Ối, ối, xin lỗi lestrong nhiều, mình nhầm, lúc đó trong đầu nhớ là có nghĩ sẽ ghi : "giá dự toán được duyệt" nhưng chắc lúc đó mải nói chuyện với người ngồi cạnh nên quên ko kiểm tra lại.
Coi như mình sửa lại rồi đấy nhé, bây giờ bàn luận tiếp nào.
Cái nguyên tắc tài chính mà mình nói nó cũng đơn giản tựa như cái túi tiền của bạn. Ví dụ như bạn định xây nhà, bạn có trong tay chỉ 600 triệu. Bạn kê các hạng mục ra rồi. Sau đó, bạn mới đi tìm thuê 1 ông cai XD. Bạn phải đặt điều kiện là tiền tôi chỉ có từng đó, ông xây miễn sao chỉ dùng số tiền đó hoặc ít hơn, nhưng nhà tôi vẫn phải đảm bảo chất lượng. Vậy mà nhỡ ông ấy hét lên 700 triệu chắc bạn cũng chấp nhận hết à? Đây là VD đơn giản. CÒn với cấp nhà nước là cái HS của mình làm, tiền giá dự toán được duyệt chính là số tiền tối đa mà nhà nước cấp cho dự án đó, bạn làm sao mà móc thêm ở đâu ra tiền nữa để trả cho nhà thầu nếu họ trả giá cao hơn giá dự toán được duyệt ???
Cái nguyên tắc này là nguyên tắc chung rồi, ai làm thầu cũng phải biết, mình ko rõ nó quy định ở đâu. Nó cũng giống như kiểu : đã bán hàng là phải có lãi ấy.
HÌ, tiếp tục trao đổi cùng hlan cho ra nhẽ nhé.
Các ví dụ của bạn nó không chứng minh được rằng khi giá dự thầu cao hơn giá gói thầu là loại ngay nhà thầu đó đâu. Nếu nói như vậy thì khi xét thầu Tổ chuyên gia sẻ giảm được 1 lượng lớn công việc khó khăn đó là hiệu chỉnh, sửa lỗi HSDT; Chủ đấu tư sẽ không đau đầu báo cáo cấp quyết định đầu tư về tình huống các nhà thầu có giá đánh giá cao hơn giá gói thầu,...
Để mình dẫn chứng theo các điều khoản quy định nhé:
1. Theo Luật đấu thầu thì loại bỏ HSDT của nhà thầu được quy định tại Điều 45 như sau:
Loại bỏ hồ sơ dự thầu: Hồ sơ dự thầu bị loại bỏ trong các trường hợp sau đây:
1. Không đáp ứng yêu cầu quan trọng của hồ sơ mời thầu;
2. Không đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá;
3. Có lỗi số học với tổng giá trị tuyệt đối lớn hơn 10% giá dự thầu, trừ gói thầu dịch vụ tư vấn hoặc nhà thầu không chấp nhận lỗi số học do bên mời thầu phát hiện;
4. Có sai lệch với tổng giá trị tuyệt đối lớn hơn 10% giá dự thầu, trừ gói thầu dịch vụ tư vấn.
Như vậy, trường hợp giá dự thầu cao hơn giá gói thầu không thuộc phạm vi hướng dẫn của các khoản 2, 3, 4 Điều 45, Luật Đấu thầu. Chúng ta phân tích khoản 1, Điều 45, Luật Đấu thầu nhé.
