Tình huống trong đấu thầu về thư giảm giá và sự hợp lệ của HSDT

  • Khởi xướng giadutoan
  • Ngày gửi

malsoni810

<b>A.dmin Thanh tra Diễn đàn</b>
Tham gia
23/7/07
Bài viết
1.511
Điểm thành tích
113
Tuổi
40
Website
www.giaxaydung.vn
Em vấn không hiểu hết ý tôi nói. Tôi xin nói thêm vài ý nữa nhé:
1. Tôi hiểu đóng thầu xong không đồng nhất với xét thầu vì sau mở thầu mới đến việc xét thầu.
2. Khi đã xét thầu nhà thầu không được phép tiếp xúc với Bên mời thầu nên không có chuyện "chợt nhớ ra quên chưa ký và đống dấu" và xin Bên mời thầu mở niêm phong để bổ sung rồi niêm phong lại. Trong quá trình xét thầu chỉ có Bên mời thầu / Chủ đầu tư có khả năng chủ động đề nghị và cho phép nhà thầu ký và đóng dấu bổ sung vào thư giảm giá (đây là câu chuyện mình đang thảo luận liệu chủ đầu tư xử lý như thế thì có sai luật không).
3. Vấn đề tôi nói "hợp lệ" là nói đến khía cạnh thư giảm giá của nhà thầu đã được nộp trước thời điểm đóng thầu chứ không phải thư giảm giá được nộp sau thời điểm đóng thầu.
Em có thể trao đổi thêm cho rõ nhé. Tôi chỉ muốn thảo luận ở vấn đề là tình huống này nằm ngoài 14 tình huống của điều 70 NĐ 85 mà giả sử chủ đầu tư xử lý như thế thì có phạm luật (vi phạm nguyên tắc xử lý tình huống quy định trong Luật đấu thầu ở điều 70) không và nếu phạm luật thì phạm ở điểm nào thôi mà.

Khoản 3 điều 28 NĐ 85/2009/NĐ-CP

3. Mở thầu
a) Việc mở thầu được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu theo thời gian và địa điểm quy định trong hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của những người có mặt và không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu được mời. Bên mời thầu có thể mời đại diện của các cơ quan liên quan đến tham dự lễ mở thầu;
b) Bên mời thầu tiến hành mở lần lượt hồ sơ dự thầu của từng nhà thầu có tên trong danh sách mua hồ sơ mời thầu và nộp hồ sơ dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu. Trình tự mở thầu được thực hiện như sau:
- Kiểm tra niêm phong hồ sơ dự thầu;
- Mở, đọc và ghi vào biên bản mở thầu các thông tin chủ yếu sau đây:
+ Tên nhà thầu;
+ Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu;
+ Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu;
+ Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu và giảm giá (nếu có);

Theo quy định thì ở biên bản mở thầu phải ghi giá dự thầu và thư giảm giá ( nếu có ) của từng nhà thầu, thư giảm giá không có chữ ký thì đồng nghĩ với không có ( không hợp lệ )

Việc chủ đầu tư chủ động đề nghị và cho phép nhà thầu ký và đóng dấu bổ sung vào thư giảm giá thì theo em nó nằm ở điều 29 NĐ 85/2009/NĐ-CP cũng như điều 36 luật Đấu thầu

Điều 29. Đánh giá hồ sơ dự thầu
Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu khi có yêu cầu của bên mời thầu theo quy định tại Điều 36 của Luật Đấu thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu thiếu tài liệu như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, quyết định thành lập, chứng chỉ chuyên môn phù hợp và các tài liệu khác theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu bổ sung tài liệu nhằm chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu với điều kiện không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.

Điều 36. Làm rõ hồ sơ dự thầu

1. Nhà thầu không được thay đổi, bổ sung hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu.

2. Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu khi có yêu cầu của bên mời thầu. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu được thực hiện dưới hình thức trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp, nhưng phải bảo đảm không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu. Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu.

3. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu có hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ.

Theo em thì việc làm của Bên mời thầu / Chủ đầu tư đã vi phạm điều này là thay đổi giá dự thầu.
 

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
40
Khoản 3 điều 28 NĐ 85/2009/NĐ-CP



Theo quy định thì ở biên bản mở thầu phải ghi giá dự thầu và thư giảm giá ( nếu có ) của từng nhà thầu, thư giảm giá không có chữ ký thì đồng nghĩ với không có ( không hợp lệ )

Việc chủ đầu tư chủ động đề nghị và cho phép nhà thầu ký và đóng dấu bổ sung vào thư giảm giá thì theo em nó nằm ở điều 29 NĐ 85/2009/NĐ-CP cũng như điều 36 luật Đấu thầu





Theo em thì việc làm của Bên mời thầu / Chủ đầu tư đã vi phạm điều này là thay đổi giá dự thầu.

Em thấy vấn đề tranh luận đã rõ ràng. Em thấy ý kiến của Thầy Quang nêu ra, tất cả anh em mình đã hiểu ý Thầy rồi. Vừa rồi ý kiến của malsoni810 đã kết luận rõ từng thời điểm giúp ý kiến của Thầy Quang được rõ hơn. Như anh naat kết luận chắc như thế thì cuộc tranh luận đã ngã ngũ, em nghĩ bác gì ở Cục có văn bản theo hướng xử lý như đã tranh luận nữa thì sẽ tuyệt. Cảm ơn Thầy đã giúp chúng em có thể rõ hơn về Thư giảm giá.
 

