Các tình huống cực "hot" trong đấu thầu

  • Khởi xướng AAmylove
  • Ngày gửi
A

AAmylove

Guest
Tình huống tương tự:

* Thực hiện kế hoạch đấu thầu được duyệt, cơ quan truyền thông có tên “ÁCH TẮC” tổ chức đấu thầu RỘNG RÃI TRONG NƯỚC đối với gói thầu “máy tính và lắp đặt hệ thống mạng”. Đơn vị A (là chi nhánh của Tổng công ty F, có nhiều kinh nghiệm và năng lực đối với gói thầu này) đã tham gia đấu thầu. Đơn dự thầu của A do PHÓ GIÁM ĐỐC ký trên cơ sở GIẤY ỦY QUYỀN của Giám đốc theo đúng pháp luật. Kinh nghiệm và năng lực tài chính mà đơn vị A kê khai trong HSDT là của Tcty F có kèm theo GIẤY ỦY QUYỀN của Tổng giám đốc Tcty F cho phép đơn vị A được sử dụng kinh nghiệm và năng lực của Tcty để tham gia đấu thầu gói thầu nói trên.

* HỎI:
- Việc ủy quyền của Tổng giám đốc Tcty F đối với đơn vị A như vậy có hợp lệ k?
- Tư cách tham dự thầu của đơn vị A có được coi là hợp lệ không?
* Thực tế khi chấm thầu: Tổ chuyên gia điên cái đầu. :D:confused:
VẬY GIẢI QUYẾT THẾ NÀO ĐÂY?..... HELP!!!
- Trả lời câu 1: có 2 trường hợp:
+ Nếu pháp nhân tham gia đấu thầu là Tổng công ty thì việc Ủy quyền cho đơn vị A là hoàn toàn cho phép. Trường hợp này ủy quyền phải nói rõ: UQ cho đơn vị A thực hiện lập Hồ sơ đấu thầu (bao gồm ký đơn dự thầu...). Còn việc thực hiện hợp đồng (nếu trúng thầu) vẫn phải là pháp nhân tổng lực của toàn Tổng công ty.
+ Luật không cho phép Tcty ủy quyền cho 1 đơn vị thành viên lấy năng lực kinh nghiệm của Tổng cty đi đấu thầu. Tức ủy quyền kiểu này được hiểu là: TCTy không chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng mà chỉ ủy quyền cho đơn vị A "SỬ DỤNG" NĂNG LỰC KINH NGHIỆM để đấu thầu. Điều này vi phạm luật:
Điều 12(Luật đấu thầu)- Nghiêm cấm Cho nhà thầu khác sử dụng tư cách của mình để tham gia đấu thầu

- Trả lời câu hỏi 2:
* Về nguyên lý: ông A ủy quyền hợp pháp cho ông B: luật dân sự cho phép. Nhưng Ông B không được UQ cho 1 ông C khác.
* Xét vào trường hợp này: cá nhân ông TGĐ (là đại diện hợp pháp của TCTY) ủy quyền cho cá nhân ông GIÁM ĐỐC (là đại diện hợp pháp của đơn vị A) - giống như ông A - ủy quyền cho ông B. Nhưng ông GIÁM ĐỐC lại tiếp tục UQ cho ông PHÓ GIÁM ĐỐC (giống ông B - ủy quyền tiếp nối cho ông C) là hoàn toàn sai luật dân sự.
Do đó, với đơn dự thầu do Phó Giám đốc ký thì đơn vị A không đủ tư cách để tham dự thầu.

** mong các bạn trao đổi thêm!
 
Last edited by a moderator:
T

ThienThuLaoTo

Guest
Tại 1 cuộc mở thầu, trong HSMT quy định đóng thầu vào lúc 9h và tiến hành mở thầu ngay sau đó. Vào lúc 9h30 (đang tiến hành mở thầu), một cô gái trẻ đẹp (trợ lý của Giám đốc nhà thầu) đến và xin được nộp HSDT với lý do đến muộn là do bị tai nạn giao thông (váy áo rách, chân tay mặt mũi trầy xước). Bên mời thầu nhận thấy đây là 1 tình huống khách quan, và đã hỏi ý kiến đại diện các nhà thầu có mặt. Với sự không phản đối của đại diện các nhà thầu, bên mời thầu đã tiến hành mở HSDT nộp muộn.

