Học Online Free về Nghị định 32/2015/NĐ-CP, Thông tư 01/2015/TT-BXD, Thông tư lập và quản lý chi phí

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.579
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Mời các bạn học viên, các khách hàng và các bạn quan tâm tham gia khóa học online:

Những điểm mới của các văn bản lập và quản lý chi phí năm 2015

Để tránh khô khan, khó hiểu và các bạn dễ nắm bắt tôi trình bày kết hợp các vấn đề mới, quan trọng của các văn bản liên hệ với các tính năng mới của Dự toán GXD 10. Topic này sẽ bao gồm: Bài viết, tài liệu đính kèm và các video bài giảng.

Kinh nghiệm đầu tiên: Bạn hãy tải, in ra và đóng vào cặp file các tài liệu sau để tiện tra cứu. Đầu tư cho nghề nghiệp nghiêm túc, bạn sẽ thu hoạch tương xứng :)

1) Luật Xây dựng mới số 50/QH13/2014 ngày 18/6/2014
2) Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013
3) Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
4) So sánh Nghị định số 32/2015/NĐ-CP và Nghị định số 112/2009/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư dựng
5) Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu
6) Thông tư số 01/2015/TT-BXD ngày 20/03/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định đơn giá nhân công

7) Dự thảo Thông tư hướng dẫn lập và quản lý chi phí đính kèm bài này (khuyến khích các bạn có góp ý cho dự thảo trước 17/4 cho VKTXD)

Đây là dịp để các bạn trang bị bài bản các kiến thức về Lập và quản lý chi phí, định giá xây dựng, công cụ phần mềm Dự toán GXD... để update và củng cố nghề nghiệp của mình.
Tích lũy đủ về lượng sẽ đạt sự nhảy vọt về chất. Let's go. Follow me, please.

nguyen the anh.jpg
P/s: Văn bản, tài liệu mới và thay đổi nhiều bản thân chúng tôi cũng đang nghiên cứu thêm, nên các bạn nhặt lấy cho mình những điều hay và bỏ đi các điều dở, chưa hay ở topic này.
 

File đính kèm

  • TTTT.VKTXD-BXD_Duthao-ThongTu-huong-dan-Nghi-dinh-32-lap-va-quan-ly-chi-phi.doc
    1,5 MB · Đọc: 3.017

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.579
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Bài 1. Ta cùng bắt đầu bằng câu hỏi: Phần mềm Dự toán GXD 10 thì liên quan gì đến Luật Đấu thầu số 43/2013/NĐ-CP và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP về Đấu thầu?
Trả lời: Đầu tiên là chi phí Tư vấn. Ví dụ: Dự toán gói thầu "Tư vấn thiết kế, lập dự toán" bây giờ sẽ lập thế nào?
> Theo Điều 62. Loại hợp đồng – Luật đấu thầu số 43/2013/QH13
1. Hợp đồng trọn gói:
c) Hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản. Khi quyết định áp dụng loại hợp đồng quy định tại khoản 2 (hợp đồng theo đơn giá cố định) và khoản 3 (hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh) Điều này, người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm loại hợp đồng này phù hợp hơn so với hợp đồng trọn gói. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói;
> Theo Điều 54. Hạn mức chỉ định thầu – Nghị định Số: 63/2014/NĐ-CP
Gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu bao gồm:
1. Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp

Trước nay khi làm công việc Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát... ta thường lập dự toán, sau đó dùng định mức tỷ lệ % theo QĐ957 và Gxd, Gtb trước thuế để xác định. Sau đó ký hợp đồng theo mức chi phí xác định được. Đến khi thực hiện, nếu Gxd, Gtb thay đổi thì chi phí tư vấn thường được điều chỉnh (xu hướng tăng thêm), giờ không còn như vậy nữa mà trọn gói.

Các Kỹ sư phát triển Dự toán GXD 10 thấy rằng việc dự toán chi phí tư vấn sẽ phải lập theo định mức hao phí (man months) rồi thương thảo ký hợp đồng trọn gói, chứ không lập theo định mức tỷ lệ % (QĐ 957) như trước nữa.

Theo đó Dự toán GXD 10 đã có tính năng hỗ trợ lập dự toán chi phí tư vấn man-months để đáp ứng điều này.

