Tình huống trong đấu thầu về thư giảm giá và sự hợp lệ của HSDT

  • Khởi xướng giadutoan
  • Ngày gửi

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Ở mục 2 ý kiến của thầy thì theo em không phù hợp. Thầy đã đọc và cho ý kiến về 1 tình huống mở thầu do Hunter225 nêu.
Nếu tại thời điểm mở thầu mà ký bổ sung thư giảm giá thì không khác với việc tại lúc mở thầu nộp thêm thư giảm giá.

Tôi nghĩ hơi khác, xin mạnh dạn trao đổi:
1. Nộp thư giảm giá trước thời điểm đóng thầu và nộp thư giảm giá "tại lúc mở thầu" (tức là sau thời điểm đóng thầu) là hoàn toàn khác nhau. Trong đó, nộp trước thời điểm đóng thầu là hợp pháp.
2. Yêu cầu nhà thầu ký và đóng dấu "bổ sung" vào thư giảm giá đã nộp không tiến hành tại thời điểm mở thầu mà khi xét thầu (sau thời điểm mở thầu) Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu bổ sung thì có thể chấp nhận được vì pháp luật cho phép bổ sung nhưng không làm thay đổi nội dung HSDT hay thay đổi giá gói thầu.
--> Không thể đánh đồng 2 trường hợp được (đoạn bôi đỏ) theo tôi nghĩ.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Tôi nghĩ hơi khác, xin mạnh dạn trao đổi:
1. Nộp thư giảm giá trước thời điểm đóng thầu và nộp thư giảm giá "tại lúc mở thầu" (tức là sau thời điểm đóng thầu) là hoàn toàn khác nhau. Trong đó, nộp trước thời điểm đóng thầu là hợp pháp.
2. Yêu cầu nhà thầu ký và đóng dấu "bổ sung" vào thư giảm giá đã nộp không tiến hành tại thời điểm mở thầu mà khi xét thầu (sau thời điểm mở thầu) Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu bổ sung thì có thể chấp nhận được vì pháp luật cho phép bổ sung nhưng không làm thay đổi nội dung HSDT hay thay đổi giá gói thầu.
--> Không thể đánh đồng 2 trường hợp được (đoạn bôi đỏ) theo tôi nghĩ.
việc cho phép nhà thầu ký bổ sung theo em vẫn không được vì làm thay đổi giá gói thầu như em đã trích dẫn luật đấu thầu ở trên
27. Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu. Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm giá.
Đồng ý với thầy là thư giảm giá phải nộp trước thời điểm đóng thầu.
Tuy nhiên, sự hợp lệ của thư giảm giá là điểm đáng bàn:
Như trường hợp em nêu: Trong HSDT của XHĐ có thư giảm giá, ký tá đang hoàng, đóng dấu cồm cộp, chỉ không ghi giá trị giảm giá. (Tôi không tìm thấy quy định nói thư giảm giá phải ghi giá trị giảm giá chỉ yêu cầu ghi nội dung và cách thức giảm giá)
Khi mở thầu, đang ghi biên bản thì XHĐ đề nghị ghi bổ sung giá trị giảm giá, giá trị này làm cho giá dự thầu của XHĐ chỉ bằng nửa giá dự thầu của nhà thầu đang thấp nhất.

Gửi DLSS: Có lẽ ta đã thống nhất một nội dung:
Kết luận 2. Căn cứ vào điều điều 19 TT 01/2010/TT-BKH và kết luận 1, việc nhà thầu Xã Hội Đen không ký vào thư giảm giá là vi phạm luật đấu thầu.
Vậy chỉ còn vấn đề xử lý vi phạm thế nào?
Còn về Thư giảm giá và HSDT, một lần nữa xin bạn hãy trích dẫn đầy đủ ý của tôi, đừng bỏ chữ nào vì nó sẽ làm thay đổi nội dung.
Thứ nhất, về thư giảm giá có phải 1 bộ phận không thể tách rời của HSDT không: Thư giảm giá không phải 1 bộ phận không thể tách rời của HSDT
...
3. Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì có thể nộp cùng HSDT hoặc nộp riêng song phải bảo đảm bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu.
Như vậy, ít nhất thư giảm giá có thể tách rời về mặt vật lý.
Theo diễn giải của Luật đấu thầu cũng như quy định trên, thư giảm giá là thứ có thể có cũng được,không có cũng được. Nhưng đã có thì phải đúng
Tôi nói thư giảm giá không phải 1 bộ phận không thể tách rời của HSDT chứ không nói thư giảm giá không phải 1 bộ phận của HSDT.
Tiên đê 3 là tất cả những gì nhà thầu nộp sẽ được coi là hồ sơ dự thầu (HSDT). HSDT đó có hợp lệ hay không, hợp lệ một phần hay không hợp lệ toàn bộ là bước tiếp theo nằm trong phần kết luận.

Tiên đề 3 đã được khẳng định trong điều 4.25, luật Đấu Thầu: "Hồ sơ dự thầu là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và được nộp cho bên mời thầu theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu".

Vụ tiên đề chốt ở đây được rồi nhỉ. Bây giờ bàn tiếp sang "American Dream" của bác naat về cái tình huống đường một chiều mà bác mơ rằng ở Việt Nam chỉ có out. Tuy nhiên ở Việt mình khi 1 điều khoản gì đó vi phạm pháp luật thì

- Vô hiệu hoàn toàn
- Vô hiệu một phần
- Hòa cả làng, nghĩa là không vô hiệu, cả điều khoản và cả luật thấy vẫn ok.

