Hỏi về thời gian hiệu lực của HSDT và bảo lãnh thầu ?

  • Khởi xướng Cairong
  • Ngày gửi
M

minhtuong

Guest
Trong trường hợp sau khi có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, nhà thầu được xếp hạng thứ nhất không vào thương thảo hợp đồng thì tịch thu bảo lãnh dự thầu là đúng theo luật đấu thầu rồi.Tuy nhiên khi mời nhà thầu xếp thứ 2 vào
thương thảo thì nhà thầu thứ 2 cũng không đồng ý ký hợp đồng thì có tịch thu được bảo lãnh dự thầu của nhà thầu này không ?

Bạn vẫn còn thiếu thông tin cần thiết, đó là trước khi thương thảo với nhà thầu thứ hai thì bạn đã báo cáo và được người có thẩm quyền hủy kết quả trước đó (với nhà thầu thứ nhất) và đồng ý xem xét lựa chọn nhà thầu thứ hai hay chưa. Nếu người có thẩm quyền đã hủy kết quả nhà thầu thứ nhất và đồng ý xem xét lựa chọn nhà thầu thứ hai và bạn đã có thông báo cho nhà thầu thứ hai biết nhưng nhà thầu thứ hai này từ chối tiến hành thương thảo hợp đồng, nhà thầu này cũng mất bảo lãnh dự thầu.

Bạn xem điều 27 và điều 42 Luật đấu thầu. Điều 29 Nghị định 111.
 
Last edited by a moderator:
T

td.bitexco

Guest
Có được tịch thu bảo lãnh dự thầu hay không

Trong trường hợp sau khi có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, nhà thầu được xếp hạng thứ nhất không vào thương thảo hợp đồng thì tịch thu bảo lãnh dự thầu là đúng theo luật đấu thầu rồi.Tuy nhiên khi mời nhà thầu xếp thứ 2 vào thương thảo thì nhà thầu thứ 2 cũng không đồng ý ký hợp đồng thì có tịch thu được bảo lãnh dự thầu của nhà thầu này không ?

Thật sự tình huống bạn đưa ra rất hay và thực tế, đã lâu rồi mình mới thấy lại có tình huống thú ví như vậy. Mình xin trao đổi như sau : Theo điểm 6 Điều 27 Luật đấu thầu thì :
6. Nhà thầu không được nhận lại bảo đảm dự thầu trong các trường hợp sau đây :
a) Rút hồ sơ dự thầu sau khi đóng thầu mà hồ sơ dự thầu vẫn còn hiệu lực;
b) Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ khi nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu mà không tiến hành hoặc từ chối tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng hoặc đã thương thảo, hoàn thiện xong nhưng từ chối ký hợp đồng mà không có lý do chính đáng;
c) Không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 55 của Luật này.

Căn cứ các quy định trên ta phân tích như sau : Đối với nhà thầu xếp hạng 1 sau khi kết thúc chấm thầu và có kết quả đấu thầu coi như nhà thầu này là trúng thầu (lưu ý nhà thầu trúng thầu là duy nhất) và đương nhiên các nhà thầu khác bị trượt. Việc nhà thầu trúng thầu bỏ không đến đàm phán ký hợp đồng với CĐT không liên quan gì đến các nhà thầu còn lại nên không thể tịch thu bảo lãnh của nhà thầu xếp thứ hai khi mời nhà thầu này đến nhưng bị từ chối. Lưu ý về mặt thời gian thì chỉ sau 30 ngày kể từ ngày thông báo kết quả trúng thầu mà nhà thầu xếp thứ nhất không đến thương thảo hợp đồng mới bị coi là bỏ cuộc và bị coi là vi phạm về thời gian dẫn đến bị thu bảo lãnh dự thầu (phải sau 30 ngày CĐT mới biết chính xác nhà thầu xếp hạng một bỏ không đến thương thảo HĐ) và sau ngày này thì có thể bảo lãnh dự thầu cũng hết hạn. Khi nhà thầu xếp thứ hai biết họ không trúng thầu (thông qua kết quả đấu thầu được công bố) rất có thể họ đã có một kế hoạch khác để tham gia ở một gói thầu/công việc khác nên không có lý gì CĐT ở gói thầu này bắt họ phải chờ đợi để được gọi tới thương thảo khi nhà thầu trúng thầu bỏ cuộc. Về lý đã chắc chắn họ không phải là bên trúng thầu nên không thể thu bảo lãnh của họ khi họ từ chối tham gia.
 
