất cứ công trình nào tại nước VN. Ở đây cần xác định rõ 2 khái niệm k liên quan gì đến nhau:

1. Hình thức lựa chọn nhà thầu: mà Khoa nói cũng chưa rõ là hình thức nào (chỉ định thầu hay đấu thầu hạn chế, đấu thầu rộng rãi...) - kèm theo nó là Phương thức đấu thầu (hai túi hồ sơ, hay 1 tuíu hồ sơ, hay hai giai đoạn, hay 1 giai đoạn) chứ không thể là 1 hình thức mà Chủ đầu tư tự sáng tạo ra khỏi phạm vi pháp luật được. Mà có theo kiểu gì đi nữa cũng phải có các bước: lập và phê duyệt HSMT (với chỉ định thầu thì gọi là Hồ sơ yêu cầu) - Nhà thầu nộp HSDự thầu (Chỉ định thầu thì gọi là Hồ sơ đề xuất) - Chấm thầu theo nội dung HSMT(Hồ sơ đề xuất)+ tiêu chuẩn đánh giá - Trình và phê duyệt kết quả chấm thầu - Thông báo trúng thầu - Thương thảo, ký kết hợp đồng (loại HĐ khi ký kết đã được xác định rõ trong HSMT).

2. Loại hợp đồng: trọn gói hay đơn giá cố định hay HĐ giá thay đổi hay HĐ kết hợp. Trường hợp KHOA nêu ra đã quá rõ là HĐ trọn gói. Mà đã vậy thì Luật trước đây và bây giờ chưa bao giờ có việc cho phép thay đổi giá đối với các công việc đã có trong bản vẽ thi công khi cấp cho Nhà thầu giai đoạn đấu thầu. Nếu có thì thông đồng với nhau làm sai luật thôi.

- Nếu gói thầu <1 tỷ: thì thực hiện theo hình thức chỉ định thầu. Hiện nay theo NĐ 111 thì cũng phải tổ chức như 1 cuộc đấu thầu nhưng chi có 1 nhà thầu tham gia (Lập và phê duyệt Hồ sơ yêu cầu - giống y chang HSMT, nhà thầu lập và nộp Hồ sơ đề xuất - giống y chang HSDự thầu - Bên mời thầu chấm thầu theo các tiếu chí đánh giá được duyệt...)
Có lẽ trường hợp KHOA nói là trường hợp Chỉ định thầu, theo luật chỉ cần 1 nhà thầu tham gia nhưng trên thực tế để cạnh tranh có lợi cho Chủ đầu tư (hoặc để che mắt thiên hạ là Chủ đầu tư công minh k dấm dúi với riêng nhà thầu nào để chỉ định thầu) thì Bên MT mời 1 số nhà thầu tham gia chào thầu giống dạng chào giá cạnh tranh (nếu trường hợp che mắt thiên hạ thì nhà thầu đã được CĐT ngầm lựa chọn sẽ lập thêm các bộ hồ sơ chân gỗ). Tuy nhiên cũng phải tuân thủ đầy đủ các bước theo quy định.

* Không biết mình trao đổi như vậy đã đúng ý KHOA chưa?? Nói thêm: chúng ta cùng thảo luận - không có vấn đề tranh cãi gì đâu nhé!! Kiến thức là bao la..**** Thân ái!
 
Last edited by a moderator:
T

Trần Duy Khoa

Guest
** Luật đấu thầu là áp dụng cho mọi thành phần. Do đó hình thức đấu thầu trong Xây lắp cũng phải tuân thủ cho bất cứ công trình nào tại nước VN. Ở đây cần xác định rõ 2 khái niệm k liên quan gì đến nhau:

1. Hình thức lựa chọn nhà thầu: mà Khoa nói cũng chưa rõ là hình thức nào (chỉ định thầu hay đấu thầu hạn chế, đấu thầu rộng rãi...) - kèm theo nó là Phương thức đấu thầu (hai túi hồ sơ, hay 1 tuíu hồ sơ, hay hai giai đoạn, hay 1 giai đoạn) chứ không thể là 1 hình thức mà Chủ đầu tư tự sáng tạo ra khỏi phạm vi pháp luật được. Mà có theo kiểu gì đi nữa cũng phải có các bước: lập và phê duyệt HSMT (với chỉ định thầu thì gọi là Hồ sơ yêu cầu) - Nhà thầu nộp HSDự thầu (Chỉ định thầu thì gọi là Hồ sơ đề xuất) - Chấm thầu theo nội dung HSMT(Hồ sơ đề xuất)+ tiêu chuẩn đánh giá - Trình và phê duyệt kết quả chấm thầu - Thông báo trúng thầu - Thương thảo, ký kết hợp đồng (loại HĐ khi ký kết đã được xác định rõ trong HSMT).

