Quyết định 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 có phải thay thế CV 1751 không?

Huyla

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
16/12/08
Bài viết
11
Điểm thành tích
1
Tuổi
52
mình cũng đang rất lo về cái chi phí tối thiểu.

Trong 957 có quy định về các cp tối thiểu như bạn hung nói, nhưng theo mình biết thì tất cả các công trình đều phải lập BCKTKT, có rất nhiều công trình mà Giá trị phần XL + TB chỉ một vài mươi triệu đồng thì CĐT có chấp nhận CP tối thiểu theo 957 không? Mong các anh chị, em cho mình biết với. Cảm ơn rất nhiều.
 
Last edited by a moderator:

Huyla

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
16/12/08
Bài viết
11
Điểm thành tích
1
Tuổi
52
Mình hiểu vấn đề này như sau

Về việc này,theo tôi:
1.Tôi đồng ý 1751 hay 957 không phải văn bản pháp quy chỉ là hướng dẫn nhưng là hương dẫn của một cơ quan chuyên môn cao nhất là Bộ Xây dựng,chưa nói Các Vụ ,trung tâm của BỘ trả lời bạn hỏi mang tính hứong dẫn nhưng được coi là hợp lệ.
2.Không đồng ý ở chỗ công bố này không phải chỉ giành cho doanh nghiệp,các cơ quan sử dụng NSNN lấy tiêu chí nào mà tham khảo và sử dụng các định mức trong hoạt động XD.
3.Nói là tham khảo nhưng bản chất và thực tế thì bất cứ ai là một tổ chức hoạt đông XD đều coi công bố mới là chuẩn mực áp dụng;tội gì mà áp dụng khác theo cái công bố cũ,chưa kể các cơ quan quản lý nhà nước "hành".
4.Đúng như vậy,có 2 cái thì phải sử dụng cái sau-cái mới nhất ,tức là trong nhận thức không ai quy định nhưng được hiểu là cái sau đã phủ định cái trước.Nếu không khi áp dụng lúc thì áp dụng 1751,lúc thì áp dụng 957-"biết đằng nào mà lần" rồi "tẩu hỏa nhập ma".Ví dụ 1751 công bố DA có TMDt nhỏ hơn 7 tỷ,957 lại công bố TMDT nhỏ hợn 15 tỷ;nếu TMDT bằng 10 tỷ thì làm sao:lập DADT hay làm Báo cáo KTKT.Lấy gì làm tiêu chí? mà gọi là thông lệ,các cơ quan nội chính có chấp nhận không vì thông lệ là chủ quan do mình muốn dùng thì dùng,không dùng thì thôi.
Theo NĐ 16 thì những CTrình <7 tỷ thì lập BCKTKT, còn trên 7 tỷ thì lập dự án. Nhưng hiện nay NĐ 12 đã thay thế NĐ 16 thì mức lập BCKTKT Ctrình đã nâng lên là < 15 tỷ,cho nên trong QĐ 957 mới có định mức theo NĐ 12. Ko biết mình nói hiểu vậy có đúng ko ? Nói chung thì sử dụng QĐ 957 hiện nay là phù hợp hơn.
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Áp dụng 957 hay 1751?

Cho em hỏi thêm về vấn đề này:
- Trong QĐ 957/QĐ-BXD có quy định về mức lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật tối thiểu là 10tr đ, chi phí tối thiểu thẩm tra bản vẽ thi công: 2tr đ, chi phí tối thiểu thẩm tra dự toán: 2tr đ. Vậy trong trường hợp với những công trình có giá trị xây lắp nhỏ ( chỉ khoảng vài trăm triệu ) thì có áp dụng không?
- Thực tế là:957 ban hành không nói rõ là có thay thế 1751, nhưng chi phí cho tư vấn và quản lý dự án... đều tăng nên tương đối so với 1751. Nhiều đơn vị tư vấn đang không biết nên áp theo cái nào! dùng 957 thì chi phí hơn nhưng lo bên thẩm tra, chủ đầu tư không duyệt hồ sơ. Tóm lại là bây giờ chúng ta theo 957 hay 1751x(x(x(
Mong Thầy Quang và các anh chị giải đáp giúp! em cảm ơn!!!

Cám ơn em đã quan tâm tìm hiểu ngay các quy định mới ban hành, điều này rất cần đối với các doanh nghiệp, chủ đầu tư dự án và các nhà nghiên cứu.