Em đi ăn trưa, post bài hầu bác sau.
Như vậy điều trích dẫn luật đấu thầu của bạn và ý kiến của tôi không hề mâu thuẫn, mặt khác bạn bỏ mất 2 chữ trong tiên đề 3 (cũ) của bạn là 2 chữ hợp lệ.
Điều tôi muốn nói khi khẳng định Thư giảm giá không phải 1 bộ phận không thể tách rời của HSDT. theo diễn giải của Luật đấu thầu Hồ sơ dự thầu là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập [/B][/U]theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và được nộp cho bên mời thầu theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu chỉ nói lên 1 điều HSDT bao gồm nhưng không bắt buộc phải có thư giảm giá. Bởi như thông tư của Bộ KH: 3. Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì có thể nộp cùng HSDT hoặc nộp riêng song phải bảo đảm bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu.
Từ quy định Bộ Kế hoạch cho thấy tồn tại 2 HSDT của nhà thầu, một là HSDT bao gồm cả thư giảm giá và một HSDT khi chưa bao gồm thư giảm giá.
Để có thể ok được (hòa cả làng), phải làm sao qua được vấn đề bổ sung thư giảm giá không hợp lệ có làm thay đổi giá dự thầu không?
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
việc cho phép nhà thầu ký bổ sung theo em vẫn không được vì làm thay đổi giá gói thầu như em đã trích dẫn luật đấu thầu ở trên
27. Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu. Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm giá.
Đồng ý với thầy là thư giảm giá phải nộp trước thời điểm đóng thầu.
Tuy nhiên, sự hợp lệ của thư giảm giá là điểm đáng bàn:
Như trường hợp em nêu: Trong HSDT của XHĐ có thư giảm giá, ký tá đang hoàng, đóng dấu cồm cộp, chỉ không ghi giá trị giảm giá. (Tôi không tìm thấy quy định nói thư giảm giá phải ghi giá trị giảm giá chỉ yêu cầu ghi nội dung và cách thức giảm giá)
Khi mở thầu, đang ghi biên bản thì XHĐ đề nghị ghi bổ sung giá trị giảm giá, giá trị này làm cho giá dự thầu của XHĐ chỉ bằng nửa giá dự thầu của nhà thầu đang thấp nhất.

...
Để có thể ok được (hòa cả làng), phải làm sao qua được vấn đề bổ sung thư giảm giá không hợp lệ có làm thay đổi giá dự thầu không?

Tôi nghĩ:
1. Tình huống em nêu (đoạn tôi bôi đỏ) không thể đồng nhất (hoặc coi là tương tự) với tình huống chúng ta đang thảo luận. Lập luận của tôi thông qua ví dụ giả định sau:
+ Tình huống em nêu: Có thư giảm giá nộp trước thời điểm đóng thầu, có chữ ký và đóng dấu nhưng thư giảm giá không ghi giá trị giảm giá --> XHĐ (trong lễ mở thầu) đề nghị được bổ sung "giá trị giảm giá. Theo tôi, trường hợp này Bên mời thầu nếu cho phép XHĐ bổ sung giá trị giảm giá thì sai luật việc bổ sung này sẽ làm thay đổi giá dự thầu (giá sau giảm giá.
--> Giả sử giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu của XHĐ là 1000, thư giảm giá (đầy đủ thủ tục hành chính chữ ký và dấu) không ghi "giá trị giảm giá (được hiểu là giá trị giảm giá = 0) thì Giá dự thầu của XHĐ là 1000 - 0 = 1000
--> Nếu đề nghị bổ sung giá trị giảm giá là 500 được Bên mời thầu chấp thuận tại lễ mở thầu thì Giá dự thầu của XHĐ là 1000 - 500 = 500, nghĩa là nếu cho "bổ sung" thì sẽ làm thay đổi giá dự thầu.
+ Tình huống chúng ta đang thảo luận: Có thư giảm giá nộp trước thời điểm đóng thầu, trong thư giảm giá ghi đầy đủ kể cả giá trị giảm giá chỉ thiếu thủ tục "hành chính" là chưa có chữ ký và đóng dấu:
--> Giả sử trong tình huống này: Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu là 1000, giá trij giảm giá ghi trong thư giảm giá là 100 (nghĩa là 10%) mà thư giảm giá có đầy đủ chữ ký và dấu thì Giá dự thầu của nhà thầu là 1000 - 100 = 900.
--> Thực tế thư giảm giá thiếu chữ ký và dấu và nếu Bên mời thầu cho phép bổ sung chữ ký và dấu cho đủ thủ tục hành chính thì Giá dự thầu của nhà thầu vẫn là 1000 - 100 = 900, nghĩa là không làm thay đổi giá dự thầu.

2. Tôi không hiểu nghĩa chữ "hoà cả làng"?
 
Last edited by a moderator:

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Tôi nghĩ:
1. Tình huống em nêu (đoạn tôi bôi đỏ) không thể đồng nhất (hoặc coi là tương tự) với tình huống chúng ta đang thảo luận. Lập luận của tôi thông qua ví dụ giả định sau:
+ Tình huống em nêu: Có thư giảm giá nộp trước thời điểm đóng thầu, có chữ ký và đóng dấu nhưng thư giảm giá không ghi giá trị giảm giá --> XHĐ (trong lễ mở thầu) đề nghị được bổ sung "giá trị giảm giá. Theo tôi, trường hợp này Bên mời thầu nếu cho phép XHĐ bổ sung giá trị giảm giá thì sai luật việc bổ sung này sẽ làm thay đổi giá dự thầu (giá sau giảm giá.
--> Giả sử giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu của XHĐ là 1000, thư giảm giá (đầy đủ thủ tục hành chính chữ ký và dấu) không ghi "giá trị giảm giá (được hiểu là giá trị giảm giá = 0) thì Giá dự thầu của XHĐ là 1000 - 0 = 1000
--> Nếu đề nghị bổ sung giá trị giảm giá là 500 được Bên mời thầu chấp thuận tại lễ mở thầu thì Giá dự thầu của XHĐ là 1000 - 500 = 500, nghĩa là nếu cho "bổ sung" thì sẽ làm thay đổi giá dự thầu.
+ Tình huống chúng ta đang thảo luận: Có thư giảm giá nộp trước thời điểm đóng thầu, trong thư giảm giá ghi đầy đủ kể cả giá trị giảm giá chỉ thiếu thủ tục "hành chính" là chưa có chữ ký và đóng dấu:
--> Giả sử trong tình huống này: Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu là 1000, giá trij giảm giá ghi trong thư giảm giá là 100 (nghĩa là 10%) mà thư giảm giá có đầy đủ chữ ký và dấu thì Giá dự thầu của nhà thầu là 1000 - 100 = 900.
--> Thực tế thư giảm giá thiếu chữ ký và dấu và nếu Bên mời thầu cho phép bổ sung chữ ký và dấu cho đủ thủ tục hành chính thì Giá dự thầu của nhà thầu vẫn là 1000 - 100 = 900, nghĩa là không làm thay đổi giá dự thầu.