Last edited by a moderator:
G

goodmen

Guest
Tịch thu bảo lãnh dự thầu đối với nhà thầu xếp thứ 2

Cảm ơn bạn rất nhiều, tuy nhien trong trường hợp nhà thầu thứ nhất có văn bản trả lời là chấp thuận bị tịch thu bảo lãnh dự thầu ngay sau khi nhận được văn bản mời vào thương thảo hợp đồng (3 ngày) của chủ đầu tư. và bên mời thầu cũng đã trình người có thẩm quyền hủy kết quả đấu thầu và chấp thuận cho mời nhà thầu đứng thứ 2 vào thương thảo và nhà thầu này không chấp thuận thương thảo.
Ý kiến của riêng tôi : Không có cơ sở tịch thu bảo lãnh dự thầu của nhà thầu thứ 2, vì theo quy định tại khoảng 3 điều 19 của nghị định 111/NDCP là "Thông báo kết quả đấu thầu thực hiện theo quy định tại Điều 41 của Luật Đấu thầu, cụ thể là ngay sau khi nhận được quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, bên mời thầu phải gửi văn bản thông báo kết quả đấu thầu cho các nhà thầu tham dự thầu" như vậy nhà thầu thứ 2 đã có văn bản là không trúng thầu.
Tuy nhiên có cơ sở nào để tịch thu bảo lãnh dự thầu của nhà thầu thứ 2 không ? các bạn chỉ giúp điều khoảng nào ?
 
T

td.bitexco

Guest
Lý do gì?

Theo mình thì khi có thông báo hủy kết quả đấu thầu thì mọi việc kết thúc tại đây và tất cả các động thái sau đó đều chỉ là "sử lý tình huống" để cứu cho cuộc thầu bị đổ bể. Không bao giờ sau khi có thông báo hủy kết quả đấu thầu BMT ra tiếp thông báo kết quả trúng thầu là nhà thầu xếp thứ hai mà chỉ có văn bản đề nghị nhà thầu này tới thương thảo trên cơ sở nhà thầu xếp thứ nhất đã bỏ cuộc. Đây là cơ sở để BMT không thể thu bảo lãnh dự thầu của nhà thầu xếp hạng hai.
Tình huống mời nhà thầu này đến để thương thảo cũng giống như tổ chức đấu thầu lại để lựa chọn nhà thầu mà thôi, đây được coi như các biện pháp khắc phục khi gói thầu bị đổ bể. Căn cứ các tiêu chí đã đặt ra trong HSMT thì chỉ có duy nhất một nhà thầu trúng thầu (như các bài trước đã thảo luận) và có thể hiểu rộng ra rằng bảo lãnh dự thầu BMT tịch thu của nhà thầu bỏ cuộc là khoản kinh phí để tổ chức đấu thầu lại hoặc khắc phục hậu qủa do nhà thầu bỏ cuộc gây ra.
Các quy định đặt ra trong quá trình đấu thầu đều có mục đích riêng của nó và trong trường hợp này theo mình ý nghĩa của việc làm bảo lãnh dự thầu là như vậy. Hủy thầu do ai thì người đó phải chịu, nhà thầu xếp thứ hai không phải là nguyên nhân gây ra đổ bể gói thầu nên họ không chịu trách nhiệm trong việc này và không thể thu bảo lãnh dự thầu của họ được.
 
M

minhtuong

Guest
Theo mình thì khi có thông báo hủy kết quả đấu thầu thì mọi việc kết thúc tại đây và tất cả các động thái sau đó đều chỉ là "sử lý tình huống" để cứu cho cuộc thầu bị đổ bể. Không bao giờ sau khi có thông báo hủy kết quả đấu thầu BMT ra tiếp thông báo kết quả trúng thầu là nhà thầu xếp thứ hai mà chỉ có văn bản đề nghị nhà thầu này tới thương thảo trên cơ sở nhà thầu xếp thứ nhất đã bỏ cuộc. Đây là cơ sở để BMT không thể thu bảo lãnh dự thầu của nhà thầu xếp hạng hai.
Tình huống mời nhà thầu này đến để thương thảo cũng giống như tổ chức đấu thầu lại để lựa chọn nhà thầu mà thôi, đây được coi như các biện pháp khắc phục khi gói thầu bị đổ bể. Căn cứ các tiêu chí đã đặt ra trong HSMT thì chỉ có duy nhất một nhà thầu trúng thầu (như các bài trước đã thảo luận) và có thể hiểu rộng ra rằng bảo lãnh dự thầu BMT tịch thu của nhà thầu bỏ cuộc là khoản kinh phí để tổ chức đấu thầu lại hoặc khắc phục hậu qủa do nhà thầu bỏ cuộc gây ra.
Các quy định đặt ra trong quá trình đấu thầu đều có mục đích riêng của nó và trong trường hợp này theo mình ý nghĩa của việc làm bảo lãnh dự thầu là như vậy. Hủy thầu do ai thì người đó phải chịu, nhà thầu xếp thứ hai không phải là nguyên nhân gây ra đổ bể gói thầu nên họ không chịu trách nhiệm trong việc này và không thể thu bảo lãnh dự thầu của họ được.