Bạn để ý theo hướng dẫn của Nghị định số 32/2015/NĐ-CP và dự thảo Thông tư lập và quản lý chi phí: Khi lập TMĐT hay Dự toán xây dựng người ta sẽ xác định chi phí QLDA, chi phí TV bằng định mức tỷ lệ %. Đến thời điểm lập dự toán gói thầu sẽ phải lập theo man-months.

Câu hỏi 1: Man-month là gì?
Trả lời: Man-month là đơn vị của Nhân lực và thời gian nhân lực đó tham gia dự án (đồ án thiết kế, công việc lập dự toán...). Ví dụ: 6 man-months có nghĩa là 6 người làm trong 1 tháng, hoặc 2 người làm trong 3 tháng, hoặc 3 người làm việc trong 2 tháng hoặc 1 người làm trong 6 tháng.

Câu hỏi 2: Việc xác định chi phí tư vấn bằng định mức tỷ lệ % để lập kế hoạch vốn và lập dự toán gói thầu ở công đoạn sau theo man-months (tức là theo định mức hao phí) theo 2 cách tính và nguồn dữ liệu khác nhau, nếu xảy ra vượt thì xử lý "vỡ thầu" thế nào? Câu này các bạn cùng suy ngẫm, thảo luận nhé.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.579
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Bài 2. Tìm hiểu về nội dung Tổng mức đầu tư xây dựng (TMDDT)

- Trước tiên các bạn cần lưu ý thuật ngữ: Trước kia Nghị định số 112/2009/NĐ-CP dùng là Tổng mức đầu tư. Nay Nghị định số 32/2015/NĐ-CP gọi là Tổng mức đầu tư xây dựng

- Nội dung của TMĐT vẫn bao gồm 7 khoản mục chi phí. Tuy nhiên, trình tự sắp xếp và chi tiết tính toán các khoản mục chi phí có sự thay đổi so với trước:
1. Chi phí bồi thường hỗ trợ tái định cư nay đã nêu rõ có thể bao gồm chi phí chỉ trả hạ tầng kỹ thuật đã được xây dựng thay vì trước đây nêu chung chung “chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật”. Việc nêu chung chung như Nghị định số 112/2009/NĐ-CP dễ gây hiểu lầm chi phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật thuộc chi phí về đất, thực ra chi phí này chỉ thuộc về tiền đất khi Chủ đầu tư đó mua lại một dự án và tiến hành đầu tư thứ phát (đầu tư trên đất đã có hạ tầng).

2. Chi phí xây dựng nay đã bỏ cụm từ “chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công” có người sẽ hiểu là vì cụm từ này thừa, chính là công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công. Tuy nhiên, ta sẽ thấy nó xuất hiện trong Chi phí khác.

3. Chi phí thiết bị

4. Chi phí quản lý dự án nay đã không bao gồm chi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư. Thực ra chi phí này theo một văn bản trước đây đã hướng dẫn bằng khoảng 20% chi phí quản lý dự án (Thông tư số 22/2010/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch đầu tư hướng dẫn Nghị định 113/2009/NĐ-CP của Chính phủ). Do đó Nghị định số 32/2009/NĐ-CP đã tách chi phí này ra khỏi chi phí quản lý dự án là phù hợp. Tuy nhiên, cũng cần bàn thêm là chi phí giám sát dự án đầu tư sẽ tính vào đâu trong TMĐT? Vì việc giám sát, đánh giá dự án đầu tư với công trình vốn ngân sách Nhà nước là khá quan trọng và có tính bắt buộc.


5. Chi phí Tư vấn

6. Chi phí khác có một thay đổi đột biến so với trước đây khi xuất hiện hàng loạt chi phí dường như sẽ nằm trong chi phí trực tiếp khác hoặc chi phí chung của Chi phí xây dựng. Cụ thể tại điểm đ, điều 8 có nhắc đến chi phí khác gồm:


- Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công

- Chi phí vận chuyển lực lượng lao động và thiết bị đi và đến công trường

- Chi phí an toàn lao động, đảm bảo an toàn giao thông

- Chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật do thi công gây ra

- Ch phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu


Lãi vay trong thời gian thực hiện xây dựng không được nhắc đến trong NĐ21. Thực tế các dự án vừa qua đã thực hiện thấy cần khoản chi phí này. Tuy nhiên, theo dự thảo của Thông tư của Bộ Xây dựng hướng dẫn Nghị định số 32/2015/NĐ-CP thì vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng sẽ tính vào Chi phí khác trong TMĐTXD. Theo ý kiến cá nhân Lê Vinh, nếu nó được tách riêng ra sẽ dễ dàng cho việc tính các chi phí như Chi phí dự phòng, tính chính nó (Chi phí lãi vay) và tính kế hoạch vốn.