poscoecvn275

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
23/7/11
Bài viết
33
Điểm thành tích
8
Các bác cho em hỏi tiếp! em nghĩ mãi nếu sau khi nộp thầu xong, rồi mở thầu do lỗi của bên mời thầu chẳng hạn quên không tìm kỹ thư giảm giá rồi khi đánh giá phát hiện ra mới thấy thì sao? Trong khi đó Người đi mở thầu của bên nhà thầu chỉ là người chứng kiến không biết thì sao? Trong biên bản mở đã ghi không có rồi thì tình huống này xử lý thế nào? Em thấy các bác chưa nghĩ đến vấn đề này
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Các bác cho em hỏi tiếp! em nghĩ mãi nếu sau khi nộp thầu xong, rồi mở thầu do lỗi của bên mời thầu chẳng hạn quên không tìm kỹ thư giảm giá rồi khi đánh giá phát hiện ra mới thấy thì sao? Trong khi đó Người đi mở thầu của bên nhà thầu chỉ là người chứng kiến không biết thì sao? Trong biên bản mở đã ghi không có rồi thì tình huống này xử lý thế nào? Em thấy các bác chưa nghĩ đến vấn đề này
Chả sao cả.
Thứ nhất: thư mời thầu nếu nộp cùng HSDT thì cũng phải kê mục Hồ sơ
THứ 2 nếu nộp riêng cũng phải báo cho bên mời thầu và việc này sẽ được ghi trong BB đóng thầu.
Nếu nhà thầu không kê mục hồ sơ, không báo cho bên mời thầu, không chứng kiến lễ mở thầu thì nếu bên mời thầu có không tìm thấy cũng là lỗi của nhà thầu.
Trường hợp kê mục, có thông báo với bên mời thầu thì chắc chắn bên mời thầu phải tìm, tìm không thấy sẽ có trách nhiệm thông tin với nhà thầu và việc này sẽ cũng ghi vào BB mở thầu.
Khi mở thầu thông thường sẽ có sự chứng kiến của nhiều bên nên việc này cũng đủ chứng minh sự công khai, minh bạch rồi
Còn về quy định thì xem thêm mục 20 thông tư 01/2010/TT-BKH
 
Last edited by a moderator:

lng_d

Thành viên có triển vọng
Tham gia
8/3/10
Bài viết
9
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
Ý kiến của chuyên gia về sự hợp lệ của thư giảm giá thiếu chữ ký của đại diện nhà thầu

Kính chào các quý vị.

Theo đề nghị cá nhân, chuyên gia đấu thầu Cục Đấu thầu - Bộ KH-ĐT có trả lời qua điện thoại cho tôi với nội dung như sau:
Tại Khoản 27 - Điều 4 - Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 có quy định: "Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu. Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm giá".

Thư giảm giá cũng là một bộ phận của Hồ sơ dự thầu.

Giá dự thầu được xác định và ghi trực tiếp trong biên bản mở thầu, tại lễ mở thầu.

Tại Mục 19 - Phần B - Chương I - Thông tư số 01/2010/TT-BKH ngày 06/01/2010 có quy định: "Đơn dự thầu, thư giảm giá (nếu có), các văn bản bổ sung, làm rõ HSDT, biểu giá và các biểu mẫu khác tại Chương IV yêu cầu đại diện hợp pháp của nhà thầu ký".

Thư giảm giá không ký bị coi là không hợp hợp lệ.

Sau thời điểm đóng thầu, một số tài liệu có thể được nộp bổ sung theo yêu cầu bằng văn bản của bên mời thầu với điều kiện không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.

Với các quy định như trên, sau thời điểm đóng thầu, bên mời thầu cho phép bổ sung chữ ký của đại diện hợp pháp của nhà thầu trong thư giảm giá là làm thay đổi giá dự thầu.

Thư giảm giá thiếu chữ ký của đại diện hợp pháp của nhà thầu không hợp lệ. Thư giảm giá này không được chấp nhận và không được xét trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu.

Biên bản mở thầu sẽ ghi: Có thư giảm giá, không có chữ ký và không hợp lệ.
Như vậy, quan điểm của cá nhân tôi đã sai ở tình huống trên.

Trân trọng thông báo để toàn thể các vị được biết.

Kính chúc các vị mạnh khỏe và hạnh phúc.
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Kính chào các quý vị.
Theo đề nghị cá nhân, chuyên gia đấu thầu Cục Đấu thầu - Bộ KH-ĐT có trả lời qua điện thoại cho tôi với nội dung như sau:
Như vậy, quan điểm của cá nhân tôi đã sai ở tình huống trên.
Trân trọng thông báo để toàn thể các vị được biết.
Kính chúc các vị mạnh khỏe và hạnh phúc.

Chào bạn Ing_d,
Tôi đã đọc bài viết của bạn về vấn đề này trên diễn đàn. Tôi ủng hộ quan điểm của bạn về vấn đề mà bạn đã trao đổi. Theo tôi nghĩ:
1. Các vấn đề chúng ta trao đổi là trên tinh thần khía cạnh khoa học của vấn đề trên cơ sở những quy định PL hiện hành có liên quan để (1) tìm ra cách xử lý các tình huống trong thực tiễn mà không sai PL và (2) phát hiện những khiếm khuyết của các quy định PL hiện hành nhằm giúp nhà nước chỉnh sửa / bổ sung cho đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và tính chính xác, chặt chẽ, ... chứ không nhằm xác định ai đúng, ai sai.
2. Tôi cho rằng ý kiến của một "chuyên gia" nào đó ở Cục đấu thầu đã trao đổi qua điện thoại với bạn cũng chỉ là ý kiến cá nhân để tham khảo chứ không phải qua ý kiến đó mà bạn nghĩ bạn đã sai trong tình huống đang trao đổi. Theo tôi bạn hãy giữ vững lập trường khoa học của mình vì tôi cho rằng đây là vấn đề mà PL chưa quy định chặt chẽ nên ý kiến của "chuyên gia" nào đó cũng chưa đủ sức thuyết phục đâu.
 

lng_d

Thành viên có triển vọng
Tham gia
8/3/10
Bài viết
9
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
Theo tôi bạn hãy giữ vững lập trường khoa học của mình vì tôi cho rằng đây là vấn đề mà PL chưa quy định chặt chẽ nên ý kiến của "chuyên gia" nào đó cũng chưa đủ sức thuyết phục đâu.
Cảm ơn thầy đã quan tâm.

Bài trên tôi viết trên cơ sở khách quan. Có một số nội dung, do trình bày bài viết dựa trên cơ sở văn chính luận nên không thể đưa vào.

Các tình huống tình huống mà khi bên mời thầu chấp nhận thư giảm giá không có chữ ký sẽ gây phức tạp hóa vấn đề:

1. Nhà thầu bị đổi thư giảm giá nếu không bảo đảm niêm phong. Ta không cần quan tâm ai đã đổi, chỉ biết là đã bị đổi, và thư giảm giá đổi sang là thư không có chữ ký của đại diện hợp pháp của nhà thầu.

2. Nhà thầu bị chính người đóng niêm phong hoặc nhân viên của nhà thầu đó (giả định do mâu thuẫn với phía Công ty) cho thêm 01 thư giảm giá không có chữ ký vào trong hộp dựng HSDT. Dẫn đến chào nhiều mức giá và giá có điều kiện nên bị loại.