Mình không nghĩ đây là việc sử lý hay " biện pháp khắc phục khi gói thầu bị đổ bể". Cuộc đấu thầu này chưa kết thúc, và không thể gọi là "đổ bể" được. Cũng không thể nói rằng tình huống mời nhà thầu này (thứ hai) đến để thương thảo cũng giống như tổ chức đấu thầu lại được. Đấu thầu lại là việc hoàn toàn khác.
 

tanhduan

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
25/11/07
Bài viết
49
Điểm thành tích
18
Cảm ơn bạn rất nhiều, tuy nhien trong trường hợp nhà thầu thứ nhất có văn bản trả lời là chấp thuận bị tịch thu bảo lãnh dự thầu ngay sau khi nhận được văn bản mời vào thương thảo hợp đồng (3 ngày) của chủ đầu tư. và bên mời thầu cũng đã trình người có thẩm quyền hủy kết quả đấu thầu và chấp thuận cho mời nhà thầu đứng thứ 2 vào thương thảo và nhà thầu này không chấp thuận thương thảo.
Ý kiến của riêng tôi : Không có cơ sở tịch thu bảo lãnh dự thầu của nhà thầu thứ 2, vì theo quy định tại khoảng 3 điều 19 của nghị định 111/NDCP là "Thông báo kết quả đấu thầu thực hiện theo quy định tại Điều 41 của Luật Đấu thầu, cụ thể là ngay sau khi nhận được quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, bên mời thầu phải gửi văn bản thông báo kết quả đấu thầu cho các nhà thầu tham dự thầu" như vậy nhà thầu thứ 2 đã có văn bản là không trúng thầu.
Tuy nhiên có cơ sở nào để tịch thu bảo lãnh dự thầu của nhà thầu thứ 2 không ? các bạn chỉ giúp điều khoảng nào ?

Ý kiến tôi thế này: Việc nhà thầu thứ nhất đã nhận được thông báo trúng thầu, sau đó không thương thảo hợp đồng. CĐT tịch thu bảo đảm dự thầu là hoàn toàn chính xác.
Lúc này, theo xếp hạng thì Nhà thầu thứ 2 được đề nghị vào thương thảo hợp đồng, bạn lưu ý trong trường hợp này theo định nghĩa nhà thầu thứ 2 về bản chất là nhà thầu có giá đánh giá thấp thứ 2 thôi chứ không phải là nhà thầu được đề nghị trúng thầu. Để tịch thu bảo đảm dự thầu của nhà thầu thứ 2 này Bạn phải hủy quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của thằng thứ 1 đi, sau đó làm quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu cho thằng thứ 2--> mời nó vào TT--> Nó không vào Thương thảo--> Tịch thu Bảo đảm dự thầu như đối với trường hợp 1.
 
M

minhtuong

Guest
Ý kiến tôi thế này: Việc nhà thầu thứ nhất đã nhận được thông báo trúng thầu, sau đó không thương thảo hợp đồng. CĐT tịch thu bảo đảm dự thầu là hoàn toàn chính xác.
Lúc này, theo xếp hạng thì Nhà thầu thứ 2 được đề nghị vào thương thảo hợp đồng, bạn lưu ý trong trường hợp này theo định nghĩa nhà thầu thứ 2 về bản chất là nhà thầu có giá đánh giá thấp thứ 2 thôi chứ không phải là nhà thầu được đề nghị trúng thầu. Để tịch thu bảo đảm dự thầu của nhà thầu thứ 2 này Bạn phải hủy quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của thằng thứ 1 đi, sau đó làm quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu cho thằng thứ 2--> mời nó vào TT--> Nó không vào Thương thảo--> Tịch thu Bảo đảm dự thầu như đối với trường hợp 1.

