Thảo luận Thông tư số 13/2013/TT_BXD về thẩm định, thẩm tra và phê duyệt Thiết kế xây dựng

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Có ai hiểu đoạn này không:
b) Trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng chỉ định tổ chức tư vấn, cá nhân thẩm tra thiết kế theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP thì thực hiện như sau: Chủ đầu tư lựa chọn các tổ chức, cá nhân có chức năng tư vấn thẩm tra thiết kế đã được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng và có đủ điều kiện năng lực thẩm tra thiết kế phù hợp với loại và cấp công trình theo quy định của pháp luật để ký hợp đồng tư vấn thẩm tra. Trong các nội dung chủ đầu tư hợp đồng tư vấn thẩm tra, phải có đủ các nội dung thẩm tra theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Thông tư này. Chủ đầu tư báo cáo kết quả thẩm tra với cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp để quản lý.
1. Cơ quan chuyên môn đã chỉ định đơn vị rồi thì chủ đầu tư lựa chọn cái gì?
2. Khoản 3 điều 21 Nghị định 15 quy định như sau:
Trường hợp cơ quan QLNN quy định tại khoản 2 điều này không đủ điều kiện để thẩm tra thiết kế thì cơ quan này được thuê hoặc chỉ định tổ chức tư vấn, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện thẩm tra thiết kế.
Nghị định 15 đã quy định rõ là cơ quan QLNN thuê chứ không phải CĐT thuê, rõ ràng thông tư này trái Nghị định. Nếu cảm thấy điều này không khả thi thì đề nghị sửa Nghị định để có cơ sở triển khai thông tư.
Mặt khác
3. Đối với các công trình không sử dụng vốn ngân sách nhà nước được quy định tại Khoản 1 Điều 21 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP, chủ đầu tư thực hiện một trong hai hình thức thẩm tra thiết kế sau đây trước khi phê duyệt thiết kế:
Tôi không hiểu cơ sở nào để chủ đầu tư khẳng định cơ quan QLNN có đủ hay không đủ năng lực thẩm tra để có cơ sở lựa chọn nhà thầu tư vấn thẩm tra.
Tôi thấy naat đọc rất kỹ từng câu chữ của văn bản và đã phát hiện được nhiều điểm "có vấn đề" trong các văn bản. Về vấn đề naat viết ở bài này tôi xin tham góp như sau:
1. Khoản 3 điều 21 Nghị định 15 quy định như sau: "Trường hợp cơ quan QLNN quy định tại khoản 2 điều này không đủ điều kiện để thẩm tra thiết kế thì cơ quan này được thuê hoặc chỉ định tổ chức tư vấn, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện thẩm tra thiết kế." Về quy định này tôi hiểu là "cơ quan này được thuê hoặc chỉ định ..." nghĩa là cho phép cơ quan này được làm việc đó khi không đủ năng lưc nhưng việc "thuê hoặc chỉ định ... " như thế nào thì không quy định, vì thế TT13/2013/TT-BXD đã hướng dẫn chủ đầu tư "tác nghiệp" vấn đề này rồi báo cáo lại cho cơ quan chuyên môn kết quả thẩm tra để quản lý.
2. "Tôi không hiểu cơ sở nào để chủ đầu tư khẳng định cơ quan QLNN có đủ hay không đủ năng lực thẩm tra để có cơ sở lựa chọn nhà thầu tư vấn thẩm tra."(?)
Về vấn đề nàytôi lại nghĩ rằng CĐT không khẳng định cơ quan QLNN có đủ hay không đủ năng lực thẩm tra mà chính cơ quan chuyên môn này khi không đủ năng lực thẩm tra sẽ đề nghị "thuê hoặc chỉ định" nhà thầu tư vấn thẩm tra, khi đó CĐT sẽ "tác nghiệp" việc lựa chọn nhà thầu tư vấn thẩm tra (giúp cơ quan chuyên môn) theo quy định của TT13/2013.
 
