Xin giúp em tìm hiểu về thư giảm giá

Những nhầm lẫn cũng chết người như sai thập phân, mâu thuẫn giữa khối lượng*giá với thành tiền... cũng vẫn còn cho phép chỉnh, như vậy lỗi đánh máy ngày tháng cũng không nên xếp ra ngoại lệ. Theo mình nhớ thì quy định về thời gian chỉ nói tới việc nộp muộn - vì nó ảnh hưởng rõ ràng tới sự công bằng.
Mình nghĩ rằng tiêu chí của Luật Đấu thầu và các văn bản dưới luật là hướng tới sự cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà thầu để tiết kiệm thực sự cho ngân sách Nhà nước. Không nên coi đó là công cụ để "bắt chẹt" nhà thầu nào, nên xác định tiêu chí nào là giá trị thực của gói thầu 1 cách công bằng nhất.
Về mặt lý, chắc rằng HSMT của bạn minhtuong không đủ để loại nhà thầu A.
Về mặt tình, nếu chắc chắn người ta "nhỡ" thì cũng nên "bỏ quá" (nhớ đừng cầm "thnkU" vì trường hợp này rất dễ bị hiểu lầm...)
Nếu vì lý do "tế nhị" mà nhà thầu biết HSMT trước khi bán thì...xem Luật, hehehe:beat:

Cám ơn ý kiến của bạn, nhưng mình không nghĩ như bạn, chỉ có lỗi đánh máy, lỗi số học, sai lệch có liên quan đến giá dự thầu mới được hiệu chỉnh theo qui định của việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch. Các lỗi đánh máy khác kể cả về ngày tháng trong hồ sơ dự thầu thì không thể được sửa .
Mình cần nói thêm đây là lần đấu thầu thứ 2 cho gói thầu này (lần trước không có nhà thầu nào trúng thầu), HSMT không thay đổi về nội dung cơ bản (chỉ thay đổi ngày tháng mở thầu, mua HSMT,...) nên các nhà thầu tham dự lần trước biết rõ về gói thầu này là điều tất yếu. Các hồ sơ dự thầu có giá giảm giá rất cạnh tranh.
Mong các bạn tiếp tục đóng góp ý kiến. Thanks
 
Thư giảm giá có hợp lệ không

Theo mình thì "thư giảm giá" không hợp lệ vì ký trước ngày phát hành HSMT nên hồ sơ dự thầu được chấp thuận và thư giảm giá không được chấp thuận. Việc xét giá bỏ thầu thầu căn cứ vào giá trong HSDT.:beat:

Còn nhà thầu A có trúng thầu hay không thì phải xét giá bỏ thầu của nhà thầu A (trong HSDT) so với giá gói thầu như thế nào mới kết luận được.

Mọi việc vốn dĩ đơn giản thì cách giải quyết cũng đơn giản, tuy trong HSMT không qui định về tính hợp lệ của thư giảm giá nhưng trường hợp này khẳng định thư giảm giá không hợp lệ.:eek:
 
Last edited by a moderator:
Cám ơn ý kiến của bạn, nhưng mình không nghĩ như bạn, chỉ có lỗi đánh máy, lỗi số học, sai lệch có liên quan đến giá dự thầu mới được hiệu chỉnh theo qui định của việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch. Các lỗi đánh máy khác kể cả về ngày tháng trong hồ sơ dự thầu thì không thể được sửa .
Mình cần nói thêm đây là lần đấu thầu thứ 2 cho gói thầu này (lần trước không có nhà thầu nào trúng thầu), HSMT không thay đổi về nội dung cơ bản (chỉ thay đổi ngày tháng mở thầu, mua HSMT,...) nên các nhà thầu tham dự lần trước biết rõ về gói thầu này là điều tất yếu. Các hồ sơ dự thầu có giá giảm giá rất cạnh tranh.
Mong các bạn tiếp tục đóng góp ý kiến. Thanks

Bạn có thể nói rỏ hơn việc ngày ghi trong thư giảm giá trước khi bán HSMT là lần 1 hay lần 2? Vì nếu là trước thời hạn bán HSMT lần 2 và lần 1 nhà thầu này cũng có tham gia thì nên xem lại cho người ta. Trong quá trình xét thầu tất nhiên sẽ có rất nhiều chuyện dở khóc dở cười, nếu bạn là người xét thầu xem hồ sơ bạn sẽ biết là "có vấn đề" hay không trong cái thư giảm giá này.

