Hỏi về thời gian hiệu lực của HSDT và bảo lãnh thầu ?

  • Khởi xướng Cairong
  • Ngày gửi
M

minhtuong

Guest
Bác trả lời như vậy là rất rõ. Nhưng nếu tôi hiểu như sau có đúng hay không: Luật Đấu thầu (trừ các Điều từ Điều 20 đến điều 24 Chương II) và Nghị định 58 (trừ Chương VI, Chương VII) chỉ quy định và hướng dẫn đối với hình thức Đấu thầu rộng rãi và Đấu thầu hạn chế; Các hình thức lựa chọn nhà thầu khác không bắt buộc phải thực hiện theo?

Luật đấu thầu quy định về các hoạt động đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp đối với gói thầu thuộc các dự án mà bạn lestrong đã trích dẫn ở trên.
Nghị định 58 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và hướng dẫn thi hành việc lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng

Tiếp theo, chúng ta phân tích hoạt động đấu thầu là gì?
Hoạt động đấu thầu bao gồm các hoạt động của các bên liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu

Theo luật đấu thầu thì lựa chọn nhà thầu bao gồm nhiều hình thức, không chỉ có đấu thầu rộng rãi và hạn chế.

Do vậy hiểu (theo chữ) rằng
Luật đấu thầu và Nghị định 58 chỉ quy định và hướng dẫn đối với hình thức Đấu thầu rộng rãi và Đấu thầu hạn chế; Các hình thức lựa chọn nhà thầu khác không bắt buộc phải thực hiện theo

là không đúng với nội dung của Luật và Nghị định.
 
M

minhtuong

Guest
Bạn Lestrong và bạn minhtuong hiểu sai hoàn toàn về từ "đấu thầu". Chỉ định thầu cũng là "đấu thầu" đấy 2 bạn ah. 2 bạn đọc kỹ lại luật nhé.

Bạn catona12345 tuy nói là chưa hiểu biết nhiều nhưng thật ra bạn đọc luật rất kỹ, bao quát tốt và logic cao. Nên bạn nói rất đúng. Nhất trí với bạn.

Thế bạn đã đọc luật kỹ rồi ư? Bạn đã đọc điều này chưa?
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật này trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Bạn vui lòng chỉ cần đọc lại tiêu mục ở Chương II của Luật:
Chương II
LỰA CHỌN NHÀ THẦU

Mục 1
HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU

Điều 18. Đấu thầu rộng rãi
Điều 19. Đấu thầu hạn chế
Điều 20. Chỉ định thầu
Điều 21. Mua sắm trực tiếp
Điều 22. Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa
Điều 23. Tự thực hiện
Điều 24. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt

Hiểu như bạn thì có lẽ tự thực hiện cũng là đấu thầu nốt ???
Vậy bạn bao lâu nay làm quản lý và đã khoác cho "chỉ định thầu" một chiếc áo "đấu thầu"???
Bạn tìm đâu ra yếu tố cạnh tranh ("đấu")trong "chỉ định thầu" hay "tự thực hiện"???

Hay thực tế nhất, là bạn hiểu sao về "đấu võ" mà chỉ có một võ sĩ, "đấu súng" mà chỉ có một tay súng????....

Có lẽ bạn đọc Luật nhiều nhưng vẫn chưa phân biệt được giữa đấu thầu hình thức lựa chọn nhà thầu?? Chưa phân biệt được quá trình lựa chọn nhà thầu và hình thức lựa chọn nhà thầu.

Diền giải thêm đối với nước ngoài (nếu bạn đọc được tiếng Anh): cũng tương tự như trên:

Bidding: đấu thầu (open bidding, limit bidding)
Direct appointment: chỉ định trực tiếp
Price offer competition: chào hàng cạnh tranh
...
Nhưng:
Procurement: quá trình mua sắm (bao gồm tất cả các loại trên).
Do vậy nhiều người nước ngoài không dịch "Luật đấu thầu" của ta là "Bidding Law" mà phải dịch là "Procurement Law".
 
Last edited by a moderator:

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.587
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Bạn Lestrong và bạn minhtuong hiểu sai hoàn toàn về từ "đấu thầu". Chỉ định thầu cũng là "đấu thầu" đấy 2 bạn ah. 2 bạn đọc kỹ lại luật nhé.