Last edited by a moderator:

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Tôi cũng thấy khỏan 2, 3 điều 3 viết cũng có vấn đề như ý kiến của naat

Điều 3. Thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình của chủ đầu tư
2. Đối với các công trình sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn ngân sách nhà nước, công trình sử dụng vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, công trình đầu tư bằng vốn xây dựng cơ bản tập trung, công trình được đầu tư theo hình thức: xây dựng - chuyển giao (BT), xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp tác công - tư (PPP) và những công trình đầu tư bằng những nguồn vốn hỗn hợp khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP: Chủ đầu tư trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm tra thiết kế theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 tại Thông tư này trước khi phê duyệt thiết kế.
3. Đối với các công trình không sử dụng vốn ngân sách nhà nước được quy định tại Khoản 1 Điều 21 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP, chủ đầu tư thực hiện một trong hai hình thức thẩm tra thiết kế sau đây trước khi phê duyệt thiết kế:
a) Trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm tra thiết kế theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này.
b) Trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng chỉ định tổ chức tư vấn, cá nhân thẩm tra thiết kế theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP thì thực hiện như sau: Chủ đầu tư lựa chọn các tổ chức, cá nhân có chức năng tư vấn thẩm tra thiết kế đã được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng và có đủ điều kiện năng lực thẩm tra thiết kế phù hợp với loại và cấp công trình theo quy định của pháp luật để ký hợp đồng tư vấn thẩm tra. Trong các nội dung chủ đầu tư hợp đồng tư vấn thẩm tra, phải có đủ các nội dung thẩm tra theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Thông tư này. Chủ đầu tư báo cáo kết quả thẩm tra với cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp để quản lý.


Nó có vấn đề ở điểm sau:
- So sánh khỏan 2 (vốn NSNN) và khỏan 3 (vốn ngòai NS) thì có thể hiểu là: đối với CT có vốn NSNN thì CQQLNN phải tự làm, không được chỉ đinh Tư vấn thẩm tra (??!!); Rõ ràng là trái với Khoản 3 điều 21 Nghị định 15 như bạn naat đã nói;
- Điểm b, khỏan 3 cũng không rõ như bạn đã phát hiện...
Do vậy, trên quan điểm không trái với NĐ15, tôi "buộc" phải hiểu khỏan 2 và 3 như sau: Tất cả các CT (cả vốn NSNN và ngòai NSNN) CQQLNN đều có thể tự thẩm tra hoặc không thẩm tra; đối với vốn NSNN thì CQQLNN có quyền chỉ định Tư vấn thẩm tra còn vốn ngòai NSNN thì trường hợp CQQLNN "không thẩm tra" (từ "chỉ định" tại điểm b, khỏan 3 nên viết như vậy như bạn đã phát hiện mâu thuẫn: đã chỉ định rồi thì còn lựa chọn gì nữa...) chủ đầu tư có quyền lựa chọn trên cơ sở shortlist của các Bác ở BXD.
Mong các bạn góp ý thêm.
Về ý kiến của Vong Canh ở bài viết trên tôi xin tham góp vài ý như sau:
1. Về nguyên tắc, Nghị định Chính phủ có quy định nào còn chung chung gây khó khăn cho việc áp dụng trong thực tế (ví dụ Khoản 3 điều 21 NĐ15/2013) thì Bộ Xây dựng có thẩm quyền ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện.
2. Theo quy định tại khoản 3 điều 21, nếu không có hướng dẫn tại khoản 2, khoản 3 TT13/2013, thì có thể hiểu là khi cơ quan chuyên môn không đủ năng lực thẩm tra thiết kế có thể thuê hoặc chỉ định tư vấn thẩm tra. Tuy nhiên, với quy định tại khoản 2 và 3 điều của TT13 thì các công trình sử dụng vốn NSNN cơ quan chuyên môn có trách nhiệm trực tiếp thẩm tra, chỉ các công trình không sử dụng vốn NSNN thì cơ quan chuyên môn mới được thuê hoặc chỉ định tư vấn thẩm tra thông qua sự "tác nghiệp" của CĐT.
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Tôi thấy phần Xử lý chuyển tiếp viết chưa rõ lắm:
Vậy:
1. Trường hợp công trình (đã kí hợp đồng và tổ chức thẩm tra thiết kế trước ngày 15/4) và (đã phê duyệt trong khỏang thời gian từ 15/4 đến 30/9) thì áp dụng theo khỏan nào (1 hay 2) của điều này ?
2. Có thể hiểu khỏan 1là áp dụng cho trường hợp (đã kí hợp đồng thẩm tra <15/4) và (Phê duyệt thiết kế sau 30/9) không ?
Mong các bạn cho ý kiến
Theo tôi: Quy định về xử lý chuyển tiếp của TT13/2013/TT-BXD (Điều 9) có thể hiểu như sau: Khoản 1 áp dụng đối với các công trình quy định tại điều 5 của thông tư [FONT=&quot]đã được ký hợp đồng và tổ chức thẩm tra thiết kế xây dựng trước ngày 15 tháng 4 năm 2013 nhưng đến ngày TT13 có hiệu lực (30/9/2013) chưa phê duyệt thiết kế.[/FONT] Đối với các công trình đã kí hợp đồng và tổ chức thẩm tra thiết kế trước ngày 15/4 và đã phê duyệt thiết kế trong khỏang thời gian từ 15/4 đến 30/9 thì không áp dụng điều này.
 

