Hỏi về thời gian hiệu lực của HSDT và bảo lãnh thầu ?

  • Khởi xướng Cairong
  • Ngày gửi
G

giangbx

Guest
Theo tôi thì như sau:

- Thứ nhất: phải là bảo đảm dự thầu chứ không phải bảo lãnh dự thầu.

- Thứ hai: điều đó hoàn toàn hợp lệ; nó chính là công văn thay đổi bảo đảm dự thầu. Tuy nhiên phải do người có thẩm quyền của ngân hàng phát hành bảo đảm dự thầu ký (cả ở thư bảo đảm lẫn công văn đề nghị thay đổi hiệu lực bảo đảm). Không được loại nhà thầu vì bảo đảm dự thầu không hợp lệ.

Như vậy nhà thầu X phải nộp cả thư bảo đảm dự thầu (với hiệu lực cũ) và công văn do chính ngân hàng phát bảo đảm điều chỉnh hiệu lực của bảo đảm đó (tất cà đều là bản gốc).

Hợp lệ chứ........

Xin bạn đọc kỹ lại. Vì HSDT của nhà thầu X ko có bảo lãnh của NH nên sẽ bị loại ( như ý kiến của Minhtuong). công văn sau ko thay thế được bảo lãnh NH đã ký trước đó.
 
G

goodmen

Guest
Trả lời

Nhà thầu X làm vậy là đúng rồi làm sau mà loại nhà thầu X được.
 
G

giangbx

Guest
Nhà thầu X làm vậy là đúng rồi làm sau mà loại nhà thầu X được.

Nếu nhà thầu X nộp đủ cả bảo lãnh của NH và văn bản gia hạn hiệu lực thì OK. Nhưng do chỉ có văn bản gia hạn, ko có bảo lãnh nên loại là đúng rồi. Bảo đảm dự thầu còn nhiều nội dung khác như: số tiền =?, hiệu lực =?, sẽ bị mất tiền khi ...?. Văn bản gia hạn đâu có đề cập hết các nội dung của bảo lãnh và được nêu là 1 phần ko thể tách rời của bảo lãnh nên ko có bảo lãnh kèm theo sẽ bị loại. Luật chơi là thế mà, ko có thì chịu thiệt. Lỗi này do nhà thầu sơ suất nên phải gánh chịu thôi. Thân
 
H

happy

Guest
Xin bạn đọc kỹ lại. Vì HSDT của nhà thầu X ko có bảo lãnh của NH nên sẽ bị loại ( như ý kiến của Minhtuong). công văn sau ko thay thế được bảo lãnh NH đã ký trước đó.

Mình không đồng ý.

Bạn nên nhớ là còn có cả văn bản sửa đổi hồ sơ dự thầu cơ mà; vậy thì văn bản điều chỉnh, sửa đổi bảo đảm dự thầu thì cũng được chứ. Miễn là ngân hàng đó chấp nhận là được. Công văn không thay thế mà chỉ sửa nội dung hiệu lực của bảo đảm dự thầu thôi...

Cuối cùng thì Chủ đầu tư, Bên mời thầu chỉ cần 1 Ngân hàng đứng ra bảo đảm để nhà thầu tham dự đấu thầu thôi mà. Không quan trọng hình thức của Bảo đảm dự thầu mà quan trọng nội dung và hiệu lực của bảo đảm.

Mình vẫn bảo lưu ý kiến là không vấn đề gì và không nên loại nhà thầu X. Dù sao đi nữa việc kéo dài thời điểm đóng thầu cũng không phải do lỗi của nhà thầu X gây ra, vì thế Chủ đầu tư, bên mời thầu cũng nên thoáng hơn một chút... Gia hạn hiệu lực của bảo đảm dự thầu thêm có 10 ngày (ví dụ thế) mà lại phải làm bảo đảm khác thì phiền phức lắm...
 
H

happy

Guest
Nhưng do chỉ có văn bản gia hạn, ko có bảo lãnh nên loại là đúng rồi.

Mình nghĩ bạn nhầm rồi.