Về vấn đề em hỏi tôi xin tham gia một số ý sau:
1. Khi định mức đã đặt ra mức tối thiểu hoặc (và) mức tối đa là đã tính đến các trường hợp quá nhỏ hay quá lớn. VD: quy định mức lệ phí nhà thầu có kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu phải nộp là 0,01% giá dự thầu nhưng tối thiểu là 2 triệu đồng và tối đa là 30 triệu đồng (xem điều 60 và điều 6 NĐ58) thì nếu tính ra < 2 triệu đồng thì nhà thầu phải nộp 2 triệu đồng, nếu > 30 triệu đồng thì chỉ phải nộp 30 triệu đồng.
Cũng tương tự như thế, QĐ 957 định mức chi phí lập báo cáo KTKT được xác định theo tỷ lệ định mức (Bảng số 3) nhân với (CP xây dựng + thiết bị) nhưng tối thiểu là 10 triệu đồng thì nếu công trình có giá trị dự toán nhỏ tinhd theo định mức mà nhỏ hơn 10 triệu đồng thì lấy mức 10 triệu đồng. Quy định này không hạn chế các công trình nhỏ nhưng phải là công trình lập báo cáo KTKT nghĩa là công trình nhỏ cũng áp dụng được.

2. Về vấn đề áp dụng 957 hay 1751 thì theo tôi người ta bao giờ cũng chọn phương án áp dụng văn bản nào thì lợi hơn khi mà các văn bản đó không loại trừ nhau. 957 không thay thế 1751 nên áp dụng 957 thì phù hợp hơn, nếu định mức nào 957 ko có mà 1751 có thì áp dụng 1751. Chi phí nào mà cả 957 và 1751 đều ko có thì dự toán.
 
Last edited by a moderator:

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Tham góp về định mức mức chi phí tối thiểu

Trong 957 có quy định về các cp tối thiểu như bạn hung nói, nhưng theo mình biết thì tất cả các công trình đều phải lập BCKTKT, có rất nhiều công trình mà Giá trị phần XL + TB chỉ một vài triệu thì CĐT có chấp nhận CP tối thiểu theo 957 không? Mong các anh chị, em cho mình biết với. Cảm ơn rất nhiều.

Về vấn đề bạn băn khoăn tôi xin tham góp như sau: Về nguyên tắc thì CĐT sẽ đồng ý về mức chi phí tối thiểu vì một mặt đó là định mức Nhà nước công bố, mặt khác chi phí đó được tính vào dự toán công trình trong Báo cáo KTKT.

Vấn đề còn cần bàn thảo là mức tối thiểu được định mức đã hợp lý chưa nhất là đối với các công trình mà "Giá trị phần XL + TB chỉ một vài triệu" và đặc biệt đáng lưu ý là khi bạn thấy "có rất nhiều công trình" như thế.
 

duonghung1210

Thành viên có triển vọng
Tham gia
9/4/09
Bài viết
8
Điểm thành tích
1
Chi phí tối thiểu trong 957+lúng túng trong áp dụng!

* Theo em thấy thì những công trình có giá trị xây lắp thấp ( nhỏ hơn 300tr) ở các địa phương là tương đối nhiều, trước kia trong 1751 không có quy định các mức chi phí tối thiểu nhưng thường các đơn vị tư vấn áp dụng là 500.000 đ cho chi phí thẩm tra BVTC, 500.000 đ cho chi phí thẩm tra dự toán (nếu được sự đồng ý của chủ đầu tư - cụ thể là các xã, nếu không vẫn phải áp dụng theo 1751=> có công trình chỉ vài chục nghìn tiền tư vấn). Nay 957 ban hành nếu áp dụng đúng theo thì thấy cũng không hợp lý vì có trường hợp giá trị tư vấn chiếm đến một nửa giá trị xây lắp ( Ví dụ với những công trình sửa chữa, cải tạo: sân, nhà WC, tường rào...nhưng do đặc điểm nguồn vốn mà vẫn phải lập BCKTKT, tức là thông qua tư vấn!:( => Có nên quy định cụ thể hơn chi phí tối thiểu: ví dụ: nếu giá trị xây lắp =<500 tr, thì chi phi tối thiểu là:.........
* Nhiều đơn vị tư vấn sau khi đọc QD957 đã có tham khảo ý kiến của ban, sở XD địa phương thì cũng nhận được thông tin không thống nhất, người thì bảo được áp dụng ngay, người bảo chờ hướng dẫn, người bảo không áp dụng. Lý do: điêu 1: Công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình kèm theo quyết định này để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham khảo, sử dụng vào việc xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
Trong 1751 không có từ này, bản thân sở ban các địa phương cũng không thống nhất=> các cơ quan tư vấn đang rất băn khoăn, không biết theo định mức chi phí nào cho hợp lý, cho đúng!!!
Xin cảm ơn!:(:)(:)((
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Định mức 957 để tham khảo