phugiang2007

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
31/1/08
Bài viết
181
Điểm thành tích
63
Tuổi
44
xưa có câu kẻ thức thời là trang tuấn kiệt. Cả nước chỉ có mỗi Bộ xây dựng, cả Bộ chỉ có mỗi vụ hoạt động xây dựng, cả vụ chỉ có mỗi trưởng vụ và một khi văn bản đã được một trong mỗi cái ấy ban hành thì cho dù đúng hay không thì sự cũng đã rồi. Vây có luận bàn chi thì cũng không thể điều chỉnh cái duy nhất ấy. Vây nên cứ như người xưa dạy, cứ vận dụng cai gì đã có để làm thôi. Biến cái ý cửa người khác thành cái ý của mình, cái mà họ sai nhưng có lợi cho họ thì ta cũng vờ vịt để thủ lợi đến khi nào mâu thuẫn đủ lớn thì tự khắc sẽ có sự thay đổi. Không bàn về cái TT13 nữa, chờ khi nào ban hành thì chiến thôi .
Xin hỏi : trên mạng thì TT13 xuất hiện ầm ầm sao trên trang tin của Bộ vẫn chưa xuất hiện nhỉ?
 

cuongxaydung

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
6/5/08
Bài viết
28
Điểm thành tích
8
Tuổi
42
Các bác cho em hỏi 1 câu duy nhất. Công trình giao thông cấp IV, xây dựng cấp IV, có thẩm tra không? nghị định15/2013 và thông tư này không thấy nhắc đến. trên em toàn công trình loại này là chủ yếu. nếu phải thẩm tra thì cơ quan nào thẩm tra? câu hỏi hơi ngớ ngẩn các bác thông cảm cho em.
Cấp công trình dựa vào phụ lục Thông tư 10/2013/TT-BXD đó bạn, thường thì Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện thẩm tra. Trách nhiệm nhiều nhưng tiền ko bao nhiêu bạn ơi, theo TT 176/2011/TT-BTC thì dự án 1 tỷ thì thẩm định lấy 190 nghìn :D
 

cuongxaydung

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
6/5/08
Bài viết
28
Điểm thành tích
8
Tuổi
42
- Thông tư số 176/2011/TT-BTC ngày 06/12/2011 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng;
Mình nghĩ chi phí thẩm tra lấy theo QĐ 957, còn TT 176/2011 của BTC thì phí thẩm định thôi.
 

duccell

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
7/3/09
Bài viết
14
Điểm thành tích
3
Tuổi
40
Mình nghĩ chi phí thẩm tra lấy theo QĐ 957, còn TT 176/2011 của BTC thì phí thẩm định thôi.
Cái này là đương nhiên rồi, chi phí thẩm tra và thẩm định nó khác nhau mà.
 