Bạn là người quyết định thư giảm giá này có bỏ qua được lỗi sai ngày hay không.
 
Ở đây nếu ko xét đến các vấn đề tiêu cực, thì theo mình khi phát hiện việc này, TCG và Bên Mời thầu có thể yêu cầu NT làm rõ và khẳng định lại vấn đề giảm giá này là đc. Tại sao mình lại có thể nói như vậy chính vì để xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình đấu thầu mới đòi hỏi các chuyên gia chấm thầm có am hiểu, kinh nghiệm nhất định. Việc nhầm lẫn luôn xảy ra nên thường trong HSMT có câu với đại ý rằng tùy vào trường hợp sai sót mà Bên mời thầu đánh giá là có ảnh hưởng đến bản chất của HSDT để xém xét.
 
Bạn có thể nói rỏ hơn việc ngày ghi trong thư giảm giá trước khi bán HSMT là lần 1 hay lần 2? Vì nếu là trước thời hạn bán HSMT lần 2 và lần 1 nhà thầu này cũng có tham gia thì nên xem lại cho người ta. Trong quá trình xét thầu tất nhiên sẽ có rất nhiều chuyện dở khóc dở cười, nếu bạn là người xét thầu xem hồ sơ bạn sẽ biết là "có vấn đề" hay không trong cái thư giảm giá này.

Bạn là người quyết định thư giảm giá này có bỏ qua được lỗi sai ngày hay không.

Cám ơn bạn. Mình bổ sung thêm là ngày trong thư giảm giá đó là ngày sau khi bán HSMT lần 1 nhưng trước khi bán HSMT lần 2. Mình hiểu là có lẽ nhà thầu dùng thư giảm giá của lần trước thay đổi giá nhưng lại quên đổi ngày (nội dung hai thư giảm giá của hai lần hoàn toàn giống nhau, kể cả ngày ký, chỉ khác về giá). Thư giảm giá này có diễn giải việc giảm giá, ký tên, đóng dấu hoàn toàn hợp lệ, chỉ có vấn đề về ngày ký.
 
Ở đây nếu ko xét đến các vấn đề tiêu cực, thì theo mình khi phát hiện việc này, TCG và Bên Mời thầu có thể yêu cầu NT làm rõ và khẳng định lại vấn đề giảm giá này là đc.
Mình cùng quan điểm này với Doimoi, đánh quá sự việc qua bản chất.
Giá dự thầu trong thư giảm giá là giá dự thầu duy nhất của Nhà thầu. Giá dự thầu đó nêu không đúng với yêu cầu về thời gian của HSMT nên bị loại là điều tất nhiên.
HSMT chỉ khống chế hạn chót nộp bài, nếu muộn thì không xét, ngoài ra không có quy định khác về thời gian. Vậy không đủ căn cứ để nói rằng thư giảm giá đó không hợp lệ.

Dù tranh luận và quan điểm thế nào, nhưng thực sự đây là một tình huống rắc rối ít gặp. Một bài học kinh nghiệm quý báu cho công tác lập HSMT. Thank All of U!
 
@ khoalongvietJSC: Mình nhất trí với quan điểm của bạn về vấn đề TGG trong tình huống bạn minhtuong đưa ra bàn luận.