Ủng hộ ý kiến của bạn.

Mà sao mấy bài post ban đầu bị xóa mất tiêu hết nhỉ. chỉ còn lại mấy cái? Các Mod xem lại giúp nhé. Thanks
 
D

Doimoi

Guest
Bổ sung thêm cho rõ

- Đầu tiên phải đính chính với các Bạn, việc nhỏ nhưng phải nghiêm thì Luật mới nghiêm đc, đó là dùng đúng từ "Bảo đảm dự thầu" chứ không có "Bảo lãnh dự thầu".
- Căn cứ trên tất cả các Luật của Tây và Ta đều ko có quy định tịch thu Bảo đảm dự thầu của Nhà thầu xếp thứ hai khi từ chối thương thảo hợp đồng.
- Về cơ bản, Mình đống ý với ý kiến của td.bitexco. Tuy nhiên có ý làm rõ như sau:
+ Theo Luật, khi người có thẩm quyền phê duyệt kết quả trúng thầu để Bên mời thầu đã ra thông báo thì về nguyên tắc các Nhà thầu đc thông báo ko trúng thầu có quyền lấy lại ngay Bảo đảm dự thầu. Do đó Nhà thầu ko trúng thầu có quyền lấy lại Bảo đảm dự thầu mà ko quan tâm đến các việc tiếp theo.
+ Quá trình đấu thầu đc hiểu là kết thúc khi Nhà thầu và CDT ký đc hợp đồng, vì vậy việc thương thảo hợp đồng nằm trong quá trình đấu thầu và việc "mời' Nhà thầu xếp thứ hai là việc xử lý trong đấu thầu. Nếu Nhà thầu thứ 2 ko đc, thì sẽ mời thứ 3 và đến khi hết ... đó là xử lý tình huống trong đấu thầu.
+ Đấu thầu lại là việc hủy bỏ toàn bộ "kết quả đấu thầu" trong đó có việc xếp hạng các Nhà thầu trên cơ sở Giá đánh giá.
 
D

Doimoi

Guest
Rất đúng Luật

Có vẻ các bạn đang bị nhầm lẫn với câu trong Luật là "Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu bằng thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu cộng thêm ba mươi ngày" ???

Xin được trao đổi thế này, câu này của Luật là dặn dò chung cho CDT và NT để làm đúng Luật vì trong Luật ko quy định cứng nhắc thời gian có hiệu lực của HSDT, mà chỉ ghi tối đa là 180 ngày. Do đó phải ghi như trên để Bên mời thầu, Nhà thầu căn cứ vào yêu cầu của mình để biết rõ thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu.

Trong trường hợp cụ thể này, HSMT yêu cầu là 60 ngày do đó theo Luật "bằng thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu cộng thêm ba mươi ngày" là 90 ngày. So sánh với HSMT và Luật là OK.
 
L

lestrong

Guest
Hồ sơ mời thầu yêu cầu: hiệu lực của HSDT tối thiểu 60 ngày, hiệu lực đảm bảo sự thầu là 90 ngày. Khi nộp HSDT có một nhà thầu chào như sau: hiệu lực của HSDT là 90 ngày, hiệu lực đảm bảo sự thầu là 90 ngày.
Theo các bác HSDT này có vi phạm quy định trong hồ sơ mời thầu, Luật và Nghị định về đấu thầu không?

Cái này mình nhớ là đã bàn rồi từ rất lâu khi diễn đàn của chúng ta hoạt động được 3-4 thàng j đấy.
Vấn đề bạn hỏi lúc đó đã ngã ngũ và mọi người đều đi đến kết luận HSDT ko vi phạm quy định trong HSMT.