Phú Bình sao nỡ vô tình :D.

Trường hợp này mình đề nghị cứ nhận, mở như bình thường.
Đến khi ghi biên bản cứ ghi bình thường (nhận HSDT trước 9h, mở ngay sau đó ...) vì cái này đánh máy sẵn rồi. Ai để ý đâu? Đọc biên bản thì ào ào cho qua, ai phản đối đâu? Nếu có người phản đối thì xử lý như sau: Ôi xin lỗi, cái này đánh máy sẵn quên chưa sửa lại!
Cái này trong Tôn tử gọi là "minh tri cố muội".

Tất nhiên cái này cũng tế nhị, tùy tình hình, ví dụ: nếu mở thầu đông thì cũng hãi, nhỡ đâu có chú CA ngồi dưới, "8" luôn tại chỗ thì toi (tình huống này không nhiều lắm, vì đa phần người ngồi trên biết hết mặt mấy chú ngồi dưới :D).
 
Last edited by a moderator:
V

vicon

Guest
Thế nào là Hạch toán kinh tế độc lập? Hiện nay chưa có định nghĩa rõ ràng nên trong đấu thầu thường bỏ qua yếu tố này.
Các công ty thuộc TCT , khi lấy năng lực của mình đi đấu thầu thì cũng được coi là hạch toán KT độc lập. TCT đấu thầu thì lại lấy năng lực của các cty con, cuối cùng vẫn được coi là hạch toán kt độc lập.
Trường hợp TCT liên danh với Cty con, thì năng lực (tài chính) chỉ lấy của TCT thôi, trong đấu thầu cũng chấp nhận (vì không ai biết hơn ai về điểm này).
Vấn đề liên danh này thường xảy ra khi công ty con muốn đấu thầu nhưng không đủ năng lực thì phải lấy năng lực của TCT. Khi trúng thầu thì công ty con thực hiện phần lớn, tiền chuyển về TK của công ty con. Nếu để TCT đấu thầu, rồi giao thầu (thầu phụ) cho công ty con thì chỉ được giao <30% khối lượng và tiền sẽ chuyển về TK của TCT (sẽ mất thêm % nộp TCT)
 
H

Hiter

Guest
Xin chào các anh chị, tôi tình cờ biết website này khi tìm văn bản về hướng dẫn thanh toán khối lương phát sinh. Phải nói những vấn đề nêu ra ở đây rất thực tế và bổ ích.
Về câu hỏi "Thế nào là Hạch toán kinh tế độc lập? Hiện nay chưa có định nghĩa rõ ràng nên trong đấu thầu thường bỏ qua yếu tố này." - theo tôi gặp phải trường hợp này, sau khi làm việc tới lui, thì HTKT độc lập được các cơ quan NN hiểu đơn giản thế này thôi:
1 - nếu cty,vp,cn này có Quyết định thành lập thì trong quyết định thành lập có 4 chữ cho phép cty,vp,cn này "hạch toán đọc lập" - Vâng, 1 tờ giấy thôi.
2 - Còn về chứng minh tính độc lập thì đơn giản là kiểm tra thông tin về thuế TNDN, nếu cty con, vp, cn này đóng thuế riêng, tại địa bàn hoạt động của mình (áp dụng với cty, cn, vn đăng ký KD tại địa điểm khác tỉnh thành phố cty mẹ) - thì được coi là hạch toán độc lập.
Có 1 tạm coi là được, có cả 2 thì càng tốt. Theo quy định mới trong Luật Đấu thầu thì có lẽ từ nay các đơn vị hạch toán phụ thuộc sẽ chẳng còn đất làm ăn trong diện vốn NSNN - nếu ko xin thay đổi cách hạch toán KT.
Khi được hỏi tại sao lại có quy định này thì các anh chị em thẩm định và thụ lý giải quyết trực tiếp hồ sơ ở các sở ko hiểu vì lý do gì ko giải thích hay ko giải thích cho hợp lý được. Tuy nhiên có thể hiểu rằng khi HTKT độc lập tức là DN dùng chính tài sản hiện có -tức năng lực tài chính của mình - đảm bảo cho mình. Ngăn chạn việc chạy làng, cty con, vp, cn nhận việc ko thực thi đc, bỏ lại cho cty mẹ giải quyết, cty mẹ lại ko nhận, nói nó làm nó chịu. Theo ý hiểu của tôi là như vậy, ko hiểu các anh chị thì nghĩ sao.
(cái này tôi dính thực tế - kèm theo cả QĐ của tp yêu cầu luôn, bí quá phải đi ký lại hd với cty mẹ, rất mất tg và lằng nhằng )
 