Trong mọi trường hợp, thư giảm giá cần phải được chính đại diện theo pháp luật của nhà thầu ký. Nhằm khẳng định: Nhà thầu đã hiểu, đọc, xem xét và quyết định chính thức với giá dự thầu như vậy. Và cách trả lời của đồng nghiệp công tác trong lĩnh vực đấu thầu mà tôi tham khảo là hoàn toàn chính xác. Tôi hoàn toàn bị thuyết phục và chấp nhận mình đã sai trong tình huống trên.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Cảm ơn thầy đã quan tâm.

Bài trên tôi viết trên cơ sở khách quan. Có một số nội dung, do trình bày bài viết dựa trên cơ sở văn chính luận nên không thể đưa vào.

Các tình huống tình huống mà khi bên mời thầu chấp nhận thư giảm giá không có chữ ký sẽ gây phức tạp hóa vấn đề:

1. Nhà thầu bị đổi thư giảm giá nếu không bảo đảm niêm phong. Ta không cần quan tâm ai đã đổi, chỉ biết là đã bị đổi, và thư giảm giá đổi sang là thư không có chữ ký của đại diện hợp pháp của nhà thầu.

2. Nhà thầu bị chính người đóng niêm phong hoặc nhân viên của nhà thầu đó (giả định do mâu thuẫn với phía Công ty) cho thêm 01 thư giảm giá không có chữ ký vào trong hộp dựng HSDT. Dẫn đến chào nhiều mức giá và giá có điều kiện nên bị loại.

Trong mọi trường hợp, thư giảm giá cần phải được chính đại diện theo pháp luật của nhà thầu ký. Nhằm khẳng định: Nhà thầu đã hiểu, đọc, xem xét và quyết định chính thức với giá dự thầu như vậy. Và cách trả lời của đồng nghiệp công tác trong lĩnh vực đấu thầu mà tôi tham khảo là hoàn toàn chính xác. Tôi hoàn toàn bị thuyết phục và chấp nhận mình đã sai trong tình huống trên.
Tôi thực sự không thích hai giả thiết này vì nó mang lại sự phức tạp và có nhiều mâu thuẫn.
Cần suy nghĩ theo hướng ý muốn chủ quan của nhà thầu vì nhà thầu được coi là có đủ sự cẩn trọng cần thiết trong đấu thầu, mọi lỗi vô tình, bị chơi xấu đều khó chấp nhận.
Mặt khác, vai trò của CĐT, bên mời thầu trong đấu thầu đòi hỏi khách quan, công bằng, minh bạch (đã được ghi trong Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn). Vì vậy cần phải xét trên góc độ đánh giá khách quan của CĐT và bên mời thầu về việc có cho phép ký bổ sung thư giảm giá khi xét thầu:
- Đối chiếu với các quy định của Luật đấu thầu, việc ký bổ sung có được phép không hay có vi phạm không?
- Tác động của việc xử lý đối với các bên có quyền lợi liên quan (các nhà thầu khác)?
- Vai trò của bên thẩm định, CĐT và người quyết định đầu tư?
Tôi nghĩ các ví dụ tôi nêu khi cho phép ký bổ sung điều gì xảy ra là thích hợp hơn (Thầy Quang nói là phải tỉnh táo để xét xem có là mẹo mực không).
Các dẫn chứng cả về pháp lý tôi cũng nêu cả rồi và xin kết luận: nếu bổ sung chữ ký vào thư giảm giá khi đánh giá HSDT là ảnh hưởng tới tính công bằng, minh bạch và làm thay đổi giá dự thầu.
 

malsoni810

<b>A.dmin Thanh tra Diễn đàn</b>
Tham gia
23/7/07
Bài viết
1.511
Điểm thành tích
113
Tuổi
40
Website
www.giaxaydung.vn
Cảm ơn thầy đã quan tâm.

Bài trên tôi viết trên cơ sở khách quan. Có một số nội dung, do trình bày bài viết dựa trên cơ sở văn chính luận nên không thể đưa vào.

Các tình huống tình huống mà khi bên mời thầu chấp nhận thư giảm giá không có chữ ký sẽ gây phức tạp hóa vấn đề:

1. Nhà thầu bị đổi thư giảm giá nếu không bảo đảm niêm phong. Ta không cần quan tâm ai đã đổi, chỉ biết là đã bị đổi, và thư giảm giá đổi sang là thư không có chữ ký của đại diện hợp pháp của nhà thầu.

2. Nhà thầu bị chính người đóng niêm phong hoặc nhân viên của nhà thầu đó (giả định do mâu thuẫn với phía Công ty) cho thêm 01 thư giảm giá không có chữ ký vào trong hộp dựng HSDT. Dẫn đến chào nhiều mức giá và giá có điều kiện nên bị loại.

Trong mọi trường hợp, thư giảm giá cần phải được chính đại diện theo pháp luật của nhà thầu ký. Nhằm khẳng định: Nhà thầu đã hiểu, đọc, xem xét và quyết định chính thức với giá dự thầu như vậy. Và cách trả lời của đồng nghiệp công tác trong lĩnh vực đấu thầu mà tôi tham khảo là hoàn toàn chính xác. Tôi hoàn toàn bị thuyết phục và chấp nhận mình đã sai trong tình huống trên.

Hoàn toàn nhất trí với Chị về các nội dung này.

Theo em việc loại bỏ thư giảm giá không có chữ ký là việc làm hoàn toàn chính xác theo điều 36 luật Đấu thầu, điều 29 NĐ 85/2009/NĐ-CP cũng như Thông tư số 01/2010/TT-BKH. Ngoài ra đây cũng là cách bảo vệ nhà thầu trước 1 số tính huống bị " chơi xấu " như chị đã đề cập ở trên cũng như loại bỏ cách sử dụng thư giảm giá lập lờ trắng đen của nhà thầu.
Qua đây em cũng nghĩ rằng hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu phải quy định chi tiết về cách thức, tính hợp lệ của thư giảm giá vì đây là thành phần quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đấu thầu. Việc người bạn của Chị đang công tác ở Cục đấu thầu ( theo lời chị ) trả lời qua điện thoại thì cũng chỉ mang tính chất 1 lời tư vấn cá nhân mà thôi.