Thế này nhé, khi kéo dài thời điểm đóng thầu thì có 2 khả năng:

- Nhà thầu X đã nộp hồ sơ dự thầu cho Bên mời thầu, trong đó có cả bảo đảm dự thầu thầu rồi và nhà thầu X không rút hồ sơ về. Sau này nhà thầu X nộp thêm công văn sửa đổi bảo đảm dự thầu thôi (do Ngân hàng phát hành).

- Nhà thầu X rút hồ sơ về. Đến thời điểm sau, họ nộp HSDT lại thì tất nhiên phải có bảo đảm dự thầu chứ. Nếu không có thì mới loại được. Chả có nhà thầu nào nộp mỗi công văn điều chỉnh bảo đảm dự thầu mà không nộp bảo đảm dự thầu cả....
 
G

giangbx

Guest
Mình nghĩ bạn nhầm rồi.

Thế này nhé, khi kéo dài thời điểm đóng thầu thì có 2 khả năng:

- Nhà thầu X đã nộp hồ sơ dự thầu cho Bên mời thầu, trong đó có cả bảo đảm dự thầu thầu rồi và nhà thầu X không rút hồ sơ về. Sau này nhà thầu X nộp thêm công văn sửa đổi bảo đảm dự thầu thôi (do Ngân hàng phát hành).

- Nhà thầu X rút hồ sơ về. Đến thời điểm sau, họ nộp HSDT lại thì tất nhiên phải có bảo đảm dự thầu chứ. Nếu không có thì mới loại được. Chả có nhà thầu nào nộp mỗi công văn điều chỉnh bảo đảm dự thầu mà không nộp bảo đảm dự thầu cả....

Chính là ở điểm 2 ( quên không nộp bảo lãnh ) nên bị loại.
 
M

minhtuong

Guest
Theo tôi thì như sau:

- Thứ nhất: phải là bảo đảm dự thầu chứ không phải bảo lãnh dự thầu.

- Thứ hai: điều đó hoàn toàn hợp lệ; nó chính là công văn thay đổi bảo đảm dự thầu. Tuy nhiên phải do người có thẩm quyền của ngân hàng phát hành bảo đảm dự thầu ký (cả ở thư bảo đảm lẫn công văn đề nghị thay đổi hiệu lực bảo đảm). Không được loại nhà thầu vì bảo đảm dự thầu không hợp lệ.

Như vậy nhà thầu X phải nộp cả thư bảo đảm dự thầu (với hiệu lực cũ) và công văn do chính ngân hàng phát bảo đảm điều chỉnh hiệu lực của bảo đảm đó (tất cà đều là bản gốc).

Hợp lệ chứ........

Thứ nhất: Bảo lãnh dự thầu là cách gọi cũ của qui chế đấu thầu (Nghị định 88). Kể từ khi luật đấu thầu ra đời thì gọi là bảo đảm dự thầu.
Thư hai: Phần màu đỏ của bạn rất mâu thuẩn.
 
H

happy

Guest
Chính là ở điểm 2 ( quên không nộp bảo lãnh ) nên bị loại.

Thế thì loại luôn chứ còn gì nữa. Nhưng trong biên bản mở thầu phải ghi rõ là nhà thầu X chỉ có công văn thay đổi hiệu lực của bảo đảm dự thầu mà không có bảo đảm dự thầu (và có xác nhận của các bên trong lễ mở thầu). Nếu không ghi điều này vào biên bản mở thầu thì sẽ rất phức tạp đấy...
 

sunyal

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
16/12/07
Bài viết
87
Điểm thành tích
18
Công văn thay đổi thời gian của bảo lãnh dự thầu phải đi kèm với Bảo lãnh dự thầu thì mới có hiệu lực chứ các Bác!
Không có bảo lãnh dự thầu mà chỉ có mỗi cong văn thay đổi thì đối chiếu thế nào ạh!
:">
 