wallbio

Thành viên mới
Tham gia
7/10/07
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
43
Em có tình huống này muốn hỏi các bác.
Cty em là B: cty cổ phần.
Cty A có 30% cổ phần bên em.
Cty A có 1 gói thầu đang mời thầu, bên e tham gia có hợp lệ không.
Kính nhờ các bác cao thỉ giải đáp giúp.
à còn cái này nữa Trong trường hợp cty A có 51% cổ phần bên em thì thế nào?

Thank you all :D
 
M

minhtuong

Guest
Em có tình huống này muốn hỏi các bác.
Cty em là B: cty cổ phần.
Cty A có 30% cổ phần bên em.
Cty A có 1 gói thầu đang mời thầu, bên e tham gia có hợp lệ không.
Kính nhờ các bác cao thỉ giải đáp giúp.
à còn cái này nữa Trong trường hợp cty A có 51% cổ phần bên em thì thế nào?

Thank you all :D

Trích Điều 3 Nghị định 58:

Chủ đầu tư và nhà thầu tham gia đấu thầu gói thầu thuộc cùng một dự án được coi là độc lập với nhau về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập với nhau về tài chính theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 của Luật Đấu thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Không có cổ phần hoặc vốn góp trên 50% của nhau;
b) Hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 đối với nhà thầu là tổ chức.
Quy định tại khoản này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2009.

Vậy là đã có câu trả lời cho bạn nhé.
 

wallbio

Thành viên mới
Tham gia
7/10/07
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
43
Thank bác, nhưng em hỏi là hiện nay ấy chứ, sang 2009 lâu lém, thầu mở tiệt hết ròai :D

Bác có tài liệu nào liên quan mà đang áp dụng hiện hành ko giúp em với
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
56
Thank bác, nhưng em hỏi là hiện nay ấy chứ, sang 2009 lâu lém, thầu mở tiệt hết ròai :D

Bác có tài liệu nào liên quan mà đang áp dụng hiện hành ko giúp em với

Thì bạn phải theo Luật đấu thầu :

Đim d khon 1 Điu 11 ca Lut Đấu thu: Nhà thu tham gia đấu thu các gói thu thuc dán phi độc lp vtchc, không cùng phthuc vào mt cơ quan qun lý và độc lp vtài chính vi chủ đầu tư ca dán.


Xét từng vế :
- Độc lập về tổ chức : OK vì là 2 công ty riêng rẽ hoạt động theo Luật DN.
- Không phụ thuộc vào 1 cơ quan quản lý : OK nếu vốn chiếm dưới 50%.
- Độc lập về tài chính : là đơn vị hạch toán độc lập và không có cùng lợi ích kinh tế với tổ chức, cá nhân liên quan trong gói thầu : ???....cái này có vẻ vướng đây ( và đó cũng là lý do NĐ 58 quy định rõ ràng hơn)​

Các bạn có ý kiến tiếp ...


 
Last edited by a moderator:

Hoàng Phú

Thành viên mới
Tham gia
4/3/08
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Xin chào thành viên của diễn đàn giá xây dựng, trong quá trình mở thầu tôi có gặp một tình huống trong quá trình đấu thầu nên cần ý kiến tham khảo của các bạn trên diễn đàn.
Tình huống như sau:
Theo thông báo mời thầu của gói thầu A ( đấu thầu rộng rãi trong nước) thì thời điểm đóng thầu là 9 h 30 ngày 18/8/2008, vào lúc 8 h00 cùng ngày thì có Nhà thầu thuộc Tổng Công ty B đến đăng ký mua Hồ sơ mời thầu và 8h30 vẫn có hồ sơ dự thầu nộp ( Trước đó 10 ngày chỉ có chi nhánh của Tổng Công ty B đến đăng ký và mua hồ sơ mời thầu).
Xin hỏi : Nhà thầu Tổng Công ty A nộp hồ sơ dự thầu có hợp lệ không?
Xin cảm ơn
 