Chỉ định thầu không phải là đấu thầu (hiểu theo luật xây dựng, mà chúng ta đang làm về đầu tư xây dựng). Tự thực hiện cũng không phải là đấu thầu. Vì thế trong luật xây dựng mới dùng cụm từ "lựa chọn nhà thầu" chứ không phải là "đấu thầu".
Làm đầu tư xây dựng công trình đọc kỹ Luật Đấu thầu chưa đủ, cần đọc kỹ thêm Luật Xây dựng nữa.
 
P

phụng sự tổ quốc tôi

Guest
Bạn minhtuong cần bình tĩnh để thấy sai lầm!

Khẳng định với bạn, tất cả các commnet của tôi nói rất sâu về chuyên môn đấy (bạn kiểm tra lại nhé). Còn vì sao bạn nghĩ tôi không nói về chuyên môn mà gây hiềm khích ở đây thì tôi nghĩ bạn nhầm.
Vì sao tôi lại nói ngắn gọn:
Bạn Lestrong và bạn minhtuong hiểu sai hoàn toàn về từ "đấu thầu". Chỉ định thầu cũng là "đấu thầu" đấy 2 bạn ah. 2 bạn đọc kỹ lại luật nhé.

Bạn catona12345 tuy nói là chưa hiểu biết nhiều nhưng thật ra bạn đọc luật rất kỹ, bao quát tốt và logic cao. Nên bạn nói rất đúng. Nhất trí với bạn.
Bởi tôi thấy bạn catona12345 đã phân tích logic và hiểu đúng "Đấu thầu" theo Luật đấu thầu rồi. Do đó tôi nói ngắn gọn là đồng tình với catona12345 và đề nghị bạn đọc kỹ để hiểu đúng "đấu thầu" như bạn catona12345 đã phân tích.
Rất tiếc, sự ngắn gọn đó khiến bạn tức giận mà không suy xét kỹ.
**************
* Nhắc lại vấn đề đang tranh luận:
Từ "ĐẤU THẦU" theo Luật đấu thầu hiểu thế nào cho đúng? Chỉ định thầu và tự thực hiện có thuộc phạm vi định nghĩa "ĐẤU THẦU" theo luật hay không?

* Trả lời:
[FONT=verdana,geneva]Trên thực tế, khi nói đến từ "Đấu thầu" rất nhiều bạn do không đọc kỹ luật đấu thầu nên đã ngầm hiểu rằng: phải có ít nhất 2 nhà thầu trở lên tham gia thì mới được gọi là "Đấu". Nhưng hiểu như vậy là hoàn toàn sai so với Luật Đấu thầu.[/FONT]
[FONT=verdana,geneva]Các bạn xem hình ảnh dưới đây sẽ rõ:[/FONT]
HieuTheNaoLaDauThau.jpeg




* Từ: "cạnh tranh" trong hình ảnh trên đã nói rõ (các bạn đọc luật vì dài quá). Chỉ định thầu cũng đảm bảo cạnh tranh vì rất đơn giản: sao không chỉ định nhà thầu này mà lại đi chỉ định nhà thầu khác trong khi có nhiều đơn xin tham gia được chỉ định thầu của nhiều nhà thầu?...
Thứ 2: Luật yêu cầu bắt buộc phải đảm bảo "cạnh tranh" khi có yếu tố để cạnh tranh. Còn nếu hình thức chọn thầu không có yếu tố cấu thành tạo nên sự "cạnh tranh" thì đương nhiên nó đã thỏa mãn đảm bảo tính "cạnh tranh" rồi bạn ah.
* Vậy đến đây bạn minhtuong có ý kiến gì không? đã nói về từ "ĐẤU THẦU" thì phải đọc định nghĩa của nó trong Luật đấu thầu và liên hệ logic các câu chữ có trong định nghĩ đúng như bạn catona12345 đã phân tích và hình ảnh trên.