7. Chi phí dự phòng


- Xác định TMĐT vẫn là 4 phương pháp

Trong bài có trích 1 số ý từ bài của tác giả Lê Vinh đăng trên diễn đàn

Sẽ còn tiếp tục, các bạn bấm like ủng hộ tác giả và chú ý theo dõi các bài tiếp nhé...
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.579
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Bài 3. Những thay đổi về nội dung, cách lập Dự toán xây dựng ảnh hưởng đến thói quen lập dự toán

- Trước tiên các bạn cần lưu ý thuật ngữ: Trước kia Nghị định số 112/2009/NĐ-CP dùng là Dự toán xây dựng công trình (dự toán công trình). Nay Nghị định số 32/2015/NĐ-CP gọi là Dự toán xây dựng (DTXD) và thêm dự toán gói thầu xây dựng.

- Nội dung của DTXD vẫn bao gồm 6 mục chi phí
. Tuy nhiên, chi tiết tính toán các khoản mục chi phí có sự thay đổi lớn so với trước dẫn đến thay đổi thói quen của người lập dự toán và các phần mềm dự toán cũ sẽ không sử dụng cho các công trình mới được nữa.

1. Chi phí xây dựng sẽ không bao gồm Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công, Chi phí trực tiếp khác
Công thức tính Chi phí trực tiếp: T = VL + NC + M (không còn số hạng TT nữa và sẽ tính ở mục khác)

2. Chi phí xây dựng: Chi phí lắp đặt thiết bị thay đổi tương tự Chi phí xây dựng

3. Chi phí quản lý dự án
3. Chi phí tư vấn

5. Chi phí khác sẽ bao gồm nhiều chi phí mà Nhà thầu được hưởng trong quá trình xây dựng, thay vì trước đây Chi phí khác hoàn toàn thuộc về các khoản chi phí của Chủ đầu tư sử dụng độc lập vào các công việc khác trong dự án. Do vậy các phần mềm dự toán cũng cần tích hợp cách tính toán phù hợp để có thể đưa luôn vào đơn giá dự thầu cho các Nhà thầu.

Các phần mềm Dự toán
sẽ phải lập trình lại cách tính Chi phí hạng mục chungChi phí khác để giúp tính toán các chi phí như an toàn lao động, thí nghiệm vật liệu, bơm nước vét bùn không thường xuyên,... và theo dự thảo thông tư của Bộ Xây dựng thì sẽ có định mức tỷ lệ % để tính toán
Dự toán GXD 10 đã được lập trình cách tính Chi phí hạng mục chung và Chi phí khác.

6. Chi phí dự phòng: Thông tư số 02 về chỉ số giá của Bộ Xây dựng được ghép vào dự thảo Thông tư lập và quản lý chi phí. Dự toán GXD 10 đã được điều chỉnh để chỉ cần nhập số năm, tiến độ phân bổ vốn sẽ tự động tạo bảng và công thức tính dự phòng phí. Người sử dụng nhập chỉ số giá địa phương công bố vào là ra được mức dự phòng phí.

Câu hỏi 1: Dự toán GXD 10 tính toán theo các hướng dẫn, quy định mới. Vậy các công trình, dự án dang dở thì xử lý thế nào? Người đang sử dụng Dự toán GXD có mất thêm phí cập nhật không?

Trả lời: Dự toán GXD 10 được thiết kế để chạy mà không ảnh hưởng gì các bản cũ. Bạn dùng Dự toán GXD 9Plus song song với GXD 10 cho các công trình, dự án cũ. Người sử dụng Dự toán GXD cập nhật bản mới hoàn toàn miễn phí (rất lợi phải không bạn?)

Câu hỏi 2: Thời điểm hiệu lực của Nghị định số 32/2015/NĐ-CP đang đến gần, chỉ còn ít ngày nữa. Vậy Dự toán GXD 10 đã sẵn sàng để sử dụng cho các dự án mới chưa?

