Các tình huống cực "hot" trong đấu thầu

  • Khởi xướng AAmylove
  • Ngày gửi
A

AAmylove

Guest
Luật quy định là thế. Nhưng các tình huống thực tế trong đấu thầu luôn làm điên cái đầu của các "chuyên gia". Thậm chí gây tranh cãi "cà kê dê ngỗng" quyết liệt.. Các bạn đã từng gặp các tình huống ấy chưa?
HÃY ĐƯA LÊN ĐÂY để CHÚNG TA cùng mổ xẻ tìm "đường thoát". Và tất cả chúng ta đều có lợi khi tham gia vào đây.
MỜI TẤT CẢ CÁC BẠN!!!:cool::eek:
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.599
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
TA nhận được một câu hỏi như sau từ người làm thực tế, dù đơn giản vẫn thảo luận:
Trong đấu thầu có cho phép Tổng công ty liên danh với 1 công ty con để tham gia đấu thầu không?
 
T

Trần Duy Khoa

Guest
TA nhận được một câu hỏi như sau từ người làm thực tế, dù đơn giản vẫn thảo luận:
Trong đấu thầu có cho phép Tổng công ty liên danh với 1 công ty con để tham gia đấu thầu không?

Luật quy định Liên danh nhà thầu tham gia đấu thầu phải có hoạch toán kinh tế độc lập. Như vậy chỉ có thể một là Tổng công ty hoặc Công ty con tham gia thôi.
Không biết trường hợp mình nêu dưới đây có đúng hay ko: Công ty có chức năng thi công tham gia mua hồ sơ mời thầu nhưng lại không đủ năng lực kinh nghiệm hoặc tài chính nêu trong HSMT nên lấy năng lực của Tổng Công ty. Tổng Công ty có nhiều chức năng, trong đó lại bao gồm chức năng của Công ty con nên điều đó là hợp lệ.
 
A

AAmylove

Guest
TA nhận được một câu hỏi như sau từ người làm thực tế, dù đơn giản vẫn thảo luận:
Trong đấu thầu có cho phép Tổng công ty liên danh với 1 công ty con để tham gia đấu thầu không?
* Vấn đề tưởng đơn giản nhưng rất hay vì trong Luật đấu thầu + Nghị định 111 hoàn toàn không nói đến. Nhưng tréo ngoe trong Luật Xây dựng quy định(đấu thầu thì hiếm ai lại đi xem Luật XD) như thế này:
"Điều 99. Đấu thầu rộng rãi trong hoạt động xây dựng
1. Đấu thầu rộng rãi được thực hiện để lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình và không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia.
2. Bên mời thầu phải thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện, thời gian nộp hồ sơ dự thầu.
3. Bên dự thầu chỉ được tham dự khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với loại, cấp công trình theo điều kiện thông báo của bên mời thầu.
4. Bên mời thầu phải chịu trách nhiệm công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng kết quả xét thầu, giá trúng thầu.

Điều 100. Đấu thầu hạn chế trong hoạt động xây dựng
1. Đấu thầu hạn chế được thực hiện để lựa chọn nhà thầu tư vấn xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng công trình đối với công trình xây dựng có yêu cầu kỹ thuật cao và chỉ có một số nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng được mời tham gia dự thầu.
2. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, công trình sử dụng vốn nhà nước thì không cho phép 2 doanh nghiệp trở lên thuộc cùng một tổng công ty, tổng công ty với công ty thành viên, công ty mẹ và công ty con, doanh nghiệp liên doanh với một bên góp vốn trong liên doanh cùng tham gia đấu thầu trong một gói thầu."
*****
** LƯU Ý: Hiện nay, trong 1 Tổng công ty gần như 100% các công ty thành viên của Tổng công ty đều HẠCH TOÁN kinh tế độc lập. Chứ không HẠCH TOÁN phụ thuộc. (Chỉ có Xí nghiệp hoặc các văn phòng đại diện thôi).***

Vậy theo mình chỉ nghiêm cấm đối với đấu thầu hạn chế. Còn đấu thầu rộng rãi thì vô tư.
 