2. Loại hợp đồng: trọn gói hay đơn giá cố định hay HĐ giá thay đổi hay HĐ kết hợp. Trường hợp KHOA nêu ra đã quá rõ là HĐ trọn gói. Mà đã vậy thì Luật trước đây và bây giờ chưa bao giờ có việc cho phép thay đổi giá đối với các công việc đã có trong bản vẽ thi công khi cấp cho Nhà thầu giai đoạn đấu thầu. Nếu có thì thông đồng với nhau làm sai luật thôi.
Bác PUBI hiểu sai ý em rồi! Em chỉ đưa dẫn chứng về hình thức chào giá cạnh tranh trên thôi( mà tụi em hay gọi là chào giá hoặc chào thầu). Cái đó là cái riêng biệt, còn phần hợp đồng mà thay đổi, điều chỉnh giá do Nhà thầu xin phép là mục khác chứ không phải em đưa ra ví dụ về 3 công trình trên để nói về HĐ được điều chỉnh giá trong quá trình thi công.

-
[Nếu gói thầu <1 tỷ: thì thực hiện theo hình thức chỉ định thầu. Hiện nay theo NĐ 111 thì cũng phải tổ chức như 1 cuộc đấu thầu nhưng chi có 1 nhà thầu tham gia (Lập và phê duyệt Hồ sơ yêu cầu - giống y chang HSMT, nhà thầu lập và nộp Hồ sơ đề xuất - giống y chang HSDự thầu - Bên mời thầu chấm thầu theo các tiếu chí đánh giá được duyệt...)
Có lẽ trường hợp KHOA nói là trường hợp Chỉ định thầu, theo luật chỉ cần 1 nhà thầu tham gia nhưng trên thực tế để cạnh tranh có lợi cho Chủ đầu tư (hoặc để che mắt thiên hạ là Chủ đầu tư công minh k dấm dúi với riêng nhà thầu nào để chỉ định thầu) thì Bên MT mời 1 số nhà thầu tham gia chào thầu giống dạng chào giá cạnh tranh (nếu trường hợp che mắt thiên hạ thì nhà thầu đã được CĐT ngầm lựa chọn sẽ lập thêm các bộ hồ sơ chân gỗ). Tuy nhiên cũng phải tuân thủ đầy đủ các bước theo quy định.

* Không biết mình trao đổi như vậy đã đúng ý KHOA chưa?? Nói thêm: chúng ta cùng thảo luận - không có vấn đề tranh cãi gì đâu nhé!! Kiến thức là bao la..**** Thân ái![/SIZE]
Ở đây em không có đề cập đến việc chỉ định thầu như bác PUBI nói. Đúng như bác nói là theo luật thì phải cần đủ nhà thầu tham gia dự thầu. Nếu hồ sơ không thuộc dạng đặc biệt thì phải tổ chức đấu thầu rộng rãi. Ý em nói là đã có sự thống nhất A-B, mà theo đó B sẽ hoàn thành HSDT theo như gần đúng dự toán mà A đưa cho( vi phạm về Luật nhưng hầu hết các ctrình đã được "sắp xếp" đều xảy ra trường hợp này). Khi đó, nếu B xem xét giá DT cao hơn giá gói thầu thì nói A xin phép điều chỉnh giá gói thầu lại. Nếu không cao hơn giá gói thầu thì công tác đấu thầu coi như xong, B thắng và mọi cái như em nêu từ trước, theo tiến độ thi công sẽ xảy tra mọt số việc như xin phép bù giá do vật liệu tăng, do hồ sơ thế này nhưng thi công khong phải thế, v.v.... Rõ ràng những cái này về Luật thì không đúng nhưng nó vẫn được giải quyết êm thấm.
@PUBI: em nói tranh cãi ở đây tức là thảo luận với nhau khi chúng ta chưa thật hiểu ý kiến của nhau hoặc có thể do em còn quá ít kinh nghiệm nên việc trình bày không thông suốt, dẫn tới việc chúng ta chưa hiểu rõ về nhau. Chứ thật sự ai lại đi tranh cãi với nhau. Chúng ta có mặt ở đây cùng góp sức để phát triển cho cộng đồng, chứ không phải khẳng định em đúng hay bác đúng. Với em bây giờ HỌC HỎI LÀ CHÍNH mà. Bác thông cảm do em dùng từ ngữ chưa chính xác cho lắm. Thân chào!!!
 