Xin cảm ơn Chị
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Bình luận
Điều 70. Xử lý tình huống trong đấu thầu
1. Việc xử lý tình huống trong đấu thầu phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a) Bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế;
b) Căn cứ kế hoạch đấu thầu được phê duyệt, nội dung của hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu của các nhà thầu tham gia đấu thầu;
c) Người có thẩm quyền là người quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Việc cho phép ký bổ sung thư giảm giá khi đánh giá HSDT có thể đạt được mục tiêu là hiệu quả kinh tế.
Tuy nhiên, nếu xét theo thứ tự quy định thì các nguyên tắc bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch được đặt lên trước.:((
Giảm giá trong đấu thầu là điều tốt cho chủ đầu tư, tuy nhiên nếu quá chú trọng việc giảm giá thì hậu quả cũng rất to lớn:
http://ktdt.com.vn/news/detail/3361...en-do-se-thay-the-ca-nha-thau-nuoc-ngoai.aspx
Tại Hội nghị, Bộ GTVT đã kiến nghị ADB (nhà tài trợ) xem xét, sửa đổi quy trình lựa chọn nhà thầu cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. ADB và các đơn vị tài trợ vốn cần có quy định cụ thể về giá sàn khi đấu thầu tránh tình trạng nhà thầu sau khi bỏ giá quá thấp không làm nổi hoặc thi công không bảo đảm chất lượng.
Tôi có suy nghĩ là trong tình huống đấu thầu có thư giảm giá chứng tỏ có tính cạnh tranh rất cao. Nếu là cuộc đấu thầu chỉ là hình thức, nhà thầu đã bao sân kín thì tình huống xuất hiện thư giảm giá là rất hiếm (không có), vì vậy cần thiết phải đảm bảo tính công bằng cho tất cả các nhà thầu.
 

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
40
Chào chị lng_d; chào anh naat, chào malsoni810!

Qua các ý kiến của Chị đã nêu em thấy không cần phức tạp hóa nguyên nhân để tìm ra vấn đề tại sao thư giảm giá không ký, không đóng dấu, nếu suy diễn ra như thế thì có thể nêu ra hàng chục nguyên nhân. Về mặt pháp lý bên mời thầu thấy rằng các vấn đề gì quan trọng thì phải ưu tiên hàng đầu như (thư giảm giá, bộ gốc, đơn dự thầu ....), việc đó thể hiện tính hợp lệ, sự minh bạch, sự công bằng và quan trọng hơn khi bên mời thầu không chấp nhận thư giảm giá chưa ký và đóng dấu thể hiện vai trò nhất quán của họ, làm đúng luật. Còn quan điểm của chị như bài đầu tiên "Tôi là chủ đầu tư: Tôi sẵn sàng cho phép nhà thầu ký bổ sung và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Mình làm đúng quan điểm, lãnh đạo Đảng sẽ không chê trách. Không khen thưởng, tôi còn kiện ngược lại ấy chứ!"
Đó là quan điểm của cá nhân Chị thôi, còn bạn Chị trên Cục đấu thầu đưa ra lời kết luận cũng là những ý kiến cá nhân dựa vào văn bản Luật mà Nhà nước đã ban hành để giúp Chị nhận ra quan điểm của mình thôi. Chị không có gì phải băn khoăn chị nhé. Thanks
 

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
Em post 4 cái tiên đề từ ngày 18-05-2012, ngoài bác naat phản biện và em đã trả lời, đến hôm nay không có ý kiến gì coi như chốt 4 tiên đề được không các bác? Không cần sửa đổi, bổ sung nội dung tiên đề hoặc bổ sung thêm tiên đề khác. Như vậy thứ tự ưu tiên để tranh luận 5 kết luận như sau

Ưu tiên 1 – Tiên đề

Ưu tiên 2 – Luật chuyên ngành

Ưu tiên 3 – Nghị định hướng dẫn luật chuyên ngành

Ưu tiên 4 – Thông tư hướng dẫn nghị định luật chuyên ngành

Ưu tiên 4 – Luật chung và các luật chuyên ngành khác

Tình huống đang thảo luận ở đây là giá dự thầu XHĐ không thấp nhất và thư giảm giá không ký làm giá dự thầu của XHĐ thấp nhất. Lại phải giả thiết thêm đương nhiên XHĐ sẽ ký thư nếu CĐT yêu cầu vì nếu không ký thì có gì để mà bàn.

Hiện tại tất cả đều thống nhất kết luận 2 thư giảm giá không ký là vi phạm luật đấu thầu. Tiếp theo là các kết luận 3, 4, 5 liên quan đến có phải cứ vi phạm là bất hợp lệ hay không, loại hay không loại thư giảm giá và thẩm quyền của công bộc đến đâu?

Tổng hợp lý do loại hoặc không loại của các bác như sau

cao van ha -
mình cũng suy luận thế này, nếu mà thư giảm giá đã không có chữ kí hợp lệ thì đương nhiên không có giá trị pháp lý.

Nguyenhuutrinh -
Trường hợp thư giảm giá không ký, dù là quên hay cố tình, sẽ yêu cầu nhà thầu ký bổ sung. Đương nhiên là việc ký này chỉ mang tính bổ sung pháp lý. @all: thay mặt Cục quản lý đấu thầu trả lời bà con.

CE114-04 -
Không được kí bổ sung luôn đâu anh Trình, vì điều này làm gây bất lợi cho những nhà thầu khác. Thư giảm giá này xem như không có giá trị.

Sau khi dẫn chứng các văn bản hiến pháp, pháp lệnh, nội quy... đề được ký thi bác CE114-04 viết thêm “9. Và cuối cùng khi nói đến cty thì người đại diện theo pháp luật kí tên và đóng dấu. Một lá thư giảm giá quyết định đến sự sống còn trong đấu thầu được nộp kèm theo hồ sơ thầu mà như 1 tờ giấy nháp-không giá trị-không chứng minh được ai là người quyết định giảm giá, ai là người đại diện theo PL thì sao có thể coi là hợp lệ”

naat -
Theo diễn giải của Luật đấu thầu (điều 4 và 28 NĐ 85) cũng như quy định trên (TT 01/2010-TT-BKH), thư giảm giá là thứ có thể có cũng được,không có cũng được. Nhưng đã có thì phải đúng



nếu bổ sung chữ ký vào thư giảm giá khi đánh giá HSDT là ảnh hưởng tới tính công bằng, minh bạch và làm thay đổi giá dự thầu.