* Theo em thấy thì những công trình có giá trị xây lắp thấp ( nhỏ hơn 300tr) ở các địa phương là tương đối nhiều, trước kia trong 1751 không có quy định các mức chi phí tối thiểu nhưng thường các đơn vị tư vấn áp dụng là 500.000 đ cho chi phí thẩm tra BVTC, 500.000 đ cho chi phí thẩm tra dự toán (nếu được sự đồng ý của chủ đầu tư - cụ thể là các xã, nếu không vẫn phải áp dụng theo 1751=> có công trình chỉ vài chục nghìn tiền tư vấn). Nay 957 ban hành nếu áp dụng đúng theo thì thấy cũng không hợp lý vì có trường hợp giá trị tư vấn chiếm đến một nửa giá trị xây lắp ( Ví dụ với những công trình sửa chữa, cải tạo: sân, nhà WC, tường rào...nhưng do đặc điểm nguồn vốn mà vẫn phải lập BCKTKT, tức là thông qua tư vấn!:( => Có nên quy định cụ thể hơn chi phí tối thiểu: ví dụ: nếu giá trị xây lắp =<500 tr, thì chi phi tối thiểu là:.........
* Nhiều đơn vị tư vấn sau khi đọc QD957 đã có tham khảo ý kiến của ban, sở XD địa phương thì cũng nhận được thông tin không thống nhất, người thì bảo được áp dụng ngay, người bảo chờ hướng dẫn, người bảo không áp dụng. Lý do: điêu 1: Công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình kèm theo quyết định này để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham khảo, sử dụng vào việc xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
Trong 1751 không có từ này, bản thân sở ban các địa phương cũng không thống nhất=> các cơ quan tư vấn đang rất băn khoăn, không biết theo định mức chi phí nào cho hợp lý, cho đúng!!!
Xin cảm ơn!:(:)(:)((

Tôi trích 1 quy định chung quan trọng trong 957 để em nghiên cứu vận dụng. Đúng là để "tham khảo" vì nếu thấy không phù hợp thì CĐT có thể quyết định điều chỉnh định mức hoặc quyết định ko sử dụng định mức mà lập dự toán để xác định chi phí.
Đoạn trích trong 957:
1.1. Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình công bố tại Quyết định này bao gồm các chi phí cần thiết để hoàn thành các công việc quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình. Căn cứ điều kiện cụ thể của dự án, của công trình, chủ đầu tư xem xét quyết định việc áp dụng định mức chi phí để xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình. Trường hợp vận dụng định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn theo công bố tại Quyết định này không phù hợp (không đủ chi phí hoặc thừa chi phí) thì chủ đầu tư xem xét quyết định điều chỉnh định mức hoặc lập dự toán để xác định chi phí.
Tôi cũng cùng quan điểm với em về vấn đề mức quy định tối thiểu về chi phí lập Báo cáo KTKT, tôi nghĩ nếu 1 triệu đồng thì chắc hợp lý hơn là 10 triệu đồng (hay in ấn nhầm!).
 
T

tantuan

Guest
Tôi cũng cùng quan điểm với em về vấn đề mức quy định tối thiểu về chi phí lập Báo cáo KTKT, tôi nghĩ nếu 1 triệu đồng thì chắc hợp lý hơn là 10 triệu đồng (hay in ấn nhầm!).

Theo em nghĩ thì không nhầm đâu vì nếu có 1 triệu thì làm sao đủ chi phí đi lại, tiền in hồ sơ ( 7 bộ + in sữa vài lần ), ...
Em thấy mức 10 triệu là khá hợp lý. Nhiều công trình em làm mà chi phí lập BCKTKT có 5-6 triệu thì phải bù tiền túi vào mới hoàn thành hồ sơ được ( từ chối không thực hiện thì ko được vì sợ mất mối, ax ax )
:x :x :x :x :x
 

Huytran

Thành viên có triển vọng
Tham gia
8/10/07
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Định mức cứ thay đổi liên soành sạch như thế này thì khổ thân cho những người đã dày công lập ra chương trình tự động tra cứu.
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Chào các bác!