p/s: bạn TA nói từ "Đấu thầu" thì phải xem trong Luật XD là do cũng xem chưa kỹ. Luật Xây dựng không có định nghĩa ĐẤU THẦU. Trong Luật XD chỉ nói về Quản lý lựa chọn nhà thầu chung chung trong Quản lý dự án XD thôi.
Còn đã nói về Đấu thầu thì phải căn cứ Luật đấu thầu.
Nhưng dù có căn cứ Luật XD thì cũng chẳng thể làm rõ được 2 từ "Đấu Thầu". Bạn lấy luật XD ra nói như vậy cũng là suy diễn theo cảm tính chứ không phải hiểu đúng câu từ của Luật. Hiểu từ "Đấu thầu" là căn cứ vào Luật Đấu thầu vì nó quy định mọi vấn đề và nội dung trong đấu thầu bạn ah.
 
Last edited by a moderator:
H

Hugolina

Guest
Đề nghị các bạn tập trung bàn luận tiếp về chuyên môn nhé. Các phần các bạn trò chuyện riêng sẽ được xóa đi.:D.
Đúng như bạn minhtuong nói, mình thấy theo thông lệ quốc tế thì toàn bộ cái mà ta gọi là "đấu thầu", người ta gọi là "procurement"/mua sắm (dịch vụ tư vấn, dịch vụ xây lắp, hàng hóa...) và bidding/đấu thầu chỉ là một hình thức trong procurement.
 
P

phụng sự tổ quốc tôi

Guest
Đề nghị các bạn tập trung bàn luận tiếp về chuyên môn nhé. Các phần các bạn trò chuyện riêng sẽ được xóa đi.:D.
Đúng như bạn minhtuong nói, mình thấy theo thông lệ quốc tế thì toàn bộ cái mà ta gọi là "đấu thầu", người ta gọi là "procurement"/mua sắm (dịch vụ tư vấn, dịch vụ xây lắp, hàng hóa...) và bidding/đấu thầu chỉ là một hình thức trong procurement.

Nếu nói vậy thì tôi nghĩ chúng ta đừng dùng Luật đấu thầu của Việt nam nữa mà nên dùng thông lệ quốc tế để áp dụng. Nhưng chúng ta đang ở Việt Nam, dùng vốn Việt Nam thì cần tuân thủ "Nói và thực hiện theo luật" mà bạn.
Và vấn đề chúng ta đang bàn chính là để hiểu rõ về Luật Đấu thầu của Việt Nam chứ không phải nói về quốc tế. Các bạn nên đi vào nội dung chính, tránh lạc chủ đề.

p/s: nhất trí với bạn. Xóa dòng nói về cá nhân của cả commnet của tôi và minhtuong! Thanks!
 
Last edited by a moderator:
C

cantona12345

Guest
tôi nghĩ chúng ta đừng dùng Luật đấu thầu của Việt nam nữa mà nên dùng thông lệ quốc tế để áp dụng. Nhưng chúng ta đang ở Việt Nam, dùng vốn Việt Nam thì cần tuân thủ "Nói và thực hiện theo luật" mà bạn.
Và vấn đề chúng ta đang bàn chính là để hiểu rõ về Luật Đấu thầu của Việt Nam chứ không phải nói về quốc tế.

Rất cảm ơn các bác đã trả lời, góp ý. Tôi rất đồng tình với bác Phụng sự tổ quốc tôi. Đã là Luật Đấu thầu của Việt Nam thì chỉ nên hiểu bằng tiếng Việt Nam mà thôi.
Trong quá trình tìm hiểu về Luật Đấu thầu và quá trình thẩm định các gói thầu ngoài thực tế, tôi thấy rằng ngoài Đấu thầu rộng rãi và Đấu thầu hạn chế ra, các hình thức lựa chọn nhà thầu còn lại đều không được quy định, hướng dẫn rõ ràng, chi tiết cho lắm. Đôi khi Tổ Thẩm định cho rằng Tổ Chuyên gia sai, chưa tuân theo Luật và Nghị định thì Tổ Chuyên gia lại cho rằng trường hợp đó không phải thực hiện theo Luật và Nghị định. Tất cả đều bắt nguồn từ việc nhìn nhận các hình thức lựa chọn nhà thầu còn lại có chịu sự điều chỉnh của Luật và Nghị định hay không.
Chính vì vậy tôi rất mong các bác - những người đã hiểu rất rõ các quy định và có nhiều kinh nghiệm trong đấu thầu giúp tôi (và có thể một số các bạn khác) hiểu rõ và chính xác hơn về vấn đề này.
Riêng quan điểm của tôi, tôi nghĩ rằng các hình thức lựa chọn nhà thầu còn lại sẽ phải chịu sự điều chỉnh của Luật Đấu thầu và Nghị định 58, đặc biệt là chịu sự điều chỉnh của các quy định chung về đấu thầu (tất nhiên là trừ một số hình thức đã có hướng dẫn chi tiết, hướng dẫn riêng).
Mong các bác góp ý thêm.
 