@ .KtsDzi: Việc sửa lỗi và hiệu chỉnh các sai lệch trong HSDT không làm sai lệch bản chất HSDT cuả nhà thầu. Như bạn nêu hiệu chỉnh được cả thời gian trong TGG thì tất cả các nhà thầu dự thầu đều trúng thầu vì họ cũng sẽ yêu cầu được hiệu chỉnh những sai sót khác của họ dẫn đến việc HSDT bị loại . :p
 
@ .KtsDzi: Việc sửa lỗi và hiệu chỉnh các sai lệch trong HSDT không làm sai lệch bản chất HSDT cuả nhà thầu. Như bạn nêu hiệu chỉnh được cả thời gian trong TGG thì tất cả các nhà thầu dự thầu đều trúng thầu vì họ cũng sẽ yêu cầu được hiệu chỉnh những sai sót khác của họ dẫn đến việc HSDT bị loại . :p
Vấn đề không phải là hiệu chỉnh số học vì ngày tháng ký văn bản không phải là kết quả của 1 phép tính bị nhầm lẫn. Trường hợp này là TCT và CĐT mời nhà thầu giải trình và làm rõ nội dung đó - việc này đúng luật.
Thông tin quan trọng nhất trong TGG là giá dự thầu. TGG chỉ không được chấp nhận nếu nộp muộn, HSMT không quy định trường hợp khác, vậy không thể coi TGG đó không tuân thủ HSMT.
Nhà thầu khác có quyền khiếu nại việc TCT chấp thuận TGG kia chứ không thể "vin" vào đó để "đòi" được thay đổi những nội dung khác trong HSDT của họ.
Quan điểm của mình là đánh giá mọi vấn đề theo BẢN CHẤT SỰ VIỆC. Nếu nhà thầu vì tiêu cực mà có kết quả trên thì họ cần được điều tra xác minh và xử lý theo luật định. Nếu thực sự là nhầm lẫn thì cho họ cơ hội giải trình.
Nếu nhà thầu hỏi bạn TGG kia vi phạm điều khoản nào của HSMT mà bị coi là không hợp lệ, bạn sẽ trả lời sao?
 
HSMT chỉ khống chế hạn chót nộp bài, nếu muộn thì không xét, ngoài ra không có quy định khác về thời gian. Vậy không đủ căn cứ để nói rằng thư giảm giá đó không hợp lệ.

Bạn còn một điều quên mất, đó là trong HSMT yêu cầu về thời hạn hợp pháp của HSMT( 90 ngày kể từ thời điểm đóng thầu). Nếu thời gian trong thư giảm giá không đúng(ghi trước ngày thông báo bán hồ sơ) thì khi đó giá dự thầu sẽ không đủ theo thời gian có hiệu lực của HSMT. Vậy thì thư giảm giá kia có hợp lệ không vậy bạn? MÌnh nghĩ như vậy là hoàn toàn không hợp lệ, bạn tham khảo thêm giúp mình ha. Thân chào bạn!!!
 
Bạn còn một điều quên mất, đó là trong HSMT yêu cầu về thời hạn hợp pháp của HSMT( 90 ngày kể từ thời điểm đóng thầu). Nếu thời gian trong thư giảm giá không đúng(ghi trước ngày thông báo bán hồ sơ) thì khi đó giá dự thầu sẽ không đủ theo thời gian có hiệu lực của HSMT. Vậy thì thư giảm giá kia có hợp lệ không vậy bạn? MÌnh nghĩ như vậy là hoàn toàn không hợp lệ, bạn tham khảo thêm giúp mình ha. Thân chào bạn!!!
Thời điểm HSDT có giá trị bắt đầu từ khi đóng thầu chứ. Mình chắc rằng trong đơn/thư kia sẽ có ghi "HSDT này có giá trị 90 ngày kể từ thời điểm đóng thầu". Ít ai đi sửa dòng này vì nó toàn được copy/paste phải không bạn?
 