K

Khanh_imc

Guest
Xin chào thành viên của diễn đàn giá xây dựng, trong quá trình mở thầu tôi có gặp một tình huống trong quá trình đấu thầu nên cần ý kiến tham khảo của các bạn trên diễn đàn.
Tình huống như sau:
Theo thông báo mời thầu của gói thầu A ( đấu thầu rộng rãi trong nước) thì thời điểm đóng thầu là 9 h 30 ngày 18/8/2008, vào lúc 8 h00 cùng ngày thì có Nhà thầu thuộc Tổng Công ty B đến đăng ký mua Hồ sơ mời thầu và 8h30 vẫn có hồ sơ dự thầu nộp ( Trước đó 10 ngày chỉ có chi nhánh của Tổng Công ty B đến đăng ký và mua hồ sơ mời thầu).
Xin hỏi : Nhà thầu Tổng Công ty A nộp hồ sơ dự thầu có hợp lệ không?
Xin cảm ơn

- Trước hết xin nói rằng, tình huống bạn đưa ra và câu hỏi thì chẳng trùng khớp với nhau, trong tình huống trên, đâu có tên Tổng công ty A chứ, mà chỉ có TCty B mà thôi.
- Nếu 1 nhà thầu nào đó mà mua HSMT trước thời điểm đóng thầu (tất nhiên là phải có thời điểm cụ thể trong thông báo mời thầu), và sau đó lại nộp trước thời điểm đóng thầu, thì điều đó là hoàn toàn hợp lệ, chẳng có điều gì vi phạm cả. Có thể 9g25p họ mua HSMT, sau đó vào nộp HSDT luôn cũng vẫn hợp lệ.
 
M

minhtuong

Guest
Xin chào thành viên của diễn đàn giá xây dựng, trong quá trình mở thầu tôi có gặp một tình huống trong quá trình đấu thầu nên cần ý kiến tham khảo của các bạn trên diễn đàn.
Tình huống như sau:
Theo thông báo mời thầu của gói thầu A ( đấu thầu rộng rãi trong nước) thì thời điểm đóng thầu là 9 h 30 ngày 18/8/2008, vào lúc 8 h00 cùng ngày thì có Nhà thầu thuộc Tổng Công ty B đến đăng ký mua Hồ sơ mời thầu và 8h30 vẫn có hồ sơ dự thầu nộp ( Trước đó 10 ngày chỉ có chi nhánh của Tổng Công ty B đến đăng ký và mua hồ sơ mời thầu).
Xin hỏi : Nhà thầu Tổng Công ty A nộp hồ sơ dự thầu có hợp lệ không?
Xin cảm ơn

Có lẽ bạn hỏi nhà thầu thuộc tổng công ty B mua HSMT như vậy thì có nộp HSDT được không?
Nếu bất kỳ nhà thầu nào đã mua HSMT trong tời gian qui định, nộp HSDT trước thời điểm đóng thầu thì Không có qui định nào nói thế nào là nộp hợp lệ và không hợp lệ. Do vậy, bên mời thầu phải tiếp nhận HSDT.
Các vấn đề còn lại, lúc đánh giá sẽ xem xét.
 
H

hnlan

Guest
TH này rõ ràng quá rồi. Tổng Cty B do điều kiện ở xa, đã cử Chi nhánh đi mua về về trước đó, và đã làm xong HSDT. Đến hôm đi nộp HSDT, Tổng CTy B đăng ký mua chẳng qua là hợp thức hoá tên Nhà thầu tham gia thôi. nếu không CĐT lại nói Chi nhánh mua chứ ko phải Tổng Cty mua. chẳng có gì to tát và đáng bàn ở đây cả.
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
56
Tình huống liên quan đến bảo lãnh dự thầu:
Nhà thầu ở tỉnh A có TK tại ngân hàng ở tỉnh B và xin ngân hàng này cấp bảo lãnh dự thầu. Tuy nhiên do Bảo lãnh dự thầu lại do nhà thầu tự soạn đưa cho Ngân hàng ký nên đã để xảy ra sai sót (do thói quen):
Đáng lẽ ở phần cuối trước dòng chũ ký của ngân hàng phải đánh là :
Tỉnh B, ngày ....tháng.....năm......
thì lại đánh là :
Tỉnh A, ngày.....tháng.....năm.......
Tổ tư vấn xét thầu cho rằng tại tỉnh A không có Ngân hàng này nên cho rằng bảo lãnh không hợp lệ và loại bỏ nhà thầu.
Theo các bạn , cách xử lý như thế có đúng không ?
 