Theo em nghĩ rằng, từ khi nghị định 99/2007/NĐ-CP ra đời thì việc phân cấp "quyền" cho chủ đầu tư là rất lớn. Theo đó Luật số 38 cũng thực hiện việc phân cấp cho chủ đầu tư.

Cũng giống như 1751, quyết định 957 ra đời cũng ở dạng công bố để các tổ chức cá nhân tham khảo trong quá trình quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Đối với mức tối thiểu chi phí lập báo cáo kinh tế kỹ thuật là 10 triệu đâu phải các chủ đầu tư cứ phải nhất nhất theo mức này.

Chẳng hạn đối với các công trình ở cấp huyện, xã phường có tổng mức khoảng 100-200 triệu rất nhiều. Chi phí lập báo cáo kinh tế kỹ thuật không thể đưa 10 triệu vào được. Lúc này các chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn đàm phán để ký kết hợp đồng với 1 mức chi phí phù hợp nhất.

Theo quan điểm của em, Chủ đầu tư được giao và phân bổ vấn để thực hiện công trình đó. Vì vậy chủ đầu tư tự xem xét và có trách nhiệm sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm nhất để hoàn thành được công trình.

Thân chào và mong các bác đóng góp ý kiến thêm!
 

Huyla

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
16/12/08
Bài viết
11
Điểm thành tích
1
Tuổi
52
Về chi phí tối thiểu

Theo em nghĩ thì không nhầm đâu vì nếu có 1 triệu thì làm sao đủ chi phí đi lại, tiền in hồ sơ ( 7 bộ + in sữa vài lần ), ...
Em thấy mức 10 triệu là khá hợp lý. Nhiều công trình em làm mà chi phí lập BCKTKT có 5-6 triệu thì phải bù tiền túi vào mới hoàn thành hồ sơ được ( từ chối không thực hiện thì ko được vì sợ mất mối, ax ax )
:x :x :x :x :x
Mình cũng nghĩ chắc là không lầm đâu, bởi vì chi phí tối thiểu của thẩm tra dự toán (không khó lắm) hay thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công (ít mất công và tốn kém tiền bạc hơn) mà đã là 2 trieu roi (thẩm tra cả 2 thì 4 triệu). Nhưng vấn đề là làm sao các Chủ Đầu Tư chấp nhận chi phí này đây, phải không ạ ?
Lâu nay ở Cty chúng tôi xem thẩm tra DT và BVTC giống như làm nhệm vụ chính trị thôi, không đủ chi phí. các anh chị em có thấy vậy không ?
 
Last edited by a moderator:

ciecie

Thành viên mới
Tham gia
7/10/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
42
Xin hỏi các bác là giờ em muốn tính chi phí tư vấn thiết kế bản vẽ thi công hạ tầng kĩ thuật thì dùng văn bản nào .Có bác nào biết định mức suất đầu tư 1 ha của khu đô thị nằm ở văn bản nào k ạ.em xin cám ơn.
 

nguyenhuutu81

Thành viên có triển vọng
Tham gia
3/7/08
Bài viết
9
Điểm thành tích
1
Tuổi
42
Bàn thêm

Tôi trích 1 quy định chung quan trọng trong 957 để em nghiên cứu vận dụng. Đúng là để "tham khảo" vì nếu thấy không phù hợp thì CĐT có thể quyết định điều chỉnh địnhmm mức hoặc quyết định ko sử dụng định mức mà lập dự toán để xác định chi phí.
Đoạn trích trong 957: " 1.1. Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình công bố tại Quyết định này bao gồm các chi phí cần thiết để hoàn thành các công việc quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình. Căn cứ điều kiện cụ thể của dự án, của công trình, chủ đầu tư xem xét quyết định việc áp dụng định mức chi phí để xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình. Trường hợp vận dụng định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn theo công bố tại Quyết định này không phù hợp (không đủ chi phí hoặc thừa chi phí) thì chủ đầu tư xem xét quyết định điều chỉnh định mức hoặc lập dự toán để xác định chi phí.
Tôi cũng cùng quan điểm với em về vấn đề mức quy định tối thiểu về chi phí lập Báo cáo KTKT, tôi nghĩ nếu 1 triệu đồng thì chắc hợp lý hơn là 10 triệu đồng (hay in ấn nhầm!).
Thưa thầy, em thấy có điểm này cũng bất cập, giả sử rằng công trình khi lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự toán lên khoảng vài trục triệu mà cõng thêm chi phí lập báo cáo kinh tế kỹ thuật là 10 triệu thì chủ đầu tư chịu chi phí lớn quá, Cần đặt dấu hỏi ở đây. E Cảm ơn thầy
 

rowants

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
27/5/08
Bài viết
137
Điểm thành tích
28
Tuổi
44
tra định mức chi phí.