Trả lời
: Dự án GXD 10 đã sẵn sàng cho các công trình, dự án mới. Đến thời điểm này Dự toán GXD 10 là phần mềm đầu tiên tại Việt Nam có thể. Trong quá trình lập, thẩm tra/thẩm định sau này mới mệt mỏi, và bạn thấy đấy, chúng tôi đã sẵn sàng cả việc hướng dẫn và giải đáp giúp cho người sử dụng Dự toán GXD những khúc mắc, khó khăn có thể có mà không biết hỏi ai khi thực hiện...
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.579
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Bài 4. Những thay đổi về nội dung, cách lập Dự toán xây dựng ảnh hưởng đến thói quen lập dự toán (tiếp)

Theo quy định mới, Dự toán chi phí xây dựng bao gồm 4 thành phần chi phí, bạn xem sơ đồ dưới và có thể thấy rằng bảng Tổng hợp chi phí xây dựng và các đơn giá chiết tính chi tiết khi lập dự toán (đơn giá công trình), và giá dự thầu sẽ phải có công thức khác đi.

1) Dự toán chi phí xây dựng theo Nghị định số 32/2015/NĐ-CP và dự thảo Thông tư hướng dẫn:
Du-toan-chi-phi-xay-dung-ND32-Du-thao.jpg
2) Dự toán chi phí xây dựng theo Nghị định số 112/2015/NĐ-CP và Thông tư số 04/2010/TT-BXD:
Du-toan-chi-phi-xay-dung-ND112-TT-04.jpg

Dự toán GXD 10 đã chuyển đồi sẵn sàng cho điều này đầu tiên tại Việt Nam.
 

nhantam0406

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
4/2/09
Bài viết
14
Điểm thành tích
3
Tuổi
39
1. Vụ Man-Months thì mình đã làm từ cách đây 1 năm rồi, bởi các hợp đồng tư vấn từ NĐ 15 đã quy định phải là hợp đồng trọn gói. Nếu không có căn cứ xác định chính xác giá trị (bằng các quyết định phê duyệt) thì chẳng chủ đầu tư nào dám ký với nhà thầu các hợp đồng tư vấn.
2. Thời hạn 10-5 sắp đến rồi mà chưa thấy thông tư hướng dẫn đâu? Cái mình quan tâm là các định mức tỷ lệ cho các thành phần chi phí! Với việc thay đổi nội dung của các thành phần chi phí như thế này thì tỷ lệ của chi phí chung, chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công sẽ như thế nào?...
3.Mình có một thắc mắc: sao trong nội dung của TMĐT thì chi phí xây dựng bao gồm cả: Chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công (Khoản b, mục 4 điều 4); còn trong nội dung của Dự toán xây dựng công trình thi chi phí xây dựng lại không có khoản này (khoản a, mục 2 điều 8). Liệu sẽ có sự không phù hợp về giá trị của công trình qua các giai đoạn khác nhau hay không? Như các dự án bên mình, chắc chắn sẽ có một số mâu thuẫn...
Vẫn đang hóng, chứ dự án bên mình chủ yếu dưới 20 tỷ, mà trọn gói hết thế này ...
 

xaydung0983195194

http://xaydungthangloi.net
Tham gia
7/4/15
Bài viết
4
Điểm thành tích
3
Website
xaydungthangloi.net
@nhantam0406 công văn chỉ là điều kiện cần, trực tiếp làm việc giữa bên A và B mới là chính, tất nhiên mọi vấn đề phải được thỏa thuận giữa A và B.
mà luật Việt Nam còn thiếu sót nhiều lắm, bao nhiêu lần ở các phiên họp quốc hội có được bổ sung đâu.
 

Sakura2k7

" Where Knowledge Becomes Value!"
Tham gia
5/7/11
Bài viết
222
Điểm thành tích
43
Nơi ở
InterContinetal Phú Quốc
Vẫn đang mong các phần tiếp theo bài giảng của anh Thế Anh. Và đang rất mong mỏi được sờ tận tay Siêu phẩm Dự toán GXD 10.
 
C

chuotdong

Guest
Mình vẫn chưa rõ thế nào là "gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản" để mà áp dụng Hợp đồng trọn gói hoặc theo thời gian.
Mà HĐ theo thời gian mới phải tính theo man-month chứ nhỉ ?
 

nguyendinhthind

Thành viên mới
Tham gia
3/8/09
Bài viết
4
Điểm thành tích
3
Chào cả nhà, mình có vài thắc mắc mong được cả nhà giúp:

+ Hiện các đơn giá phần xây dựng và lắp đặt đường dây và TBA vẫn có, đơn giá thí nghiệm phần đường dây và trạm biến áp đã có, sau khi nghị định 32 có hiệu lực thì các đơn giá này còn dùng được không? (vì nghị định này hiện giờ có hiệu lực rồi, nhưng chưa có thông tư hướng dẫn)