HUNG-THINH

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
21/10/09
Bài viết
169
Điểm thành tích
43
Cái này là đương nhiên rồi, chi phí thẩm tra và thẩm định nó khác nhau mà.
Áp dụng TT 176 là để biết sau khi thu tiền thẩm tra thì để lại bao nhiêu? nộp ngân sách bao nhiêu đó mà.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
2. "Tôi không hiểu cơ sở nào để chủ đầu tư khẳng định cơ quan QLNN có đủ hay không đủ năng lực thẩm tra để có cơ sở lựa chọn nhà thầu tư vấn thẩm tra."(?)
Về vấn đề nàytôi lại nghĩ rằng CĐT không khẳng định cơ quan QLNN có đủ hay không đủ năng lực thẩm tra mà chính cơ quan chuyên môn này khi không đủ năng lực thẩm tra sẽ đề nghị "thuê hoặc chỉ định" nhà thầu tư vấn thẩm tra, khi đó CĐT sẽ "tác nghiệp" việc lựa chọn nhà thầu tư vấn thẩm tra (giúp cơ quan chuyên môn) theo quy định của TT13/2013.
Vấn đề là ở chỗ Khi CĐT nộp hồ sơ lên CQQLNN thẩm định, Chủ đầu tư phải đợi CQQLNN trả lời có đủ hay không đủ năng lực, điều này làm lãng phí thời gian thực hiện dự án.
trước đây, CĐT hoàn toàn có thể rút ngắn thời gian thẩm tra này ngay từ khi bắt đầu lập thiết kế BVTC, hồ sơ lập đến đâu, thẩm tra đến đó (ký hợp đồng thẩm tra cùng thời điểm với hợp đồng tư vấn thiết kế
 

Vong Canh

Thành viên có triển vọng
Tham gia
21/8/13
Bài viết
7
Điểm thành tích
3
Theo tôi: Quy định về xử lý chuyển tiếp của TT13/2013/TT-BXD (Điều 9) có thể hiểu như sau: Khoản 1 áp dụng đối với các công trình quy định tại điều 5 của thông tư [FONT="]đã được ký hợp đồng và tổ chức thẩm tra thiết kế xây dựng trước ngày 15 tháng 4 năm 2013 nhưng đến ngày TT13 có hiệu lực (30/9/2013) chưa phê duyệt thiết kế.[/FONT] Đối với các công trình đã kí hợp đồng và tổ chức thẩm tra thiết kế trước ngày 15/4 và đã phê duyệt thiết kế trong khỏang thời gian từ 15/4 đến 30/9 thì không áp dụng điều này.
Tôi cũng hiểu như bạn về áp dụng của khoản 1, điều 9.
Tuy nhiên, không biết 2 trường hợp:
1. (HĐTTra < 15/4) và (15/4 < Phê duyệt < 30/9);
2. 15/4 < HĐTTra + Phê duyệt < 30/9.
có thể áp dụng khoản 2, điều 9 được không ?
Mong được trao đổi,
 

Vong Canh

Thành viên có triển vọng
Tham gia
21/8/13
Bài viết
7
Điểm thành tích
3
Thông báo với mọi người là TT13 vừa được chính thức đưa lên website của Bộ XD.
 