Ai có bảng tra định mức chi phí QLDA và tư vấn theo 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 ko? cho minh xin. Mình cảm ơn!


Mình gửi cho File nội suy này, ko fải là bảng Excell nhưng hoàn toàn có thể tính được mọi tỷ lệ theo cách nội suy. Nếu không dùng được thì bạn phải kiếm và cài đặt thêm OCX của VB nhé. Hoặc dùng chức năng nội suy có sẵn trong Excell nhé
 

File đính kèm

  • noi suy 1 chieu va 2 chieu.zip
    1,1 MB · Đọc: 744

rowants

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
27/5/08
Bài viết
137
Điểm thành tích
28
Tuổi
44
hỏi về định mức 957 mới ban hành

có ai biết trả lời giúp tôi vấn đề này với:
Hiện tại tôi đang thực hiện chức năng quản lý dự án của 1 dự án được chia thành 2 Tiểu dự án. Tiểu dự án 1 đã tiến hành gần xong và các công tác cần áp dụng định mức như Tư vấn giám sát, tư vấn thẩm tra, ... đã áp dụng định mức 1751. Tuy nhiên Tiểu dự án 2 do chưa duyệt dự toán xây lắp nên chưa xác định được tỷ lệ TVGS, TV thẩm tra...và hiện giờ định mức mới đã ra đời (Quyết định đầu tư Tiểu dự án 2 có trước khi 957 ban hành và các thành phần trong tổng mức đầu tư đã tính toán dựa trên 1751). Như vậy tôi có thể tiếp tục áp dụng định mức 1751 để tính toán các chi phí TVGS, TV thẩm tra được hay không? Ai biết xin trả lời giúp. Thank các pác nhiều.
 

TRẦN QUANG MINH

Thành viên có triển vọng
Tham gia
16/3/09
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Gửi tặng bạn file EXCEL tôi vừa làm xong , file nầy có thể dùng làm mọi thứ công việc từ lập dự án đến dự toán hạng mục . ( luôn chọn Tool > Options > Calculation > đánh dấu Interation ) , bạn chỉ nên thao tác trong những ô có chữ MÀU ĐỎ thôi nhé . File nầy tôi làm ra chủ yếu phục vụ cho công việc của tôi nên có vẻ luộm thuộm lắm , nếu lỡ thao tác sai thì đừng ráng sửa ( kể cả undo ) tốt nhất là thoát ra rồi vào lại sẽ đở tốn công hơn . Chúc bạn may mắn . :D

Cảm ơn các bạn đã tải file , tôi phát hiện có sai sót trong chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư , xin gửi 2 file hình các bạn tải về rồi theo đó mà sửa , các bạn chỉ cần sửa trong 2 ô O203 Z203 là được rồi ( tôi muốn insert image theo comment nầy nhưng không biết làm ra sao , bạn nào biết chỉ cho tôi biết với , cảm ơn trước )
 

File đính kèm

  • 1.jpg
    1.jpg
    192,1 KB · Đọc: 235
  • 2.jpg
    2.jpg
    197,1 KB · Đọc: 182
Last edited by a moderator:

capovoc

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
15/9/08
Bài viết
303
Điểm thành tích
18
Góp ý

Xin hỏi các bác là giờ em muốn tính chi phí tư vấn thiết kế bản vẽ thi công hạ tầng kĩ thuật thì dùng văn bản nào .Có bác nào biết định mức suất đầu tư 1 ha của khu đô thị nằm ở văn bản nào k ạ.em xin cám ơn.