Last edited by a moderator:
T

Trần Duy Khoa

Guest
* Vấn đề này trong Luật đấu thầu + Nghị định 111 hoàn toàn không nói đến. Nhưng trong Luật Xây dựng quy định như thế này:
"Điều 99. Đấu thầu rộng rãi trong hoạt động xây dựng
1. Đấu thầu rộng rãi được thực hiện để lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình và không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia.
2. Bên mời thầu phải thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện, thời gian nộp hồ sơ dự thầu.
3. Bên dự thầu chỉ được tham dự khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với loại, cấp công trình theo điều kiện thông báo của bên mời thầu.
4. Bên mời thầu phải chịu trách nhiệm công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng kết quả xét thầu, giá trúng thầu.

Điều 100. Đấu thầu hạn chế trong hoạt động xây dựng
1. Đấu thầu hạn chế được thực hiện để lựa chọn nhà thầu tư vấn xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng công trình đối với công trình xây dựng có yêu cầu kỹ thuật cao và chỉ có một số nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng được mời tham gia dự thầu.
2. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, công trình sử dụng vốn nhà nước thì không cho phép 2 doanh nghiệp trở lên thuộc cùng một tổng công ty, tổng công ty với công ty thành viên, công ty mẹ và công ty con, doanh nghiệp liên doanh với một bên góp vốn trong liên doanh cùng tham gia đấu thầu trong một gói thầu."
*****
** LƯU Ý: Hiện nay, trong 1 Tổng công ty gần như 100% các công ty thành viên của Tổng công ty đều HẠCH TOÁN kinh tế độc lập. Chứ không HẠCH TOÁN phụ thuộc. (Chỉ có Xí nghiệp hoặc các văn phòng đại diện thôi).***

Vậy theo mình chỉ nghiêm cấm đối với đấu thầu hạn chế. Còn đấu thầu rộng rãi thì vô tư.

Cho em hỏi ngược bác PUBI một chút, đó là trong đấu thầu rộng rãi có cho phép các công ty( cùng hạch toán chung với Tổng công ty) tham gia hay không? Và một điều nữa là HSMT có quyền ngăn cấm 2 hay nhiều công ty cùng một tổng công ty tham gia hay không?
 
A

AAmylove

Guest
khoa nói:
trong đấu thầu rộng rãi có cho phép các công ty( cùng hạch toán chung với Tổng công ty) tham gia hay không? Và một điều nữa là HSMT có quyền ngăn cấm 2 hay nhiều công ty cùng một tổng công ty tham gia hay không?
Quy chế đấu thầu trước đây và luật bây giờ không cấm điều này. Tất cả các công ty hạch toán độc lập thuộc cùng 1 Tổng công ty đều được tham gia đấu thầu rộng rãi của 1 gói thầu. Miễn sao các nhà thầu này chỉ đưa năng lực của riêng công ty mình khi tham gia là được (chứ k phải là năng lực của cả Tổng cty).
* Điều này về nguyên lý: vẫn đảm bảo cạnh tranh vì trong trường hợp xấu nhất là các công ty con của Tcty thông đồng với nhau thì cũng chẳng sao, vì bên cạnh đó còn rất nhiều Nhà thầu bên ngoài khác tham gia (rộng rãi cơ mà).
* Thực tế: thì mình đã chấm thầu rất nhiều các gói thầu dạng này. Thậm chí có gói thầu mà trong 7 nhà thầu tham gia thì có đến 5 nhà thầu thuộc 1 Tổng công ty. .
Và có trường hợp thì tất cả đều là các công ty thuộc 1 Tcty tham gia đấu thầu. Vẫn chấm thầu bình thường vì không vi phạm Luật nào cả. Vậy sẽ có 1 câu hỏi ngược: tất cả công ty con này lỡ thông đồng dự thầu sát giá dự toán thì sao? Trả lời: đến thời điểm đóng thầu mới biết chính xác số lượng và nhà thầu nào tham gia. Các công ty thuộc "cùng 1 mẹ" về lý thì đâu biết trước là có mỗi "anh em ta cùng 1 mẹ" tham gia? Hơn nữa về nguyên tắc dự toán là bảo mật. Vậy nếu "các con" này sao dám thông đồng với nhau khi không biết trước được đến thời điểm đóng thầu là có những nhà thầu nào.

Rất vui khi được trao đổi với Khoa!
 