:D@:Mod đấu thầu, lụa chọn nhà thầu, cũng như các thành viêc tham gia DĐ: Mình nghĩ hiện nay số lượng thành viên trên diễn đàn ngày càng đông, Ban Quản trị đang phải tính đến trường hợp xóa bỏ các nick ko hoạt động sau 03 tháng kích hoạt. Để tránh tình trạng bị trùng lặp bài viết làm tăng bộ nhớ của DĐ những bài viết đã có rồi khi các bạn khác mới vào ko biết thì phải thông báo và cho địa chỉ đường dẫn bài viết đã có đến thành viên để khỏi trùng lặp.:D
 
N

NGUYENLUONG

Guest
Thành viên cũ và mới thì xử lý thế nào!

mình thấy mỗi ý kiến trong diễn đàn của chúng ta rất là hữu ích. Có các ý kiến đã lâu những thành viên nhiều tuổi thì biết nhưng các thành viên mới vào thì không biết, cũng tội lắm chơ bác. Anh em với Bác Thế Anh xem xét vấn đề này nữa nhé :beer: !
 
N

nguyenthinh

Guest
Xử lý thế nào số tiền bảo lãnh dự thầu bị tịch thu?

Nếu vào truờng hợp ta phải tịch thu số tiền bảo đảm dự thầu của nhà thầu, ta có phải làm gì với nó? Có được sử dụng không? Sử dụng vào đâu? Thanh quyết toán làm sao? (Có nhiều truờng hợp số tiền này rất lớn, sài sẽ không hết :))
Rất mong nhận được các ý kiến của diễn đàn.
 
M

minhtuong

Guest
Nếu vào truờng hợp ta phải tịch thu số tiền bảo đảm dự thầu của nhà thầu, ta có phải làm gì với nó? Có được sử dụng không? Sử dụng vào đâu? Thanh quyết toán làm sao? (Có nhiều truờng hợp số tiền này rất lớn, sài sẽ không hết :))
Rất mong nhận được các ý kiến của diễn đàn.

Bạn nêu vấn đề khá hay. Nếu dự án là vốn NN thì mình nghĩ tiền tịch thu này sẽ nộp ngân sách NN, sung công quĩ. Còn với vốn khác thì chịu. Có CĐT và bên mời thầu còn sợ tịch thu bảo lãnh dự thầu nữa, vì tịch thu rồi không biết phải làm gì với nó???
 

sonnn

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
24/12/07
Bài viết
43
Điểm thành tích
8
Tuổi
51
Có được tịch thu bảo lãnh dự thầu hay không

Theo tôi trong mọi trường hợp HSDT và Bảo đảm dự thầu còn hiệu lực, các nhà thầu được Bên mời thầu thông báo trúng thầu (không cần thông báo xếp hạng ) không đến đàm phán hợp đồng (tức là không chấp nhận kết quả lựa chọn nhà thầu) đều bị thu Bảo đảm dự thầu.
:beer:
 
L

lestrong

Guest
Theo tôi trong mọi trường hợp HSDT và Bảo đảm dự thầu còn hiệu lực, các nhà thầu được Bên mời thầu thông báo trúng thầu (không cần thông báo xếp hạng ) không đến đàm phán hợp đồng (tức là không chấp nhận kết quả lựa chọn nhà thầu) đều bị thu Bảo đảm dự thầu.
:beer:

@duong183: Đối với vốn NN thì Bão lãnh dự thầu bị tịch thu sẽ được sung vào công quỹ Nhà nước. CDT có trách nhiệm làm việc này, nhưng ko được sài đâu nhé!

@sonnn: Đồng ý với bạn về việc các nhà thầu ko tham gia đàm phán ký kết hợp đồng đều bị tịch thu bão lãnh.
 
N

nguyenthinh

Guest
@duong183: Đối với vốn NN thì Bão lãnh dự thầu bị tịch thu sẽ được sung vào công quỹ Nhà nước. CDT có trách nhiệm làm việc này, nhưng ko được sài đâu nhé!

@sonnn: Đồng ý với bạn về việc các nhà thầu ko tham gia đàm phán ký kết hợp đồng đều bị tịch thu bão lãnh.

Vậy với truờng hợp phải hủy bỏ kết quả đấu thầu và phải đấu thầu lại thì lấy kinh phí đâu để thực hiện. Khi chi phí tổ chức đấu thầu thì được phê duyệt cho làm 1 lần, tiền có được do tịch thu bảo đảm dự thầu của nhà thầu thì phải nộp NSNN không được phép sử dụng? :confused:
 

oanhho

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
6/3/08
Bài viết
47
Điểm thành tích
8
Trả lời!