Last edited by a moderator:
A

AAmylove

Guest
HSMT hiện nay hầu hết đều thêm một yếu tố mà khi xem ta không thể không để ý đến, đó là: Bên mời thầu có quyền không giải thích về việc loại bất kỳ HSDT nào. Chỉ cần thêm dòng đó vào thì chúng ta có ngăn ngừa cách mấy cũng vô ích mà cũng không tìm hiểu ra được vì sao hồ sơ chũng ta bị loại. Sau đó, BMT sẽ tiếp xúc với Nhà thầu trúng thầu tiến hành ký kết hợp đồng. Trừ một số công việc mà vật tư, nhân công, ca máy được NN cho phép điều chỉnh ra thì Nhà thầu "lại" xin phép điều chỉnh giá cho các công việc khác, chẳng hạn như: đá ốp tường trong hồ sơ dự thầu là đá loại I nhưng tính đá loại III, IV, đến khi thi công đem mẫu cho Chủ đầu tư thì đá loại I, khi thi công là đá loại III, IV, Chủ đầu thấy không đạt yêu cầu, cho phép đổi loại đá, khi đó Nhà thầu xin điều chỉnh giá cho phù hợp với loại đá đó.

** Mình trao đổi vài điểm:Trường hợp KHOA nên ra rất hay và thực tế nhưng theo mình cần nhìn nhận như sau:

- "Bên mời thầu có quyền không giải thích về việc loại bất kỳ HSDT nào": điều này chỉ tồn tại trong Quy chế đấu thầu Nghị định88 và các văn bản hướng dẫn trước đây nằm ở mục “Mẫu Đơn dự thầu”. Mình trích nguyên văn như sau: “Chúng tôi hiểu rằng, Bên mời thầu không bắt buộc phải giải thích lý do không chấp thuận HSDT có giá thấp nhất hoặc bất kỳ HSDT nào”.

Hiện nay, Luật đấu thầu và nghị định 111 đã "phát hiện" ra điểm vô lý này và loại bỏ nó trong Mẫu đơn dự thầu rồi. Chỉ giữ lại Điều 41: “Trong thông báo kết quả đấu thầu không phải giải thích lý do đối với nhà thầu không trúng thầu” - “KHÔNG PHẢI” khác “KHÔNG ĐƯỢC” tức là vẫn có quyền giải thích khi cần. Do đó nếu HSMT nào bây giờ đưa vào điều trên là cố tình sử dụng cái cũ để “lấp liếm” không đúng.

- Việc sau khi trúng thầu thay đổi đơn giá liên quan đến phẩm loại vật liệu (dự thầu đơn giá loại 3 nhưng thi công thì là loại 1 tính tiền loại 1): phải nói rõ “HĐ trọn gói” luật k chấp nhận chuyện này. Lỗi là do:
Hồ sơ thiết kế: không có thuyết minh về yêu cầu chất lượng vật liệu (Luật đấu thầu quy định không nêu xuất xứ nhưng tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật là phải nêu đầy đủ).
+ Lập HSMT quá kém: vì không biết yêu cầu về chất lượng tốt cho công trình.
+ Chấm thầu quá kém: vì nhà thầu chào k rõ loại 1 hay loại gì mà k biết, hay đã chào rõ là loại 3,4 mà không xem xét đến để đến khi trúng thầu thì lại cho "thông đồng" thay đổi giá vì những lý do quá vô lý.