@ .KtsDzi

Đấu thầu, đây là một cuộc thi, xuất phát từ bản chất của đấu thầu là như vậy, bạn sẽ thấy cách giải quyết. Trong luật Đấu thầu, HSMT không phải lúc nào cũng nêu đầy đủ các tình huống xảy ra
Việc giải trình của nhà thầu trong quá trình đánh giá HSDT chỉ để làm rõ một số nội dung trong HSDT của nhà thầu nhưng không được làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT, trử trường hợp yêu cầu xác định giá sau sửa lỗi. số học và hiệu chỉnh các sai lệch.

Việc nhà thầu ghi thời gian trên TGG như vậy không thuộc vấn đề sửa lỗi hoặc hiệu chỉnh. Nhà thầu có thể được giải trình về vấn đề này nhưng không thể làm sai lệch đi ngày tháng mà họ đã ghi trên TGG.

Tại khoản 4 điều 31 Luật Đấu thầu nêu rõ: "Thời gian có hiệu lực của HSDT tối đa là 180 ngày kể từ thời điểm đóng thầu". Dù TGG có ghi thời gian như bạn minhtuong nêu nhưng không thuộc cách giải quyết vấn đề về hiệu lực của HSDT, mà là thời gian ghi trên TGG trước cả thời gian phát hành HSMT và tất nhiên trước cả thời gian ghi trong đơn dự thầu.
 
Last edited by a moderator:
Bạn còn một điều quên mất, đó là trong HSMT yêu cầu về thời hạn hợp pháp của HSMT( 90 ngày kể từ thời điểm đóng thầu). Nếu thời gian trong thư giảm giá không đúng(ghi trước ngày thông báo bán hồ sơ) thì khi đó giá dự thầu sẽ không đủ theo thời gian có hiệu lực của HSMT. Vậy thì thư giảm giá kia có hợp lệ không vậy bạn? MÌnh nghĩ như vậy là hoàn toàn không hợp lệ, bạn tham khảo thêm giúp mình ha. Thân chào bạn!!!

@khoalongvietjsc: bạn nói chưa đúng. HSMT thầu thì làm gì có thời hạn hợp pháp. HSDT thì mới có thời hạn hợp pháp thì đúng. Tại thời điểm đóng thầu thì mọi thứ thay đổi đều là bất hợp pháp. Làm gì có mấy cái chuyện vớ vẩn khác. Chẳng lẽ đang mở thầu giá thầu tôi là 1 tỷ, tôi thấy Nhà thầu khác bỏ có 990 triệu thế là tôi đề xuất thư giảm giá khác 11 triệu đồng --> giá dự thầu của tôi là 989 triệu ---> thế là tôi trúng thầu ?? Những lỗi ngày tháng, lỗi về giá trị dự thầu sau khi giảm giá theo tôi là những lỗi chết. Sai cái này thì loại, không cần giải thích. Nếu không thì mở thầu công khai làm gì ?
 
Theo toi phai xem xet trong thu giam gia giam theo ty le phan tram hay bang so tien, mat khac co gi gia du thau sau giam gia khong.
Neu chi ghi ty le giam gia và không ghi giá trị dụ thau sau giam gia thi Thu giam gia hoan toan hop le. Co the coi day la chinh sach cau Cong ty. (Luat chi neu chi chấp thuận thu giam gia truoc thoi diem dong thau)
 
Thực ra thư giảm giá phải căn cứ vào hồ sơ dự thầu hay nói cách khác là đơn dự thầu. Vậy trong tình huống đưa ra thì văn bản trước lại căn cứ vào văn bản ra sau. Như vậy xét về mặt pháp lý thì văn bản trước không có hiệu lực. Nên xem như thư giảm giá của nhà thầu là không hợp lệ, và loại HSDT.
 