Luật Việt Nam và trong tư duy ngôn ngữ có 2 loại khẳng định và phủ định. Khi đã khẳng định là phải làm-> đối ngược lại không làm->out (miễn bàn thêm). Quy định phải ký giống như biển báo cấm đi ngược chiều. Đi vào đương nhiên bị bắt.



Không có tình huống trong pháp luật mà có thể tồn tại trạng thái đúng hoặc sai. Đã quy định phải ký thì không thể nói không ký cũng được. Ngay kết luận 4 của bạn đã mâu thuẫn kết luận 2 rồi.

lng_d – Bên mời thầu có thể báo cáo chủ đầu tư nếu thấy cần thiết, vì do quy định chưa cụ thể” và “Tôi là chủ đầu tư: Tôi sẵn sàng cho phép nhà thầu ký bổ sung và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Bác lng_d đã thay đổi ý kiến (?) khi có ý kiến chuyên gia Cục.

Chuyên gia Cục – sau thời điểm đóng thầu, bên mời thầu cho phép bổ sung chữ ký của đại diện hợp pháp của nhà thầu trong thư giảm giá là làm thay đổi giá dự thầu. Thư giảm giá thiếu chữ ký của đại diện hợp pháp của nhà thầu không hợp lệ. Thư giảm giá này không được chấp nhận và không được xét trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu.

dinhdangquang – Trong quá trình xét thầu, Chủ đầu tư có thể cho phép nhà thầu thiếu chữ ký hoặc thiếu đóng dấu trong thư giảm giá đã nộp trước thời điểm đóng thầu (để làm rõ HSDT của nhà thầu) vì điều này thuộc thẩm quyền của chủ đầu tư và không vi phạm các nguyên tắc xử lý tình huống trong đấu thầu (trừ trường hợp HSMT quy định vấn đề hợp lệ của thư giảm giá là một trong những điều kiện tiên quyết).



Trong quá trình xét thầu chỉ có Bên mời thầu / Chủ đầu tư có khả năng chủ động đề nghị và cho phép nhà thầu ký và đóng dấu bổ sung vào thư giảm giá (đây là câu chuyện mình đang thảo luận liệu chủ đầu tư xử lý như thế thì có sai luật không).

doanquang.pham -
Việc thư giảm giá không được ký và đóng dấu thì thư giảm giá đó được xem là không hợp lệ và Chủ đầu tư không cho phép ký, đóng dấu sau khi mở thầu vì nó làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, thay đổi giá dự thầu.

tranhaiduongvc11 -
Nếu theo luật đấu thầu 61/2005 và nghị định 85/2009 thì chủ đầu tư mà đồng ý như thế thì theo em là trái luật.

malsoni810 -
Thư giảm giá là 1 bộ phận không tách của Hồ sơ dự thầu ( HSDT ) vì vậy việc cho phép ký bổ sung thư giảm giá sẽ làm thay đổi nội dụng cơ bản của HSDT từ không có thư giảm giá thành có thư giảm giá. Mặt khác, việc cho phép ký bổ sung thư giảm giá sẽ làm thay đổi giá dự thầu. Điều này đã vi phạm NĐ 85/2009/NĐ-CP



Sau khi đóng thầu thì y án hồ sơ và không được phép bổ sung thư giảm giá ( từ không hợp lệ thành hợp lệ ) vì sẽ làm thay đổi giá dự thầu.



“việc làm của Bên mời thầu / Chủ đầu tư đã vi phạm điều này là thay đổi giá dự thầu”. Điều luật viện dẫn điêu 29 NĐ 85 và điều 36 luật Đấu Thầu

xuanvuong123
- Thư giảm giá mà không có chữ ký của đại diện hợp pháp của Nhà thầu là không hợp lệ, không thể đề nghị bổ sung (mặc dù điều đó có thể có lợi cho Chủ đầu tư).


Các bác xem cho em copy và paste thế đúng hay sai?


Ngoài tình huống chưa thảo luận là giá của XHĐ thấp nhất nhưng có đính kèm thư giảm giá không ký thì một số bác đưa ra các tình huống phát sinh thêm như nhà thầu trình nhiều thư giảm giá không ký, thư giảm giá có chữ ký nhưng không đề mức giảm giá. Các tình huống này có thể liên quan đến “mẹo mực’ của nhà thầu, NT bi đổi thư giảm giá nếu không bảo đam niêm phong, NT bị chính người niêm phong hoặc nhân viên nhét thư giảm giá vào. Cái này em sẽ trao đổi tiếp với các bác trong phần hướng giải quyết. Đối với những dự án vốn tư nhân thì nhà thầu chơi kiểu gì cũng ok hết. Em làm một dự án mà đến khi mở thầu rồi, đi phỏng vấn NT mà nhà NT lúc đó còn chìa ra thư giảm giá. Welcome luôn.=D>=D>=D> Tất nhiên vẫn đảm bảo minh bạch và công bằng không thì CĐT gửi cho “love letter” ngay lập tức. Phần này em sẽ viết sau khi chuyên gia của Cục trả lời về kết luận 3, 4, 5.

Bác naat phản biện về kết luận 4 mà không nói gì đến kết luận 3. Bác naat và các bác khác có ý kiến chỉ đạo về kết luận 3 không?
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Đầu tiên phải thống nhất với bác các tiên đề, những điều hằng đúng mà không cần chứng minh.
[B]Tiên đề 1. Xã hội đen được làm tất cả những gì luật pháp không cấm.
Tiên đề 2. Công bộc ưu tú chỉ được làm những gì luật pháp cho phép.[/B]
Tiên đề 3. Tất cả những gì nhà thầu Xã Hội Đen nộp hợp lệ là hồ sơ đấu thầu. (Khái niệm nộp hợp lệ là nộp cùng 1 lúc, có niêm phong, trước thời điểm đóng thầu…..).
Tiên đề 4. Việt Nam là nước sử dụng luật thành văn, không sử dụng án lệ.
Dựa trên 4 tiên đề, và các điều luật hiện hành sẽ kết luận như sau

Kết luận 1. Căn cứ vào tiên đề 1, điều 19 TT 01/2010/TT-BKH, thư giảm giá chỉ cần ký, không cần đóng dấu.

Kết luận 2. Căn cứ vào điều điều 19 TT 01/2010/TT-BKH và kết luận 1, việc nhà thầu Xã Hội Đen không ký vào thư giảm giá là vi phạm luật đấu thầu.