* Nói thêm: trong đấu thầu xây lắp, Luật không có hình thức chào giá cạnh tranh. Nó chỉ dùng cho hàng hóa. NHưng trên thực tế như mình đã nói, "chỉ định thầu" được tổ chức theo dạng "chào giá cạnh tranh". Tức là quy trình thì thực hiện "Chỉ định thầu" theo đúng Luật và NĐ 111, nhưng mời 3-5 nhà thầu khác để cạnh tranh giá có lợi cho CĐT (chứ k phải chỉ đưa 1 nhà thầu xem xét theo Luật quy định).
** Mình nghĩ, nếu chúng ta làm BQL, với cái tâm làm lợi nhất cho Chủ đầu tư thì nên lưu ý các trường hợp này để tránh “thiệt hại”.. ! ** Thân!
 
Last edited by a moderator:
D

Doimoi

Guest
"Bên mời thầu có quyền không giải thích về việc loại bất kỳ HSDT nào": Hoàn toàn ko trái với Luật đấu thầu và các quy định liên quan và đặc biệt là phù hợp với thông lệ quốc tế.
1. Ko trái với Luật đấu thầu và các quy định liên quan:
- Không có chỗ nào nói cấm cả
- Mẫu HSMT mua sắm hàng hoá do Bộ KHĐT ban hành kèm theo QĐ 521/2007/QĐ-BKH ngày 22/5/2007 có một điều quy định tương tự như vậy.
2. Trong hướng dẫn của JBIC, WB đều có mục như thế này
Employer’s Right to Accept Any Bid, and to Reject Any or All Bids:

The Employer reserves the right to accept or reject any bid, and to annul the bidding process and reject all bids at any time prior to contract award, without thereby incurring any liability to Bidders.

Như vậy theo Tôi hiểu thì CĐT hoàn toàn có quyền loại bỏ mà ko phải giải thích. Mà muốn dc giải thích thì phải theo mục GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ ĐẤU THẦU của NĐ111 và theo đó phải nộp tiền lệ phí, trong trường hợp kiến nghị ko đúng sẽ mất khoản tiền đó.

Do đó cách giải thích của Bác Bình chưa thật sự thuyết phục.

Còn đi sâu xa về vấn đề này Em xin nói ngoài lề một chút, Luật sinh ra để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị (nhà nước) và do g/c thống trị soạn ra nên luôn luôn nghiêng về lợi ích g/c thống trị (ý này ở trong các sách và bài giảng về Kinh tế chính trị, pháp luật và Nhà nước). Thực tế các bác cứ để ý xem các Luật và quy định NN nói chung có đúng thế ko nhé. Vì vậy có cái câu "CĐT có quyền...." cũng dễ hiểu thôi. Nếu Bác nào là NT cho rằng làm CĐT sướng thì xin mời cứ lên làm CĐT rồi sẽ biết. Em đây đã làm NT và CĐT khẳng định với các Bác là chẳng có cái nào sướng hơn đâu. Thôi dài dòng quá rồi, để khi khác rảnh kể chuyện "Sướng, khổ của NT và CĐT" cho các bác nghe chơi!
 
Last edited by a moderator:
D

Doimoi

Guest
** * Nói thêm: trong đấu thầu xây lắp, Luật không có hình thức chào giá cạnh tranh. Nó chỉ dùng cho hàng hóa. NHưng trên thực tế như mình đã nói, "chỉ định thầu" được tổ chức theo dạng "chào giá cạnh tranh". Tức là quy trình thì thực hiện "Chỉ định thầu" theo đúng Luật và NĐ 111, nhưng mời 3-5 nhà thầu khác để cạnh tranh giá có lợi cho CĐT (chứ k phải chỉ đưa 1 nhà thầu xem xét theo Luật quy định).


Em vẫn chưa hiểu hình thức chỉ định thầu nhưng mời 3-5 NT để cạnh tranh giá là ntn?Thế sao ko gọi nó là đấu thầu hạn chế nhỉ? Theo Tôi hiểu từ "Chỉ định" đc hiểu là đã xác định được đối tượng rồi chứ nhỉ.