Vong Canh

Thành viên có triển vọng
Tham gia
21/8/13
Bài viết
7
Điểm thành tích
3
Bước đầu, nhận thấy một số thay đổi sau đối với Bản TT13 lưu hành lâu nay:
1. Điều 2: Viết lại khỏan 2 và 3 chỉ còn lại khỏan 2 (TT13 mới) đề cập chung về các CT thuộc phạm vi điều chỉnh của NĐ15. Điều này có thể hóa giải được những bất cập (phiên bản đã lưu hành) mà Diễn đàn đã nêu (đã chỉ định còn lựa chọn...);
2. Điều 4: thêm khỏan 3 (TT13 mới) cho Trường hợp "CQ chuyên môn về XD thực hiện chỉ định..." cho CT không sử dụng vốn NSNN (điểm a) và CT sử dụng vốn NSNN (điểm b). Thật ra, Khỏan 3 này chủ yếu nói về quy trình quan hệ tay 3 giữa CQCMXD, CĐT và Tư vấn nên đưa vào chương 4 "Nội dung thẩm tra..." là không phù hợp, chữa cháy...
3. Điều 9: các bất cập về xử lý chuyển tiếp, đáng tiếc vẫn không thấy rõ hơn...
 

ducdung588

Thành viên mới
Tham gia
7/6/11
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
Uh mình cũng chưa thấy hướng dẫn nào của BTC về chi phí thẩm tra cả. Mình vẫn đang áp dụng theo QĐ 957 của BXD không biết có bác nào có cái nào mới hơn không
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Như vậy là đã có thông tư chính thức hướng dẫn thực hiện thẩm tra thiết kế. Như mình đã có ý kiến về việc kéo dài thời gian do phải thực hiện ký hợp đồng thẩm tra trường hợp công trình không sử dụng vốn ngân sách:
Đối với công trình thuộc khoản 1 điều này:
Trong thời gian 05 ngày làm việc, cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo bằng văn bản và chuyển trả hồ sơ trình thẩm tra để chủ đầu tư lựa chọn các tổ chức tư vấn có chức năng,...
Thứ nhất: 05 ngày chỉ để ra 1 văn bản thông báo và trả hồ sơ, điều này lãng phí thời gian khủng khiếp. Tuy nhiên, điều này lại phụ thuộc vào việc sau khi CQNN xem hồ sơ xong mới trả lời rằng CQNN có đủ khả năng thẩm tra công trình đó hay không.
Thứ 2: nếu xác định công trình thuộc khoản 1 điều 4 (không sử dụng vốn ngân sách), đằng nào chủ đầu tư cũng phải thuê tư vấn thẩm tra thì hãy trả quyền chủ động cho chủ đầu tư về mặt thời gian. Chủ đầu tư không cần thiết phải thiết kế xong toàn bộ công trình mới thuê tư vấn thẩm tra. Hiện nay, các chủ đầu tư thường thuê thẩm tra từng phần, ngay khi xong kiến trúc, kết cấu là đến M&E, như vậy tiết kiệm rất nhiều thời gian.
Giải pháp đề xuất để tiết kiệm chi phí xã hội:
Cũng giống như tổ chức tư vấn phải đăng tải thông tin về năng lực trên trang web của Bộ Xây dựng, CQQLNN về xây dựng cũng phải đăng tải thông tin năng lực thẩm tra. Chủ đầu tư theo thông tin đó để chủ động công việc của mình.
 

bongyeu209

Thành viên mới
Tham gia
10/5/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
41
Các bác cho em hỏi 1 câu duy nhất. Công trình giao thông cấp IV, xây dựng cấp IV, có thẩm tra không? nghị định15/2013 và thông tư này không thấy nhắc đến. trên em toàn công trình loại này là chủ yếu. nếu phải thẩm tra thì cơ quan nào thẩm tra? câu hỏi hơi ngớ ngẩn các bác thông cảm
Sẽ thẩm tra hết, nhưng phải đợi UBND tỉnh hướng dẫn, quy định riêng tùy điều kiện của từng địa phương
Phòng QLĐT, hoặc phòng Công thương sẽ làm việc này thôi
 