Kết luận 3. Căn cứ vào tiên đề 3, điều 26 khoản 1.d và điều 19 khoản 1 TT 01/2010/TT-BKH, thư giảm giá không ký không bị coi là bất hợp lệ.
Kết luận 4. Căn cứ vào tiên đề 3, điều 26 khoản 2e và điều 11.1 thì thư giảm giá không ký không bị loại.
Kết luận 5. Căn cứ vào tiên đề 2, tiên đề 4, kết luận 3 và kết luận 4, công bộc ưu tú không được loại thư giảm giá không ký.
Hướng giải quyết
Tình huống đặt ra ở đây là giá dự thầu XHĐ không thấp nhất nhưng thư giảm giá làm cho giá XHĐ thấp nhất. Còn tình huống giá dự thầu XHĐ thấp nhất nhưng lại kèm thư giảm giá không ký nữa.
Bạn DLSS viết nhiều nhưng hay quên và nói thật về mặt lý luận là hoàn toàn sai.
THứ nhất, tiên đề 1 và 2 của bạn cũng chẳng đúng. Đúng và nếu được goi là tiên đề thì phải là : sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
Cái bạn gọi là tiên đề 3 thì thừa chữ hợp lệ, bạn cài cắm từ này vào không biết mục đích làm gì, đúng ra thì là:Tất cả những gì nhà thầu Xã Hội Đen nộp là hồ sơ dự thầu.
Cái kết luận 2 và 3 thì đá nhau vô cùng. Vi phạm luật đấu thầu mà không bị coi là bất hợp lệ thì gọi là gì?
Từ kết luận 2 thì suy ra kết luận 4, kết luận 5 là vô nghĩa. Đã vi phạm luật đấu thầu thì thừa đủ điều kiện vứt thư giảm giá không ký vào sọt rác, không loại thư giảm giá nhưng cũng chẳng phải lý do để cho ký bổ sung.
Còn tình huống welcome với thư giảm giá khi làm biên bản mở thầu, ký bổ sung thư giảm giá khi xét thầu, ghi giá trị giảm giá khi mở thầu, có vài 3 thư giảm giá,... đều là những tình huống đấu thầu theo Luật rừng, không phải Luật đấu thầu. Nếu bàn Luật rừng thì tôi sẽ so găng với bạn ở 1 đề tài khác. Còn nếu vẫn xử theo Luật đấu thầu thì đề nghị bạn chốt vấn đề luôn đi, câu giờ quá
 

malsoni810

<b>A.dmin Thanh tra Diễn đàn</b>
Tham gia
23/7/07
Bài viết
1.511
Điểm thành tích
113
Tuổi
40
Website
www.giaxaydung.vn
Tiên đề 1. Xã hội đen được làm tất cả những gì luật pháp không cấm.
Tiên đề 2. Công bộc ưu tú chỉ được làm những gì luật pháp cho phép.[/B]
Tiên đề 3. Tất cả những gì nhà thầu Xã Hội Đen nộp hợp lệ là hồ sơ đấu thầu. (Khái niệm nộp hợp lệ là nộp cùng 1 lúc, có niêm phong, trước thời điểm đóng thầu…..).
Tiên đề 4. Việt Nam là nước sử dụng luật thành văn, không sử dụng án lệ.
Dựa trên 4 tiên đề, và các điều luật hiện hành sẽ kết luận như sau

Kết luận 1. Căn cứ vào tiên đề 1, điều 19 TT 01/2010/TT-BKH, thư giảm giá chỉ cần ký, không cần đóng dấu.

Kết luận 2. Căn cứ vào điều điều 19 TT 01/2010/TT-BKH và kết luận 1, việc nhà thầu Xã Hội Đen không ký vào thư giảm giá là vi phạm luật đấu thầu.

Kết luận 3. Căn cứ vào tiên đề 3, điều 26 khoản 1.d và điều 19 khoản 1 TT 01/2010/TT-BKH, thư giảm giá không ký không bị coi là bất hợp lệ.
Kết luận 4. Căn cứ vào tiên đề 3, điều 26 khoản 2e và điều 11.1 thì thư giảm giá không ký không bị loại.
Kết luận 5. Căn cứ vào tiên đề 2, tiên đề 4, kết luận 3 và kết luận 4, công bộc ưu tú không được loại thư giảm giá không ký.
Hướng giải quyết
Tình huống đặt ra ở đây là giá dự thầu XHĐ không thấp nhất nhưng thư giảm giá làm cho giá XHĐ thấp nhất. Còn tình huống giá dự thầu XHĐ thấp nhất nhưng lại kèm thư giảm giá không ký nữa.

Nếu nói như bạn DLSS và vin vào TT 01/2010/TT-BKH thì nhà thầu xã hội Đen còn có nhiều cách để diễn mà vẫn không bị loại thư giảm giá, tôi ví dụ 2 cách:
1. Nộp 1 lúc 3 thư giảm giá ( 3 mức khác nhau ) có ký ( kết luận 1, 3, 4,5 ) hoặc không dấu hoặc chả cần ký nữa ( cả 5 kết luận )
2. Nộp 1 thư giảm giá có chữ ký nhưng không ghi mức giảm ( cả 5 kết luận ).
 

CE114-04

Thành viên cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
20/4/12
Bài viết
382
Điểm thành tích
28
Theo em:
Tiên đề 1. Xã hội đen được làm tất cả những gì luật pháp không cấm -> cái nào cấm thì xã hội đen không làm (Tốt)
Tiên đề 2. Công bộc ưu tú chỉ được làm những gì luật pháp cho phép. -> Tương tự tiền đề 1, sống và làm việc theo PL (Tốt)
Tiên đề 3. Tất cả những gì nhà thầu Xã Hội Đen nộp hợp lệ là hồ sơ đấu thầu. (Khái niệm nộp hợp lệ là nộp cùng 1 lúc, có niêm phong, trước thời điểm đóng thầu…..) (Tốt)
Tiên đề 4. Việt Nam là nước sử dụng luật thành văn, không sử dụng án lệ. (Tốt)
Cả 4 tiền đề đều làm theo PL (OK)
Dựa trên 4 tiên đề, và các điều luật hiện hành sẽ kết luận như sau