1.Tất cả đều nằm trong 957;nếu chi phí nào không có thì tham khảo 1751;trường hợp nếu cả hai không có thì tự mình xây dựng dự toán và quyết định,miễn sao sao hợp lý và phù hợp là được.Dây là thẩm quyền của Chủ đầu tư.Bạn lưu ý trong hạ tầng kỹ thuật có nhiều hạng mục công trình khác nhau về tính chất,nội dung và quy mô(giao thông,thoát nước mưa,thoát nước thải,cấp điệntrung áp và hạ áp,cấp nước...)-tôi thường áp dụng các chi phí đó theo hạng mục công trình,loại công trình cụ thể.
2.Suất đầu tư 1ha khu đô thị không nằm trong quy định chung nào của nhà nước.Tùy theo từng dự án cụ thể có xem xét,thống kê các dự án trong khu vực rất khác nhau,khu liền kề kế cận về quy mô đầu tư,nội dung đầu tư,tính chất đầu tư ...để ước tính suất đầu tư một cách tương đối.
 

capovoc

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
15/9/08
Bài viết
303
Điểm thành tích
18
Góp ý

có ai biết trả lời giúp tôi vấn đề này với:
Hiện tại tôi đang thực hiện chức năng quản lý dự án của 1 dự án được chia thành 2 Tiểu dự án. Tiểu dự án 1 đã tiến hành gần xong và các công tác cần áp dụng định mức như Tư vấn giám sát, tư vấn thẩm tra, ... đã áp dụng định mức 1751. Tuy nhiên Tiểu dự án 2 do chưa duyệt dự toán xây lắp nên chưa xác định được tỷ lệ TVGS, TV thẩm tra...và hiện giờ định mức mới đã ra đời (Quyết định đầu tư Tiểu dự án 2 có trước khi 957 ban hành và các thành phần trong tổng mức đầu tư đã tính toán dựa trên 1751). Như vậy tôi có thể tiếp tục áp dụng định mức 1751 để tính toán các chi phí TVGS, TV thẩm tra được hay không? Ai biết xin trả lời giúp. Thank các pác nhiều.

Bạn có thể sử dụng bất cứ định mức được công bố nào(1751 hay 957)nếu bạn thấy hợp lý và phù hợp; kể cả bạn thấy cả 1751 và 957 đều không phù hợp bạn có thể lập dự toán các chi phí riêng miễn là Chủ đầu tư phê duyệt và phù hợp với thực tế dự án.
 
Last edited by a moderator:

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Theo tôi không cần đặt dấu hỏi

Thưa thầy, em thấy có điểm này cũng bất cập, giả sử rằng công trình khi lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự toán lên khoảng vài trục triệu mà cõng thêm chi phí lập báo cáo kinh tế kỹ thuật là 10 triệu thì chủ đầu tư chịu chi phí lớn quá, Cần đặt dấu hỏi ở đây. E Cảm ơn thầy

Theo tôi, cũng chẳng cần đặt dấu hỏi ở đây vì định mức theo QĐ 957 chỉ để tham khảo, nếu CĐT thấy vận dụng nó ko phù hợp thì có thể xác định chi phí lập báo cáo KTKT bằng cách dự toán.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
bàn thêm về quyết định 957

Theo tôi, khi Bộ Xây dựng khi muốn công bố một bộ định mức chỉ mang tính tham khảo thì không nên đưa ra quyết định. Bởi Bộ đã "quyết" và "định" ra rồi mà lại bảo CĐT chỉ nên tham khảo và vận dụng là hơi khó. Nhất là dự án lại có phần vốn NSSNN. Bởi vì khi thấy không hợp lý lại phải giải trình rất mất thời gian với các Sở ban ngành. Chẳng thà Bộ cứ ban hành dưới dạng công văn như 1751 là được.
Thứ 2: Chi phí quản lý dự án lại bao gồm cả chi phí tổ chức giải phóng mặt bằng thuộc trách nhiệm CĐT là không hợp lý.
VD: dự án giao thông có Chi phí GPMB là 180 tỷ, giá trị xây lắp+Thiết bị là 200 tỷ (trước thuế).
như vậy CPQLDA là 2,57 tỷ
Mặt khác theo quy định của NĐ 69/NĐ-CP thì chi phí tổ chức GPMB là khoảng 2% chi phí đền bù tức là 3,6 tỷ. CĐT được dùng là 60% tức là chi phí tổ chức GPMB của CĐT là 2,16 tỷ đồng.
Như vậy chi phí còn lại của QLDA chỉ còn có 410 triệu
Dự án lại kéo dài khoảng 3 năm thì trả lương cho Ban QLDA cũng chẳng đủ chứ chưa nói để tổ chức các việc khác. Mong các bác cho ý kiến thêm
 

Top