2. Tôi không hiểu nghĩa chữ "hoà cả làng"?
Khi thư giảm giá chưa hợp lệ (chưa ký) thì giá dự thầu chưa được hiểu là 1000-100=900 đâu ạ. Vì nguyên tắc chỉ đánh giá giá dự thầu khi hợp lệ.
Việc làm rõ hồ sơ dự thầu được thực hiện dưới hình thức trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp, nhưng phải bảo đảm không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.
Sự cho phép, bổ sung chữ ký vào thư giảm giá để hợp lệ mặc dù chỉ là thủ tục hành chính nhưng làm thay đổi toàn bộ kết quả đấu thầu, biến nhà thầu đang giá cao thành giá thấp thì sẽ bị kiện bởi các nhà thầu khác.
Ngược lại:
4. Nếu Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu bổ sung chữ ký và đóng dấu vào thư giảm giá mà nhà thầu không thực hiện thì Bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư quyết định cách xử lý theo thẩm quyền.
Trong trường hợp này thầy có thể nêu hướng xử lý theo thẩm quyền của CĐT được không ạ?
 

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
39
Khi thư giảm giá chưa hợp lệ (chưa ký) thì giá dự thầu chưa được hiểu là 1000-100=900 đâu ạ. Vì nguyên tắc chỉ đánh giá giá dự thầu khi hợp lệ.
Việc làm rõ hồ sơ dự thầu được thực hiện dưới hình thức trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp, nhưng phải bảo đảm không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.
Sự cho phép, bổ sung chữ ký vào thư giảm giá để hợp lệ mặc dù chỉ là thủ tục hành chính nhưng làm thay đổi toàn bộ kết quả đấu thầu, biến nhà thầu đang giá cao thành giá thấp thì sẽ bị kiện bởi các nhà thầu khác.
Ngược lại:
4. Nếu Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu bổ sung chữ ký và đóng dấu vào thư giảm giá mà nhà thầu không thực hiện thì Bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư quyết định cách xử lý theo thẩm quyền.
Trong trường hợp này thầy có thể nêu hướng xử lý theo thẩm quyền của CĐT được không ạ?

Như anh naat nói nếu nhà thầu bổ sung kịp thời thì chấp nhận được đúng không anh? Theo luật đấu thầu thì nhà thầu này tiếp tục được xét và đánh giá hồ sơ dự thâu bình thường. Nếu bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư, chủ đầu tư đồng ý không cần ký và đóng dấu thì có trái luật không anh hay là thẩm quyền của chủ đầu tư được phép quyết như thế? Nếu theo luật đấu thầu 61/2005 và nghị định 85/2009 thì chủ đầu tư mà đồng ý như thế thì theo em là trái luật. Em cũng xin hỏi, thư giảm giá như thế có được ghi vào trong biên bản mở thầu không anh?
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Như anh naat nói nếu nhà thầu bổ sung kịp thời thì chấp nhận được đúng không anh? Theo luật đấu thầu thì nhà thầu này tiếp tục được xét và đánh giá hồ sơ dự thâu bình thường. Nếu bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư, chủ đầu tư đồng ý không cần ký và đóng dấu thì có trái luật không anh hay là thẩm quyền của chủ đầu tư được phép quyết như thế? Nếu theo luật đấu thầu 61/2005 và nghị định 85/2009 thì chủ đầu tư mà đồng ý như thế thì theo em là trái luật. Em cũng xin hỏi, thư giảm giá như thế có được ghi vào trong biên bản mở thầu không anh?
Có ghi thư giảm giá vào biên bản mở thầu vì có nhà thầu có thư, nhưng trong cột ghi các thông tin khác cần ghi thêm: nhà thầu không ký thư giảm giá.
Đến lúc lập biên bản mở thầu mới ký thì e là không kịp thời rồi
 

lng_d

Thành viên có triển vọng
Tham gia
8/3/10
Bài viết
9
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
Trước hết, cho tôi giới thiệu: tôi đã từng làm Trưởng ban dự án và giờ đang công tác trong lĩnh vực quản lý nhà nước, không hiểu sâu lắm về các quy định pháp luật về đấu thầu ở thời điểm hiện tại. Nhưng thấy có một số ý kiến sai quan điểm nên tôi đưa ra ý kiến cá nhân, cũng là quan điểm chung của người soạn Luật ở bài viết này.

Chúng ta nên nhìn nhận mọi vấn đề ở góc độ khách quan, công bằng, thực tế và đúng luật.

Ai cũng hiểu: Đấu thầu là một cuộc đấu súng sinh tử. Và lỗi thì bỏ. Nhưng hãy xem có lỗi hay không?

Hãy nhìn ở bản chất của vấn đề: Nhà thầu trước thời điểm đóng thầu luôn phải kêu lên: À, tôi có nộp thư giảm giá đấy. Nếu không biết kêu, thì phải kê trong mục lục của HSDT là nội dung có thư giảm giá. Quy định là vậy, không bàn thêm nhé. Vậy là họ có thư giảm giá. Còn chưa ký, có hợp lệ hay không? Có loại bỏ hồ sơ dự thầu hay không?

Về quy định của pháp luật về thư giảm giá và tính hợp lệ của nó: Không ký đương nhiên là không hợp lệ, nhưng không phải là cơ sở loại bỏ hồ sơ dự thầu. Đã không phải là cơ sở loại bỏ thì cớ gì không xét đến giá dự thầu? (trừ khi là bên mời thầu xét thầu theo thang điểm kỹ thuật trước, xét giá sau và nhà thầu bị loại ở bước xét năng lực, kỹ thuật)

Các vị nên nhớ 01 điều: thời điểm trước (ngay từ Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008) nhiều tỉnh áp dụng Nghị định và hiểu: thiếu đăng ký kinh doanh trong HSDT cũng loại bỏ, nhiều tỉnh làm như vậy vì quy nhà thầu vào tội: "Không bảo đảm điều kiện năng lực theo quy định của Luật Xây dựng". Nhiều ông lớn đã bị rụng như sung vì lỗi ngớ ngẩn này. Chúng ta hãy xem lại mấy bài của Lestrong, một chuyên gia đấu thầu trên diễn đàn, có bình luận như vậy từ năm 2009, 2010. Đây là cách hiểu máy móc, tiêu cực, sai nguyên tắc và làm thiệt hại to lớn đến sự phát triển của Quốc gia. Chính vì những lỗi sơ đẳng ấy mà chỉ 1 năm sau, Chính phủ đã phải ra Nghị định mới thay thế (Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009) để tránh những lầm lỗi trên.