Kết luận 1. Căn cứ vào tiên đề 1, điều 19 TT 01/2010/TT-BKH, thư giảm giá chỉ cần ký, không cần đóng dấu.
Điều 19. Giải quyết tranh chấp
1. Chủ đầu tư và nhà thầu có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa hai bên thông qua thương lượng, hòa giải.
2. Nếu tranh chấp không thể giải quyết được bằng thương lượng, hòa giải trong thời gian quy định nêu tại ĐKCT kể từ ngày phát sinh tranh chấp thì bất kỳ bên nào cũng đều có thể yêu cầu đưa việc tranh chấp ra giải quyết theo cơ chế được xác định tại ĐKCT.
Mà thư giảm giá là qui định theo luật. Nhà thầu không làm theo qui định thì bên mầu thầu không chấp nhận. Tất cả phải sống và làm việc theo PL-> KL1 trái với 4 tiền đề. (Sai)
Kết luận 2. Căn cứ vào điều điều 19 TT 01/2010/TT-BKH và kết luận 1, việc nhà thầu Xã Hội Đen không ký vào thư giảm giá là vi phạm luật đấu thầu.
-> KL 2 sai theo KL1
Kết luận 3. Căn cứ vào tiên đề 3, điều 26 khoản 1.d và điều 19 khoản 1 TT 01/2010/TT-BKH, thư giảm giá không ký không bị coi là bất hợp lệ.
Điều 26. Bảo hành công trình
4. Trường hợp nhà thầu không khắc phục sai sót trong khoảng thời gian được chủ đầu tư quy định, chủ đầu tư có thể thuê tổ chức khác khắc phục sai sót, xác định chi phí khắc phục sai sót và nhà thầu sẽ phải hoàn trả khoản chi phí này.
Điều 19. Giải quyết tranh chấp
Cũng chả liên quan gì đến thư giảm giá! ->Sai
Kết luận 4. Căn cứ vào tiên đề 3, điều 26 khoản 2e và điều 11.1 thì thư giảm giá không ký không bị loại.
KL này cũng không liên quan gì đến thư giảm giá???
Kết luận 5. Căn cứ vào tiên đề 2, tiên đề 4, kết luận 3 và kết luận 4, công bộc ưu tú không được loại thư giảm giá không ký.
Không KL nào đúng thì sao thư giảm giá hợp lệ

P/s: Sao cái thông tư 01/2010-BKH chả có cái nào ăn nhằm vậy anh DLSS. Hay anh trích dẫn sai Thông tư nhỉ?
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Nếu nói như bạn DLSS và vin vào TT 01/2010/TT-BKH thì nhà thầu xã hội Đen còn có nhiều cách để diễn mà vẫn không bị loại thư giảm giá, tôi ví dụ 2 cách:
1. Nộp 1 lúc 3 thư giảm giá ( 3 mức khác nhau ) có ký ( kết luận 1, 3, 4,5 ) hoặc không dấu hoặc chả cần ký nữa ( cả 5 kết luận )
2. Nộp 1 thư giảm giá có chữ ký nhưng không ghi mức giảm ( cả 5 kết luận ).
Không nên nói hay làm theo ai cả, phải sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
Theo em:
Tiên đề 1. Xã hội đen được làm tất cả những gì luật pháp không cấm -> cái nào cấm thì xã hội đen không làm (Tốt)
Tiên đề 2. Công bộc ưu tú chỉ được làm những gì luật pháp cho phép. -> Tương tự tiền đề 1, sống và làm việc theo PL (Tốt)
Tiên đề 3. Tất cả những gì nhà thầu Xã Hội Đen nộp hợp lệ là hồ sơ đấu thầu. (Khái niệm nộp hợp lệ là nộp cùng 1 lúc, có niêm phong, trước thời điểm đóng thầu…..) (Tốt)
Tiên đề 4. Việt Nam là nước sử dụng luật thành văn, không sử dụng án lệ. (Tốt)
Cả 4 tiền đề đều làm theo PL (OK)
Dựa trên 4 tiên đề, và các điều luật hiện hành sẽ kết luận như sau

Kết luận 1. Căn cứ vào tiên đề 1, điều 19 TT 01/2010/TT-BKH, thư giảm giá chỉ cần ký, không cần đóng dấu.

Mà thư giảm giá là qui định theo luật. Nhà thầu không làm theo qui định thì bên mầu thầu không chấp nhận. Tất cả phải sống và làm việc theo PL-> KL1 trái với 4 tiền đề. (Sai)
Kết luận 2. Căn cứ vào điều điều 19 TT 01/2010/TT-BKH và kết luận 1, việc nhà thầu Xã Hội Đen không ký vào thư giảm giá là vi phạm luật đấu thầu.
-> KL 2 sai theo KL1
Kết luận 3. Căn cứ vào tiên đề 3, điều 26 khoản 1.d và điều 19 khoản 1 TT 01/2010/TT-BKH, thư giảm giá không ký không bị coi là bất hợp lệ.

Cũng chả liên quan gì đến thư giảm giá! ->Sai
Kết luận 4. Căn cứ vào tiên đề 3, điều 26 khoản 2e và điều 11.1 thì thư giảm giá không ký không bị loại.
KL này cũng không liên quan gì đến thư giảm giá???
Kết luận 5. Căn cứ vào tiên đề 2, tiên đề 4, kết luận 3 và kết luận 4, công bộc ưu tú không được loại thư giảm giá không ký.
Không KL nào đúng thì sao thư giảm giá hợp lệ

P/s: Sao cái thông tư 01/2010-BKH chả có cái nào ăn nhằm vậy anh DLSS. Hay anh trích dẫn sai Thông tư nhỉ?
Về Luật pháp Việt Nam thì được thực hiện theo 2 cách:
1. Cho phép thực hiện: có hướng dẫn hoặc các điều kiện đi kèm, làm sai hướng dẫn hoặc không theo các điều kiện đều là vi phạm.
2. Cấm: không cho phép vi phạm, được phép làm những gì không cấm.
Luật pháp là quy định chung, không phân biệt nên không thể phân là XHĐ hay công bộc.
Mặt khác: Tuy rằng nhiều khi nói Luật không cấm thì được làm nhưng đó mới chỉ là nửa sự thật, còn phải cần tôn trọng sự thật khách quan nữa
Cái trích dẫn pháp lý của bạn không áp dụng được với kết luận 1, phải xem lại vì điều kiện áp dụng của điều khoản này khi đã ký hợp đồng, đây là bước tiền hợp đồng nên không thể áp dụng, chỉ khi nào hợp đồng ký kết thì các thỏa thuận trước đó mới có hiệu lực.
Chỉ lưu ý ở kết luận 1: thư giảm giá chỉ cần ký, không cần đóng dấu là không hoàn toàn đúng, vì ở đâu đó vẫn còn tư duy phải đóng dấu nên vẫn cần yêu cầu nhà thầu đóng dấu bổ sung nếu ký mà quên đóng dấu để thủ tục hành chính trọn vẹn.
Tương tự, kết luận 2 cũng không sai, có rất nhiều ý kiến và quy định được đưa ra để chứng minh rồi.
Cái kết luận 3 cũng cần làm rõ: thư giảm giá không ký thì cái gì không bị loại? thư giảm giá không loại hay HSDT không loại?
Tuy nhiên, nếu kết luận 2 đúng thì các kết luận còn lại liệu còn tồn tại?
P/s: Có lẽ nên chờ thêm bạn DLSS chốt lại, mọi người ý kiến nhiều quá thì bạn ấy không kịp theo dõi đâu
 