Last edited by a moderator:
T

thaithuat68

Guest
Cám ơn Bạn Phubinh đã trả lời. Còn một trường hợp nữa muốn tham khảo ý kiến của mọi người, mình nêu ra đây, nhờ bạn giúp:
Tình huống là Đấu thầu tư vấn, rộng rãi trong nước, ngân sách NN.
- HSMQT chỉ yêu cầu các nhà thầu kê khai năng lực tư vấn và tự xếp hạng, nhà thầu A tự khai (không kèm tài liệu chứng minh): Tư vấn Thiết kế : hạng 1; Tư vấn khảo sát : hạng 2, bên mời thầu chấp nhận và mời tham gia đấu thầu.
- Trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu A, Nhà thầu A có đính kèm các tài liệu để chứng minh mình đạt năng lực TK hạng 1, nhưng không có đủ cơ sở để chứng minh đạt năng lực tư vấn khảo sát hạng 2 như đã khai ở giai đoạn sơ tuyển
- Tổ chuyên gia xét thầu căn cứ vào hồ dự thầu của nhà thầu A và chấm nhà thầu A không đạt năng lực KS hạng 2 (các tiêu chuẩn xếp hạng căng cứ quy định theo NĐ16/CP).

Việc tổ chuyên gia chấm như vậy có đúng không ? có mâu thuẩn với đánh giá trong giai đoạn sơ tuyển không ?
 
T

Trần Duy Khoa

Guest
@ PUBI: Vậy đi đến cái cuối cùng là : Các công ty hạch toán độc lập đều được tham gia đấu thầu bình đẳng.
Anh nên thêm ra nhiều câu hỏi nữa đi, tại chúng ta có rất nhiều hình thức đấu thầu, không chỉ trong lĩnh vực xây dựng mà còn rất nhiều lĩnh vực khác nữa. MOng sẽ được trao đổi nhiều cùng anh.
 
A

AAmylove

Guest
Tình huống tương tự:

* Thực hiện kế hoạch đấu thầu được duyệt, cơ quan truyền thông có tên “ÁCH TẮC” tổ chức đấu thầu RỘNG RÃI TRONG NƯỚC đối với gói thầu “máy tính và lắp đặt hệ thống mạng”. Đơn vị A (là chi nhánh của Tổng công ty F, có nhiều kinh nghiệm và năng lực đối với gói thầu này) đã tham gia đấu thầu. Đơn dự thầu của A do PHÓ GIÁM ĐỐC ký trên cơ sở GIẤY ỦY QUYỀN của Giám đốc theo đúng pháp luật. Kinh nghiệm và năng lực tài chính mà đơn vị A kê khai trong HSDT là của Tcty F có kèm theo GIẤY ỦY QUYỀN của Tổng giám đốc Tcty F cho phép đơn vị A được sử dụng kinh nghiệm và năng lực của Tcty để tham gia đấu thầu gói thầu nói trên.

* HỎI:
- Việc ủy quyền của Tổng giám đốc Tcty F đối với đơn vị A như vậy có hợp lệ k?
- Tư cách tham dự thầu của đơn vị A có được coi là hợp lệ không?
* Thực tế khi chấm thầu: Tổ chuyên gia điên cái đầu. :D:confused:
VẬY GIẢI QUYẾT THẾ NÀO ĐÂY?..... HELP!!!
 
K

khanhme01

Guest
Tình huống trong đánh giá HSDT

Tình huống tương tự:

* Thực hiện kế hoạch đấu thầu được duyệt, cơ quan truyền thông có tên “ÁCH TẮC” tổ chức đấu thầu RỘNG RÃI TRONG NƯỚC đối với gói thầu “máy tính và lắp đặt hệ thống mạng”. Đơn vị A (là chi nhánh của Tổng công ty F, có nhiều kinh nghiệm và năng lực đối với gói thầu này) đã tham gia đấu thầu. Đơn dự thầu của A do PHÓ GIÁM ĐỐC ký trên cơ sở GIẤY ỦY QUYỀN của Giám đốc theo đúng pháp luật. Kinh nghiệm và năng lực tài chính mà đơn vị A kê khai trong HSDT là của Tcty F có kèm theo GIẤY ỦY QUYỀN của Tổng giám đốc Tcty F cho phép đơn vị A được sử dụng kinh nghiệm và năng lực của Tcty để tham gia đấu thầu gói thầu nói trên.
* HỎI:
- Việc ủy quyền của Tổng giám đốc Tcty F đối với đơn vị A như vậy có hợp lệ k?
- Tư cách tham dự thầu của đơn vị A có được coi là hợp lệ không?
* Thực tế khi chấm thầu: Tổ chuyên gia điên cái đầu. :D:confused:
VẬY GIẢI QUYẾT THẾ NÀO ĐÂY?..... HELP!!!