001

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
22/7/08
Bài viết
13
Điểm thành tích
3
Tuổi
49
Tại Khoản 2, Điều 3 Thông tư 13/2013 quy định như sau: Đối với các công trình sử dụng toàn bộ hay một phần vốn ngân sách nhà nước, công trình sử dụng vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, công trình đầu tư bằng vốn xây dựng cơ bản tập trung, công trình...đầu tư bằng những nguồn vốn hỗn hợp khác theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP: Chủ đầu tư trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm tra thiết kế theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 tại Thông tư này trước khi phê duyệt thiết kế.
Quy định như vậy thì tất cả các công trình sử dụng vốn NSNN đều phải trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm tra thiết kế -> sẽ nảy sinh 2 câu hỏi sau:
- Đối với các công trình có áp dụng công nghệ mới hoặc kỹ thuật mới mà trình độ của chuyên viên của các cơ quan chuyên môn không đủ trình độ, năng lực để thẩm tra thì sẽ phải sử lý như thế nào (Thông tư 13 đã quy định không được phép thuê các các nhân, tổ chức khác).
- Trong Nghị định 15 và Thông tư 13 không thấy chỗ nào quy định trình độ, năng lực của chuyên viên thuộc cơ quan chuyên môn thực hiện công tác thẩm tra. Do đó nếu trình độ, kinh nghiệm của chuyên viên thẩm tra không hơn tư vấn thiết kế thì kết quả thẩm tra có đảm bảo khách quan không.
Trên đây là những băn khoăn của tôi, mời các bạn cùng thảo luận.
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Về việc thực hiện Thông tư số 13/2013/TT-BXD tôi cũng có một số ý kiến thảo luận như sau:

- Tại khoản 3, Điều 3 của Thông tư số 13 mặc dù đã "mở" ra đối với các công trình không sử dụng vốn NSNN, tuy nhiên trên thực tế sẽ rất khó làm. Nhất là trường hợp tại Điểm b, khoản 3, Điều 3; Cái này rõ ràng chủ đầu tư phải gửi hồ sơ về cơ quan quản lý NN, sau đó cơ quan quản lý nhà nước trả lời không đủ năng lực hoặc bận quán, bảo chủ đầu tư thuế đơn vị thẩm tra rồi báo cáo kết quả lại cho cơ quan chuyên môn. Nhưng trong văn bản đúng là dùng ngôn từ rất khó hiểu, cơ quan nhà nước đã "chỉ định rồi" thì chủ đầu tư còn căn cứ vào năng lực của ông tư vấn trên web Bộ Xây dựng gì nữa. Chỗ này nên thay bằng cơ quan nhà nước thuê thì thấy hợp lý hơn.

- Đối với các công trình sử dụng NSNN bắt buộc phải thẩm tra thiết kế theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định 15, trong việc phân loại, phân cấp công trình theo TT 10 cũng chưa rõ ràng, rất khó để xác định được công trình bắt buộc phải qua cơ quan QLNN thẩm tra.
Ví dụ: Đối với phân loại công trình dân dụng có đoạn như thế này: "1. Công trình cấp IV là công trình nhà 01 tầng có kết cấu đơn giản, có niên hạn sử dụng dưới 20 năm." , thế thì công trình như thế nào gọi là công trình có kết cấu đơn giản, niên hạn sử dụng dưới 20 năm có căn cứ nào để xác định cho chính xác.
Phân loại công trình đường Giao thôgn theo Quyết định 315/QĐ-BGTVT thì chỉ có loại B và loại A, còn các loại AH hay loại C thì chẳng thấy đề cập tới.
- Về mức phí quy định tại TT13
2. Phí thẩm tra thiết kế xây dựng:
a) Mức phí thẩm tra thiết kế của cơ quan chuyên môn về xây dựng được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
b) Chủ đầu tư nộp phí thẩm tra thiết kế cho cơ quan chuyên môn về xây dựng trước khi nhận kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng công trình.
Cái này theo tôi cũng chưa rõ ràng, không thể áp dụng vào thu phí theo TT 176/2011/TT-BTC được, phải chờ BTC hướng dẫn riêng về việc thu phí thẩm tra thiết kế của cơ quan nhà nước mới có thể thực hiện được. Như thế phát sinh một vốn đề nữa là phí thẩm tra thiết kế này được tính trong Chi phí tư vấn ĐTXD hay Chi phí khác của Dự toán công trình;

- Về xử lý chuyển tiếp tại Điều 9 của TT 13 ban đầu mới đọc ra thì rất khó hiểu, tuy nhiên theo hướng của tôi vẫn thống nhất theo bài thảo luận của Thầy dinhdangquang đã có ý kiến. Tuy nhiên Tại văn bản hướng dẫn của Sở Xây dựng Đắk Lắk có đoạn như thế này:
attachment.php
 

File đính kèm

  • Untitled.jpg
    Untitled.jpg
    196,5 KB · Đọc: 367

001

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
22/7/08
Bài viết
13
Điểm thành tích
3
Tuổi
49
Sẽ thẩm tra hết, nhưng phải đợi UBND tỉnh hướng dẫn, quy định riêng tùy điều kiện của từng địa phương
Phòng QLĐT, hoặc phòng Công thương sẽ làm việc này thôi
Theo quy định tại khoản 1, Thông tư số 13/2013/TT-BXD thì các công trình không được quy định tại khoản 1, Điều 21 của ND 15/2013/NĐ-CP thì chủ đầu tư có thể thuê tư vấn để thảm tra để làm căn cứ thẩm định. Những công trình này không cần phải gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng để thẩm tra.
 

hoangthanh_k48mt

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
2/7/10
Bài viết
40
Điểm thành tích
18
Nhân chủ đề này, tôi có câu hỏi sau mời các bạn thảo luận:
Tại điều 4, mục c của Thông tư số 13/2013/TT-BXD có quy định về thẩm tra dự toán:
c, Sự hợp lý của thiết kế để đảm bảo tiết kiệm chi phí trong xây dựng công trình: Kiểm tra việc áp dụng đơn giá, định mức của dự toán; đánh giá giải pháp thiết kế về tiết kiệm chi phí xây dựng
Hỏi: Nếu quy định như vậy thì cơ quan thẩm tra có cần phải ra "Dự toán thẩm tra" như lâu nay các đơn vị tư vấn vẫn làm không?

Chủ đầu tư gửi lên SXD mấy hồ sơ đang thực hiện thẩm tra, Thông tư số 13/2013/TT-BXD ra đời thấy hơi lúng túng. Chưa thấy có nội dung quy định cơ quan quản lý nhà nước trong trường hợp không đủ điều kiện thẩm tra thì thuê tổ chứ tư vấn? Mà trong phần quy định về nội dung thẩm định của Chủ đầu tư cũng không thấy nói gì về việc thẩm định dự toán? Hướng xử lý thế nào?

Mời các bạn thảo luận.

Hôm nay đang dạy cho mấy nhân viên mới, rờ lại cái Nghị định 112/2009/NĐ-CP và Thông tư 04/2010/TT-BXD thì thấy cái này:

1. Tại điều mục 2, Chương III, điều 14 Thông tư 04/2010/TT-BXD có quy định như sau:
"Điều 14. Thẩm định, phê duyệt dự toán công trình

1. Nội dung thẩm định, thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán công trình quy định tại Điều 10 Nghị định số 112/2009/NĐ-CP.
2. Chủ đầu tư tổ chức thẩm định dự toán công trình. Trường hợp thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm chuyên môn để thẩm tra dự toán công trình thì nội dung thẩm tra như nội dung thẩm định của chủ đầu tư; chi phí thẩm tra được xác định trên cơ sở định mức chi phí tỷ lệ hoặc bằng cách lập dự toán theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
3. Kết quả thẩm định hoặc thẩm tra dự toán công trình theo hướng dẫn tại Phụ lục số 7 của Thông tư này."