+ Phần thí nghiệm đường dây và trạm biến áp, có cả định mức Số: 1781/BXD–VP ngày 16 tháng 8 năm 2007 V/v: Công bố định mức dự toán Xây dựng công trình –Phần thí nghiệm điện đường dây và trạm biến áp đơn giá thí nghiệm đường dây và trạm biến áp kèm theo quyết định số 1426/QĐ-bcn ngày 31-05-2006 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp (2 bộ khác nhau, đơn giá thì năm 2006, định mức đưa ra năm 2007, nhưng đến thời điểm này vẫn thấy các công trình điện lực dùng đơn giá thí nghiệm). Vậy theo quy định mới thì giờ tính đơn giá thí nghiệm theo cách nào?

+Thực ra thì 2 bộ là Bộ Công thươngBộ Xây dựng đều đưa ra các định mức khác nhau về xây dựng, lắp đặt, thí nghiệm điện, giờ đang rối tung lên, không biết công trình nào thì dùng định mức nào. Hay cứ cái nào của Điện lực thì dùng của Bộ Công thương!!!!

+ Các định mức phần định mức của 2 bộ có nhiều máy chuyên ngành không có trong phụ lục định mức ca máy theo thông tư 06/2010 (giờ vẫn còn hiệu lực , thông tư mới chưa có), vậy nếu áp dụng nghị định 32 hoặc theo dự thảo thông tư mới thì giá ca máy tính như thế nào cả nhà?

Trên đây là một vài thắc mắc nhỏ, mong cả nhà ai biết chỉ cho mình với.!

Chân thành cảm ơn cả nhà.
 
Chỉnh sửa cuối:

kuongkurt

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
3/6/08
Bài viết
42
Điểm thành tích
8
Tuổi
40
Cp chung giờ lại tách ra theo CP trực tiếp theo từng thang, lại phức tạp thêm rồi :(
 

Pohan

Thành viên mới
Tham gia
26/11/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
Mọi người cho hỏi đã có thông tư hướng dẫn cụ thể của BXD chưa?
 

hong73

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
4/11/10
Bài viết
12
Điểm thành tích
3
Việc điều chỉnh dự toán của công trình ( đối với công trình lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật nhưng UBND tỉnh quyết định đầu tư) thẩm quyền điều chỉnh thuộc chủ đầu tư hay người quyết định đầu tư.
 

huutu1985

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
15/7/11
Bài viết
21
Điểm thành tích
3
Tuổi
38
Các bác cho em hỏi khi phê duyệt dự toán gói thầu tứ vấn thì phải lập dự toán gói thầu theo Man-Months vậy cái dự toán này do ai lập, đơn vị Tư vấn tk lập hay các nhà thầu tư vấn lập và lập tại thời điểm nào nhờ các bác chỉ giáo
 

nangngoc

Thành viên mới
Tham gia
29/7/15
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
36
Bài 1. Ta cùng bắt đầu bằng câu hỏi: Phần mềm Dự toán GXD 10 thì liên quan gì đến Luật Đấu thầu số 43/2013/NĐ-CP và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP về Đấu thầu?
Trả lời: Đầu tiên là chi phí Tư vấn. Ví dụ: Dự toán gói thầu "Tư vấn thiết kế, lập dự toán" bây giờ sẽ lập thế nào?
> Theo Điều 62. Loại hợp đồng – Luật đấu thầu số 43/2013/QH13

> Theo Điều 54. Hạn mức chỉ định thầu – Nghị định Số: 63/2014/NĐ-CP


Trước nay khi làm công việc Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát... ta thường lập dự toán, sau đó dùng định mức tỷ lệ % theo QĐ957 và Gxd, Gtb trước thuế để xác định. Sau đó ký hợp đồng theo mức chi phí xác định được. Đến khi thực hiện, nếu Gxd, Gtb thay đổi thì chi phí tư vấn thường được điều chỉnh (xu hướng tăng thêm), giờ không còn như vậy nữa mà trọn gói.

Các Kỹ sư phát triển Dự toán GXD 10 thấy rằng việc dự toán chi phí tư vấn sẽ phải lập theo định mức hao phí (man months) rồi thương thảo ký hợp đồng trọn gói, chứ không lập theo định mức tỷ lệ % (QĐ 957) như trước nữa.