Chào các bác!
tớ có một tình huống thế này rất mong các bác chỉ giáo: Hồ sơ mời thầu có nêu rõ: tính toán dự toán trong HSDT của nhà thầu theo quy định của Nhà nước và sau đó Nhà thầu nào muốn giảm giá thì Làm Thư giảm giá nộp cùng hồ sơ dự thầu. Có Nhà thầu A, vượt qua các bước đánh giá về năng lực kỹ thuật và được vào vòng "xét giá". Nhà thầu A này không có thư giảm giá, nhưng không làm đúng theo tiêu chuẩn định mức của nhà nước, ở mỗi một phần việc nhà thầu này giảm định mức một tỷ lệ và tỷ lệ này nhỏ hơn định mức cho phép của nhà nước. Bên cạnh đó, nhà thầu A còn giảm cả chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, chi phí xây dựng lán trại chỉ còn một nửa so với định mức của nhà nước.
Câu hỏi tôi muốn đặt ra là: xử lý tình huống này thế nào? có loại luôn nhà thầu này hay không? Nếu không loại: lỗi của nhà thầu này có được coi là sai lệch hay không? Có thể sửa về theo định mức nhà nước hay không.
Câu hỏi thứ 2: Chi phí chung (VD: công trình dân dụng: 6%), thu nhập chịu thuế tính trước (5,5%), chi phí lán trại (1%-2%) có được giảm hay không khi tham gia đấu thầu? và có thể tính được mức tối thiểu hay không?
 
Chào các bác!
tớ có một tình huống thế này rất mong các bác chỉ giáo: Hồ sơ mời thầu có nêu rõ: tính toán dự toán trong HSDT của nhà thầu theo quy định của Nhà nước và sau đó Nhà thầu nào muốn giảm giá thì Làm Thư giảm giá nộp cùng hồ sơ dự thầu. Có Nhà thầu A, vượt qua các bước đánh giá về năng lực kỹ thuật và được vào vòng "xét giá". Nhà thầu A này không có thư giảm giá, nhưng không làm đúng theo tiêu chuẩn định mức của nhà nước, ở mỗi một phần việc nhà thầu này giảm định mức một tỷ lệ và tỷ lệ này nhỏ hơn định mức cho phép của nhà nước. Bên cạnh đó, nhà thầu A còn giảm cả chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, chi phí xây dựng lán trại chỉ còn một nửa so với định mức của nhà nước.
Câu hỏi tôi muốn đặt ra là: xử lý tình huống này thế nào? có loại luôn nhà thầu này hay không? Nếu không loại: lỗi của nhà thầu này có được coi là sai lệch hay không? Có thể sửa về theo định mức nhà nước hay không.
Câu hỏi thứ 2: Chi phí chung (VD: công trình dân dụng: 6%), thu nhập chịu thuế tính trước (5,5%), chi phí lán trại (1%-2%) có được giảm hay không khi tham gia đấu thầu? và có thể tính được mức tối thiểu hay không?

Câu 1 : Theo tôi phải theo định mức, nhà thầu chỉ có thể giảm về giá, không thể giảm định mức. Nếu 1m3 bê tông đá 1x2 mac 200 cần 370 kg xi măng mà nhà thầu giảm còn 300kg thì chất lượng thế nào ?. Trong trường hợp này theo tôi là sửa lỗi và chịu khó tính lại theo định mức thôi !!!.
Câu 2 : Theo tôi cần căn cứ vào hồ sơ mời thầu được duyệt. Nếu hồ sơ có ràng buộc phải theo đúng các tỉ lệ Chi phí chung, , thu nhập chịu thuế tính trước , chi phí lán trại vào phần phân tích đơn giá chi tiết thì sửa lỗi. Tuy nhiên hiện nay hầu hết hồ sơ mời thầu không ràng buộc điều này mà để nhà thầu tự chủ động phân bổ vào đơn giá để cạnh tranh về giá.
Ý kiến chủ quan, xin các bác góp ý.
 