Đến giờ, một loạt thành viên có chuyên môn giỏi (naat, tranhaiduongvc11 v.v...) cũng hiểu tương tự. Tôi tin rằng: nếu Nghị định 85/2009/NĐ-CP được sửa đổi hoặc thay thế, chắc chắn sẽ cụ thể hóa vấn đề này và theo hướng tích cực hơn.
Sự cho phép, bổ sung chữ ký vào thư giảm giá để hợp lệ mặc dù chỉ là thủ tục hành chính nhưng làm thay đổi toàn bộ kết quả đấu thầu, biến nhà thầu đang giá cao thành giá thấp thì sẽ bị kiện bởi các nhà thầu khác.
Ngược lại:
4. Nếu Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu bổ sung chữ ký và đóng dấu vào thư giảm giá mà nhà thầu không thực hiện thì Bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư quyết định cách xử lý theo thẩm quyền.
Trong trường hợp này thầy có thể nêu hướng xử lý theo thẩm quyền của CĐT được không ạ?
1. Kiện ai? Kiện gì? Lý do kiện? Thư giảm giá chưa hợp lệ chứ có phải chào nhiều mức giá hay loạn giá đâu mà kiện?

2. Bên mời thầu có thể báo cáo chủ đầu tư nếu thấy cần thiết, vì do quy định chưa cụ thể. Còn nếu nhà thầu không chịu ký bổ sung thì loại bỏ hồ sơ dự thầu với lý do: Chào nhiều mức giá, giá có điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư. Có gì khó khăn mà phải thắc mắc đâu nhỉ?
Nếu bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư, chủ đầu tư đồng ý không cần ký và đóng dấu thì có trái luật không anh hay là thẩm quyền của chủ đầu tư được phép quyết như thế? Nếu theo luật đấu thầu 61/2005 và nghị định 85/2009 thì chủ đầu tư mà đồng ý như thế thì theo em là trái luật. Em cũng xin hỏi, thư giảm giá như thế có được ghi vào trong biên bản mở thầu không anh?
Tôi thẳng thắn vào vấn đề nhé: Bạn là người có chuyên môn tốt nhưng lại có cách hiểu sai ở bài viết này. Chủ đầu tư sao lại không cần nhà thầu ký bổ sung, quy định không ký là không hợp lệ cơ mà? Mà không hợp lệ thì bổ sung thành hợp lệ. Còn đương nhiên là biên bản mở thầu phải ghi lại tất cả các nội dung của cuộc mở thầu. Càng kỹ - Càng tốt!

Tôi là chủ đầu tư: Tôi sẵn sàng cho phép nhà thầu ký bổ sung và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Mình làm đúng quan điểm, lãnh đạo Đảng sẽ không chê trách. Không khen thưởng, tôi còn kiện ngược lại ấy chứ!

@dinhdangquang: Bạn là giảng viên à? Tôi đọc một số bài viết của bạn, thấy bạn có chuyên môn rất giỏi.
 
Last edited by a moderator:

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Khi thư giảm giá chưa hợp lệ (chưa ký) thì giá dự thầu chưa được hiểu là 1000-100=900 đâu ạ. Vì nguyên tắc chỉ đánh giá giá dự thầu khi hợp lệ.
Việc làm rõ hồ sơ dự thầu được thực hiện dưới hình thức trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp, nhưng phải bảo đảm không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.
Sự cho phép, bổ sung chữ ký vào thư giảm giá để hợp lệ mặc dù chỉ là thủ tục hành chính nhưng làm thay đổi toàn bộ kết quả đấu thầu, biến nhà thầu đang giá cao thành giá thấp thì sẽ bị kiện bởi các nhà thầu khác.
Ngược lại:
4. Nếu Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu bổ sung chữ ký và đóng dấu vào thư giảm giá mà nhà thầu không thực hiện thì Bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư quyết định cách xử lý theo thẩm quyền.
Trong trường hợp này thầy có thể nêu hướng xử lý theo thẩm quyền của CĐT được không ạ?

Tôi xin tham góp thêm vài ý kiến về những điều em còn băn khoăn:
1. Thực chất vấn đề chúng ta đang trao đổi thuộc về thẩm quyền của chủ đầu tư trong việc xử lý tình huống trong đấu thầu ngoài 14 tình huống có quy định cách xử lý quy định tại điều 70 NĐ 85 đã được PL quy định: "Ngoài các trường hợp nêu trên, khi phát sinh tình huống thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định." (điều 70 NĐ 85) nhằm làm rõ HSDT của nhà thầu trong quá trình xét thầu.
2. Hướng xử lý theo thẩm quyền của CĐT đối với các tình huống trong đấu thầu (ngoài 14 tình huống đã quy định), theo tôi là phải đảm bảo các nguyên tắc xử lý tình huống quy định trong Luật Đấu thầu tại điều 70:
"
1. Việc xử lý tình huống trong đấu thầu phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a) Bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế;
b) Căn cứ kế hoạch đấu thầu được phê duyệt, nội dung của hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu của các nhà thầu tham gia đấu thầu;
c) Chủ đầu tư là người quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.”


2. Các nhóm tình huống trong đấu thầu gồm có:
a) Về chuẩn bị và tổ chức đấu thầu, bao gồm những nội dung điều chỉnh kế hoạch đấu thầu về giá gói thầu hoặc nội dung khác của gói thầu; hồ sơ mời thầu; nộp hồ sơ dự thầu trong trường hợp nộp muộn hoặc số lượng ít; số lượng nhà thầu tham gia đấu thầu.
b) Về đánh giá hồ sơ dự thầu, bao gồm những nội dung về giá dự thầu vượt giá gói thầu; giá dự thầu với đơn giá khác thường.
c) Về đề nghị trúng thầu và ký kết hợp đồng, bao gồm những nội dung về giá trúng thầu dưới 50% so với giá gói thầu hoặc dự toán được duyệt; hai hồ sơ dự thầu có kết quả đánh giá tốt nhất, ngang nhau; giá đề nghị ký hợp đồng vượt giá trúng thầu được duyệt.
[FONT=&quot]d) Về thủ tục, trình tự đấu thầu có liên quan."[/FONT]
3. Từ điểm nhìn thẩm quyền của chủ đầu tư trong việc xử lý tình huống trong đấu thầu và những nguyên tắc xử lý tình huống trong đấu thầu theo luật định, tôi cho rằng:
+ Trong quá trình xét thầu, Chủ đầu tư có thể cho phép nhà thầu thiếu chữ ký hoặc thiếu đóng dấu trong thư giảm giá đã nộp trước thời điểm đóng thầu (để làm rõ HSDT của nhà thầu) vì điều này thuộc thẩm quyền của chủ đầu tư và không vi phạm các nguyên tắc xử lý tình huống trong đấu thầu (trừ trường hợp HSMT quy định vấn đề hợp lệ của thư giảm giá là một trong những điều kiện tiên quyết).
+ Trong trường hợp chủ đầu tư cho phép / đề nghị nhà thầu bổ sung chữ ký và đóng dấu vào thư giảm giá đã nộp trước thời điểm đóng thầu mà nhà thầu không thực hiện thì chủ đầu tư có thể xử lý theo hướng mà nguyenhuutrinh đã nêu đó là loại bỏ HSDT vì nhà thầu đã không thực hiện việc làm rõ HSDT theo yêu cầu của chủ đầu tư mà PL và HSMT đã quy định.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Trước hết, cho tôi giới thiệu: tôi đã từng làm Trưởng ban dự án và giờ đang công tác trong lĩnh vực quản lý nhà nước, không hiểu sâu lắm về các quy định pháp luật về đấu thầu ở thời điểm hiện tại. Nhưng thấy có một số ý kiến sai quan điểm nên tôi đưa ra ý kiến cá nhân, cũng là quan điểm chung của người soạn Luật ở bài viết này.