Trong thực tế, đối với vốn ngân sách chưa xảy ra việc Bác Bình gọi là Chào hàng cạnh tranh trong lựa chọn NT xây lắp. Tuy nhiên đối với vốn nước ngoài, tư nhân, thương mại... nghĩa là ko dính đến chữ NN thì thường xuyên xảy ra. Bản thân đã từng tham gia, đúng như Bạn Khoa nói, bên CĐT giao bản vẽ và các y/c kỹ thuật, có nơi còn đưa luôn mẫu HĐ để về chào giá và giá HĐ là trọn gói (khoán gọn). Tuy nhiên những công trình này ko lớn lắm (mình đã làm đều <2tỷ, còn biết thì đến 12 tỷ). Riêng việc lựa chọn thầu phụ của NT chính thì việc này là phổ biến. Và Em cũng chẳng biết gọi nó là cái kiểu gì theo luật VN, nông dân nên Em gọi luôn nó là "Chào thầu" vừa gần gũi vừa dễ hiểu.
.
 
Last edited by a moderator:
A

AAmylove

Guest
Các hình thức đấu thầu và các biến tấu của nó

Để chủ đề được tập trung và dễ theo dõi cho mọi người, mình nghĩ về THƯ GIẢM GIÁ đã quá rõ ràng. Chúng ta cùng dừng tại đây nhé?

Còn chủ đề về hình thức đấu thầu, nên tạo chủ đề mới là: Các hình thức đấu thầu và các biến tấu của nó.
Các bạn tham gia thảo luận nhé!
 
T

Trần Duy Khoa

Guest
Em vẫn chưa hiểu hình thức chỉ định thầu nhưng mời 3-5 NT để cạnh tranh giá là ntn?Thế sao ko gọi nó là đấu thầu hạn chế nhỉ? Theo Tôi hiểu từ "Chỉ định" đc hiểu là đã xác định được đối tượng rồi chứ nhỉ.

Mình xin nhắc lại là từ đầu em đã có nói, hình thức này( là hình thức theo bọn em hay dùng là chào thầu hoặc chào giá) gần giống như đấu thầu hạn chế. Tuy nhiên, hợp đồng dùng cho phương pháp đấu thầu này có thể là bất cứ loại hợp đồng nào theo Luật quy định hiện hành( chứ không nhất thiết phải là hợp đồng trọn gói). Tuy nhiên, hầu hết các Chủ đầu tư tại VN bây giờ muốn sử dụng hợp đồng trọn gói cho các loại công trình như đã nói( nhà xưởng, nhà máy..), đồng thời lại muốn có giá thấp nhất với thời gian thi công nhanh nhất - tất nhiên phải đảm bảo đúng thiết kế và kỹ thuật -(thông thường từ 12-18tháng). Bởi vậy, em xin đính chính với các bác là hình thức này không phải "chỉ định thầu" mà cũng chẳng phải là đấu thầu hạn chế, bởi lẽ nếu có đến 10 Nhà thầu tham gia chào giá thì cũng chẳng sao cả. Nhưng thông thường thì chỉ có khoảng từ 3-5 nhà thầu tham gia thôi( theo nhu những hồ sơ mà em tham gia). Thân chào!!!
 
A

AAmylove

Guest
Em vẫn chưa hiểu hình thức chỉ định thầu nhưng mời 3-5 NT để cạnh tranh giá là ntn?Thế sao ko gọi nó là đấu thầu hạn chế nhỉ? Theo Tôi hiểu từ "Chỉ định" đc hiểu là đã xác định được đối tượng rồi chứ nhỉ.
Trong thực tế kiểu đấu thầu này mình đã làm rất nhiều (kể cả vai trò khi mình là Nhà thầu, sau đó làm tư vấn được 2 năm, và sau đó + hiện nay là làm CĐTư mình cũng đang sử dụng). Vì sao gọi nó là "Chỉ định thầu" vì:
+ Gói thầu XD <1tỷ đồng (Luật ĐT quy định).
+ Việc tiến hành chọn chỉ định thầu đều tuân thủ các bước theo đúng quy định: lập hồ sơ yêu cầu, nhà thầu lập hồ sơ đề xuất - Chấm thầu - phê duyệt kết quả chấm thầu và chỉ định thầu...
Tuy nhiên, vì chỉ định thầu chỉ có 1 nhà thầu thì tất yếu nhà thầu sẽ chào giá bằng giá dự toán. Vậy để tránh trường hợp này và đảm bảo có lợi cho CĐT thì không phát hành Hồ sơ yêu cầu cho 1 nhà thầu mà gửi thêm Hồ sơ cho 1 số nhà thầu khác (3-10...nhà thầu khác tùy thích).
Tuy nhiên ở đây khác với đấu thầu hạn chế vì:
+ Thứ 1: gói thầu <1tỷ không thuộc đấu thầu hạn chế;
+ Thứ 2-đấu thầu hạn chế phải phê duyệt danh sách ngắn trước khi phát hành HSMT và khi xét thầu có thể k cần xét về năng lực kinh nghiệm vì đã xét ở bước phê duyệt danh sách ngắn rồi. Trong khi trường hợp "chỉ định thầu XD kết hợp chào giá cạnh tranh của hàng hóa" này thì không cần phê duyệt danh sách ngắn, gửi thêm mấy nhà thầu là tùy thích của CĐT và vẫn xét năng lực kinh nghiệm như thường.
Vậy nên mình mới gọi đấu thầu kiểu này là : "chỉ định thầu XD kết hợp chào giá cạnh tranh của hàng hóa".

* Nói rõ thêm: việc chấm thầu cũng vẫn có 3 bước: 1.sơ bộ về hành chính pháp lý và đáp ứng cơ bản HSyêu cầu - 2.đánh giá về mặt kỹ thụât - 3.đánh giá về mặt tài chính. (có đạt bước trước mới được xét bước sau: giống như có bằng tốt nghiệp 12 mới được thi đại học...)

Trong thực tế, đối với vốn ngân sách chưa xảy ra việc Bác Bình gọi là Chào hàng cạnh tranh trong lựa chọn NT xây lắp. Tuy nhiên đối với vốn nước ngoài, tư nhân, thương mại... nghĩa là ko dính đến chữ NN thì thường xuyên xảy ra. Bản thân đã từng tham gia, đúng như Bạn Khoa nói, bên CĐT giao bản vẽ và các y/c kỹ thuật, có nơi còn đưa luôn mẫu HĐ để về chào giá và giá HĐ là trọn gói (khoán gọn). Tuy nhiên những công trình này ko lớn lắm (mình đã làm đều <2tỷ, còn biết thì đến 12 tỷ). Riêng việc lựa chọn thầu phụ của NT chính thì việc này là phổ biến. Và Em cũng chẳng biết gọi nó là cái kiểu gì theo luật VN, nông dân nên Em gọi luôn nó là "Chào thầu" vừa gần gũi vừa dễ hiểu.
- Nếu DOIMOI nói là đối với vốn ngân sách chưa xảy ra việc như mình trình bày rõ ràng ở trên thì nên nhìn nhận lại: bạn đã quản lý hết tất cả các dự án từ nguồn vốn ngân sách chưa mà bạn khẳng định như vậy??. Mình nghĩ 1 điều kể cả CẤP QUẢN LÝ NN về nguồn vốn NSách cũng chưa dám khẳng định là hiện nay nó đã thực hiện theo hình thức nào. Các dự án mà mình đang thực hiện theo hình thức trên là từ nguồn vốn ngân sách đấy DOIMOI ah.
* Đúng ra vấn đề này mình đã tạo và chuyển sang chuyên mục "CÁC HÌNH THỨC ĐẤU THẦU VÀ BIẾN TẤU CỦA NÓ" không hiểu sao ADMIN xóa mất rồi. Nên đành bàn luận tiếp ở đây vậy.

******* @ Góp ý chân thành với DOIMOI: Kinh nghiệm và hiểu biết của 1 người là giới hạn, của tất cả mọi người mới là vô tận. Chúng ta chỉ nên khẳng định điều gì khi chúng ta nắm tất cả nó trong tay!!!! Vì cách bạn thảo luận như vậy sẽ khiến người khác ngại k dám tham gia thảo luận. Sân chơi nên tạo không khí thaỏi mái, vui vẻ và ý kiến của mỗi người đều có giá trị học tập như nhau!
Thân ái! và chúc thành công!
 