Last edited by a moderator:

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm thành tích
43
E thấy chủ đề này tương tự như tình huống Thư giảm giá gửi bằng fax sau:
Thư giảm giá bằng bản fax
Tình huống:
Công ty A tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước gói thầu xây lắp theo Luật Đấu thầu. Thời gian bán HSMT từ 20/7/2008 đến trước thời điểm đóng thầu là 9h ngày 8/8/2008.
Nhà thầu B tham gia gói thầu trên và nộp HSDT cho bên mời thầu vào ngày 6/8/2008. Tuy nhiên, vào ngày 7/8/2008, nhà thầu B đã fax cho bên mời thầu Thư giảm giá của nhà thầu với nội dung là giảm 2% giá gói thầu cho bên mời thầu.
Tại buổi lễ mở thầu, bên mời thầu đã công bố bản fax thư giảm giá của nhà thầu B và đồng thời yêu cầu nhà thầu B phải cung cấp bản chính của Thư giảm giá sau 24h nữa, nếu nhà thuầ B không đáp ứng thì Thư giảm giá của nhà thầu coi như là không hợp lệ.
Hỏi:
Bên mời thầu đã xử lý đúng tình huống trên chưa?
Trả lời:
- Theo định nghĩa tại khoản 27, Điều 4, Luật đấu thầu về giá gói thầu thì:
“Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu. Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm giá.”
Như vậy, thư giảm giá có liên quan đến giá gói thầu và là 1 nội dung rất quan trọng của HSDT. Việc nhà thầu chỉ nộp bản fax thư giảm giá cho bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu là không hợp lệ. Thư giảm giá này chỉ hợp lệ khi được người đại diện theo pháp luật của nhà thầu ký tên, đóng dấu và gửi cho bên nhà thầu bằng bản chính trước thời điểm đóng thầu.
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 1, Điều 36, Luật Đấu thầu thì Nhà thầu không được thay đổi, bổ sung hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu. Như vậy Bên mời thầu đã xử lý sai trong tình huống trên khi cho phép nhà thầu nộp bản chính thư giảm giá sau 24h kể từ thời điểm đóng thầu.
Hoàn toàn tương tự, giải quyết cho tình huống thư giảm giá không có chữ ký
Khoản 1, Điều 36, Luật Đấu thầu:
Thư giảm giá là không hợp lệ và Bên mời thầu không được phép cho nhà thầu bổ sung hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu.
 

nguyendinhthind

Thành viên mới
Tham gia
3/8/09
Bài viết
4
Điểm thành tích
3
Cho mình hỏi thế này nhé:

Trong hồ sơ dự thầu, nhà thầu nộp có khai nộp thư giảm giá nhưng ko nêu rõ là có 2 thư giảm giá, và trong túi hồ sơ có 2 thư giảm giá. Vậy trường hợp này xử lý thế nào.
 

DDPHUONG23

Thành viên mới
Tham gia
5/7/08
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Cho mình hỏi thế này nhé:

Trong hồ sơ dự thầu, nhà thầu nộp có khai nộp thư giảm giá nhưng ko nêu rõ là có 2 thư giảm giá, và trong túi hồ sơ có 2 thư giảm giá. Vậy trường hợp này xử lý thế nào.

Trường hợp này là gian lận trong đấu thầu: Chào thầu bằng nhiều mức giá.
 

ngocson15a3

Thành viên năng động
Tham gia
5/7/08
Bài viết
50
Điểm thành tích
6
Tuổi
41
Tôi xin nêu tình huống, mong các anh chị giúp đỡ.
Trong HSMT Gói thầu xây lắp công trình đường giao thông A được phê duyệt tại thời điểm 8/2014 nêu rõ:
1. Nhà thầu phải có hợp đồng nguyên tắc với 01 đơn vị cung cấp Bê tông nhựa hoặc chứng minh bằng dây truyền công nghệ sản xuất (nếu tự sản xuất) đảm bảo chất lượng và yêu cầu kỹ thuật.
2. Nếu sửa lỗi mà tổng giá trị tuyệt đối lớn hơn 10% sẽ bị loại.
Trong HSDT của nhà thầu:
- Đơn dự thầu ghi giá dự thầu là 60.000.000 (bằng chữ: Sáu mươi tỷ đồng) - có sự sai khác giữa con số và bằng chữ (Biểu giá trị tổng hợp của nhà thầu là sáu mươi tỷ)
- Nhà thầu có cung cấp hợp đồng nguyên tắc với 01 đơn vị sản xuất BTN (nhưng cách địa điểm xây dựng công trình 200Km).
- Giá dự thầu của Bê tông nhựa 1.100.000 đồng trên tấn (trong khi giá tại khu vực theo báo giá là 1.600.000 đồng/ tấn?
XIn hỏi:
1. HSMT nêu tiêu chí "Nếu sửa lỗi mà tổng giá trị tuyệt đối lớn hơn 10% sẽ bị loại" có trái với Luật đấu thầu số 43 và Nghị định 63 hay không?
2. Đơn dự thầu của nhà thầu có được coi là không hợp lệ không (HSMT theo mẫu của Bộ KH tại TT số 01/2010)?
3. Bên mời thầu có cần yêu cầu nhà thầu làm rõ việc hợp đồng nguyên tắc với 01 đơn vị sản xuất BTN hay không? hay mặc nhiên hợp đồng nguyên tắc đó không đảm bảo?
4. Giá BTN nhà thầu đề xuất như vậy có phải là bất thưởng không? có cần làm văn bản làm rõ không?
Mong các a chị giúp đỡ.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top