Chúng ta nên nhìn nhận mọi vấn đề ở góc độ khách quan, công bằng, thực tế và đúng luật.

Ai cũng hiểu: Đấu thầu là một cuộc đấu súng sinh tử. Và lỗi thì bỏ. Nhưng hãy xem có lỗi hay không?

Hãy nhìn ở bản chất của vấn đề: Nhà thầu trước thời điểm đóng thầu luôn phải kêu lên: À, tôi có nộp thư giảm giá đấy. Nếu không biết kêu, thì phải kê trong mục lục của HSDT là nội dung có thư giảm giá. Quy định là vậy, không bàn thêm nhé. Vậy là họ có thư giảm giá. Còn chưa ký, có hợp lệ hay không? Có loại bỏ hồ sơ dự thầu hay không?

Về quy định của pháp luật về thư giảm giá và tính hợp lệ của nó: Không ký đương nhiên là không hợp lệ, nhưng không phải là cơ sở loại bỏ hồ sơ dự thầu. Đã không phải là cơ sở loại bỏ thì cớ gì không xét đến giá dự thầu? (trừ khi là bên mời thầu xét thầu theo thang điểm kỹ thuật trước, xét giá sau và nhà thầu bị loại ở bước xét năng lực, kỹ thuật)

Các vị nên nhớ 01 điều: thời điểm trước (ngay từ Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008) nhiều tỉnh áp dụng Nghị định và hiểu: thiếu đăng ký kinh doanh trong HSDT cũng loại bỏ, nhiều tỉnh làm như vậy vì quy nhà thầu vào tội: "Không bảo đảm điều kiện năng lực theo quy định của Luật Xây dựng". Nhiều ông lớn đã bị rụng như sung vì lỗi ngớ ngẩn này. Chúng ta hãy xem lại mấy bài của Lestrong, một chuyên gia đấu thầu trên diễn đàn, có bình luận như vậy từ năm 2009, 2010. Đây là cách hiểu máy móc, tiêu cực, sai nguyên tắc và làm thiệt hại to lớn đến sự phát triển của Quốc gia. Chính vì những lỗi sơ đẳng ấy mà chỉ 1 năm sau, Chính phủ đã phải ra Nghị định mới thay thế (Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009) để tránh những lầm lỗi trên.

Đến giờ, một loạt thành viên có chuyên môn giỏi (naat, tranhaiduongvc11 v.v...) cũng hiểu tương tự. Tôi tin rằng: nếu Nghị định 85/2009/NĐ-CP được sửa đổi hoặc thay thế, chắc chắn sẽ cụ thể hóa vấn đề này và theo hướng tích cực hơn.
1. Kiện ai? Kiện gì? Lý do kiện? Thư giảm giá chưa hợp lệ chứ có phải chào nhiều mức giá hay loạn giá đâu mà kiện?

2. Bên mời thầu có thể báo cáo chủ đầu tư nếu thấy cần thiết, vì do quy định chưa cụ thể. Còn nếu nhà thầu không chịu ký bổ sung thì loại bỏ hồ sơ dự thầu với lý do: Chào nhiều mức giá, giá có điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư. Có gì khó khăn mà phải thắc mắc đâu nhỉ?
Tôi thẳng thắn vào vấn đề nhé: Bạn là người có chuyên môn tốt nhưng lại có cách hiểu ngớ ngẩn ở bài viết này. Chủ đầu tư sao lại không cần nhà thầu ký bổ sung, quy định không ký là không hợp lệ cơ mà? Mà không hợp lệ thì bổ sung thành hợp lệ. Còn đương nhiên là biên bản mở thầu phải ghi lại tất cả các nội dung của cuộc mở thầu. Càng kỹ - Càng tốt!

Tôi là chủ đầu tư: Tôi sẵn sàng cho phép nhà thầu ký bổ sung và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Mình làm đúng quan điểm, lãnh đạo Đảng sẽ không chê trách. Không khen thưởng, tôi còn kiện ngược lại ấy chứ!

@dinhdangquang: Bạn là giảng viên à? Tôi đọc một số bài viết của bạn, thấy bạn có chuyên môn rất giỏi.
Trước hết phải cảm ơn bạn vì những trao đổi thẳng thắn.
Như tôi đã nêu: các quy định của Luật đấu thầu sẽ có quan điểm về HSDT để đánh giá:
HSDT của nhà thầu (toàn bộ)=hsdt của nhà thầu (chưa bao gồm thư giảm giá)+Thư giảm giá nếu có
Sự hợp lệ Thư giảm giá không nằm trong quy định về các điều kiện tiên quyết nên không loại Hồ sơ dự thầu của nhà thầu. Điểm này ta đã thống nhất quan điểm.
Vậy nếu nhà thầu không ký thư giảm giá theo yêu cầu của bên mời thầu thì anh cũng chỉ có quyền loại bỏ thư giảm giá chứ không loại bỏ được HSDT của nhà thầu (vì không vi phạm điều kiện tiên quyết)
Còn nếu anh nói anh chịu trách nhiệm việc cho phép nhà thầu ký bổ sung thư giảm giá. Điều này rất tốt, từ nay các nhà thầu cứ việc bỏ thư giảm giá nhưng không ký. Tùy theo tình hình giá dự thầu các nhà khác mà hãy ký
 

lng_d

Thành viên có triển vọng
Tham gia
8/3/10
Bài viết
9
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
Tôi đã liên hệ qua điện thoại với một anh bạn đang công tác tại Cục Đấu thầu - Bộ kế hoạch đầu tư để tham khảo ý kiến. Các đồng chí đang nghiên cứu về vấn đề này và sẽ sớm có câu trả lời.