Ngày tháng của Thư giảm giá

Em xin có ý kiến:

Trong buổi mở thầu, những yếu tố mà chủ đầu tư sẽ xem xét đầu tiên đó là:
1- Đơn xin dự thầu (Giá & Tiến độ)
2- Hồ sơ pháp nhân & năng lực
3- Biện pháp & tiến độ.
4- Bảng giá.
5- Thư giảm giá (nếu có).
Nếu tất cả các yếu tố trên là hợp lệ thì HSDT sẽ là hợp lệ, còn 1 trong các yếu tố trên là ko hợp lệ thì tất nhiên HSDT đó là ko hợp lệ.
Ko cần fải băn khoăn gì nữa, loại ngay HSDT ko hợp lệ!
Thư giảm giá của nhà thầu A là không hợp lệ -> HSDT của nhà thầu A cũng là không hợp lệ, vì thế nhà thầu A sẽ bị loại đầu tiên.
Với các nhà thầu khác do ko vượt qua được đánh giá sơ bộ & kỹ thuật nên cũng bị loại nốt.
Chủ đầu tư phải tổ chức đấu thầu lại!­


Chào cả nhà.
Xin thưa với bác là tất cả các thông tin ghi trong lễ mở thầu chỉ là xác định tình trạng hồ sơ, giá cả, tiến độ, bảo đảm dự thầu, thư giảm giá và các vấn đề liên quan khác. Tất cả các thông tin liên quan được lập thành biên bản và cũng là 1 tài liệu để phục vụ quá trình đánh giá HSDT của tổ chuyên gia. những người tham gia lễ mở thầu ký tên xác nhận các thông tin đó. Trong trường hợp này thì thông tin về ngày tháng của thư giảm giá cũng được ghi vào, tuy nhiên việc kết luận HSDT đó có hợp lệ không phải sau các bước đánh giá liên quan (Sơ bộ, KT, TC) chứ không thể kết luận ngay tại buổi lễ mở thầu được.
Trở lại trường hợp chúng ta đang trao đổi, việc xác định thư giảm giá của nhà thầu đó có hợp lệ không, điều đầu tiên phải căn cứ vào HSMT. Thông thường HSMT chỉ nói là nếu nhà thầu giảm giá thì phải nêu lý do giảm giá, giảm giá cho hạng mục nào, nếu ko nêu giảm giá cho hạng mục cụ thể thì hiểu rằng giảm giá đều cho toàn bộ các hạng mục thuộc gói thầu và qui định người ký thư giảm giá là đại diện pháp nhân của nhà thầu hoặc người được ủy quyền (kèm theo giấy ủy quyền). Chứ hình như chẳng ai qui định về thời gian ghi trong thư giảm giá (cái này tùy thuộc vào Bên mời thầu thôi). Nếu thời gian trong thư giảm giá không hợp lý, BMT nên mời nhà thầu nên làm rõ, nhà thầu sẽ giải thích là do lỗi đánh máy, hai bên lập biên bản làm việc và BMT nên chấp nhận giải thích của nhà thầu. Tôi khẳng định làm như thế là không hề sai luật, lại đỡ tốn kếm do ko phải đấu thầu lại hay các chi phí khác của cả nhà thầu và BMT.
Thời gian của thư giảm giá là thế, còn thời hạn hiệu lực của HSDT và bảo đảm dự thầu thì các bác phải bắt chặt nhé. Em nhớ là em cũng đưa ra 1 tình huống về thời gian trong đấu thầu rồi, ko biết có ai còn nhớ ko, đó là: 9h đóng thầu thì 8h45' có nhà thầu nên mua HSMT và 8h55' nhà thầu đó nộp HSDT. Vẫn đúng luật, vẫn phải tiếp nhận HSDT và vẫn phải chấm thầu đấy các bác ạ.
 