Các yêu cầu quan trọng của hồ sơ mời thầu:
2. Theo Nghị định 58Cp hướng dẫn thì:
a. Đối với đấu thầu tư vấn:
Theo hướng dẫn tại mục b, khoản 2, Điều 15, Nghị định 58Cp thì, các yêu cầu quan trọng (điều kiện tiên quyết) làm căn cứ để loại bỏ hồ sơ dự thầu, cụ thể như sau:
- Nhà thầu không có tên trong danh sách mua hồ sơ mời thầu hoặc không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này;
- Nhà thầu không bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Luật Đấu thầu;
- Nhà thầu không bảo đảm điều kiện năng lực theo quy định của Luật Xây dựng;
- Không có bản gốc hồ sơ dự thầu;
- Đơn dự thầu không hợp lệ;
- Hiệu lực của hồ sơ dự thầu không bảo đảm yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;
- Nhà thầu có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh);
- Nhà thầu vi phạm một trong các hành vi bị cấm trong đấu thầu theo quy định tại Điều 12 của Luật Đấu thầu;
- Các yêu cầu quan trọng khác có tính đặc thù của gói thầu.
Nhà thầu vi phạm chỉ một trong số các điều kiện tiên quyết quy định trong hồ sơ mời thầu sẽ bị loại và hồ sơ dự thầu không được xem xét tiếp.
b. Đối với đấu thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa:
Theo hướng dẫn tại mục b, khoản 2, Điều 23, Nghị định 58Cp thì, các yêu cầu quan trọng (điều kiện tiên quyết) để loại bỏ hồ sơ dự thầu, cụ thể như sau:
+ Nhà thầu không có tên trong danh sách mua hồ sơ mời thầu hoặc không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định này;
+ Nhà thầu không bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Luật Đấu thầu;
+ Không có bảo đảm dự thầu hoặc có bảo đảm dự thầu nhưng không hợp lệ: có giá trị thấp hơn, không đúng đồng tiền quy định, thời gian hiệu lực ngắn hơn, không nộp theo địa chỉ và thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu, không đúng tên nhà thầu (trường hợp đối với nhà thầu liên danh theo quy định tại Điều 32 Nghị định này), không phải là bản gốc và không có chữ ký hợp lệ (đối với thư bảo lãnh của ngân hàng, tổ chức tài chính);
+ Không có bản gốc hồ sơ dự thầu;
+ Đơn dự thầu không hợp lệ;
+ Hiệu lực của hồ sơ dự thầu không bảo đảm yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;
+ Hồ sơ dự thầu có tổng giá dự thầu không cố định, chào thầu theo nhiều mức giá hoặc giá có kèm điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư;
+ Nhà thầu có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh);
+ Không đáp ứng điều kiện về năng lực theo Điều 7 của Luật Xây dựng;
+ Nhà thầu vi phạm một trong các hành vi bị cấm trong đấu thầu theo quy định tại Điều 12 của Luật Đấu thầu;
+ Các yêu cầu quan trọng khác có tính đặc thù của gói thầu.
Nhà thầu vi phạm một trong các điều kiện tiên quyết quy định trong hồ sơ mời thầu sẽ bị loại và hồ sơ dự thầu không được xem xét tiếp.
Như vậy trường hợp giá dự thầu cao hơn giá gói thầu không thể bị loại do vi phạm các điều kiện tiên quyết được.
Mình lấy 1 vị dụ nhé, giả sử do khách quan trong quá trình làm HSDT, nhà thầu đã nhập lộn khối lượng dẫn đến khối lượng chào thầu vượt khối lượng mời thầu, ví dụ mời 1000 m3, chào nhầm thành 10.000 m3. Kết quả là giá dự thầu tăng vượt giá gói thầu được duyệt. Quá trình xét thầu, nếu như bạn thì HSDT của nhà thầu bị loại ngay, không xét. Tuy nhiên, Luật không cho phép như vậy, vẫn chấm bình thường, đến bước hiệu chỉnh sai lệch nhà thầu được cứu sống do việc hiệu chỉnh khối lượng của nhà thầu về khối lượng mời thầu. Biết đâu qua bước xác định giá đánh giá nhà thầu này có giá sau hiệu chỉnh sai lệch và giá đánh giá thấp nhất được mời vào thương thảo hợp đồng thì sao. Rất có thể là như vậy.