Các vị hãy thảo luận thêm. Tôi sẽ gửi câu trả lời của Cục (không bằng đường chính thống) tại bài viết sau ở chuyên mục này.
 

malsoni810

<b>A.dmin Thanh tra Diễn đàn</b>
Tham gia
23/7/07
Bài viết
1.511
Điểm thành tích
113
Tuổi
40
Website
www.giaxaydung.vn
Trước hết phải cảm ơn bạn vì những trao đổi thẳng thắn.
Như tôi đã nêu: các quy định của Luật đấu thầu sẽ có quan điểm về HSDT để đánh giá:
HSDT của nhà thầu (toàn bộ)=hsdt của nhà thầu (chưa bao gồm thư giảm giá)+Thư giảm giá nếu có
Sự hợp lệ Thư giảm giá không nằm trong quy định về các điều kiện tiên quyết nên không loại Hồ sơ dự thầu của nhà thầu. Điểm này ta đã thống nhất quan điểm.
Vậy nếu nhà thầu không ký thư giảm giá theo yêu cầu của bên mời thầu thì anh cũng chỉ có quyền loại bỏ thư giảm giá chứ không loại bỏ được HSDT của nhà thầu (vì không vi phạm điều kiện tiên quyết)
Còn nếu anh nói anh chịu trách nhiệm việc cho phép nhà thầu ký bổ sung thư giảm giá. Điều này rất tốt, từ nay các nhà thầu cứ việc bỏ thư giảm giá nhưng không ký. Tùy theo tình hình giá dự thầu các nhà khác mà hãy ký

Đồng tình với quan điểm của bạn Naat. Ở tình huống này sẽ phát sinh các bất cập như sau:

- Nếu nhà thầu không chịu ký thư giảm giá thì bên mời thầu có căn cứ nào để loại bỏ HSDT không?
- Nếu nhà thầu ký bổ sung thư giảm giá thì có hợp lệ không? Vì thư giảm giá không có chữ ký là không hợp lệ, không ảnh hưởng đến giá dự thầu nhưng sau khi ký bổ sung thì thành hợp lệ và làm thay đổi giá dự thầu. Điều này quyết định của chủ đầu tư có thể làm lợi cho nhà nước nếu nhà thầu ký bổ sung thư giảm giá sẽ trúng thầu với 1 mức giá thấp nhưng có công bằng với các nhà thầu khác không?
- Nếu như nhà thầu đó có không chỉ 1 mà 2 hoặc 3 thư giảm giá đều không ký trong hồ sơ dự thầu thì sao? Ở đây vẫn không loại được HSDT vì 3 thư giảm giá không có chữ ký xem như không có giá trị => không vi phạm điều kiện tiên quyết khi chào thầu với nhiều mức giá. Tuy nhiên nếu bên mời thầu vẫn giữ quan điểm như trên là cho ký bổ sung thì nhà thầu sẽ chọn ký 1 trong 3 cái hay là bên mời thầu bắt nhà thầu ký cái giảm giá nhiều nhất và hủy 2 cái kia đi
- 1 tình huống nữa mà bạn Naat từng nêu là thư giảm giá có chữ ký nhưng không để mức giảm giá thì nhà thầu có được ghi bổ sung không?

Trích thêm Nghị định 85/2009/NĐ-CP mà anh lng_d nêu ở bên chủ đề này
Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu khi có yêu cầu của bên mời thầu theo quy định tại Điều 36 của Luật Đấu thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu thiếu tài liệu như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, quyết định thành lập, chứng chỉ chuyên môn phù hợp và các tài liệu khác theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu bổ sung tài liệu nhằm chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu với điều kiện không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.
 
Last edited by a moderator:

hunter225

Quản trị cấp cao
Tham gia
5/2/08
Bài viết
504
Điểm thành tích
63
Tuổi
40
Đồng tình với quan điểm của bạn Naat. Ở tình huống này sẽ phát sinh các bất cập như sau:

- Nếu nhà thầu không chịu ký thư giảm giá thì bên mời thầu có căn cứ nào để loại bỏ HSDT không?
- Nếu nhà thầu ký bổ sung thư giảm giá thì có hợp lệ không? Vì thư giảm giá không có chữ ký là không hợp lệ, không ảnh hưởng đến giá dự thầu nhưng sau khi ký bổ sung thì thành hợp lệ và làm thay đổi giá dự thầu. Điều này quyết định của chủ đầu tư có thể làm lợi cho nhà nước nếu nhà thầu ký bổ sung thư giảm giá sẽ trúng thầu với 1 mức giá thấp nhưng có công bằng với các nhà thầu khác không?
- Nếu như nhà thầu đó có không chỉ 1 mà 2 hoặc 3 thư giảm giá đều không ký trong hồ sơ dự thầu thì sao? Ở đây vẫn không loại được HSDT vì 3 thư giảm giá không có chữ ký xem như không có giá trị => không vi phạm điều kiện tiên quyết khi chào thầu với nhiều mức giá. Tuy nhiên nếu bên mời thầu vẫn giữ quan điểm như trên là cho ký bổ sung thì nhà thầu sẽ chọn ký 1 trong 3 cái hay là bên mời thầu bắt nhà thầu ký cái giảm giá nhiều nhất và hủy 2 cái kia đi
- 1 tình huống nữa mà bạn Naat từng nêu là thư giảm giá có chữ ký nhưng không để mức giảm giá thì nhà thầu có được ghi bổ sung không?
1/ Nếu nhà thầu ko chịu ký thư giảm giá thì không có căn cứ để loại HS dự thầu, coi thư giảm giá như 1 tờ giấy bỏ, bỏ quên vào HS dự thầu.
2/ Nhà thầu ký bổ sung, với điều kiện cho phép của cấp thẩm quyền, trước khi ký phải hỏi rõ, đây là thư giảm ký các anh quên ký hay là các anh bỏ quên ko có thư giảm giá, và nếu như bác lng_d nói nếu CĐT đứng ra chịu trách nhiệm việc cho phép nhà thầu ký bổ sung thư giảm giá.
3/ Nếu có 3 thư giảm giá thì có 2 cách sau:
- Thứ nhất coi như ko có thư giảm giá nào hết vì chưa có hiệu lực
- Thứ 2, nếu ký bổ sung thì bổ sung cả 3 chữ ký và coi như nhà thầu giảm giá 3 lần
- Không có ký 1 chữ trong 3 chữ vì đã quên thì làm gì quên cả 3 cái, về cái lý và tình ở đây ko thể chấp nhận.
4/ Thư giảm giá đã ký mà không ghi giá tiền, loại ngay thư giảm giá vì không có giá trị.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
1/ Nếu nhà thầu ko chịu ký thư giảm giá thì không có căn cứ để loại HS dự thầu, coi thư giảm giá như 1 tờ giấy bỏ, bỏ quên vào HS dự thầu.
2/ Nhà thầu ký bổ sung, với điều kiện cho phép của cấp thẩm quyền, trước khi ký phải hỏi rõ, đây là thư giảm ký các anh quên ký hay là các anh bỏ quên ko có thư giảm giá, và nếu như bác lng_d nói nếu CĐT đứng ra chịu trách nhiệm việc cho phép nhà thầu ký bổ sung thư giảm giá.
3/ Nếu có 3 thư giảm giá thì có 2 cách sau:
- Thứ nhất coi như ko có thư giảm giá nào hết vì chưa có hiệu lực
- Thứ 2, nếu ký bổ sung thì bổ sung cả 3 chữ ký và coi như nhà thầu giảm giá 3 lần
- Không có ký 1 chữ trong 3 chữ vì đã quên thì làm gì quên cả 3 cái, về cái lý và tình ở đây ko thể chấp nhận.
4/ Thư giảm giá đã ký mà không ghi giá tiền, loại ngay thư giảm giá vì không có giá trị.
Hunter làm việc thế này thì hơi vô căn cứ và tạo tiền lệ nguy hiểm đấy.
- Không thể giải quyết được các tình huống nếu từ bây giờ trở đi, sau khi được sự hậu thuẫn của các thầy và có 1 số CĐT chịu trách nhiệm, các nhà thầu sẽ bỏ thư giảm giá nhưng không ký vì không mất gì cả mà được lợi lớn. Nếu thấy giá dự thầu mình chắc chắn trúng thầu thì không ký nữa vì đằng nào CĐT cũng không loại HSDT. Nếu thấy giá nhà khác thấp hơn, ký khẩn trương vì CĐT cho phép: Loạn
- Điều khoản nào quy định: Thư giảm giá đã ký mà không ghi giá tiền, loại ngay thư giảm giá vì không có giá trị?
 
Last edited by a moderator:

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Hunter làm việc thế này thì hơi vô căn cứ và tạo tiền lệ nguy hiểm đấy.
- Không thể giải quyết được các tình huống nếu từ bây giờ trở đi, sau khi được sự hậu thuẫn của các thầy và có 1 số CĐT chịu trách nhiệm, các nhà thầu sẽ bỏ thư giảm giá nhưng không ký vì không mất gì cả mà được lợi lớn. Nếu thấy giá dự thầu mình chắc chắn trúng thầu thì không ký nữa vì đằng nào CĐT cũng không loại HSDT. Nếu thấy giá nhà khác thấp hơn, ký khẩn trương vì CĐT cho phép: Loạn
- Điều khoản nào quy định: Thư giảm giá đã ký mà không ghi giá tiền, loại ngay thư giảm giá vì không có giá trị?

Qua xem ý kiến trao đổi của các bạn tôi thấy thêm được nhiều suy nghĩ độc đáo, tuy nhiên quan điểm của tôi về vấn đề này là:
1. Khi xử lý các tình huống trong đấu thầu chủ đầu tư phải rất " tỉnh táo" để phát hiện những "mẹo mực" để lách luật của nhà thầu, ví dụ: nộp 3 thư giảm giá đều không ký và đóng dấu hay nộp một thư giảm giá nhưng khi yêu cầu ký và đóng dấu bổ sung không thực hiện (dể giữ giá dự thầu như trong đơn), ... Tất cả những "mẹo" này đều phải được phát hiện và loại bỏ HSDT.
2. Tôi đồng tình với quan điểm: nhà thầu không ghi giá trị trong thư giảm giá có ký và đóng dấu thì có thể coi là giá trị giảm giá = 0.
 

hotmen_8x_pro

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
17/2/12
Bài viết
441
Điểm thành tích
63
Tình huống về thư giảm giá này rất phong phú. Anh em càng trao đổi càng thấy nhiều tình huống hay. Vậy, chúng ta phải làm gì để ngăn chặn sự tiêu cực khi nhà thầu tìm cách lách luật bằng thư giảm giá. Tôi nghĩ, nếu làm tư vấn lập hồ sơ mời thầu, chúng ta đưa quy định về thư giảm giá( nếu có) trong điều kiện tiên quyết để làm chặt chẽ và công bằng!
Như vậy có được không các bác nhỉ? Các bác cho ý kiến?
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Tình huống về thư giảm giá này rất phong phú. Anh em càng trao đổi càng thấy nhiều tình huống hay. Vậy, chúng ta phải làm gì để ngăn chặn sự tiêu cực khi nhà thầu tìm cách lách luật bằng thư giảm giá. Tôi nghĩ, nếu làm tư vấn lập hồ sơ mời thầu, chúng ta đưa quy định về thư giảm giá( nếu có) trong điều kiện tiên quyết để làm chặt chẽ và công bằng!
Như vậy có được không các bác nhỉ? Các bác cho ý kiến?
Vì "nếu có" tức là có thể có hoặc không nên đưa vào điều kiện tiên quyết là không có đủ cơ sở.
Để chặt chẽ thêm thì chỉ cần ghi: Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá được đánh giá hợp lệ, giá dự thầu là giá sau khi giảm giá.
 
D

doanquang.pham

Guest
Việc thư giảm giá không được ký và đóng dấu thì thư giảm giá đó được xem là không hợp lệ và Chủ đầu tư không cho phép ký, đóng dấu sau khi mở thầu vì nó làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, thay đổi giá dự thầu.

Cũng không nên loại HSDT vì thư giảm giá không hợp lệ và có thể coi nhà thầu đó không có giảm giá.
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Việc thư giảm giá không được ký và đóng dấu thì thư giảm giá đó được xem là không hợp lệ và Chủ đầu tư không cho phép ký, đóng dấu sau khi mở thầu vì nó làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, thay đổi giá dự thầu.