Theo đó Dự toán GXD 10 đã có tính năng hỗ trợ lập dự toán chi phí tư vấn man-months để đáp ứng điều này.

Bạn để ý theo hướng dẫn của Nghị định số 32/2015/NĐ-CP và dự thảo Thông tư lập và quản lý chi phí: Khi lập TMĐT hay Dự toán xây dựng người ta sẽ xác định chi phí QLDA, chi phí TV bằng định mức tỷ lệ %. Đến thời điểm lập dự toán gói thầu sẽ phải lập theo man-months.

Câu hỏi 1: Man-month là gì?
Trả lời: Man-month là đơn vị của Nhân lực và thời gian nhân lực đó tham gia dự án (đồ án thiết kế, công việc lập dự toán...). Ví dụ: 6 man-months có nghĩa là 6 người làm trong 1 tháng, hoặc 2 người làm trong 3 tháng, hoặc 3 người làm việc trong 2 tháng hoặc 1 người làm trong 6 tháng.

Câu hỏi 2: Việc xác định chi phí tư vấn bằng định mức tỷ lệ % để lập kế hoạch vốn và lập dự toán gói thầu ở công đoạn sau theo man-months (tức là theo định mức hao phí) theo 2 cách tính và nguồn dữ liệu khác nhau, nếu xảy ra vượt thì xử lý "vỡ thầu" thế nào? Câu này các bạn cùng suy ngẫm, thảo luận nhé.
mình có ý kiến là điều chỉnh man-month
 

kuongkurt

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
3/6/08
Bài viết
42
Điểm thành tích
8
Tuổi
40
Bác TA thúc đẩy ra sớm đi, các tỉnh cứ bắt dùng NĐ32 mà chưa có TT hướng dẫn nên vẫn dùng TT04, nửa lọ nửa chai mệt quá bác ạ :(
 

0972690188

Thành viên mới
Tham gia
20/12/14
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Cho mình hỏi chút. Theo nghị định 32/2015 NĐCP thì chi phí xây dựng bao gồm: Chi phí trực tiếp + Chi phí chung + Thu nhập chịu thuế tính trước + Thuế VAT. Mình hỏi là Chi phí trực tiếp =VL+NC+M+ Chi Phi trước tiếp khác? Chi phí trực tiếp khác này có phải là chi phí khác ( theo mục đ, điều 8, NĐ 32/2015) khổng? Nếu có thì Chi phí trực tiếp =VL+NC+M?
 

nhobehp002

Thành viên mới
Tham gia
13/5/14
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Mình đang làm dự toán có hạng mục là đảm bảo giao thông. Lúc đầu mình gộp vào phần xây lắp nhưng bên A họ không đồng ý. Họ bảo chuyển sang chi phí khác theo nghị định 32. Mình đã đọc qua nghị định 32 nhưng chưa biết cách làm. Ai có biểu mẫu nào tương tự cho mình xin với. Xin cảm ơn mọi người !
 

tuanndx54

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
12/12/12
Bài viết
27
Điểm thành tích
3
Tuổi
33
Cho mình hỏi chút. Theo nghị định 32/2015 NĐCP thì chi phí xây dựng bao gồm: Chi phí trực tiếp + Chi phí chung + Thu nhập chịu thuế tính trước + Thuế VAT. Mình hỏi là Chi phí trực tiếp =VL+NC+M+ Chi Phi trước tiếp khác? Chi phí trực tiếp khác này có phải là chi phí khác ( theo mục đ, điều 8, NĐ 32/2015) khổng? Nếu có thì Chi phí trực tiếp =VL+NC+M?
Theo Nđ32-2015 thì chi phí xây dựng không bao gồm chi phí trực tiếp khác nữa bạn ạ!
 

tuanndx54

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
12/12/12
Bài viết
27
Điểm thành tích
3
Tuổi
33
Việc điều chỉnh dự toán của công trình ( đối với công trình lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật nhưng UBND tỉnh quyết định đầu tư) thẩm quyền điều chỉnh thuộc chủ đầu tư hay người quyết định đầu tư.
Về thẩm quyền điểu chỉnh dự toán phụ thuộc có thay đổi TMĐT hay không.Nếu thây đổi TMĐT thì người quyết đinh đầu tư mới có thẩm quyền điều chỉnh,còn ngược lại thì CĐT có thẩm quyền điều chỉnh.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top