Last edited by a moderator:
A

anhtrantuan

Guest
Thiết nghĩ: Không cần phải sếp mới biết được thư giảm giá. Chúng tôi những người tham gia đấu thầu cũng cần phải quan tâm về thư giảm giá. Cảm ơn form mẫu của anh.
 
M

minhtuong

Guest
Thư giảm giá không hợp lệ?

Mình đang chấm thầu một gói thầu thi công và gặp tình huống như thế này:
- Có tất cả 4 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu.
- Nhà thầu A có giá dự thầu sau khi đã giảm giá là thấp nhất trong tất cả các nhà thầu. Tuy nhiên thư giảm giá của nhà thầu được ký trước ngày thông báo mời thầu và phát hành HSMT (có lẽ do nhà thầu nhầm lẫn).
Vậy thư giảm giá này có hợp lệ không? Nếu thư giảm giá không hợp lệ thì có xem là đơn dự thầu vẫn còn hợp lệ, và lấy giá dự thầu của nhà thầu này là giá trong đơn dự thầu?
- Nhà thầu A vượt qua được tất cả các bước đánh giá sơ bộ và đánh giá chi tiết (kỹ thuật).
-Tất cả các nhà thầu còn lại (trừ nhà thầu A) đều không vượt qua được bước đánh giá sơ bộ và đánh giá kỹ thuật.
Vậy nhà thầu A có trúng thầu không? nếu trúng thầu thì trúng với giá nào (giá trong đơn dự thầu hay giá đã giảm giá trong thư giảm giá)?

Trong HSMT không qui định về tính hợp lệ của thư giảm giá.

Quan điểm của mình: Nhà thầu A trúng thầu (tất cả các nhà thầu khác đều đã bị loại), nhưng với giá trúng thầu là giá đã giảm giá (vẫn chấp nhận giá trị của thư giảm giá).
Tuy nhiên cũng có người cho rằng nhà thầu A bị loại vì thư giảm giá như vậy là không hợp lệ, mà thư giảm giá là một phần của đơn dự thầu, như vậy đơn dự thầu cũng không hợp lệ, đương nhiên nhà thầu A bị loại ngay theo điều kiện tiên quyết.

Mong các bạn chia sẻ kinh nghiệm về tình huống này.
 
K

KtsDzi

Guest
Theo mình nghĩ, trong HSMT không quy định tính hợp lệ của thư giảm giá, vậy không khẳng định được đó là thư không hợp lệ để quy ra HSDT không hợp lệ. Bạn đang chấm thầu, vậy bạn có thể yêu cầu nhà thầu giải trình về sự "bất hợp lý" này. Nếu giải thích được (chắc chắn em đánh máy bị kỷ luật rồi) và không còn bất hợp lý nào khác thì nhà thầu đó trúng thầu với giá trong TGG. Nếu không giải thích được lý do tương tự lỗi soạn thảo văn bản và có nhà thầu khác khiếu nại, cả bên mời thầu và nhà thầu đó có cơ hội gặp cơ quan CSĐT vì "có dấu hiệu gì đó"... Không có cơ sở để cho nhà thầu trúng với giá dự thầu theo đơn.
Lắng nghe các ý kiến khác!
 
K

khanhme01

Guest
@ minhtuong

Trường hợp bạn nêu thì rõ ràng nhà thầu A sẽ bị loại do sự vô lý về thời gian ghi trong thư giảm giá với thời điểm thông báo mời thầu ; vô lý giữa thời gian ghi trong thư giảm giá và thờigian ghi trong đơn dự thầu.
Một sự nhầm lẫn chết người!:beat:
và gói thầu phải tổ chức đấu thầu lại thôi vì không lựa chọn được nhà thầu.
Chào thân!:beer:
 