Tại Phụ lục số 7 của Thông tư 04/2010/TT-BXD ghi rất rõ các nội dung thẩm tra dự toán của công trình. Như vậy, việc thông tư 13/2013/TT-BXD không quy định việc thẩm tra dự toán là tránh hướng dẫn chồng chéo giữa 2 văn bản.

Về trách nhiệm thẩm định/thẩm tra dự toán quy định tại Điều 10, Nghị định 112/2009/NĐ-CP như sau:

"Điều 10. Thẩm định, phê duyệt dự toán công trình
1. Chủ đầu tư tổ chức việc thẩm định dự toán công trình trước khi phê duyệt...
2. Trường hợp chủ đầu tư không đủ điều kiện, năng lực thẩm định thì được phép thuê tổ chức, cá nhân tư vấn đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm chuyên môn để thẩm tra dự toán công trình...
3. Chủ đầu tư phê duyệt dự toán công trình (trừ các công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật sẽ do người quyết định đầu tư phê duyệt) sau khi đã thẩm định hoặc thẩm tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phê duyệt dự toán công trình...".

Như vậy, Trách nhiệm này thuộc Chủ đầu tư và Chủ đầu tư có quyền thuê tư vấn thẩm tra dự toán để thẩm tra trước khi phê duyệt.

Từ đây, minh kết luận như sau:

1. Thẩm tra thiết kế: Theo hướng dẫn của Nghị định 15/2013/NĐ-CP và Thông tư 13/2013/TT-BXD
2. Thẩm tra dự toán (nếu có): Theo hướng dẫn của Nghị định 12/2009/NĐ_CP và Thông tư 04/2010/TT-BXD
3. Việc quy định nội dung thẩm tra thiết kế (Chủ yếu là phương án thiết kế) đảm bảo yêu cầu tiết kiệm kinh phí như thông tư 13/2013/TT-BXD là hợp lý vì các nội dung thẩm tra dự toán cụ thể đã được hướng dẫn tại Phụ lục số 07 của Thông tư 04/2010/TT-BXD.
4. Cơ quan QLNN sẽ không thực hiện thẩm tra dự toán (Đảm bảo tính khách quan), Chủ đầu tư có quyền thuê tư vấn Thẩm tra riêng dự toán độc lập với quá trình thẩm tra thiết kế làm căn cứ để phê duyệt.
5. Chi phí thẩm tra thiết kế, thẩm tra dự toán vẫn được áp dụng theo hướng dẫn tại QĐ 957/QĐ_BXD ngày 29/9/2009 tại bảng 15 và bảng 16 phần Phụ lục (Chú ý: Nếu cơ quan QLNN thẩm tra thì chi phí chỉ tính giá trị trước thuế (Không tính 10% VAT)).
 

hoangthanh_k48mt

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
2/7/10
Bài viết
40
Điểm thành tích
18
Tặng các bạn một trường hợp điển hình để nói vì sao phải ra Thông tư 13/2013/TT-BXD nhé!

Ghi chú: Cái này mình vừa làm xong, cái kết luận này thằng tư vấn thiết kế đang phải "xin" nhẹ tội vì nó phải đền hơn 1,0 tỷ cho CĐT (Hôm trước bảo là em làm cả năm cũng chẳng đủ).

Kết luận Báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ thiết kế, hoàn công công trình X (bị xảy ra sự cố):

"Như vậy, nguyên nhân xảy ra sự cố Y có tính chất hệ thống trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án từ công tác khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công và vận hành, bảo dưỡng công trình; Trong đó, nguyên nhân chính và chủ yếu là do công tác thiết kế không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, đồng thời thiết kế sai nguyên tắc đối với hệ thống Z dẫn đến sự cố Y".
 

Top