G

goodmen

Guest
Thời gian chuẩn bị hồ sơ đề xuất

Theo tôi thì thời gian chuẩn bị hồ sơ đề xuất bằng với thời giao chuẩn bị hồ sơ dự thầu (đối với luật đấu thầu là 15 ngày, đối với NĐ58 là 10 ngày) áp dụng theo nghị định hiện tại là 10 ngày.
Đối với NĐ 58 thì không nói rõ nhưng nghị định 111 trước đây thì lại nói rõ vấn đề này cụ thể tại mục 3 điều 35 ghi rõ
"Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất có nội dung tương tự hồ sơ dự thầu, bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính, thương mại"
 
V

vansy

Guest
Mình cũng đang gặp tình huống tương tự, nếu tịch thu bảo lãnh dự thầu của nhà thầu thứ 2 trong trường hợp họ không phản hồi yêu cầu ký hợp đồng của mình còn nếu họ từ chối thì thôi.
 
L

lestrong

Guest
Bảo đảm dự thầu

Tập hợp các bài viết của các thành viên về Bảo đảm dự thầu.
 
G

goodmen

Guest
Chữ Ký Hợp Lệ Của Bảo Lãnh Dự Thầu Trong Thư Bảo Lãnh Do Ngân Hàng Phát Hành

Trong thư bảo lãnh dự thầu do ngân hàng phát hành thì chữ ký hợp lệ có phải do người đại diện theo pháp luật ký không ?
Trường hợp không phải do người đại diện theo pháp luật ký có cần phải có giấy uỷ quyền không ?
Đối với các hồ sơ dự thầu có bảo lãnh dự thầu qua ngân hàng mà thư bảo lãnh do ngân hàng phát hành không phải người đại diện theo pháp luật ký và không có giấy uỷ quyền thì có loại hồ sơ dự th6àu đó được không ?
 

VMC

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
16/7/08
Bài viết
324
Điểm thành tích
43
Website
www.vimeco.com
Theo khoản 2 Điều 32 của Nghị định 58 hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu thì:
Điều 32 Bảo đảm dự thầu
2. Trường hợp hồ sơ mời thầu quy định thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh của ngân hàng, tổ chức tài chính thì tính hợp lệ của thư bảo lãnh được xem xét theo quy định về phân cấp ký và phát hành thư bảo lãnh của từng ngân hàng hoặc tổ chức tài chính.
Chính vì vậy theo mình thì nếu ngân hàng hoặc tổ chức tài chính phát hành thư bảo lãnh cho bạn/Công ty bạn thì chắc là họ phải làm đúng theo quy định của họ rùi nên mình nghĩ bạn cứ yên tâm về thư bản lãnh của bạn. Thân chào!
 
G

goodmen

Guest
Thanks VMC !
Tuy nhiên theo tôi vấn đề này cũng nên làm rõ vì đây cũng là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chọn thầu vì nằm trong điều kiện tiên quyết không nên cảm tính nghĩ là " chắc là họ phải làm đúng theo quy định của họ rùi ".
Theo tôi hiện nay đã có qui định rõ người ký đơn dự thầu thì cũng cần phải có qui định rõ người ký thư bảo lãnh dự thầu
 
D

duongvmc

Guest
Cái này thuộc quy định của Ngân hàng hoặc tổ chức tài chính cho bạn vay. Bạn muốn kiểm tra thì phải đến đó chứ. Tùy từng ngân hàng và tổ chức tài chính mà họ có quy định phân quyền khác nhau. ý VMC là Ngân hàng hay tổ chức tài chính đã ký thư bảo lãnh cho bạn có nghĩa là họ đã đối chiếu quy trình, kiểm tra quy trình của họ rùi thì mới ký chứ ký bừa thế nào được.
 