Tình huống đấu thầu

Chào các bác!
tớ có một tình huống thế này rất mong các bác chỉ giáo: Hồ sơ mời thầu có nêu rõ: tính toán dự toán trong HSDT của nhà thầu theo quy định của Nhà nước và sau đó Nhà thầu nào muốn giảm giá thì Làm Thư giảm giá nộp cùng hồ sơ dự thầu. Có Nhà thầu A, vượt qua các bước đánh giá về năng lực kỹ thuật và được vào vòng "xét giá". Nhà thầu A này không có thư giảm giá, nhưng không làm đúng theo tiêu chuẩn định mức của nhà nước, ở mỗi một phần việc nhà thầu này giảm định mức một tỷ lệ và tỷ lệ này nhỏ hơn định mức cho phép của nhà nước. Bên cạnh đó, nhà thầu A còn giảm cả chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, chi phí xây dựng lán trại chỉ còn một nửa so với định mức của nhà nước.
Câu hỏi tôi muốn đặt ra là: xử lý tình huống này thế nào? có loại luôn nhà thầu này hay không? Nếu không loại: lỗi của nhà thầu này có được coi là sai lệch hay không? Có thể sửa về theo định mức nhà nước hay không.
Câu hỏi thứ 2: Chi phí chung (VD: công trình dân dụng: 6%), thu nhập chịu thuế tính trước (5,5%), chi phí lán trại (1%-2%) có được giảm hay không khi tham gia đấu thầu? và có thể tính được mức tối thiểu hay không?

Mình xin trao đổi như sau :
1. Không thể loại nhà thầu này được và vẫn tiến hành chấm thầu, đánh giá bình thường. Hệ thống ĐM của nhà nước là mang tính bình quân để CĐT quản lý, cân đối nguồn lực thực hiện, nhà thầu rất có thể dùng các lợi thế riêng của mình để tiết kiệm, cải tiến phương pháp thực hiện và quản lý để qua đó chiết giảm các định mức không cần thiết hoặc dùng hệ thống máy móc, trang thiết bị, dây chuyền hiện đại để thay thế các loại phương tiện quy định trong ĐM do đó việc không làm theo ĐM (theo chiều hướng chiết giảm - có cơ sở đầy đủ) là việc chấp nhận được và nên khuyến khích.
2. Các loại chi phí như CPC, lán trại tạm, lãi của nhà thầu chiết giảm không theo ĐM cũng là chuyện hoàn toàn phụ thuộc vào chủ quan nhận định của nhà thầu. Ví dụ họ tiết kiệm được chi phí lám trại do đã có hệ thống lán trại tạm ở một công trình khác gần đó và hoàn toàn có thể tận dụng kết hợp phục vụ cho công trình đang đấu thầu thì không nhất thiết phải kê vào (giảm chi phí bỏ thầu).
Một nguyên lý là CĐT thường quản lý dự án theo ĐM với những gì nhà thầu yêu cầu "không được vượt ĐM quy định của NN", do đó nhà thầu không kê hết các đầu mục hặc không dùng hết theo tỷ lệ ĐM quy định có thể được chấp thuận.
 
Last edited by a moderator:
Chào cả nhà.
Xin thưa với bác là tất cả các thông tin ghi trong lễ mở thầu chỉ là xác định tình trạng hồ sơ, giá cả, tiến độ, bảo đảm dự thầu, thư giảm giá và các vấn đề liên quan khác. Tất cả các thông tin liên quan được lập thành biên bản và cũng là 1 tài liệu để phục vụ quá trình đánh giá HSDT của tổ chuyên gia. những người tham gia lễ mở thầu ký tên xác nhận các thông tin đó. Trong trường hợp này thì thông tin về ngày tháng của thư giảm giá cũng được ghi vào, tuy nhiên việc kết luận HSDT đó có hợp lệ không phải sau các bước đánh giá liên quan (Sơ bộ, KT, TC) chứ không thể kết luận ngay tại buổi lễ mở thầu được.
Trở lại trường hợp chúng ta đang trao đổi, việc xác định thư giảm giá của nhà thầu đó có hợp lệ không, điều đầu tiên phải căn cứ vào HSMT. Thông thường HSMT chỉ nói là nếu nhà thầu giảm giá thì phải nêu lý do giảm giá, giảm giá cho hạng mục nào, nếu ko nêu giảm giá cho hạng mục cụ thể thì hiểu rằng giảm giá đều cho toàn bộ các hạng mục thuộc gói thầu và qui định người ký thư giảm giá là đại diện pháp nhân của nhà thầu hoặc người được ủy quyền (kèm theo giấy ủy quyền). Chứ hình như chẳng ai qui định về thời gian ghi trong thư giảm giá (cái này tùy thuộc vào Bên mời thầu thôi). Nếu thời gian trong thư giảm giá không hợp lý, BMT nên mời nhà thầu nên làm rõ, nhà thầu sẽ giải thích là do lỗi đánh máy, hai bên lập biên bản làm việc và BMT nên chấp nhận giải thích của nhà thầu. Tôi khẳng định làm như thế là không hề sai luật, lại đỡ tốn kếm do ko phải đấu thầu lại hay các chi phí khác của cả nhà thầu và BMT.