C

cantona12345

Guest
Đảm bảo dự thầu

Xin hỏi các bác: Những trường hợp nào thì Chủ đầu tư không được yêu cầu đảm bảo dự thầu? Cơ quan tôi tiến hành đấu thầu mua sắm hàng hoá xong hết rồi, chỉ còn ký hợp đồng nữa thôi thì Nhà thầu chạy mất (giá đô lên quá mà). Tôi đang muốn hỏi để về sau khi đấu thầu thì cho đảm bảo dự thầu vào HSYC, tránh trường hợp nhà thầu lại bùng. Cảm ơn các bác trước
 
M

minhtuong

Guest
Xin hỏi các bác: Những trường hợp nào thì Chủ đầu tư không được yêu cầu đảm bảo dự thầu? Cơ quan tôi tiến hành đấu thầu mua sắm hàng hoá xong hết rồi, chỉ còn ký hợp đồng nữa thôi thì Nhà thầu chạy mất (giá đô lên quá mà). Tôi đang muốn hỏi để về sau khi đấu thầu thì cho đảm bảo dự thầu vào HSYC, tránh trường hợp nhà thầu lại bùng. Cảm ơn các bác trước

Các trường hợp lựa chọn nhà thầu không yêu cầu bảo đảm dự thầu:
1. Sơ tuyển nhà thầu (giai đoạn 1) đối với đấu thầu 2 giai đoạn
2. Chỉ định thầu
3. Chào hàng cạnh tranh mua sắm hàng hóa
4.Đấu thầu tư vấn


Trường hợp của bạn chưa được rõ ràng, đó là bạn nói đấu thầu mua sắm hàng hóa nhưng lại có HSYC??

Đối với đấu thầu mua sắm hàng hóa (lập HSMT) vẫn có bảo đảm dự thầu, chỉ có chỉ định thầu hay chào hàng cạnh tranh mua sắm hàng hóa (Lập HSYC) thì không yêu cầu bảo đảm dự thầu.
 
C

cantona12345

Guest
Cảm ơn bác. Đúng là tôi đã nói không rõ. Cơ quan tôi sử dụng hình thức chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hoá và có sử dụng HSYC. Đáng buồn là khi chuẩn bị ký hợp đồng thì họ bùng mất.
Nhân đây tôi muốn hỏi: với nhà thầu này, có biện pháp gì để xử lý không? Nếu chúng tôi tổ chức đấu thầu mà họ tiếp tục đăng ký thì chúng tôi không cho họ tham gia nữa có được không? Mong bác trả lời. Cảm ơn bác nhiều.
 
K

khanhme01

Guest
Trước hết bạn thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu ở địa phương về việc nhà thầu thắng thầu trong chào hàng cạnh tranh với gói thầu bên bạn đã mời đến thương thảo, hoàn thiện để ký hợp đồng nhưng nhà thầu đã bỏ không thực hiện ký HĐ mà không có lý do để cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu ở địa phương liệt nhà thầu đó vào danh sách "đen" để thông báo rộng rãi và xử lý theo quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động xây dựng. Nhà thầu này có thể bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 1 năm.
Nhà thầu này sẽ không được tham gia chào hàng cạnh tranh gói thầu này nữa khi bạn tổ chức đấu thầu lại. Trong HSYC phát hành lần này bạn nêu thêm điều kiện tham dự chào hàng cạnh tranh về nội dung này cho thêm chặt chẽ.
 

maiducdung1974

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
28/4/08
Bài viết
19
Điểm thành tích
1
Trước hết bạn thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu ở địa phương về việc nhà thầu thắng thầu trong chào hàng cạnh tranh với gói thầu bên bạn đã mời đến thương thảo, hoàn thiện để ký hợp đồng nhưng nhà thầu đã bỏ không thực hiện ký HĐ mà không có lý do để cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu ở địa phương liệt nhà thầu đó vào danh sách "đen" để thông báo rộng rãi và xử lý theo quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động xây dựng. Nhà thầu này có thể bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 1 năm.
Nhà thầu này sẽ không được tham gia chào hàng cạnh tranh gói thầu này nữa khi bạn tổ chức đấu thầu lại. Trong HSYC phát hành lần này bạn nêu thêm điều kiện tham dự chào hàng cạnh tranh về nội dung này cho thêm chặt chẽ.