Hoàng Phú

Thành viên mới
Tham gia
4/3/08
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Xin cảm ơn các bạn về câu trả lời tuy nhiên tôi còn một số thắc mắc khi đánh giá HSDT như sau:
Trong HSDT của Nhà thầu là Tổng công ty B thì toàn bộ đơn dự thầu và các văn bản liên quan đều ký ngày 15/8/2008 mà đến ngày 18/8/2008 Nhà thầu mới mua HSMT( trước thời điểm đóng thầu 1 tiếng) vậy thì nhà thầu lấy đâu ra HSMT mà làm HSDT.
 
L

lestrong

Guest
Xin cảm ơn các bạn về câu trả lời tuy nhiên tôi còn một số thắc mắc khi đánh giá HSDT như sau:
Trong HSDT của Nhà thầu là Tổng công ty B thì toàn bộ đơn dự thầu và các văn bản liên quan đều ký ngày 15/8/2008 mà đến ngày 18/8/2008 Nhà thầu mới mua HSMT( trước thời điểm đóng thầu 1 tiếng) vậy thì nhà thầu lấy đâu ra HSMT mà làm HSDT.

Chúng ta nên quan tâm đến 2 mốc:
- Mua HSMT trước thời điểm đóng thầu: Đảm bảo: OK; hoặc không đảm bảo: Loại;
- Đơn dự thầu: Theo đúng các yêu cầu của HSMT (về thể thức trình bày, con dấu, chữ ký,...): Đảm bảo: Tiếp tục chấm; hoặc không đảm bảo: Loại.

Còn việc nhà thầu lấy đâu ta HSMT chúng ta không thể quan tâm được; chúng ta chỉ "chấm" được nhà thầu khi HSDT của nhà thầu được mở hợp pháp tại lễ mở thầu.
 
Last edited by a moderator:
M

minhtuong

Guest
Xin cảm ơn các bạn về câu trả lời tuy nhiên tôi còn một số thắc mắc khi đánh giá HSDT như sau:
Trong HSDT của Nhà thầu là Tổng công ty B thì toàn bộ đơn dự thầu và các văn bản liên quan đều ký ngày 15/8/2008 mà đến ngày 18/8/2008 Nhà thầu mới mua HSMT( trước thời điểm đóng thầu 1 tiếng) vậy thì nhà thầu lấy đâu ra HSMT mà làm HSDT.

Không có qui định nào cấm nhà thầu tiếp cận thông tin HSMT (sau khi HSMT đã đựoc Bên mời thầu ban hành) bằng cách sao mượn từ các nguồn khác để chuẩn bị HSDT. Sau đó Nhà thầu chỉ cần "có tên trong danh sách mua HSDT" bằng cách chính thức mua HSDT từ BMT.

Đây là một phương pháp một số nhà thầu áp dụng để giữ thông tin về việc mình tham gia đấu thầu đến phút cuối.
 
M

minhtuong

Guest
Tình huống liên quan đến bảo lãnh dự thầu:
Nhà thầu ở tỉnh A có TK tại ngân hàng ở tỉnh B và xin ngân hàng này cấp bảo lãnh dự thầu. Tuy nhiên do Bảo lãnh dự thầu lại do nhà thầu tự soạn đưa cho Ngân hàng ký nên đã để xảy ra sai sót (do thói quen):
Đáng lẽ ở phần cuối trước dòng chũ ký của ngân hàng phải đánh là :
Tỉnh B, ngày ....tháng.....năm......
thì lại đánh là :
Tỉnh A, ngày.....tháng.....năm.......
Tổ tư vấn xét thầu cho rằng tại tỉnh A không có Ngân hàng này nên cho rằng bảo lãnh không hợp lệ và loại bỏ nhà thầu.
Theo các bạn , cách xử lý như thế có đúng không ?