Last edited by a moderator:
M

minhtuong

Guest
Chính vì vậy theo mình thì nếu ngân hàng hoặc tổ chức tài chính phát hành thư bảo lãnh cho bạn/Công ty bạn thì chắc là họ phải làm đúng theo quy định của họ rùi nên mình nghĩ bạn cứ yên tâm về thư bản lãnh của bạn. Thân chào!

Đúng là phải vậy, nhưng rất tiếc là nhiều nhà thầu đã bị loại oan uổng vì sơ suất của bảo lãnh ngân hàng (nhưng chưa thấy NH chịu trách nhiệm gì), như sai tên, địa chỉ, không phải người đại diện theo PL ký nhưng không có ủy quyền hay không có phân cấp,...
Chính vì vậy, khi làm BLNH, bạn phải kiểm tra kỹ tính hợp lệ BLNH.
 

VMC

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
16/7/08
Bài viết
324
Điểm thành tích
43
Website
www.vimeco.com
Bên Công ty mình thì hay làm thế này: Mình sẽ soạn một bản bảo lãnh dự thầu theo ý mình với đầy đủ thông tin theo đúng như trong HSMT yêu cầu sau đó mang đến Ngân hàng. Việc của ngân hàng chỉ là gõ lại theo đúng bản mình gửi đến đưa mình kiểm tra lại nếu ok các thông tin trong đó thì đưa trả cho họ để mang đi ký đóng dấu thế là xong. Làm như vậy sẽ hạn chế được tối đa khả năng có sai sót do lỗi của Ngân hàng.
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
55
Thanks VMC !
Tuy nhiên theo tôi vấn đề này cũng nên làm rõ vì đây cũng là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chọn thầu vì nằm trong điều kiện tiên quyết không nên cảm tính nghĩ là " chắc là họ phải làm đúng theo quy định của họ rùi ".
Theo tôi hiện nay đã có qui định rõ người ký đơn dự thầu thì cũng cần phải có qui định rõ người ký thư bảo lãnh dự thầu

Cái này bạn thử xem thêm Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành theo Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006. ( Hình như đã có trên diễn đàn rồi thì phải)
 
B

Binh Ball

Guest
bạn nên làm rõ BLNH nếu thấy chưa rõ. nếu gói thầu lớn còn phải ktra xem hạng mức tối đa mà NH đó BL là bao nhiu nữa
 
T

tiennau

Guest
Xin hỏi: Trong thư bảo lãnh dự thầu do ngân hàng phát hành thì chữ ký hợp lệ là người đại diện theo pháp luật ký. Vậy:
Giám đốc các chi nhánh ngân hàng ký thư bảo lãnh này có được hiểu là mặc nhiên hợp lệ hay cần phải có ủy quyền của Giám đốc ngân hàng kèm theo mới hợp lệ!. (trong HS dự thầu, các nhà thầu chỉ chỉ nộp thư bảo lãnh có chữ ký của giám đốc chi nhánh)
 
M

minhtuong

Guest
Xin hỏi: Trong thư bảo lãnh dự thầu do ngân hàng phát hành thì chữ ký hợp lệ là người đại diện theo pháp luật ký. Vậy:
Giám đốc các chi nhánh ngân hàng ký thư bảo lãnh này có được hiểu là mặc nhiên hợp lệ hay cần phải có ủy quyền của Giám đốc ngân hàng kèm theo mới hợp lệ!. (trong HS dự thầu, các nhà thầu chỉ chỉ nộp thư bảo lãnh có chữ ký của giám đốc chi nhánh)

Nếu chi nhánh được quyền cấp bảo lãnh dự thầu (theo quyết định của ngân hàng, điều lệ hoạt động, phân cấp,...) và bảo lãnh dự thầu là do chi nhánh đó cấp thì đương nhiên giám đốc chi nhánh ký thư bảo lãnh là hợp lệ.
 

Top