Cũng không nên loại HSDT vì thư giảm giá không hợp lệ và có thể coi nhà thầu đó không có giảm giá.

Tôi cho rằng:
1. Để có sức thuyết phục bạn nên phân tích và luận giải rằng nếu Chủ đầu tư cho phép ký và đóng dấu vào Thư giảm giá đã nôp thì sẽ làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT đã nộp, thay đổi giá dự thầu như thế nào.
2. Vì sao có thể coi nhà thầu đó không có thư giảm giá khi mà Biên bản mở thầu đã ghi là nhà thầu có thư giảm giá?
 

hunter225

Quản trị cấp cao
Tham gia
5/2/08
Bài viết
504
Điểm thành tích
63
Tuổi
40
Hunter làm việc thế này thì hơi vô căn cứ và tạo tiền lệ nguy hiểm đấy.
- Không thể giải quyết được các tình huống nếu từ bây giờ trở đi, sau khi được sự hậu thuẫn của các thầy và có 1 số CĐT chịu trách nhiệm, các nhà thầu sẽ bỏ thư giảm giá nhưng không ký vì không mất gì cả mà được lợi lớn. Nếu thấy giá dự thầu mình chắc chắn trúng thầu thì không ký nữa vì đằng nào CĐT cũng không loại HSDT. Nếu thấy giá nhà khác thấp hơn, ký khẩn trương vì CĐT cho phép: Loạn
- Điều khoản nào quy định: Thư giảm giá đã ký mà không ghi giá tiền, loại ngay thư giảm giá vì không có giá trị?
1/ Tình huống này bác Naat có vẻ chỉ nhìn về 1 phía CĐT, trong cuộc mở thầu tất nhiên lúc mở thẩu sẽ biết được là nhà thầu có thư giảm giá hay chưa giảm giá? Nếu nhà thầu không thông báo có thư giảm giá mà lúc mỏ HS ra có thư giảm giá mà nói chưa ký thì không thể nào chấp nhận được, thứ hai làm sao biết được mình mở trước hay sau cùng mà có thể phủ nhận hay không phủ nhận cái thư giảm giá ko ký kia. Các trường hợp khác , nếu có sắp sếp thì mình không bàn đến làm gì? Theo mình, khi mở thầu, nhà thầu thông báo, có thư giảm giá và khi mở ra thì quên không ký, thì mới xử lý như vậy.
2/ Tất nhiên giá trị trong thư giảm giá ko ghi, có thể xem = 0 và khi xem bằng 0 thì còn gọi là thư giảm giá gì, tốt hơn hết là vẫn ghi trong BB mở thầu là có thư giảm giá nhưng giá trị là bằng 0 là an toàn nhất, mình nghị loại ngay cái thư giảm giá cũng không có vấn đề gì, tuy nhiên để đảm bảo an toàn cứ ghi trong biên bản mở thầu.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
1/ Tình huống này bác Naat có vẻ chỉ nhìn về 1 phía CĐT, trong cuộc mở thầu tất nhiên lúc mở thẩu sẽ biết được là nhà thầu có thư giảm giá hay chưa giảm giá? Nếu nhà thầu không thông báo có thư giảm giá mà lúc mỏ HS ra có thư giảm giá mà nói chưa ký thì không thể nào chấp nhận được, thứ hai làm sao biết được mình mở trước hay sau cùng mà có thể phủ nhận hay không phủ nhận cái thư giảm giá ko ký kia. Các trường hợp khác , nếu có sắp sếp thì mình không bàn đến làm gì? Theo mình, khi mở thầu, nhà thầu thông báo, có thư giảm giá và khi mở ra thì quên không ký, thì mới xử lý như vậy.
2/ Tất nhiên giá trị trong thư giảm giá ko ghi, có thể xem = 0 và khi xem bằng 0 thì còn gọi là thư giảm giá gì, tốt hơn hết là vẫn ghi trong BB mở thầu là có thư giảm giá nhưng giá trị là bằng 0 là an toàn nhất, mình nghị loại ngay cái thư giảm giá cũng không có vấn đề gì, tuy nhiên để đảm bảo an toàn cứ ghi trong biên bản mở thầu.
Không phải mình chỉ nhìn ở góc độ CĐT, mà nhìn theo quy định khách quan và công bằng.
Sự công bằng theo chiều ngang: đối xử như nhau với những người như nhau (cùng hợp lệ thì đánh giá như nhau) và công bằng theo chiều dọc: đối xử khác nhau với những người khác nhau (không hợp lệ thì phải xếp nhóm khác).
Không biết Hunter có tham gia đấu thầu gói thầu nhà nước chưa, chứ cách đặt vấn đề mình thấy không ổn.
Quy định mở thầu:
a) Việc mở thầu được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu theo thời gian và địa điểm quy định trong hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của những người có mặt và không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu được mời. Bên mời thầu có thể mời đại diện của các cơ quan liên quan đến tham dự lễ mở thầu;
Nếu nhà thầu vằng mặt thì ký thế nào được thư giảm giá?
b) Bên mời thầu tiến hành mở lần lượt hồ sơ dự thầu của từng nhà thầu có tên trong danh sách mua hồ sơ mời thầu và nộp hồ sơ dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu. Trình tự mở thầu được thực hiện như sau:
- Kiểm tra niêm phong hồ sơ dự thầu;
- Mở, đọc và ghi vào biên bản mở thầu các thông tin chủ yếu sau đây:
+ Tên nhà thầu;
+ Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu;
+ Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu;
+ Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu và giảm giá (nếu có);
+ Giá trị và thời hạn hiệu lực của bảo đảm dự thầu;
+ Văn bản đề nghị sửa đổi hồ sơ dự thầu (nếu có);
+ Các thông tin khác liên quan.
- Sau thời điểm đóng thầu, HSDT được niêm phong lưu theo chế độ bảo mật, không có tài liệu được bổ sung
- Tại biên bản mở thầu, sau khi bóc niêm phong, thư giảm giá có hay không là xác định ngay. Nếu thấy không ký thì phải ghi và mục các thông tin khác liên quan. Lúc này không có đánh giá gì hết, không có chuyện làm rõ HSDT ở BB mở thầu.
- Khi bắt đấu kiểm tra sơ bộ mới có việc đánh giá và làm rõ HSDT, loại hay không loại cái gì là lúc này.
 
Last edited by a moderator:

Top