Thật vui khi tình huống này được thảo luận lại. Mình hoàn toàn đồng ý với HaThai. Tình huống này, theo mình được biết là đã xử lý theo hướng làm rõ. Kết quả đã được phêưo duyệt và không cần phải đấu thầu lại.

Em nhớ là em cũng đưa ra 1 tình huống về thời gian trong đấu thầu rồi, ko biết có ai còn nhớ ko, đó là: 9h đóng thầu thì 8h45' có nhà thầu nên mua HSMT và 8h55' nhà thầu đó nộp HSDT. Vẫn đúng luật, vẫn phải tiếp nhận HSDT và vẫn phải chấm thầu đấy các bác ạ
Chính xác bạn ạ. Mình hoàn toàn nhất trí với bạn.
 
Chào các bác!
tớ có một tình huống thế này rất mong các bác chỉ giáo: Hồ sơ mời thầu có nêu rõ: tính toán dự toán trong HSDT của nhà thầu theo quy định của Nhà nước và sau đó Nhà thầu nào muốn giảm giá thì Làm Thư giảm giá nộp cùng hồ sơ dự thầu. Có Nhà thầu A, vượt qua các bước đánh giá về năng lực kỹ thuật và được vào vòng "xét giá". Nhà thầu A này không có thư giảm giá, nhưng không làm đúng theo tiêu chuẩn định mức của nhà nước, ở mỗi một phần việc nhà thầu này giảm định mức một tỷ lệ và tỷ lệ này nhỏ hơn định mức cho phép của nhà nước. Bên cạnh đó, nhà thầu A còn giảm cả chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, chi phí xây dựng lán trại chỉ còn một nửa so với định mức của nhà nước.
Câu hỏi tôi muốn đặt ra là: xử lý tình huống này thế nào? có loại luôn nhà thầu này hay không? Nếu không loại: lỗi của nhà thầu này có được coi là sai lệch hay không? Có thể sửa về theo định mức nhà nước hay không.
Câu hỏi thứ 2: Chi phí chung (VD: công trình dân dụng: 6%), thu nhập chịu thuế tính trước (5,5%), chi phí lán trại (1%-2%) có được giảm hay không khi tham gia đấu thầu? và có thể tính được mức tối thiểu hay không?

Mình xin chia sẽ cùng bạn Sir-Neo! Ko biết bạn đứng ở vị trí nào trong trường hợp này: là Nhà thầu, CDt hay Tổ chuyên gia?
Trở lại tình huống bạn nêu mình có ý kiến như thế này:
1. Không thể loại nhà thầu này ngay được. Nguyên tắc xét thầu phải căn cứ vào HSMT việc anh nhà thầu này ko giảm giá nhưng giảm định mức có thể hiểu là nhà thầu này mời thiếu khối lượng và tiến hành đánh giá đưa về cùng mặt bằng khối lượng chung để xét.
2. Định mức chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và chi phí lán trại: Theo quy định tại Mục 3, điều 13, Nghị định 99CP thì nhà thầu hoàn toàn được điều chỉnh cho phù hợp để áp dụng cho từng công trình.
 
Back
Top