Theo mình tình huống này chỉ cần làm rõ, không nhất thiết phải loại, vì bản chất là vẫn có một ngân hàng (ở bất kỳ đâu) cấp bảo lãnh dự thầu theo nội dung yêu cầu của BMT.
 

haidaonho

Thành viên có triển vọng
Tham gia
22/6/08
Bài viết
8
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
Mình tổ chức đấu thầu rộng rãi gói thầu xây lắp. Do chỉ có 1 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu nên mình xin ý kiến của người ra quyết định ngay tại lúc đóng thầu và được chấp thuận mở. Sau khi xem xét và chấm điểm thì đơn vị dự thầu này không đạt. Vậy bên mình đề xuất 2 hướng giải quyết:
1. Hủy bỏ kết quả đấu thầu
2. Chuyển đấu thầu rộng rãi về chỉ định thầu.
Đối với trường hợp 2 không biết có văn bản nào hướng dẫn không? mong mọi người giúp!
 
M

minhtuong

Guest
Mình tổ chức đấu thầu rộng rãi gói thầu xây lắp. Do chỉ có 1 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu nên mình xin ý kiến của người ra quyết định ngay tại lúc đóng thầu và được chấp thuận mở. Sau khi xem xét và chấm điểm thì đơn vị dự thầu này không đạt. Vậy bên mình đề xuất 2 hướng giải quyết:
1. Hủy bỏ kết quả đấu thầu
2. Chuyển đấu thầu rộng rãi về chỉ định thầu.
Đối với trường hợp 2 không biết có văn bản nào hướng dẫn không? mong mọi người giúp!

Không có qui định pháp luật nào cho phép thay đổi hình thức lựa chọn nhà thầu sau 1 lần (hay vài lần) tổ chức đấu thầu.
Tốt nhất bạn nên tiếp tục tổ chức đấu thầu lần 2.

Tuy nhiên, mình cũng đã gặp trường hợp người có thẩm quyền cho phép thay đổi hình thức lựa chọn nhà thầu, sau ...3 lần tổ chức đấu thầu! Gói thầu này rất nhỏ.
 
Last edited by a moderator:
E

Echxanhdihoc

Guest
Xử lý tình huống phê duyệt kết quả đấu thầu

Em xin phép đưa ra để thảo luận tình huống mà mấy đ.c bên em có nhiều quan điểm xử lý khác nhau:

Hồ sơ trình phê duyệt kết quả đấu thầu gói thầu xây lắp, đấu thầu rộng rãi, do chủ đầu tư gửi đến cơ quan thẩm định và phê duyệt KQĐT. Sau khi xem xét hồ sơ thì thấy:
- Về giá gói thầu
+ Giá gói thầu được phê duyệt tại kế hoạch đấu thầu là:

A = A1 (xây lắp) + A2, trong đó A2 là dự phòng = 10% A1.

+ Sau khi hoàn thành dự toán, thì dự toán phần xây lắp tương ứng với khối lượng công việc của gói thầu này là B1, chủ đầu tư chưa phê duyệt giá dự toán của gói thầu lại theo quy định tại 58, nhưng khi tổ chức đấu thầu, mở thầu thì lại lấy:

B = B1 (xây lắp) + B2, trong đó B2 là dự phòng = 10% B1 làm giá gói thầu để làm căn cứ so sánh với giá dự thầu. Tuy nhiên, B này lại không được ghi trong biên bản mở thầu.

+ Sau khi đánh giá các HSDT, chủ đầu tư và đơn vị tư vấn đề xuất đơn vị trúng thầu có giá gói thầu là:

C = C1 (xây lắp) + C2, trong đó C2 là dự phòng = 5% C1

- Vấn đề của em:
+ C < B, nhưng mà C1 > B1
+ Có một văn bản xử lý tình huống cá biệt của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi đơn vị cần tư vấn, trong đó trả lời: Giá trúng thầu và làm cơ sở để đàm phán hợp đồng là giá không có dự phòng
--> trong trường hợp này, giá trúng thầu vượt giá gói thầu hay chưa nhỉ???

Em có thể xử lý tình huống này như quy định tại điều 71 của NĐ 58 hay không? hay phải hủy bỏ KQĐT, tổ chức đấu thầu lại??? Các anh/chị giúp em gái với, cảm ơn các anh chị nhiều.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top