Trước hết đơn vị A là chi nhánh của công ty F không đủ tư cách hợp lệ tham dự gói thầu trên.
Căn cứ khoản 14 điều 12 Luật Đấu thầu, việc ủy quyền của giám đốc TCT F là không hợp lệ và thuộc các hànhvi bị cấm trong đấu thầu.
Nếu trước thời điểm đóng thầu chi nhánh của công ty F thông báo bằng văn bản tới "Ách Tắc" về thay đổi tên "tư cách" tham gia đấu thầu là TCT F (chứ không là chi nhánh công ty F khi mua HSMT) thì được coi là hợp lệ. :)
 
K

khanhme01

Guest
@fubi

Vậy theo mình chỉ nghiêm cấm đối với đấu thầu hạn chế. Còn đấu thầu rộng rãi thì vô tư.

Theo mình thì ở đây Luật XD viết thiếu chặt chẽ và chưa bao quát đầy đủ. Còn hiểu căn cứ theo Luật XD số 16 hiện hành như vậy thì cũng không sai. Theo Luật đấu thầu thì ông TCT hoặc ông công ty thành viên của tổng CT nếu hạch toán độc lập thì đều được tham gia đấu thầu rộng rãi hoặc hạn chế. :)
 
Last edited by a moderator:
H

hnlan

Guest
* HỎI:
- Việc ủy quyền của Tổng giám đốc Tcty F đối với đơn vị A như vậy có hợp lệ k?
- Tư cách tham dự thầu của đơn vị A có được coi là hợp lệ không?

Với kinh nghiệm non kém của em và với con mắt nhìn thấy trực tiếp với vài gói thầu đã đấu, em thấy là không sao cả, tức là hợp lệ. Cty em cũng có 1 Chi nhánh trong Nam, khi đấu thầu công trình trong đó vẫn lấy hồ sơ năng lực của Cty ngoài này. Vậy Chi nhánh của TCy thì cũng vậy thôi, chỉ như là Đại diện của Tổng tại 1 nơi nào đó, và chắc chắn cũng có quyền thay mặt Tổng nếu có Giấy ủy quyền đầy đủ. Ví như các bác thấy Nhà thầu nước ngoài như Obayashi của Nhật sang VN đấu thầu, nếu nói là không được lấy danh Tổng bên Nhật thì đành chịu à? Còn việc Tổng liên danh với Cty con thì đúng là chuyện thật như đùa rồi vì năng lực của thằng Tổng đã hơn đứt Cty con kia rồi thì cần gì gọi thằng kia vào (theo lý về Năng lực). Có vài gói thầu nó còn nói thẳng là Tổng Công ty và CÔng ty con ko được tham gia đấu cùng 1 gói cơ đấy.
 
A

AAmylove

Guest
TÌNH HUỐNG HẤP DẪN QUÁ ĐÂY:

Tại 1 cuộc mở thầu, trong HSMT quy định đóng thầu vào lúc 9h và tiến hành mở thầu ngay sau đó. Vào lúc 9h30 (đang tiến hành mở thầu), một cô gái trẻ đẹp (trợ lý của Giám đốc nhà thầu) đến và xin được nộp HSDT với lý do đến muộn là do bị tai nạn giao thông (váy áo rách, chân tay mặt mũi trầy xước). Bên mời thầu nhận thấy đây là 1 tình huống khách quan, và đã hỏi ý kiến đại diện các nhà thầu có mặt. Với sự không phản đối của đại diện các nhà thầu, bên mời thầu đã tiến hành mở HSDT nộp muộn.

Hỏi:
- Việc làm này của Bên mời thầu có phù hợp hay không?
(Đúng là tình huống điên cái đầu!!!):confused::eek:
 
H

hnlan

Guest
Cái này chắc phải linh động thôi, cô ấy trẻ đẹp thế cơ mà :D. Với lại nếu nộp muộn qua 1 tiếng thì em nghĩ sẽ không còn cơ hội. Hoặc nếu không có lý do ngã xe thì chắc cũng không chấp nhận được. Không rõ có cái nào về Luật quy định điều này không?
 