Trong trường hợp huỷ bỏ kết quả đấu thầu, chủ đầu tư phải lập tờ trình nêu kết quả và đề nghị đấu thầu lại. Nếu được cấp(người) có thẩm quyền chấp nhận thì sẽ tổ chức đâu thầu lại. Theo mình nghĩ thì khi đó chi phí tổ chức đấu thầu lại sẽ do bên A chịu.
Có rất nhiều trường hợp để thu bảo lãnh dự thầu. Sau khi thu xong thì mình nghĩ đối với công trình NN thì nộp ngân sách nhà nước, nhưng đối với công trình khác thì nộp chủ đầu tư. Sau khi thu xong thì mình có toàn quyền quyết định vì đây là vi phạm của nhà thầu. Nhưng mình thăc mắc 1 ti là khoản tiền thu đó có nộp Thuế không nhỉ :confused:.
Các bác giúp em với nhé!!!:D
 
N

nguyenthinh

Guest
Trong trường hợp huỷ bỏ kết quả đấu thầu, chủ đầu tư phải lập tờ trình nêu kết quả và đề nghị đấu thầu lại. Nếu được cấp(người) có thẩm quyền chấp nhận thì sẽ tổ chức đâu thầu lại. Theo mình nghĩ thì khi đó chi phí tổ chức đấu thầu lại sẽ do bên A chịu.

Nếu vậy Chủ đầu tư lấy tiền đâu ra để làm nếu như chủ đầu tư là 1 Sở thuộc UBND tỉnh hoặc trực thuộc Bộ không có kinh phí để tự thực hiện mà phải xin từ cấp có thẩm quyền??

Có rất nhiều trường hợp để thu bảo lãnh dự thầu. Sau khi thu xong thì mình nghĩ đối với công trình NN thì nộp ngân sách nhà nước, nhưng đối với công trình khác thì nộp chủ đầu tư. Sau khi thu xong thì mình có toàn quyền quyết định vì đây là vi phạm của nhà thầu. Nhưng mình thăc mắc 1 ti là khoản tiền thu đó có nộp Thuế không nhỉ :confused:.
Các bác giúp em với nhé!!!:D
Theo mình nghĩ, số tiền này nếu thu lại muốn tiêu sài thì cũng phải có hóa đơn, chứng từ để thanh quyết toán. Như thế thì phải nộp thuế VAT là cái chắc rồi :D
Còn nếu bạn muốn nộp thêm các loại thuế khác nữa thì hãy liên hệ Cục thuế để được hướng dẫn và biết thêm chi tiêt. :D
 
L

lestrong

Guest
Vậy với truờng hợp phải hủy bỏ kết quả đấu thầu và phải đấu thầu lại thì lấy kinh phí đâu để thực hiện. Khi chi phí tổ chức đấu thầu thì được phê duyệt cho làm 1 lần, tiền có được do tịch thu bảo đảm dự thầu của nhà thầu thì phải nộp NSNN không được phép sử dụng? :confused:

Đối với DA thuộc nguồn vốn NN:
Trong mọi trường hợp khi ko có HSDT nào đáp ứng HSMT thì quyết định hủy đấu thầu đều do cấp có thẩm quyền quyết định, tùy thuộc vào trách nhiệm của các bên có liên quan mà có những hình thức xử phạt.
Ko thể có chuyện kinh phí đấu thầu chỉ được phê duyệt 1 lần. Dĩ nhiên tiền tịch thu bão lãnh sẽ phải nộp NSNN, tuy nhiên nguồn vốn để thực hiện DA NN cũng lấy từ NSNN mà ra, còn chi phí để đấu lại lần 2, 3,..hoặc nhiều hơn thì vẫn lấy trong TMDT của DA.
Có nhiều gói thầu phải đấu lại 2, 3 lần mà cấp có thẩm quyền vẫn cho phép, cái j lý giải điều đó? Đó chính là Mục tiêu đề ra của DA, nếu đã xác định rõ mục tiêu rồi thì việc đấu lại 2,3..lần thì vẫn phải làm.
 
T

tannm

Guest
Thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu trúng thầu

Theo điều 31 Luật đấu thầu thì: "Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu tối đa là 180 ngày kể từ thời điểm đóng thầu; trường hợp cần thiết có thể yêu cầu gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu nhưng không quá 30 ngày".

Vậy các bạn cho mình hỏi:
  1. Đồi với nhà thầu trúng thầu thì thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu là bao nhiêu
  2. Đối với trường hợp chỉ định thầu thì thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất là bao nhiêu
Các bạn cho ý kiến về vấn đề này nha. Cảm ơn
 

Top