Theo tôi xử lý là rất khó khăn do giữa bên mời thầu và nhà thầu chưa có gì ràng buộc, và luật chưa qui định cụ thể cho trường hợp này (đối chiếu điều 12 của Luật đấu thầu và điều 66 Nghị định 58) có thể đây là trường hợp luật chưa chặt chẽ, nếu gói thầu này đấu thầu lại theo tôi nên chọn hình thức đấu thầu cho chắc ăn còn nhà thầu vi phạm có thể thông báo cho UBND tỉnh, cho Sở KH-ĐT để đưa vào danh sách "đen" thôi chứ cũng chẳng làm gì hơn được (vì luật không qui định cho trường hợp này)
 
C

cantona12345

Guest
Chân thành cảm ơn các bác đã trả lời. Quả thật đây là tình huống khá tế nhị, nếu cơ quan tôi mà làm căng thì cũng chẳng giải quyết được vấn đề. Mà cũng phải thông cảm cho Nhà thầu thôi, chỉ chưa đầy một tháng, nếu thực hiện hợp đồng thì phải chịu lỗ gần trăm triệu, làm ăn gì cho lại.
Nhân đây tôi lại xin hỏi thêm hai vấn đề nữa:
1/ Tại khoản 3 Điều 31 Luật Đấu thầu có nói đến thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu là 15 ngày đối với đấu thầu trong nước, Vậy đối với hình thức lựa chọn nhà thầu là chỉ định thầu (gói thầu sửa chữa lớn có giá 250 triệu), thời gian chuẩn bị Hồ sơ đề xuất có áp dụng khoản trên hay không?
2/ Quy định tại Điều 31 Luật Đấu thầu áp dụng cho những hình thức lựa chọn nhà thầu nào? Có phải chỉ áp dụng đối với hình thưc đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế không?
Cảm ơn các bác trước.
 
M

minhtuong

Guest
Chân thành cảm ơn các bác đã trả lời. Quả thật đây là tình huống khá tế nhị, nếu cơ quan tôi mà làm căng thì cũng chẳng giải quyết được vấn đề. Mà cũng phải thông cảm cho Nhà thầu thôi, chỉ chưa đầy một tháng, nếu thực hiện hợp đồng thì phải chịu lỗ gần trăm triệu, làm ăn gì cho lại.
Nhân đây tôi lại xin hỏi thêm hai vấn đề nữa:
1/ Tại khoản 3 Điều 31 Luật Đấu thầu có nói đến thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu là 15 ngày đối với đấu thầu trong nước, Vậy đối với hình thức lựa chọn nhà thầu là chỉ định thầu (gói thầu sửa chữa lớn có giá 250 triệu), thời gian chuẩn bị Hồ sơ đề xuất có áp dụng khoản trên hay không?
2/ Quy định tại Điều 31 Luật Đấu thầu áp dụng cho những hình thức lựa chọn nhà thầu nào? Có phải chỉ áp dụng đối với hình thưc đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế không?
Cảm ơn các bác trước.


Để trả lời câu hỏi của bạn, chúng ta xem lại khái niệm sau:
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật Đấu thầu trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Vậy mình trả lời về câu hỏi của bạn như sau:

1. Chỉ định thầu là một trong những hình thức lựa chọn nhà thầu, nhưng không phải là đấu thầu. Luật không qui định về thời gian chuẩn bị hồ sơ đề xuất, vậy nhà thầu căn cứ theo hồ sơ yêu cầu.
2.
Điều 31 Luật đấu thầu qui định về thời gian trong đấu thầu. Đấu thầu thì có hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế.
 
C

cantona12345

Guest
Bác trả lời như vậy là rất rõ. Nhưng nếu tôi hiểu như sau có đúng hay không: Luật Đấu thầu (trừ các Điều từ Điều 20 đến điều 24 Chương II) và Nghị định 58 (trừ Chương VI, Chương VII) chỉ quy định và hướng dẫn đối với hình thức Đấu thầu rộng rãi và Đấu thầu hạn chế; Các hình thức lựa chọn nhà thầu khác không bắt buộc phải thực hiện theo?
 