K

khanhme01

Guest
Cái thời thực hiện theo Quy chế đấu thầu thì cũng có trường hợp này xảy ra và Bên mời thầu cũng xử lý như vậy. Nhưng đó là thời xa vắng mà.

Bây gìơ có Luật Đấu thầu rồi,miễn lễ, miễn lễ, bất luận dù em đẹp em xinh, dù quần áo có rách tả tơi thì xin em hãy vui lòng quay trở về với giám đốc của em ngay thôi dù có cả 200% nhà thầu có mặt OK. Luật không quy định " thông cảm " cho trường hợp này.
Xong vụ chắc bị người đẹp ghét luôn.
Nhân đây có chuyện muốn kể:
Mình cũng gặp trường hợp này vào năm 2006. Lúc vửa bắt đầu của hội nghị mở thầu thì có một nhà thầu mang hồ sơ đến đề nghị cho nộp HSDT vì lý do hỏng xe trên đường nên đến trễ ít phút. Mình chẳng phải xin ý kiến ai cả, trả lời luôn không nhận vì ..... đến muộn sau thời điểm đóng thầu. Sau đó nhà thầu tha thiết cho xin mấy chữ xác nhận hộ rằng có đến địa điểm nộp HSDT nhưng muộn không được chấp nhận, vì sợ trở về cơ quan xếp mắng. Tất nhiên là mình cũng chẳng thể xác nhận cái chuyện ấy được. Nghĩ cũng thương cảm quá nhưng biết làm sao vì phải thực hiện theo luật đấu thầu mà.:eek:
 
T

Trần Duy Khoa

Guest
Vấn đề này lúc trước lúc học tập huấn công tác Đấu thầu em có được nghe thầy nêu ra câu hỏi ( nhưng có điều là chỉ 5 phút thôi) " nếu các nhà thầu đều đồng ý hết thì mở thầu thôi". Em cũng nêu ra lại một câu hỏi là " nếu Nhà thầu đó trúng thầu thì có bác nào khiếu nại lại không" thì chẳng thấy ai nói gì. Bởi một lẽ rằng nếu đưa biên bản đồng ý cho phép Nhà thầu đó tham gia mở thầu đó ra kiện thì cũng chẳng đúng với Luật quy định. Mà không đúng với Luật thì không thể chấp nhận. Cuối cùng đi đến kết luận là cứ theo Luật mà làm cho chắc ăn. " Trong làm ăn không đặt vấn đề tình cảm lên trên được"
 
T

tung_nt1980

Guest
Khó quá !!!!!!!! các anh chị ơi.
- Nếu tới 9h30' mà các nhà thầu vẫn đang ngồi uống nước nghe bên mời thầu nói chuyện thì chắc vẫn chấp nhận được các anh nhỉ;
- Nếu có 5 bộ HSDT mà 2 bộ đã được mở và đang mở tiếp bộ thứ 3 thì sao nhỉ các anh ơi, khó quá
 
T

td.bitexco

Guest
TÌNH HUỐNG HẤP DẪN QUÁ ĐÂY:

Tại 1 cuộc mở thầu, trong HSMT quy định đóng thầu vào lúc 9h và tiến hành mở thầu ngay sau đó. Vào lúc 9h30 (đang tiến hành mở thầu), một cô gái trẻ đẹp (trợ lý của Giám đốc nhà thầu) đến và xin được nộp HSDT với lý do đến muộn là do bị tai nạn giao thông (váy áo rách, chân tay mặt mũi trầy xước). Bên mời thầu nhận thấy đây là 1 tình huống khách quan, và đã hỏi ý kiến đại diện các nhà thầu có mặt. Với sự không phản đối của đại diện các nhà thầu, bên mời thầu đã tiến hành mở HSDT nộp muộn.

Hỏi:
- Việc làm này của Bên mời thầu có phù hợp hay không?
(Đúng là tình huống điên cái đầu!!!):confused::eek:

Tình huống của ban nêu ra chi được chấp nhận khi đến thời điểm mở thầu (9h) có ít hơn số nhà thầu đã đóng thầu theo quy định để có thể tiến hành mở thầu. keke!
Lúc này thì luật cho phép nộp muộn (30ph) vẫn được chấp thuận.
 