K

KtsDzi

Guest
Trường hợp bạn nêu thì rõ ràng nhà thầu A sẽ bị loại do sự vô lý về thời gian ghi trong thư giảm giá với thời điểm thông báo mời thầu ; vô lý giữa thời gian ghi trong thư giảm giá và thờigian ghi trong đơn dự thầu.
Một sự nhầm lẫn chết người!:beat:
Những nhầm lẫn cũng chết người như sai thập phân, mâu thuẫn giữa khối lượng*giá với thành tiền... cũng vẫn còn cho phép chỉnh, như vậy lỗi đánh máy ngày tháng cũng không nên xếp ra ngoại lệ. Theo mình nhớ thì quy định về thời gian chỉ nói tới việc nộp muộn - vì nó ảnh hưởng rõ ràng tới sự công bằng.
Mình nghĩ rằng tiêu chí của Luật Đấu thầu và các văn bản dưới luật là hướng tới sự cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà thầu để tiết kiệm thực sự cho ngân sách Nhà nước. Không nên coi đó là công cụ để "bắt chẹt" nhà thầu nào, nên xác định tiêu chí nào là giá trị thực của gói thầu 1 cách công bằng nhất.
Về mặt lý, chắc rằng HSMT của bạn minhtuong không đủ để loại nhà thầu A.
Về mặt tình, nếu chắc chắn người ta "nhỡ" thì cũng nên "bỏ quá" (nhớ đừng cầm "thnkU" vì trường hợp này rất dễ bị hiểu lầm...)
Nếu vì lý do "tế nhị" mà nhà thầu biết HSMT trước khi bán thì...xem Luật, hehehe:beat:
 
T

thuongevn

Guest
Tôi nhất trí với ý kiến bạn KtsDzi. Mục đích của đấu thầu là tiết kiệm cho ngân sách Quốc gia.
 
V

vnremote

Guest
Em xin có ý kiến:

Trong buổi mở thầu, những yếu tố mà chủ đầu tư sẽ xem xét đầu tiên đó là:
1- Đơn xin dự thầu (Giá & Tiến độ)
2- Hồ sơ pháp nhân & năng lực
3- Biện pháp & tiến độ.
4- Bảng giá.
5- Thư giảm giá (nếu có).
Nếu tất cả các yếu tố trên là hợp lệ thì HSDT sẽ là hợp lệ, còn 1 trong các yếu tố trên là ko hợp lệ thì tất nhiên HSDT đó là ko hợp lệ.
Ko cần fải băn khoăn gì nữa, loại ngay HSDT ko hợp lệ!
Thư giảm giá của nhà thầu A là không hợp lệ -> HSDT của nhà thầu A cũng là không hợp lệ, vì thế nhà thầu A sẽ bị loại đầu tiên.
Với các nhà thầu khác do ko vượt qua được đánh giá sơ bộ & kỹ thuật nên cũng bị loại nốt.
Chủ đầu tư phải tổ chức đấu thầu lại!­
 
T

tcgroup

Guest
Thư giảm giá không hợp lệ, vi phạm điều kiện tiên quyết -> Đỡ phải chấm nhà thầu này nữa :beat::beat:

Trước em cũng bị dính một trường hợp bảo lãnh dự thầu ghi: có giá trị từ ngày 30/12/2006 đến 30/3/2006. Rõ ràng là nhầm lẫn, nhầm lẫn vô lý:D. Khổ cái lúc chủ đầu tư đọc bảo lãnh dự thầu thằng cha nhà thầu khác nó nghe thấy nó bảo đọc lại :( thế là bao nhiêu công sức của anh em tan thành mây khói (một bài học nhớ đời)
 
T

Trần Duy Khoa

Guest
Giá dự thầu trong thư giảm giá là giá dự thầu duy nhất của Nhà thầu. Giá dự thầu đó nêu không đúng với yêu cầu về thời gian của HSMT nên bị loại là điều tất nhiên. Các Nhà thầu còn lại nếu không vượt qua khỏi các bước đánh giá về mặt kỹ thuật, hồ sơ, năng lực cũng như về giá thì BMT sẽ phải tổ chức đấu thầu lại chứ hoàn toàn không có chuyện tiết kiệm Ngân sách quốc gia mà cho nhà thầu A được đính chính hồ sơ rồi tiến hành chấm thầu dẫn đến việc A trúng thầu đâu. Có bác nào thấy đến giờ mở thầu mà hồ sơ chưa đóng hoàn chỉnh, mở ra một đống giấy lộn, chỉ có giá là đúng lại yêu cầu cho bên Nhà thầu đem về đóng hồ sơ hoàn chỉnh không nhẩy:D Thân chào!!!
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top