L

lestrong

Guest
Bác trả lời như vậy là rất rõ. Nhưng nếu tôi hiểu như sau có đúng hay không: Luật Đấu thầu (trừ các Điều từ Điều 20 đến điều 24 Chương II) và Nghị định 58 (trừ Chương VI, Chương VII) chỉ quy định và hướng dẫn đối với hình thức Đấu thầu rộng rãi và Đấu thầu hạn chế; Các hình thức lựa chọn nhà thầu khác không bắt buộc phải thực hiện theo?

Hiểu thế ko ổn rồi, Luật Đấu thầu và Nghị định 58Cp nhằm hướng dẫn việc lựa chọn nhà thầu, còn đấu thầu rộng rãi, hạn chế, chỉ định thầu, mua sắm hàng hóa,...chỉ là hình thức để lựa chọn nhà thầu thồi. Mình xin trích Điều 1 và 2 của Luật Đấu thầu để bạn rõ nhé:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về các hoạt động đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp đối với gói thầu thuộc các dự án sau đây:

1. Dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên cho mục tiêu đầu tư phát triển, bao gồm:
a) Dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng các dự án đã đầu tư xây dựng;

b) Dự án đầu tư để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt;

c) Dự án quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn;

d) Dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật;

đ) Các dự án khác cho mục tiêu đầu tư phát triển;

2. Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;

3. Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm phục vụ việc cải tạo, sửa chữa lớn các thiết bị, dây chuyền sản xuất, công trình, nhà xưởng đã đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động đấu thầu các gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật này.

2. Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đấu thầu các gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật này.

3. Tổ chức, cá nhân có dự án không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này chọn áp dụng Luật này.
 
C

cantona12345

Guest
Hiểu thế ko ổn rồi, Luật Đấu thầu và Nghị định 58Cp nhằm hướng dẫn việc lựa chọn nhà thầu, còn đấu thầu rộng rãi, hạn chế, chỉ định thầu, mua sắm hàng hóa,...chỉ là hình thức để lựa chọn nhà thầu thồi. Mình xin trích Điều 1 và 2 của Luật Đấu thầu để bạn rõ nhé:

1. "Luật Đấu thầu quy định các hoạt động đấu thầu để lựa chọn Nhà thầu", "Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu", "đấu thầu rộng rãi, hạn chế, chỉ định thầu, mua sắm hàng hóa,...là hình thức để lựa chọn nhà thầu" điều dó có nghĩa là các hoạt động đấu thầu rộng rãi, hạn chế, chỉ định thầu, mua sắm hàng hóa,... chính là đấu thầu đúng không ạ?
2. Nếu các hoạt động đấu thầu rộng rãi, hạn chế, chỉ định thầu, mua sắm hàng hóa,... chính là đấu thầu thì đương nhiên phải tuân theo Luật Đấu thầu và Nghị định 58 đúng không ạ?
3. Nếu nó là đấu thầu, tuân theo Luật Đấu thầu thì tại sao cái hình thức Chỉ định thầu lại không tuân theo quy định chung về đấu thầu? đặc biệt là Điều 31 Luật Đấu thầu (quy định về thời gian trong đấu thầu)?
Các bác thông cảm, thứ nhất là em chưa biết nhiều về đấu thầu. Thứ hai là em hay "nhí nhuận cùn". Mong các bác chiếu cố trả lời, đừng chửi em là lắm điều nhé :D! cảm ơn các bác nhiều.
 
P

phụng sự tổ quốc tôi

Guest
Rất đơn giản vậy mà vẫn sai!

Bạn Lestrong và bạn minhtuong hiểu sai hoàn toàn về từ "đấu thầu". Chỉ định thầu cũng là "đấu thầu" đấy 2 bạn ah. 2 bạn đọc kỹ lại luật nhé.

Bạn catona12345 tuy nói là chưa hiểu biết nhiều nhưng thật ra bạn đọc luật rất kỹ, bao quát tốt và logic cao. Nên bạn nói rất đúng. Nhất trí với bạn.
 

Top