T

Trần Duy Khoa

Guest
Tình huống của ban nêu ra chi được chấp nhận khi đến thời điểm mở thầu (9h) có ít hơn số nhà thầu đã đóng thầu theo quy định để có thể tiến hành mở thầu. keke!
Lúc này thì luật cho phép nộp muộn (30ph) vẫn được chấp thuận.

Bác td.bitexco ơi! Làm ơn chỉ giúp em tại văn bản nào có nêu là "trong trường hợp nộp trễ mà có ít hơn số nhà thầu quy định, có thể cho nộp thầu trễ 30 phút". Và theo như bác nói thì Số nhà thầu quy định trong 1 cuộc mở thầu là bao nhiêu người? Em chưa nghe thấy có một loại văn bản nào như thế cả. Bác giúp em với. Thân chào !!!
 
A

AAmylove

Guest
Tình huống của ban nêu ra chi được chấp nhận khi đến thời điểm mở thầu (9h) có ít hơn số nhà thầu đã đóng thầu theo quy định để có thể tiến hành mở thầu. keke!
Lúc này thì luật cho phép nộp muộn (30ph) vẫn được chấp thuận.

* Đây là kết luận của mình để các bạn tham khảo:
Điều 57. Xử lý tình huống trong đấu thầu
3. Trường hợp tại thời điểm đóng thầu có ít hơn 3 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu thì bên mời thầu phải báo cáo ngay về quá trình đấu thầu cho người quyết định đầu tư hoặc người được uỷ quyền xem xét, giải quyết trong thời hạn không quá 2 giờ để cho phép kéo dài thời điểm đóng thầu nhằm tăng thêm hồ sơ dự thầu hoặc cho phép mở thầu để tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu đã nộp.
Vậy đến thời điểm đóng thầu, có ít hơn 3 nhà thầu thì phải báo cáo xin phép để dời thời điểm đóng thầu thêm tối đa 2h. Nếu đồng ý, mới chấp nhận hồ sơ nộp thêm. Chứ không phải tự tiện làm.
Nhưng vấn đề chúng ta đang nói là ý hoàn toàn khác:
Tại 1 cuộc mở thầu, trong HSMT quy định đóng thầu vào lúc 9h và tiến hành mở thầu ngay sau đó. Vào lúc 9h30 (đang tiến hành mở thầu), một cô gái trẻ đẹp (trợ lý của Giám đốc nhà thầu) đến và xin được nộp HSDT với lý do đến muộn là do bị tai nạn giao thông (váy áo rách, chân tay mặt mũi trầy xước). Bên mời thầu nhận thấy đây là 1 tình huống khách quan, và đã hỏi ý kiến đại diện các nhà thầu có mặt. Với sự không phản đối của đại diện các nhà thầu, bên mời thầu đã tiến hành mở HSDT nộp muộn.
Hỏi:- Việc làm này của Bên mời thầu có phù hợp hay không?
* Nguyên lý: Nếu luật chấp nhận chuyện này thì hóa ra đây là kẽ hở để tiêu cực rồi. Ví dụ: nhà thầu và Bên MT thông đồng, sau khi mở thầu vừa đến nhà thầu cuối cùng mở hồ sơ công bố giá bỏ thầu, liền gọi điện thông báo cho "Nhà thầu ruột" của mình để viết thư giảm giá bỏ vào hồ sơ dự thầu, sau đó "hóa trang đóng kịch", quần áo rách rả tơi, chân tay rách máu, đến muộn "vì xe tông" và xin phép được thông cảm chấp thuận.
* Còn đây là luật:
Điều 16. Tổ chức đấu thầu 3. Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu
Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý các hồ sơ dự thầu đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”. Hồ sơ dự thầu được gửi đến bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu đều được coi là không hợp lệ và được gửi trả lại cho nhà thầu theo nguyên trạng. Bất kỳ tài liệu nào được nhà thầu gửi đến sau thời điểm đóng thầu để sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự thầu đã nộp đều được coi là không hợp lệ.
Vậy tuyệt đối không chấp nhận nộp HSDT sau khi đã mở thầu dưới bất kỳ lý do nào. Còn nếu chưa mở thầu mặc dù đã đến giờ đóng thầu, chấp nhận nộp thêm hay không là do người có thẩm quyền quyết định (chỉ áp dụng với trường hợp đóng thầu mà <3 nhà thầu nộp).
 
Last edited by a moderator:

Top