tranhaiduongvc11
Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
- Tham gia
- 23/9/10
- Bài viết
- 685
- Điểm thành tích
- 43
- Tuổi
- 40
Trước hết, cho tôi giới thiệu: tôi đã từng làm Trưởng ban dự án và giờ đang công tác trong lĩnh vực quản lý nhà nước, không hiểu sâu lắm về các quy định pháp luật về đấu thầu ở thời điểm hiện tại. Nhưng thấy có một số ý kiến sai quan điểm nên tôi đưa ra ý kiến cá nhân, cũng là quan điểm chung của người soạn Luật ở bài viết này.
Chúng ta nên nhìn nhận mọi vấn đề ở góc độ khách quan, công bằng, thực tế và đúng luật.
Ai cũng hiểu: Đấu thầu là một cuộc đấu súng sinh tử. Và lỗi thì bỏ. Nhưng hãy xem có lỗi hay không?
Hãy nhìn ở bản chất của vấn đề: Nhà thầu trước thời điểm đóng thầu luôn phải kêu lên: À, tôi có nộp thư giảm giá đấy. Nếu không biết kêu, thì phải kê trong mục lục của HSDT là nội dung có thư giảm giá. Quy định là vậy, không bàn thêm nhé. Vậy là họ có thư giảm giá. Còn chưa ký, có hợp lệ hay không? Có loại bỏ hồ sơ dự thầu hay không?
Về quy định của pháp luật về thư giảm giá và tính hợp lệ của nó: Không ký đương nhiên là không hợp lệ, nhưng không phải là cơ sở loại bỏ hồ sơ dự thầu. Đã không phải là cơ sở loại bỏ thì cớ gì không xét đến giá dự thầu? (trừ khi là bên mời thầu xét thầu theo thang điểm kỹ thuật trước, xét giá sau và nhà thầu bị loại ở bước xét năng lực, kỹ thuật)
Các vị nên nhớ 01 điều: thời điểm trước (ngay từ Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008) nhiều tỉnh áp dụng Nghị định và hiểu: thiếu đăng ký kinh doanh trong HSDT cũng loại bỏ, nhiều tỉnh làm như vậy vì quy nhà thầu vào tội: "Không bảo đảm điều kiện năng lực theo quy định của Luật Xây dựng". Nhiều ông lớn đã bị rụng như sung vì lỗi ngớ ngẩn này. Chúng ta hãy xem lại mấy bài của Lestrong, một chuyên gia đấu thầu trên diễn đàn, có bình luận như vậy từ năm 2009, 2010. Đây là cách hiểu máy móc, tiêu cực, sai nguyên tắc và làm thiệt hại to lớn đến sự phát triển của Quốc gia. Chính vì những lỗi sơ đẳng ấy mà chỉ 1 năm sau, Chính phủ đã phải ra Nghị định mới thay thế (Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009) để tránh những lầm lỗi trên.
Đến giờ, một loạt thành viên có chuyên môn giỏi (naat, tranhaiduongvc11 v.v...) cũng hiểu tương tự. Tôi tin rằng: nếu Nghị định 85/2009/NĐ-CP được sửa đổi hoặc thay thế, chắc chắn sẽ cụ thể hóa vấn đề này và theo hướng tích cực hơn.
1. Kiện ai? Kiện gì? Lý do kiện? Thư giảm giá chưa hợp lệ chứ có phải chào nhiều mức giá hay loạn giá đâu mà kiện?
2. Bên mời thầu có thể báo cáo chủ đầu tư nếu thấy cần thiết, vì do quy định chưa cụ thể. Còn nếu nhà thầu không chịu ký bổ sung thì loại bỏ hồ sơ dự thầu với lý do: Chào nhiều mức giá, giá có điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư. Có gì khó khăn mà phải thắc mắc đâu nhỉ?
Tôi thẳng thắn vào vấn đề nhé: Bạn là người có chuyên môn tốt nhưng lại có cách hiểu sai ở bài viết này. Chủ đầu tư sao lại không cần nhà thầu ký bổ sung, quy định không ký là không hợp lệ cơ mà? Mà không hợp lệ thì bổ sung thành hợp lệ. Còn đương nhiên là biên bản mở thầu phải ghi lại tất cả các nội dung của cuộc mở thầu. Càng kỹ - Càng tốt!
Tôi là chủ đầu tư: Tôi sẵn sàng cho phép nhà thầu ký bổ sung và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Mình làm đúng quan điểm, lãnh đạo Đảng sẽ không chê trách. Không khen thưởng, tôi còn kiện ngược lại ấy chứ!
@dinhdangquang: Bạn là giảng viên à? Tôi đọc một số bài viết của bạn, thấy bạn có chuyên môn rất giỏi.
Chào Lng_d!
Tôi xin cảm ơn bạn đã có câu trả lời và phân tích sắc bén. Nhưng câu trả lời và nhận xét của bạn chưa thể thuyết phục tôi, bởi các lý do sau:
- Thứ nhất: bạn đã đọc bài viết của tôi nhưng anh cũng biết rằng tôi hỏi trước chứ có phải tôi trả lời luôn đâu mà bạn bảo tôi có cách hiểu sai. Nếu tôi nói tôi hiểu như thế thì tôi phải khẳng định chứ tôi không bao giờ hỏi các bạn vì thế bạn hãy đọc kỹ lại câu hỏi này của tôi;
- Thứ 2: Bạn xem tiếp sau câu tôi hỏi, là câu trả lời và tôi khẳng định quan điểm của mình, có nghĩa là tôi đã hiểu "Nếu theo luật đấu thầu 61/2005 và nghị định 85/2009 thì chủ đầu tư mà đồng ý như thế thì theo em là trái luật"
- Thứ ba: Có ghi vào biên bản mở thầu hay không? Tôi đã hỏi câu này, Bạn cũng đã hiểu rằng trong nhiều gói thầu, khi mở thầu bên mời thầu rất cứng rắn, nếu nhà thầu mà không đóng dấu và ký tên vào thư giảm giá thì chắc chắn không bao giờ họ ghi vào biên bản mở thầu (có nghĩa là loại thư giảm giá hoặc loại nhà thầu ngay lập tức).
- Thứ tư: Tình huống này đưa ra thảo luận không có trong 14 tình huống của điều 70 nghị định 85/2009. Vì vậy khi gặp trường hợp nhứ thế có rất nhiều bên mời thầu phải xin ý kiến chủ đầu tư, đâu có ai dám loại, đâu có ai dám bắt bẻ. Nếu cứ theo luật mà chiếu để minh bạch trong đấu thầu thì tốt quá còn gì nhưng anh làm cơ quan nhà nước cũng thừa hiểu rằng nhiều nhà thầu có quan hệ quá thân thiết với chủ đầu tư, nhiều lúc hoãn binh xin ý kiến là thượng sách. Vì vậy luật là thùng thuốc súng nhưng mối quan hệ là thủy triều có thể nhấn chìm thùng thuốc súng.
Tôi xin cảm ơn Bạn đã giúp anh em rõ được cách hiểu thế nào là người có chuyên môn giỏi và am hiểu trong đấu thầu như bạn, nhưng cái sai của tôi theo cách phán xét của bạn có đáng không? Tôi cũng xin khẳng định tôi rất kém về đấu thầu bạn ạ. Còn học hỏi ở các Bạn nhiều.
Xin cảm ơn Bạn.
Last edited by a moderator: